Đề thi thử TS vào 10 (Tháng 3) năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Phòng GD&ĐT Huyện Tiền Hải_Tỉnh Thái Bình

132 người thi tuần này 4.6 235 lượt thi 11 câu hỏi 60 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Câu 1-2 (2,0 điểm) 

Cho biểu thức: P=2aa+3+a+1a3+3+7a9a  (với a0,  a9).

Câu 1

1) Rút gọn biểu thức \(P.\)

Lời giải

1) Với \(a \ge 0,\,\,a \ne 9,\) ta có:

\(P = \frac{{2\sqrt a }}{{\sqrt a + 3}} + \frac{{\sqrt a + 1}}{{\sqrt a - 3}} + \frac{{ - 3 - 7\sqrt a }}{{\left( {\sqrt a + 3} \right)\left( {\sqrt a - 3} \right)}}\)

 \[ = \frac{{2\sqrt a \cdot \left( {\sqrt a - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt a + 3} \right)\left( {\sqrt a - 3} \right)}} + \frac{{\left( {\sqrt a + 1} \right)\left( {\sqrt a + 3} \right)}}{{\left( {\sqrt a + 3} \right)\left( {\sqrt a - 3} \right)}} + \frac{{ - 3 - 7\sqrt a }}{{\left( {\sqrt a + 3} \right)\left( {\sqrt a - 3} \right)}}\]

 \[ = \frac{{2a - 6\sqrt a + a + 3\sqrt a + \sqrt a + 3 - 3 - 7\sqrt a }}{{\left( {\sqrt a + 3} \right)\left( {\sqrt a - 3} \right)}}\]

 \( = \frac{{3a - 9\sqrt a }}{{\left( {\sqrt a + 3} \right)\left( {\sqrt a - 3} \right)}} = \frac{{3\sqrt a \left( {\sqrt a - 3} \right)}}{{\left( {\sqrt a + 3} \right)\left( {\sqrt a - 3} \right)}} = \frac{{3\sqrt a }}{{\sqrt a + 3}}.\)

Vậy với \(a \ge 0,\,\,a \ne 9\) thì \(P = \frac{{3\sqrt a }}{{\sqrt a + 3}}.\)

Câu 2

2) Tìm giá trị của \[a\] để biểu thức \[P\] đạt giá trị nguyên.

Lời giải

Với \(a \ge 0,\,\,a \ne 9,\) ta có: \(P = \frac{{3\sqrt a }}{{\sqrt a + 3}} = \frac{{3\left( {\sqrt a + 3} \right) - 9}}{{\sqrt a + 3}} = 3 - \frac{9}{{\sqrt a + 3}}.\)

\(a \ge 0\) nên \(\sqrt a \ge 0,\,\,3\sqrt a \ge 0\)\(\sqrt a + 3 \ge 3 > 0,\) suy ra \(\frac{{3\sqrt a }}{{\sqrt a + 3}} \ge 0\) nên \(P \ge 0.\) (1)

Ta có \( - \frac{9}{{\sqrt a + 3}} < 0\) nên \(3 - \frac{9}{{\sqrt a + 3}} < 3\) suy ra \(P < 3.\) (2)

Từ (1) và (2) ta có \(0 \le P < 3.\)

\(P\) có giá trị nguyên suy ra \(P \in \left\{ {0;\,\,1;\,\,2} \right\}.\)

\(P = 0\) tức là \(3 - \frac{9}{{\sqrt a + 3}} = 0\) suy ra \(\frac{9}{{\sqrt a + 3}} = 3,\) do đó \(\sqrt a + 3 = 3,\) nên \(a = 0;\)

\(P = 1\) tức là \(3 - \frac{9}{{\sqrt a + 3}} = 1\) suy ra \(\frac{9}{{\sqrt a + 3}} = 2,\) do đó \(\sqrt a + 3 = \frac{9}{2}\) nên \(a = \frac{9}{4};\)

\(P = 2\) tức là \(3 - \frac{9}{{\sqrt a + 3}} = 2\) suy ra \(\frac{9}{{\sqrt a + 3}} = 1,\) do đó \(\sqrt a + 3 = 9\) nên \(a = 36.\)

Kết hợp điều kiện xác định \(a \ge 0,\,\,a \ne 9\) suy ra \(a = \left\{ {0;\,\,\frac{9}{4};\,\,36} \right\}.\)

Đoạn văn 2

Câu 3-4 (2,0 điểm)

Câu 3

1) Giải hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5x + y = 11}\\{2x + 3y = 7}\end{array}} \right.\).

Lời giải

Xét hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5x + y = 11}\\{2x + 3y = 7}\end{array}} \right.\)

Nhân hai vế của phương trình thứ nhất với 3, ta được hệ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{15x + 3y = 33}\\{2x + 3y = 7}\end{array}} \right..\)

Trừ từng vế phương trình thứ nhất cho phương trình thứ hai của hệ mới, ta được:

\[13x = 26,\] suy ra \[x = 2.\]

Thay \(x = 2\) vào phương trình \(5x + y = 11,\) ta được:

\(5 \cdot 2 + y = 11,\) suy ra \(y = 1\).

Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là \(\left( {x;\,\,y} \right) = \left( {2;\,\,1} \right).\)

Câu 4

2) Lấy ngẫu nhiên một tấm thẻ từ một hộp chứa 40 thẻ được đánh số từ 1 đến 40 (mỗi thẻ chỉ được ghi một số). Tìm xác suất để thẻ được lấy ghi số chia hết cho 6.

Lời giải

Không gian mẫu của phép thử là: \(\Omega = \left\{ {1;\,\,2;\,\,3;\,\, \ldots ;\,\,40} \right\}.\) Không gian mẫu có 40 phần tử.

Gọi \[A\] là biến cố lấy được thẻ ghi số chia hết cho 6.

Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố \(A\)\(6;\,\,12;\,\,18;\,\,24;\,\,30;\,\,36.\)

Vậy xác suất biến cố \[A\] là: \(P\left( A \right) = \frac{6}{{40}} = 0,15.\)

Đoạn văn 3

Câu 5-6 (2,0 điểm)

Câu 5

1) Cho phương trình \({x^2} - \left( {m + 5} \right)x + 3m + 6 = 0\quad \left( * \right)\) \[(m\] là tham số).
a) Giải phương trình (*) với \(m = 1.\)
b) Tìm \(m\) để phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông có độ dài cạnh huyền 5.

Lời giải

a) Thay \(m = 1\) vào phương trình (*), ta được:

\({x^2} - \left( {1 + 5} \right)x + 3 \cdot 1 + 6 = 0\)

\({x^2} - 6x + 9 = 0\)

\({\left( {x - 3} \right)^2} = 0\)

\(x - 3 = 0\)

\(x = 3.\)

Vậy với \(m = 1\) thì phương trình (*) có nghiệm \(x = 3.\)

b) Xét phương trình \({x^2} - \left( {m + 5} \right)x + 3m + 6 = 0\) (*) có \(a = 1 \ne 0;\,\,b = - \left( {m + 5} \right);\,\,c = 3m + 6.\)

Ta có\[\Delta = {b^2} - 4ac = {\left[ { - \left( {m + 5} \right)} \right]^2} - 4 \cdot 1 \cdot \left( {3m + 6} \right)\]

\[ = {m^2} + 10m + 25 - 12m - 24\]\[ = {m^2} - 2m + 1 = {\left( {m - 1} \right)^2} \ge 0\] với mọi \(m.\)

Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi \(\Delta > 0,\) tức là \({\left( {m - 1} \right)^2} > 0,\) suy ra \({\left( {m - 1} \right)^2} \ne 0\) hay \(m - 1 \ne 0\) nên \(m \ne 1\).

Áp dụng định lí Viète ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_1} + {x_2} = m + 5}\\{{x_1}{x_2} = 3m + 6}\end{array}} \right..\)

\({x_1},\,\,{x_2}\) là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông nên \({x_1} > 0,\,\,{x_2} > 0.\) Suy ra \({x_1} + {x_2} > 0\)\({x_1}{x_2} > 0.\)

Khi đó, ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m + 5 > 0}\\{3m + 6 > 0}\end{array}} \right.\) hay \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m > - 5}\\{m > - 2}\end{array}} \right.\) nên \(m > - 2.\)

\({x_1},\,\,{x_2}\) là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông có độ dài cạnh huyền 5 nên ta áp dụng định lí Pythagore, có:

\(x_1^2 + x_2^2 = {5^2}\)

\(x_1^2 + 2{x_1}{x_2} + x_2^2 - 2{x_1}{x_2} = 25\)

\({\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 25\)

\({\left( {m + 5} \right)^2} - 2\left( {3m + 6} \right) = 25\)

\({m^2} + 10m + 25 - 6m - 12 = 25\)

\({m^2} + 4m - 12 = 0\)

\({m^2} + 6m - 2m - 12 = 0\)

\(m\left( {m + 6} \right) - 2\left( {m + 6} \right) = 0\)

\(\left( {m + 6} \right)\left( {m - 2} \right) = 0\)

\(m + 6 = 0\) hoặc \(m - 2 = 0\)

\(m = - 6\) hoặc \(m = 2.\)

Kết hợp điều kiện \(m > - 2\) suy ra \(m = 2.\)

Vậy \(m = 2\) thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông có độ dài cạnh huyền 5.

Câu 6

2) Mẹ của Mai gửi tiền tiết kiệm kì hạn 12 tháng ở một ngân hàng với lãi suất \(6\% .\) Mẹ của Mai dự định tổng số tiền nhận được sau khi gửi 12 tháng ít nhất là 159 triệu đồng. Hỏi mẹ của Mai phải gửi số tiền tiết kiệm ít nhất là bao nhiêu tiền để đạt được dự định đó?

Lời giải

Gọi số tiền tiết kiệm mà mẹ Mai gửi ngân hàng là \[x\] (triệu đồng) \(\left( {x > 0} \right).\)

Khi đó, số tiền lãi sau 12 tháng nhận được là: \(x \cdot 6\% = 0,06x\) (triệu đồng).

Tổng số tiền nhận được sau khi gửi 12 tháng là: \(x + 0,06x = 1,06x\) (triệu đồng).

Theo đề bài, mẹ của Mai dự định tổng số tiền nhận được sau khi gửi 12 tháng ít nhất là 159 triệu đồng nên ta có bất phương trình: \(1,06x \ge 159.\)

Giải bất phương trình:

\(1,06x \ge 159\)

       \(x \ge 150\) (thỏa mãn).

Vậy mẹ của Mai phải gửi số tiền tiết kiệm ít nhất là 150 triệu đồng.

Đoạn văn 4

Câu 7-10 (3,5 điểm) Cho đường tròn \(\left( O \right)\) bán kính \[R\] và dây cung \[BC\] cố định. Một điểm \[A\] di động trên cung lớn \[BC\] sao cho tam giác \[ABC\] luôn nhọn. Các đường cao \(AD,\,\,BE\) của tam giác \[ABC\] cắt nhau tại \[H.\] \[BE\] cắt đường tròn \(\left( O \right)\) tại \(F\,\,(F\) khác \[B).\]

Câu 7

1) Chứng minh rằng tứ giác \[DHEC\] nội tiếp.

Lời giải

1) Chứng minh rằng tứ giác \[DHEC\] nội tiếp. (ảnh 1)

\(AD \bot BC,\,\,BE \bot AC\) nên: \(\widehat {HDC} = 90^\circ ,\) \(\widehat {HEC} = 90^\circ .\)

Xét \(\Delta DHC\) vuông tại \[D\] nên ba điểm \[D,\,\,H,\,\,C\] cùng nằm trên đường tròn đường kính \(HC.\)

Xét \(\Delta EHC\) vuông tại \[E\] nên ba điểm \[E,\,\,H,\,\,C\] cùng nằm trên đường tròn đường kính \(HC.\)

Suy ra bốn điểm \[D,\,\,H,\,\,E,\,\,C\] cùng thuộc đường tròn đường kính \[HC,\] do đó tứ giác \[DHEC\] nội tiếp.

Câu 8

2) Kẻ đường kính \[AM\] của đường tròn \(\left( O \right)\)\[OI\] vuông góc với \[BC\] tại \[I.\] Chứng minh tứ giác \[BHCM\] là hình bình hành.

Lời giải

Xét \(\Delta ABC\)\(AD,\,\,BE\) là hai đường cao cắt nhau tại \(H\) suy ra \(H\) là trực tâm \(\Delta ABC\) nên \(CH \bot AB.\)

Xét đường tròn \(\left( O \right)\) có: \(\widehat {ABM},\,\,\widehat {ACM}\) là hai góc nội tiếp cùng chắn nửa đường tròn đường kính \[AM\] nên \(\widehat {ABM} = \widehat {ACM} = 90^\circ .\) Suy ra \(MB \bot AB,\,\,MC \bot AC.\)

Ta có: \(MB \bot AB\)\(CH \bot AB\) nên \(MB\,{\rm{//}}\,CH.\) Tương tự, ta cũng có \[MC\,{\rm{//}}\,BH.\]

Tứ giác \[BHCM\]\[MB\,{\rm{//}}\,CH,\,\,MC\,{\rm{//}}\,BH\] nên \[BHCM\] là hình bình hành.

Câu 9

3) Tính \[AF\] theo \[R,\] biết \(BC = R\sqrt 3 .\)

Lời giải

Tứ giác \[DHEC\] nội tiếp nên \(\widehat {DCE} + \widehat {DHE} = 180^\circ \) (tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp)

Lại có \(\widehat {DHE} + \widehat {EHA} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {DCE} = \widehat {EHA}\) hay \(\widehat {ACB} = \widehat {AHF}.\)

Mặt khác, xét đường tròn \(\left( O \right)\) có \(\widehat {ACB} = \widehat {AFB}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung

Suy ra \(\widehat {AHF} = \widehat {AFB}\) nên \(\Delta AHF\) cân tại \[A.\] Do đó \(AF = AH.\)

Xét \(\Delta OBC\) cân tại \(O\) (do \(OB = OC)\) có \[OI\] là đường cao nên đồng thời là đường trung tuyến của tam giác, suy ra \[I\] là trung điểm của \[BC.\]

Tứ giác \(BHCM\) là hình bình hành nên hai đường chéo \(BC,\,\,MH\) cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, suy ra \[I\] là trung điểm \[MH.\]

Xét \(\Delta AHM\) có: \[O,\,\,I\] lần lượt là trung điểm của \(AM,\) \[HM\] nên \[OI\] là đường trung bình của \(\Delta AHM.\) Suy ra \[AH = 2 \cdot OI.\]

Vì \[I\] là trung điểm của \(BC\) nên \(BI = CI = \frac{{BC}}{2} = \frac{{R\sqrt 3 }}{2}.\)

Áp dụng định lí Pythagore vào \(\Delta CIO\) vuông tại \[I\] ta có: \(O{C^2} = O{I^2} + C{I^2}\)

Suy ra \({R^2} = O{I^2} + {\left( {\frac{{R\sqrt 3 }}{2}} \right)^2}\) nên \(O{I^2} = {R^2} - \frac{3}{4}{R^2} = \frac{{{R^2}}}{4},\) do đó \(OI = \frac{R}{2}.\)

Khi đó, \(AH = 2 \cdot OI = 2 \cdot \frac{R}{2} = R.\)

Vậy \(AF = AH = R.\)

Câu 10

4) Khi \(BC\) cố định, xác định vị trí của \(A\) trên đường tròn \(\left( O \right)\) để \[DH \cdot DA\] lớn nhất.

Lời giải

Xét \[\Delta DHB\]\(\Delta DCA\) có: \(\widehat {BDH} = \widehat {ADC} = 90^\circ \)\(\widehat {HBD} = \widehat {DAC}\) (vì cùng phụ \(\widehat {ACB})\)

Do đó  (g.g). Suy ra \(\frac{{DH}}{{DC}} = \frac{{DB}}{{DA}}\) nên \[DH \cdot DA = DB \cdot DC.\]

Áp dụng bất đẳng thức \(ab \le \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4},\) ta có: \(DB \cdot DC \le \frac{{{{\left( {DB + DC} \right)}^2}}}{4} = \frac{{B{C^2}}}{4}\)

Suy ra \(DH \cdot DA \le \frac{{B{C^2}}}{4},\)\(\frac{{B{C^2}}}{4}\) có giá trị không đổi vì \[BC\] cố định.

Dấu “=” xảy ra khi \(DB = DC\)\[AH\] vuông góc với \[BC\] tại \[D,\] suy ra \[A\] là giao điểm của đường trung trực của \[BC\] với đường tròn tâm \[O.\]

Vậy \[A\] là giao điểm của đường trung trực của \[BC\] với đường tròn tâm \[O\] thì \[DH \cdot DA\] đạt giá trị lớn nhất.

* Chứng minh bất đẳng thức \(ab \le \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4}\) với \(a > 0,\,\,b > 0.\)

Thật vậy, với \(a > 0,\,\,b > 0,\) ta có:

\({\left( {a - b} \right)^2} \ge 0\)

\({a^2} - 2ab + {b^2} \ge 0\)

\({a^2} + 2ab + {b^2} \ge 4ab\)

\({\left( {a + b} \right)^2} \ge 4ab\)

\(\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{4} \ge ab.\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(a = b.\) Bất đẳng thức được chứng minh.

Câu 11

(0,5 điểm) Với \(x,\,\,y,\,\,z\) là các số thực dương thỏa mãn đẳng thức \(xy + yz + zx = 5.\) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \(P = \frac{{3x + 3y + 2z}}{{\sqrt {6\left( {{x^2} + 5} \right)} + \sqrt {6\left( {{y^2} + 5} \right)} + \sqrt {\left( {{z^2} + 5} \right)} }}.\)

Lời giải

\(P = \frac{{3x + 3y + 2z}}{{\sqrt {6\left( {{x^2} + 5} \right)} + \sqrt {6\left( {{y^2} + 5} \right)} + \sqrt {{z^2} + 5} }}\)

\( = \frac{{3x + 3y + 2z}}{{\sqrt {6\left( {{x^2} + xy + yz + zx} \right)} + \sqrt {6\left( {{y^2} + xy + yz + zx} \right)} + \sqrt {{z^2} + xy + yz + zx} }}\)

\( = \frac{{3x + 3y + 2z}}{{\sqrt {6\left( {x + y} \right)\left( {x + z} \right)} + \sqrt {6\left( {x + y} \right)\left( {y + z} \right)} + \sqrt {\left( {z + x} \right)\left( {y + z} \right)} }}.\)

Áp dụng bất đẳng thức AM – GM ta có:

\(\sqrt {6\left( {x + y} \right)\left( {x + z} \right)} = \sqrt {3\left( {x + y} \right) \cdot 2\left( {x + z} \right)} \le \frac{1}{2}\left( {3x + 3y + 2x + 2z} \right) = \frac{1}{2}\left( {5x + 3y + 2z} \right).\)

\(\sqrt {6\left( {x + y} \right)\left( {y + z} \right)} = \sqrt {3\left( {x + y} \right) \cdot 2\left( {y + z} \right)} \le \frac{1}{2}\left( {3x + 3y + 2y + 2z} \right) = \frac{1}{2}\left( {3x + 5y + 2z} \right).\)

\[\sqrt {\left( {z + x} \right)\left( {y + z} \right)} \le \frac{1}{2}\left( {z + x + y + z} \right) = \frac{1}{2}\left( {x + y + 2z} \right).\]

Suy ra \(P \ge \frac{{3x + 3y + 2z}}{{\frac{1}{2}\left( {5x + 3y + 2z} \right) + \frac{1}{2}\left( {3x + 5y + 2z} \right) + \frac{1}{2}\left( {x + y + 2z} \right)}} = \frac{{2\left( {3x + 3y + 2z} \right)}}{{9x + 9y + 6z}} = \frac{2}{3}.\)

Đẳng thức xảy ra khi \[\left\{ \begin{array}{l}z + x = y + z\\3\left( {x + y} \right) = 2\left( {y + z} \right)\\3\left( {x + y} \right) = 2\left( {x + z} \right)\\xy + yz + zx = 5\end{array} \right.\] hay \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = y}\\{2x = z}\\{xy + yz + zx = 5}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}x = y = 1\\z = 2\end{array} \right.\)  (do \(x,y,z\) là các số thực dương).

Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P\) bằng \(\frac{2}{3}\) khi \(x = y = 1,\,\,z = 2.\)

4.6

47 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%