Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 (Đề 75)
101 người thi tuần này 4.6 141 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 53)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 33)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 42)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến Đáp án Câu 18. Mỗi Đáp án Câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Nucleotide loại U là đơn phân cấu tạo nên loại phân tử nào sau đây?
Lời giải
Đáp án D
Hướng dẫn:
Nucleotit loại U là đơn phân cấu tạo nên RNA, gồm 3 loại là: tRNA, mRNA, rRNA
Lời giải
Đáp án C
Hướng dẫn:
Qua quá trình giảm phân, trải qua 2 lần phân bào nhưng chỉ có 1 lần nhân đôi ở kì trung gian trước lần phân bào 1 → tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội.
Lời giải
Đáp án C
Hướng dẫn:
Lá cây có màu xanh lục là do hệ sắc tố của lá (chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b) hấp thụ các bước sóng ánh sáng trong vùng màu đỏ và xanh tím mạnh, nhưng phản xạ và truyền qua ánh sáng trong vùng màu xanh lục → Mắt chúng ta nhìn thấy lá cây có màu xanh lục.
Câu 4
Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì:
Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì:
Lời giải
Đáp án B
Hướng dẫn:
Khi nồng độ \[C{O_2}\]tăng, cường độ ánh sáng tăng, thì cường độ quang hợp cũng tăng dần từ điểm bù ánh sáng đến điểm bão hòa ánh sáng.
Lời giải
Đáp án C
Hướng dẫn:
Cơ quan thoái hoá là những cơ quan đã mất hoặc giảm chức năng so với tổ tiên, thường chỉ còn tồn tại dưới dạng dấu vết trong cơ thể của sinh vật. Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người là: Xương cùng, ruột thừa, răng khôn, nếp ngang ở vòm miệng.
Lời giải
Đáp án C
Hướng dẫn:
Quần đảo là nơi lý tưởng để hình thành loài mới vì sự cách ly địa lý tương đối giữa các đảo hạn chế sự trao đổi gene giữa các quần thể, từ đó làm tăng khả năng phân hóa di truyền.
Tuy nhiên, khoảng cách không quá lớn giúp các loài có thể di cư qua lại (một cách hạn chế), tạo điều kiện cho sự hình thành loài thông qua quá trình thích nghi với điều kiện sống khác nhau trên từng đảo. Các yếu tố như điều kiện sống riêng biệt, áp lực chọn lọc khác nhau, và đôi khi cả các yếu tố ngẫu nhiên (như phiêu bạt gene) đều góp phần thúc đẩy quá trình hình thành loài mới trên các quần đảo.
Câu 7
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M. Allele A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với allele a quy định bệnh P; allele B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với allele b quy định bệnh M. Các gene này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.
Có thể biết chính xác kiểu gene của bao nhiêu người trong số 9 người trong phả hệ.
Lời giải
Đáp án D
Hướng dẫn:
Vì người số 7 đã nhận allele bị bệnh P từ người số 3. Người số 3 có kiểu gene \({X^{AB}}{X^{aB}}\) hoặc \({X^{Ab}}{X^{aB}}\)
Vì người số 5 nhận giao tử \({X^{Ab}}\) từ người số 2. Người số 8 bị bệnh P nên có kiểu gene \({X^{aB}}Y\) (vì vậy đã nhận giao tử \({X^{aB}}\) từ người số 5). → Kiểu gene của người số 5 là \({X^{Ab}}{X^{aB}}\)
Vì chỉ xác định được kiểu gene của 5 người nam và người nữ số 5.
- Gene nằm trên NST X nên cả 5 người nam đều biết được kiểu gene.
- Trong số các người nữ, biết được KG của người số 5.
- Người số 3 mang allele quy định bệnh P (vì sinh con số 7 bị bệnh P) nhưng chưa thể khẳng định kiểu gene của người số 3.
Nếu bài toán cho biết không có hoán vị gene thì người số 3 có kiểu gene \({X^{AB}}{X^{aB}}\) vì người số 3 sinh ra 2 con trai, trong đó số 6 không bị bệnh nên đã nhận \({X^{AB}}\) từ người số 3. Tuy nhiên, người số 6 này có thể đã nhận giao tử \({X^{AB}}\) từ người số 3 thông qua quá trình hoán vị gene. Do đó, chưa thể biết chính xác kiểu gene của người số 3.
Câu 8
Một loài động vật có kiểu gene aaBbDdEEHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Lời giải
Đáp án B
Hướng dẫn:
A đúng. Cơ thể trên gồm 3 cặp gene dị hợp nên số loại tinh trùng tối đa = \({2^3}\) = 8 loại.
B sai. Vì mặc dù có 5 tế bào cho tối đa số loại giao tử = 5 × 2 = 10 loại tinh trùng. Tuy nhiên, cơ thể này có 3 cặp gene dị hợp nên số loại giao tử luôn < 8 loại.
C. đúng. Loại tinh trùng chứa 3 allele trội chiếm tỉ lệ: \(C_3^2 \times {\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} = \frac{3}{8}\). (Vì cặp gene EE luôn cho giao tử chứa E).
D đúng. Loại tinh trùng chứa ít nhất 3 allele trội thì chỉ chứa 3 allele trội hoặc 4 allele trội = \(C_3^2 \times {\left( {\frac{1}{2}} \right)^3} + C_3^3 \times {\left( {\frac{1}{2}} \right)^4} = \frac{3}{8} + \frac{1}{8} = \frac{1}{2}\).
Câu 9
Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gene giống nhau từ một phôi ban đầu?
Lời giải
Đáp án A
Hướng dẫn:
Nhân bản vô tính tạo ra nhiều cơ thể có cùng kiểu gene và giống với cơ thể ban đầu
Câu 10
Bệnh máu khó đông và mù màu ở người do đột biến gene lặn trên NST giới tính X không có allele tương ứng trên Y. Một gia đình có người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó đông, vợ bình thường về 2 tính trạng trên, không mang gene gây bệnh máu khó đông nhưng mang gene gây bệnh mù màu. Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên. Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó sinh con không bị 2 bệnh trên?
Lời giải
Chọn C
Hướng dẫn:
Gọi A : Máu bình thường; a: Máu khó đông
B : Mắt bình thường; b : Mù màu
Người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó đông nên có kiểu gene là: \({X^{aB}}Y\)
Người vợ bình thường về 2 tính trạng trên, không mang gene gây bệnh máu khó đông nhưng mang gene gây bệnh mù màu nên có kiểu gene là : \({X^{AB}}{X^{Ab}}\)
→ Con gái của họ có kiểu gene chiếm tỉ lệ là : \(\frac{1}{2}{X^{AB}}{X^{aB}}:\frac{1}{2}{X^{Ab}}{X^{aB}}\)
Chồng của cô con gái đó có kiểu gene là: \({X^{AB}}Y\)
→ Toàn bộ con gái của họ sẽ không bị bệnh
Xác suất sinh con trai = xác suất sinh con gái = \(\frac{1}{2}\)
→ Xác suất sinh con gái bình thường của cặp vợ chồng trẻ trên = \(\frac{1}{2}\)
Con trai của họ luôn lấy giao tử Y từ bố, nên để con trai của họ bình thường về cả 2 bệnh trên thì phải có giao tử \({X^{AB}}\) của mẹ
Nên \(\frac{1}{2}{X^{AB}}{X^{ab}} \to \frac{1}{4}{X^{AB}}\)
Xác suất sinh con trai bình thường \(({X^{AB}}Y)\) là \(\frac{1}{4}({X^{AB}})\). \(\frac{1}{2}(Y) = \frac{1}{8}\).
Xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó sinh con (cả trai và gái) không bị 2 bệnh trên là: \(\frac{1}{2} + \frac{1}{8} = \frac{5}{8}\).
Câu 11
Trong nghiên cứu di truyền người, để xác định gene quy định tính trạng là trội hay lặn, gene nằm trên NST thường hay NST giới tính. Người ta thường dùng phương pháp
Lời giải
Đáp án C
Hướng dẫn:
Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người: nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu tế bào học, nghiên cứu phân tử...
Để xác định tính trội lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính di truyền theo quy luật nào, người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ: Nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng qua những người có quan hệ họ hàng.
Câu 12
Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh cúm ở gia cầm thì thấy rằng vật chất di truyền của nó là một phân tử acid nucleic được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân với tỉ lệ mỗi loại là 27% A, 19% U, 23% G, 31% C. Loại vật chất di truyền của chủng gây bệnh này là
Lời giải
Đáp án
Hướng dẫn:
- Nucleic acid có 2 loại là DNA và RNA. Phân tử Nucleic acid này được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân là A, U, G, C chứng tỏ nó là RNA chứ không phải là DNA.
- Ở phân tử RNA này, số lượng nucleotide loại A không bằng số lượng nucleotide loại U và số lượng nucleotide loại G không bằng số lượng nucleotide loại X chứng tỏ phân tử RNA này có cấu trúc mạch đơn.
Vật chất di truyền có đơn phân loại U thì đó là RNA, có đơn phân loại T thì đó là DNA. Vật chất di truyền có cấu trúc mạch kép thì A = T, G = C (hoặc A = U, G = C).
Câu 13
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi Đáp án Câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Theo sinh học hiện đại, khi nói về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi có các sự kiện sau:
1. Qua các thế hệ làm tăng dần tần số alelle đột biến quy định kiểu hình thích nghi và làm giảm tần số của alelle đột biến quy định kiểu hình không thích nghi.
2. Đột biến xuất hiện vô hướng, ngẫu nhiên trong quần thể.
3. Chọn lọc tự nhiên tác động làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
4. Giao phối giúp đưa các allele đột biến vào các tổ hợp gene khác nhau, trong đó có các tổ hợp gene mà đột biến được biểu hiện ra kiểu hình.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi Đáp án Câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Theo sinh học hiện đại, khi nói về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi có các sự kiện sau:
1. Qua các thế hệ làm tăng dần tần số alelle đột biến quy định kiểu hình thích nghi và làm giảm tần số của alelle đột biến quy định kiểu hình không thích nghi.
2. Đột biến xuất hiện vô hướng, ngẫu nhiên trong quần thể.
3. Chọn lọc tự nhiên tác động làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
4. Giao phối giúp đưa các allele đột biến vào các tổ hợp gene khác nhau, trong đó có các tổ hợp gene mà đột biến được biểu hiện ra kiểu hình.
Lời giải
Ví dụ: Trong quần thể sâu ăn lá cây đã tồn tại sẵn đột biến, kiểu gene quy định màu sắc xanh lục, màu nảy tỏ ra thích nghi trong môi trường sống có màu xanh => Kiểu gene được chọn lọc tự nhiên giữ lại
Câu 14
Một tế bào sinh dục đực, xét 3 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng có kí hiệu AaBbDd, giả sử không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra. Thực tế tế bào này sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
Một tế bào sinh dục đực, xét 3 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng có kí hiệu AaBbDd, giả sử không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra. Thực tế tế bào này sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
Lời giải
Đáp án
Cơ thể có cặp NST đồng dạng có kí hiệu AaBbDd giảm phân cho 8 loại giao tử.
1 tế bào sinh dục đực giảm phân không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra thì thực tế cho 2 loại giao tử (trong số 8 loại giao tử trên).
Câu 15
Ở một loài côn trùng, màu thân do một locus trên NST thường có 3 allele chi phối A - đen > a - xám > a1 - trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con đen; 24% con xám; 1% con trắng. Theo lí thuyết, nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con kiểu hình lông xám chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Ở một loài côn trùng, màu thân do một locus trên NST thường có 3 allele chi phối A - đen > a - xám > a1 - trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con đen; 24% con xám; 1% con trắng. Theo lí thuyết, nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con kiểu hình lông xám chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Lời giải
- Gọi tần số allele A, a, \({a_1}\), lần lượt là x, y, z.
Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên có cấu trúc dạng:
\({(xA + ya + z{a_1})^2} = 1 \to {x^2}AA + {y^2}aa + {z^2}{a_1}{a_1} + 2xyAa + 2xzA{a_1} + 2yza{a_1} = 1\)
- Con trắng (\({a_1}{a_1}\)) = 1% → Tần số allele \({a_1}\) = z = 0,1. Con xám = aa + \(a{a_1}\) = \({y^2}\) + 2yz = 0,24 \( \to {y^2}\) + 2. 0,1. y – 0,24 = 0 \( \to \) y = 0,4 \( \to \) x = 0,5.
Các con thân xám của quần thể gồm: 0,16 aa + 0,08 \(a{a_1}\) = 0,24.
Chia lại tỉ lệ, ta có: \(\frac{2}{3}aa + \frac{1}{3}a{a_1} = 1\)
\( \to \) Tần số allele là: a = \(\frac{5}{6}\); \({a_1}\) = \(\frac{1}{6}\)
Cho ngầu phối : \(\left( {\frac{5}{6}a:\frac{1}{6}{a_1}} \right) \times \left( {\frac{5}{6}a:\frac{1}{6}{a_1}} \right) = \frac{{35}}{{36}}aa:\frac{1}{{36}}{a_1}{a_1}\).
Câu 16
Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt. Các gene quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Allele D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt. Các gene quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Allele D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Lời giải
Ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ lai với nhau cho ra ruồi thân đen, cánh ngắn, mắt trắng nên bố mẹ đem lai đều dị hợp tất cả các cặp gene.
Ta xét phép lai về tính trạng màu mắt:
\({X^D}{X^d} \times {X^D}Y\) → 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.
Tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng aabbdd = 2,5%
⇒ Tỉ lệ thân đen, cánh cụt aabb = 2,5% × 4 = 10% = 0,2ab × 0,5ab (Do ở ruồi giấm hoán vị gene chỉ xảy ra ở giới cái).
Tỉ lệ giao tử ab ở giới cái là 0,2 < 0,25 → Đây là giao tử hoán vị nên kiểu gene ở giới cái là \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) tần số hoán vị gene là 0,4.
Ta có phép lai: \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d} \times \frac{{Ab}}{{ab}}{X^D}Y\).
Tỉ lệ thân xám, cánh dài A_B_ = 0,5 + (aabb) = 0,5 + 0,1 = 0,6.
Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở \({F_1}\) là: A_B_D_ = 0,6 × 0,75 = 0,45.
Câu 17
Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim Cồng Cộc: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai, khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có xuất - nhập cư. Mật độ cá thể ở năm thức 2 trong quần thể bao nhiêu cá thể tính trên đơn vị hecta.
Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim Cồng Cộc: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai, khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có xuất - nhập cư. Mật độ cá thể ở năm thức 2 trong quần thể bao nhiêu cá thể tính trên đơn vị hecta.
Lời giải
Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/tổng số cá thể ban đầu.
- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25 × 5000 = 1250 cá thể
- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là 1350 cá thể.
- Mật độ cá thể ở năm thứ 2 là: 1350 : 5000 = 0,27
Câu 18
Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn; cào cào là thức ăn của ếch; rắn sử dụng ếch làm thức ăn. Rắn tích lũy được 1200 kcal, tương đương với 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng liền kề với nó. Ếch tích lũy được năng lượng tương đương với 8% năng lượng ở cào cào. Thực vật tích lũy được 1.500.000 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là bao nhiêu phần trăm? (Tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn; cào cào là thức ăn của ếch; rắn sử dụng ếch làm thức ăn. Rắn tích lũy được 1200 kcal, tương đương với 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng liền kề với nó. Ếch tích lũy được năng lượng tương đương với 8% năng lượng ở cào cào. Thực vật tích lũy được 1.500.000 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là bao nhiêu phần trăm? (Tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Lời giải
Năng lượng tích lũy ở:
Thực vật: 1.500.000
Cào cào: \(\frac{{12000 \times 100}}{8}\) = 150.000 Kcal
Ếch: \(\frac{{1200 \times 100}}{{10}}\) = 12.000 Kcal
Rắn: 1200 Kcal
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
= \(\frac{{150000}}{{1500000}}\) × 100% = 10%
Đoạn văn 1
Dựa vào thông tin sau để trả lời Đáp án Câu 5 và Đáp án Câu 6: Trong quần thể allele lặn thường tồn tại bên cạnh allele trội tương ứng và bị allele trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình. Qua giao phối, các allele lặn được phát tán trong quần thể.
Lời giải
Đáp án D
Hướng dẫn:
Chọn lọc chống lại allele lặn chậm hơn quá trình chọn lọc chống lại allele trội vì allele lặn thường tồn tại bên cạnh allele trội tương ứng và bị allele trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình do đó không bị chọn lọc tự nhiên tác động, chỉ khi ở trạng thái đồng hợp lặn chúng mới chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Qua giao phối, các allele lặn được phát tán trong quần thể, còn với allele trội sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình và bị tác động của chọn lọc tự nhiên. Nếu allele trội là allele có hại thì sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải ngay sau 1 thế hệ.
Lời giải
Đáp án D
Hướng dẫn:
Xét các phát biểu của đề bài:
A đúng. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu quá trình tiến hóa. Áp lực chọn lọc tự nhiên càng mạnh thì quá trình hình thành đặc điểm thích nghi càng nhanh và ngược lại.
B đúng. Áp lực của quá trình đột biến càng lớn thì tốc độ biến đổi tần số các allele bị đột biến càng nhanh và ngược lại.
C đúng.
D sai vì chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp vào kiểu hình, qua đó sàng lọc kiểu gene, tần số allele sẵn có trong quần thể chứ không tạo ra các allele mới. Các allele mới chỉ có thể tạo ra bằng đột biến gene.
Đoạn văn 2
Dựa vào thông tin sau để trả lời Đáp án Câu 11 và Đáp án Câu 12: Nai sừng tấm (elk) và bò rừng (bison) là những loài động vật ăn cỏ kiếm ăn trong cùng một khu vực Yellowstone. Hình dưới đây mô tả những thay đổi trong quần thể của hai loài này trước và sau khi đưa chó sói (loài động vật ăn thịt) vào môi trường sống của chúng. Nai sừng tấm là con mồi ưa thích của sói ở Yellowstone. Vào năm 1995 - 1996, những con sói đã được quan sát chúng đuổi theo, nhưng không giết chết bất kỳ bò rừng nào; từ 1997 đến 2001 số lượng bò bison chiếm 4% số vụ sói giết, trong đó nai sừng tấm là 78%. Nghiên cứu cũng ghi nhận sự phục hồi của các loài thực vật như liễu - thức ăn của Elk tại các khu vực của Yellowstone.
Lời giải
Đáp án A
Hướng dẫn:
A. Sai. Vì mặc dù chó sói săn mồi nai sừng tấm nhiều hơn, nhưng điều này không có nghĩa là chó sói hoàn toàn ăn thịt nai sừng tấm. Nai sừng tấm vẫn tồn tại dù có sự suy giảm số lượng, và không bị sói tiêu diệt hoàn toàn.
B. Đúng. Vì: Nai sừng tấm và bò rừng cùng sử dụng có làm thức ăn nên nó có mối quan hệ với nhau qua nguồn thức ăn.
C. Đúng. Do nai sừng tấm và bò rừng sử dụng chung nguồn thức ăn nên có sự cạnh tranh nhau về thức ăn.
D. Đúng. Khi không có chó sói, thì vật ăn thịt nai sừng tấm không có. Khi đó sự tăng trưởng của quần thể nai sừng tấm phụ thuộc vào nguồn số là cỏ.
Lời giải
Đáp án B
Hướng dẫn:
A. Đúng. Vì nai sừng tấm bị chó sói săn mồi nhiều hơn, và đồng thời quần thể bò rừng tăng lên có thể tiêu thụ thêm thảm thực vật, gây thêm áp lực lên nguồn thức ăn của nai.
B. Sai. Vì trong những năm đầu tiên cả bò và nai đều giảm chứng tỏ sói ăn cả nai lẫn bò → áp lực lên bò ko giảm nhưng sau đó số lượng nai giảm làm giảm áp lực cạnh tranh lên bò rừng nên số lượng bò rừng tăng.
C. Đúng. Vì cả nai sừng tấm và bò rừng đều là động vật ăn cỏ, và có thể cạnh tranh về nguồn thức ăn (thực vật) trong môi trường chung.
D. Đúng. Vì khi có chó sói, nai sừng tấm suy giảm số lượng làm bì rừng có nguồn thức ăn nhiều hơn nên số lượng bò rừng tăng.
Đoạn văn 3
Dựa vào thông tin sau để trả lời Đáp án Câu 17 và Đáp án Câu 18: Giữa quần thể rắn nước (Nerodia sipedon) trên đất liền và trên đảo khác nhau về kiểu màu sắc. Kiểu hình màu sắc dải không thay đổi trong đời cá thể. Trên các đảo, rắn nước sống dọc theo bờ đá, còn trên đất liền chúng sống ở đầm lầy. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi biến thể về màu sắc ở quần thể N. Sipedon ở các vùng khác nhau và thu được kết quả như hình bên dưới.
Mẫu A: là rắn có dải màu sọc dày đậm; Mẫu B và C: là rắn có dải trung gian; Mẫu D rắn không có dài.
Lời giải
Đáp án C
Hướng dẫn:
A. Đúng.
B. Đúng.
C. Sai. Vì: Màu sắc của rắn là đặc điểm thích nghi kiểu hình của rắn với môi trường sống.
D. Đúng.
Lời giải
Đáp án D
Hướng dẫn:
A. Đúng. Vì trên đất liền (Ohio và Ontario), rắn có dải màu dày chiếm ưu thế, có thể giúp chúng ngụy trang tốt hơn trong môi trường đầm lầy. Trong khi đó, rắn trên các đảo chủ yếu sống ở bờ đá, nơi mà không có dải hoặc dải trung gian có thể là một lợi thế trong việc ẩn nấp.
B. Đúng. Vì chọn lọc tự nhiên hoạt động dựa trên kiểu hình, và qua thời gian, những cá thể có kiểu hình phù hợp hơn với môi trường sống sẽ có khả năng sinh sản cao hơn, gián tiếp thay đổi tần số allele trong quần thể.
C. Đúng. Vì dựa trên sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ các kiểu màu sắc giữa các quần thể trên đất liền và đảo, có thể kết luận rằng tần số allele và thành phần kiểu gene của các quần thể này khác nhau do chọn lọc tự nhiên và điều kiện môi trường khác nhau.
D. Sai. Vì điều kiện địa lý có thể góp phần tạo nên sự khác biệt do các quần thể bị cô lập, nhưng chính chọn lọc tự nhiên dựa trên môi trường sống mới là yếu tố trực tiếp tác động lên sự thay đổi trong vốn gene và kiểu hình.
Đoạn văn 4
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến Đáp án Câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Ở một loài thực vật tính trạng chiều cao cây do hai cặp gene Aa, Bb nằm trên hai cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 allele trội thì chiều cao cây tăng thêm 5 cm. Cây thấp nhất cao 100 cm; tính trạng màu hoa do cặp gene Dd quy định, trong đó allele D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định hoa trắng. lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gene AAaaBbbbDDdd × AaaaBBbbDddd thu được đời F1. Cho rằng thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng bội có thể thụ tinh bình thường.
Lời giải
Đúng
Lời giải
Sai. Vì:
Phép lai |
Số kiểu gene đời \[{F_1}\] |
Số kiểu hình đời \[{F_1}\] |
AAaaBbbb × AaaaBBbb |
4 × 4 = 16 |
7 |
DDdd × Dddd |
4 |
2 |
Do đó phép lai: AAaaBbbbDDdd × AaaaBBbbDddd
Vậy số kiểu gene tối đa là \({4^3}\) = 64; kiểu hình: 7 × 2 = 14
Lời giải
Sai. Cây cao 110 cm có các kiểu gene: AAaabbbbdddd + AaaaBbbbdddd + aaaaBBbbdddd =
\(\frac{5}{{12}} \times \frac{1}{{12}} \times \frac{1}{{12}} + \frac{5}{{12}} \times \frac{5}{{12}} \times \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{12}} \times \frac{5}{{12}} \times \frac{1}{{12}} = \frac{{35}}{{1728}}\).
Lời giải
Sai. Vì: Số kiểu hình nhiều nhất có thể được tạo ra từ hai tính trạng trên là 9 × 2 = 18.
Đoạn văn 5
Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:
Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.
Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
Câu 29
a) Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
a) Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
Lời giải
Sai. Vì: Chim ăn thịt cỡ lớn ngoài nguồn thức ăn là động vật ăn rễ cây ra nó còn ăn chim sâu và chim ăn hạt, còn rằn và thú ăn thịt chỉ ăn động vật ăn rễ cây nên khi động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh, chim ăn thịt có thể có nguồn thức ăn khác trong khi rắn và thú ăn thịt không có, vì vậy giữa rắn và thú ăn thịt sẽ cạnh tranh gay gắt hơn so với giữa chim ăn thịt và rắn.
Câu 30
b) Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
b) Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Lời giải
Sai. Vì: Ổ sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về các nhân tố sinh thái khác nhau nên không có loài nào có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Lời giải
Đúng. Vì: Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích đó là: Cây => côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây => chim sâu => chim ăn thịt cỡ lớn.
Lời giải
Sai. Vì: Chim ăn thịt không ăn cây nên không thể là bậc dinh dưỡng cấp 2.
Đoạn văn 6
Gluten có trong hạt lúa mì hoặc lúa mạch đen gây độc cho hệ tiêu hoá ở trẻ em, gây ra bệnh sprue. Trong thời kì đầu của bệnh, người ta phát hiện thấy mỡ có trong phân dưới dạng mỡ đã được tiêu hoá.
Lời giải
Đúng. Vì: Trong phân có mỡ đã được tiêu hoá chứng tỏ giai đoạn tiêu hoá diễn ra bình thường, mà giai đoạn hấp thu bị rối loạn.
Lời giải
Sai. Vì: Gluten phá huỷ nhung mao như một phản ứng miễn dịch hoặc dị ứng.
Lời giải
Nhung mao bị cùn đi hoặc biến mất làm cho diện tích hấp thu của ruột giảm rất nhiều.
Câu 36
d) Bệnh này không cần điều trị. Khi trẻ lớn lên hệ tiêu hoá phát triển hoàn thiện thì sẽ khỏi bệnh.
d) Bệnh này không cần điều trị. Khi trẻ lớn lên hệ tiêu hoá phát triển hoàn thiện thì sẽ khỏi bệnh.
Lời giải
Sai. Vì: Nếu không được điều trị, sự hấp thu các chất bị rối loạn dẫn đến suy dinh dưỡng, bị nhuyễn xương (do thiếu Canxi), rối loạn đông máu (do thiếu vitamino K), thiếu máu hồng cầu to - thiếu máu ác tính (do thiếu vitamino B12 và acid folic).
Đoạn văn 7
Ở ruồi có mắt đỏ (kiểu dại), cả ba loại enzyme đều có chức năng.
Nếu một con ruồi có mắt trắng tạo ra các phiên bản chức năng của tất cả trừ một trong các loại enzyme trong con đường sinh hoá này.
Nếu một con ruồi có mắt nâu đỏ tạo ra các phiên bản chức năng của tất cả trừ một trong các loại enzyme trong con đường sinh hoá này.
Cơ chế tạo ra màu chắc mắt ở ruồi được thể hiện qua sơ đồ:
Lời giải
Đúng. Vì: Theo hình trên nếu cả 3 enzym hoạt động thì sắc tố Đỏ tươi và sắc tố đỏ nâu được hình thành.
Enzyme 1 tạo thành hợp chất trung gian
Enzyme 2 dạng trung gian thành sắc tố đỏ tươi
Enzyme 3 tạo thành chất trung gian thành sắc tố đỏ nâu
Lời giải
Sai. Vi: Enzyme1 tạo thành hợp chất trung gian, nếu hợp chất trung gian không được hình thành thì sẽ không có cơ hội tạo ra các chất màu khác.
Lời giải
Sai. Vi: Enzyme1 tạo thành hợp chất trung gian,
Enzyme 2 dạng trung gian thành sắc tố đỏ tươi
Enzyme 3 tạo thành chất trung gian thành sắc tố sephia
Lời giải
Đúng. Vi: Nếu enzym 2 không hoạt động thì không có sự hình thành Sắc tố đỏ tươi. Vì vậy, đôi mắt sephia được hình thành.
28 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%