Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án (Đề 11)

318 người thi tuần này 4.0 11.9 K lượt thi 29 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

1747 người thi tuần này

Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán 8 KNTT có đáp án (Đề 1)

13.2 K lượt thi 19 câu hỏi
950 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Toán 8 Kết nối tri thức Bài 1: Đơn thức có đáp án

4.8 K lượt thi 15 câu hỏi
766 người thi tuần này

Đề kiểm tra Cuối kì 2 Toán 8 CTST có đáp án (Đề 1)

3.2 K lượt thi 18 câu hỏi
583 người thi tuần này

Dạng 1: Bài luyện tập 1 dạng 1: Tính có đáp án

4.8 K lượt thi 13 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Phần 1. (3,0 điểm) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Trong mỗi câu hỏi từ câu 1 đến câu 12, hãy viết chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng duy nhất vào bài làm.

Biểu thức nào sau đây không phải là một phân thức đại số?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Phân thức đại số là một biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\) trong đó \(A,B\) là hai đa thức và đa thức \(B \ne 0\).

Do đó, \(\frac{{x - 2}}{0}\) là một phân thức đại số.

Câu 2

Mẫu thức chung của hai phân thức \(\frac{1}{{2{x^2}y}}\)\(\frac{1}{{3x{y^2}}}\)

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có mẫu thức chung của hai phân thức \(\frac{1}{{2{x^2}y}}\)\(\frac{1}{{3x{y^2}}}\)\(6{x^2}{y^2}.\)

Câu 3

Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng \(ax + b = 0{\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)\).

Do đó, \(3x + 6 = 0\) là phương trình bậc nhất một ẩn.

Câu 4

Gọi \(x\) (km) là chiều dài quãng đường \(AB\). Biểu thức biểu thị thời gian một xe máy đi từ \(A\) đến \(B\) với vận tốc \(40\) (lm/h) là

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Biểu thức biểu thị thời gian của xe máy đi từ \(A\) đến \(B\)\(\frac{x}{{40}}\) (giờ).

Câu 5

Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Hàm số bậc nhất có dạng \(y = ax + b{\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)\).

Do đó, hàm số bậc nhất là \(y = \frac{2}{3} - 2x.\)

Câu 6

Biết rằng đồ thị hàm số \(y = 2x + 1\) và đồ thị hàm số \(y = ax + 3\) là hai đường thẳng song song, khi đó hệ số \(a\) bằng

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta có đồ thị hàm số \(y = 2x + 1\) và đồ thị hàm số \(y = ax + 3\) là hai đường thẳng song song do đó hệ số góc của hai đường thẳng bằng nhau và bằng \(2.\)

Vậy \(a = 2.\)

Câu 7

Một túi đựng các viên bi có hình dạng như nhau, chỉ khác màu. Trong đó có \(5\) viên bi màu đỏ, \(6\) viên bi màu xanh và \(3\) viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong túi. Số kết quả có thể xảy ra là

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Số kết quả có thể xảy ra là \(5 + 6 + 3 = 14\).

Do đó chọn đáp án B.

Câu 8

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có một chữ số. Số kết quả có thể xảy ra là

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Các số tự nhiên có một chữ số là \(0;1;2;3;....;9\). Do đó, có 10 số tự nhiên có một chữ số.

Vậy số kết quả có thể xảy ra là 10.

Câu 9

Cho ΔABCΔDEF  biết A^=50°;B^=60° . Khi đó số đo góc D bằng

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có ΔABCΔDEF  nên A^=D^=50° .

Câu 10

Nếu ΔABCΔMNP  theo tỉ số k=32  thì ΔMNPΔABC  theo tỉ số

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có ΔABCΔMNP  theo tỉ số \(k = \frac{3}{2}\) hay \(\frac{{AB}}{{MN}} = \frac{3}{2}\).

Do đó, ΔMNPΔABC  theo tỉ số MNAB=23.

Câu 11

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) như hình vẽ trên.

D (ảnh 1)

Khi đó, \(SH\) được gọi là

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Dựa vào hình vẽ, ta thấy \(SH\) được gọi là đường cao.

Câu 12

Hình chóp tam giác đều có 

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Hình chóp tam giác đều có 4 mặt, 6 cạnh.

Câu 13

Phần 3. (2,0 điểm) Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn

Trong các câu từ 15 đến 18, hãy viết câu trả lời/ đáp án vào bài làm mà không cần trình bày lời giải chi tiết.

Xác định hệ số góc của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left( {1;2} \right)\)\(B\left( {3;4} \right)\).

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án: \(1\)

Gọi đường thẳng cần tìm là \(\left( d \right):y = ax + b\).

Ta có: \(A\left( {1;2} \right) \in \left( d \right)\) nên \(a + b = 2\) suy ra \(b = 2 - a\) (1)

           \(B\left( {3;4} \right) \in \left( d \right)\) nên \(3a + b = 4\) suy ra \(b = 4 - 3a\) (2)

Từ (1) và (2) ta có: \(2 - a = 4 - 3a\) suy ra \(2a = 2\) nên \(a = 1\).

Vậy hệ số góc của đường thẳng đó là \(1.\)

Câu 14

Bạn Cường vào cửa hàng Lotteria và dự định mua một suất gà rán. Khi đọc menu, bạn Cường thấy cửa hàng đang có các món như sau: combo gà rán (ưu đãi) có giá \(97{\rm{ }}000\) đồng, combo gà viên (ưu đãi) có giá \({\rm{84 }}000\) đồng, gà rán – 1 miếng có giá \({\rm{35 }}000\)đồng, gà rán – 2 miếng có giá \({\rm{68 }}000\) đồng, gà rán – 3 miếng có giá \({\rm{101 }}000\) đồng, cánh gà chiên – 3 miếng có giá \({\rm{48 }}000\) nghìn đồng. Bạn Cường cảm thấy món nào cũng ngon và dự định sẽ nhắm mắt chỉ tay chọn ngẫu nhiên một món. Tính xác suất “Món gà được bạn Cường chọn có giá dưới \({\rm{70 }}000\) đồng”. (Kết quả ghi dưới dạng số thập phân)

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án: \(0,5\)

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với món gà mà bạn Cường chọn là:

\(A = \) { combo gà rán; combo gà viên; gà rán – 1 miếng; gà rán – 2 miếng; gà rán – 3 miếng; cánh gà chiên – 3 miếng}.

Vậy có \(6\) kết quả có thể xảy ra.

Kết quả thuận lợi cho biến cố “Món gà được bạn Cường chọn có giá dưới \({\rm{70 }}000\) đồng” là: gà rán – miếng giá \({\rm{35 }}000\) đồng; gà rán – 2 miếng giá \({\rm{68 }}000\) và cánh gà chiên – 3 miếng giá \({\rm{48 }}000\) đồng.

Do đó, có \(3\) kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Vậy, xác suất của biến cố “Món gà được bạn Cường chọn có giá dưới \({\rm{70 }}000\) đồng” là: \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2} = 0,5.\)

Câu 15

Gấp mảnh giấy hình chữ nhật như hình vẽ sau đây sao cho điểm \(D\) trùng với điểm \(E\), là một điểm nằm trên cạnh \(BC\). Biết rằng \(AD = 10{\rm{ cm, }}AB = 8{\rm{ cm}}{\rm{.}}\)

A (ảnh 1)

Hỏi độ dài của cạnh \(EC\) bằng bao nhiêu centimet?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án: \(4\)

Do điểm \(D\) được gấp trùng với điểm \(E\) nên ta có \(AD = AE = 10{\rm{ cm}}\).

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác \(AEB\), ta có:

\(A{B^2} + B{E^2} = A{E^2}\) hay \({8^2} + B{E^2} = {10^2}\), suy ra \(BE = \sqrt {{{10}^2} - {8^2}} = 6{\rm{ cm}}\).

Ta có \(ABCD\) là hình chữ nhật nên \[AD = BC = 10{\rm{ cm}}{\rm{.}}\]

Do đó, ta có \[BE + EC = BC\] nên \[EC = 10 - 6 = 4{\rm{ }}\left( {{\rm{cm}}} \right).\]

Câu 16

Một bể kính hình hộp chữ nhật có hai cạnh đáy là \(60{\rm{ cm}}\)\(30{\rm{ cm}}{\rm{.}}\) Trong bể có một khối đá hình chóp tam giác đều với diện tích đáy là \(270{\rm{ c}}{{\rm{m}}^2}\), chiều cao \(30{\rm{ cm}}{\rm{.}}\) Người ta đổ nước vào bể sao cho nước ngập khối đá và đo được mức nước là \(60{\rm{ cm}}{\rm{.}}\)

Khi lấy khối đá ra thì mực nước của bể cao bao nhiêu centimet? (ảnh 1) 

Khi lấy khối đá ra thì mực nước của bể cao bao nhiêu centimet?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án: \(58,5\)

Thể tích khối đá hình chóp tam giác đều là: \(V = \frac{1}{3}S.h = \frac{1}{3}.270.30 = 2{\rm{ }}700{\rm{ }}\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)

Thể tích khối nước là: \(V = 60.30.60 = 108{\rm{ }}000{\rm{ }}\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)

Do đó, thể tích nước còn lại là: \(108{\rm{ }}000 - 2{\rm{ }}700 = 105{\rm{ }}300{\rm{ }}\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)

Diện tích đáy của bể hình hộp chữ nhật là: \(60.30 = 1{\rm{ }}800{\rm{ }}\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right)\).

Khi khối đá được lấy ra thì mực nước của bể là: \(105{\rm{ 300: 1 800}} = 58,5{\rm{ }}\left( {{\rm{cm}}} \right)\).

Câu 17

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

(1,0 điểm) Một số tự nhiên gồm hai chữ số có tổng bằng \[12.\] Nếu đổi chỗ hai chữ số đo cho nhau thì ta được một số mới bé hơn số ban đầu là 18 đơn vị. tìm số ban đầu.

Lời giải

Hướng dẫn giải

Gọi \[x\] là chữ số có hàng chục của số cần tìm \[\left( {x \in \mathbb{N},0 < x \le 9} \right)\].

Khi đó chữ số hàng đơn vị là: \[12 - x.\]

Độ lớn số ban đầu là: \[10x + \left( {12 - x} \right)\].

Khi đổi chỗ hai chữ số đó cho nhau thì số mới có chữ số hàng chục là \[12 - x\] và chữ số hàng đơn vị là \[x\]. Số mới có độ lớn là: \[10\left( {12 - x} \right) + x.\]

Sau khi đổi chỗ thì số mới bé hơn số ban đầu là \[18\] đơn vị nên ta có phương trình:

\[\left[ {10x + \left( {12 - x} \right)} \right] - \left[ {10\left( {12 - x} \right) + x} \right] = 18\]

\[10x + 12 - x - 120 + 10x - x = 18\]

\[10x - x + 10x - x = 18 - 12 + 120\]

\[18x = 126\]

\[x = 7\] (thỏa mãn)

Khi đó, số cần tìm có chữ số hàng chục là 7 và chữ số hàng đơn vị là \[12 - 7 = 5\].

Vậy số cần tìm là \[75.\]

Câu 18

(0,5 điểm) Tính giá trị lớn nhất của biểu thức A=2+2xx2x22x+3

Lời giải

Hướng dẫn giải

Ta có: \(A = \frac{{2 + 2x - {x^2}}}{{{x^2} - 2x + 3}} = \frac{{5 - \left( {{x^2} - 2x + 3} \right)}}{{{x^2} - 2x + 3}} = \frac{5}{{{x^2} - 2x + 3}} - 1\).

Do \({x^2} - 2x + 3 = {\left( {x - 1} \right)^2} + 2 \ge 2\) với mọi \(x\) nên \(\frac{5}{{{x^2} - 2x + 3}} = \frac{5}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2} + 2}} \le \frac{5}{2}.\)

Suy ra \(\frac{5}{{{x^2} - 2x + 3}} - 1 \le \frac{5}{2} - 1\) hay \(A \le \frac{3}{2}\).

Dấu “=” xảy ra khi \({\left( {x - 1} \right)^2} = 0\) hay \(x = 1\).

Vậy GTLN của \(A = \frac{3}{2}\) khi \(x = 1\).

Đoạn văn 1

Phần 2. (2,0 điểm) Câu trắc nghiệm đúng sai

Trong câu 13, 14, hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d).

Câu 13- 16. Cho hai đường thẳng \(\left( d \right):y = 4x + m\) và d':y=3x+2m

Câu 19

a) Hai đường thẳng luôn cắt nhau với mọi giá trị của \(m.\)

Lời giải

Đ

a) Nhận thấy hệ số góc của hai đường thẳng khác nhau \(\left( {4 \ne - 3} \right)\) nên hai đường thẳng luôn cắt nhau với mọi \(m.\)

Câu 20

 b) Với \(m = - 4\) thì chỉ đường thẳng \(\left( d \right)\) đi qua điểm \(A\left( {1;0} \right)\).

Lời giải

Đ

b) Với \(m = - 4\), ta có: \(\left( d \right):y = 4x - 4\)\(\left( {d'} \right):y = - 3x + 6\).

Thay \(x = 1,y = 0\) vào đường thẳng \(\left( d \right)\) ta được: \(\left( d \right):0 = 4.1 - 4\) hay \(0 = 0\) (đúng)

Thay \(x = 1,y = 0\) vào đường thẳng \(\left( {d'} \right)\) ta được: \(0 = - {3.1^2} + 6\) hay \(0 = 3\) (vô lí)

Do đó với \(m = - 4\) thì chỉ đường thẳng \(\left( d \right)\) đi qua điểm \(A\left( {1;0} \right)\).

Câu 21

 c) Với \(m = 4\) thì hai đường thẳng cắt nhau tại điểm \(\left( {\frac{6}{7};\frac{4}{7}} \right).\)

Lời giải

S

c) Với \(m = 4\), ta có: \(\left( d \right):y = 4x + 4;\left( {d'} \right):y = - 3x - 2\).

Xét phương trình hoành độ giao điểm, ta có: \(4x + 4 = - 3x - 2\) suy ra \(x = \frac{{ - 6}}{7}\).

Thay \(x = \frac{{ - 6}}{7}\) vào \(\left( d \right):y = 4x + 4\). Ta được \(y = \frac{4}{7}.\)

Vậy giao điểm của hai đường thẳng khi \(m = 4\)\(\left( { - \frac{6}{7};\frac{4}{7}} \right).\)

Câu 22

 d) Điều kiện của \(m\) để hai đường thẳng \(\left( d \right),\left( {d'} \right)\) cắt nhau tại 1 điểm nằm bên phải trục tung là \(m < 1.\)

Lời giải

Đ

d) Xét phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \(\left( d \right),\left( {d'} \right)\), ta có:

\(4x + m = - 3x + 2 - m\) hay \(7x = 2 - 2m\), suy ra \(x = \frac{{2 - 2m}}{7}\).

Để \(\left( d \right),\left( {d'} \right)\) cắt tại một điểm nằm bên phải trục tung thì \(x > 0\) hay \(\frac{{2 - 2m}}{7} > 0\).

Suy ra \(1 - m > 0\) hay \(m < 1.\)

Đoạn văn 2

Câu 17-20. Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.

Câu 23

a) Có \(6\) kết quả có thể xảy ra.

Lời giải

Đ

Có 6 kết quả có thể xảy ra khi gieo ngẫu nhiêu một con xúc xắc đó là: xuất hiện mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm.

Câu 24

b) Có \(3\) kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện trên xúc xắc có số chấm là số chia hết cho \(2\)”.

Lời giải

Đ

b) Kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện trên xúc xắc có số chấm là số chia hết cho \(2\)” là \(2;\)

\(4;6.\) Do đó, có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Câu 25

c) Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện trên con xúc xắc có số chấm là số chia hết cho \(3\)” là \(0,5.\)

Lời giải

S

c) Kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện trên con xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 3” là \(3;6.\) Do đó, có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xác suất của biến cố đó là \(\frac{2}{6} = \frac{1}{3}.\)

Câu 26

 d) Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện trên con xúc xắc có số chấm là số chia hết cho \(5\) dư 1” là \(\frac{1}{3}.\)

Lời giải

Đ

d) Kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện trên con xúc xắc có số chấm là số chia hết cho \(5\) dư 1” là: \(1;6.\) Do đó, có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xác suất của biến cố đó là: \(\frac{2}{6} = \frac{1}{3}.\)

Đoạn văn 3

Câu 26-28. (1,5 điểm) Cho tam giác \[ABC{\rm{ }}\left( {AB < AC} \right)\] vuông tại \[A\] có đường cao \[AH.\]

Câu 27

a) Chứng minh rằng ΔABCΔHAC.

Lời giải

A (ảnh 1)

a) Xét \(\Delta ABC\)\(\Delta HAC\), có: \(\widehat {BAC} = \widehat {AHC} = 90^\circ \) (gt) và \(\widehat {ACB} = \widehat {HCA}\) (gt)

Do đó, ΔABCΔHAC (G.G)

Câu 28

b) Lấy điểm \(I\) thuộc đoạn \(AH\) (\(I\)không trùng với \[A,H\]). Qua \[B\] kẻ đường thẳng vuông góc với \[CI\] tại \[K\]. Chứng minh rằng \[CH.CB = CI.CK.\]

Lời giải

b) Xét \(\Delta CHI\)\(\Delta CKB\), ta có:

\(\widehat {CHI} = \widehat {CKB} = 90^\circ \) (gt)

\(\widehat {HCI} = \widehat {KCB}\)

Do đó, ΔCHIΔCKB (g.g)

Suy ra \(\frac{{CH}}{{CK}} = \frac{{CI}}{{CB}}\).

Suy ra \(CH.CB = CI.CK\).

Câu 29

c) Tia \[BK\] cắt tia \[HA\] tại điểm \[D.\] Chứng minh \[CH.CB + DK.DB = C{D^2}.\]

Lời giải

c) Gọi \(M\) là giao điểm của \(BI\)\(DC\). Vì \(I\) là trực tâm của \(\Delta BDC\) nên \(BI \bot DC\).

Xét \(\Delta CMI\)\(\Delta CDK\), ta có: \(\widehat {CMI} = \widehat {CKD} = 90^\circ \) (gt) và \(\widehat {MCI} = \widehat {DCK}\) (gt)

Suy ra ΔCMIΔCKD (g.g)

Suy ra \(\frac{{CM}}{{CK}} = \frac{{CI}}{{CD}}\) nên \(CD.CM = CI.CK\).

Mà từ phần b) ta có: \(CH.CB = CI.CK\) suy ra \(CH.CB = CI.CK = CD.CM.\)

Chứng minh được  (g.g) suy ra \(DK.DB = DM.DC\).

Do đó, \(CH.CB + DK.DB = CM.CD + DM.DC = DC\left( {MD + MC} \right) = D{C^2}\).

4.0

1 Đánh giá

0%

100%

0%

0%

0%