4 bài tập Chủ đề 5. Chuyển động tròn đều có lời giải
45 người thi tuần này 4.6 153 lượt thi 4 câu hỏi 50 phút
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 1)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lí Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Vật lý có đáp án năm 2025 (Đề 2)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Vật lý có đáp án năm 2025 (Đề 3)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật lí Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Vật lý có đáp án năm 2025 (Đề 4)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Vật lý có đáp án năm 2025 (Đề 26)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1 m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60 vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng và tốc độ của nó là bao nhiêu?
Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1 m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ 60 vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng và tốc độ của nó là bao nhiêu?
Lời giải
Tốc độ góc: \[\omega \] = 60 vòng/ phút = \[\frac{{60.2\pi }}{{60}} = 2\pi \,\left( {rad/s} \right)\]
Thời gian để hòn đá quay hết một vòng: \[T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1\,s\]
Tốc độ: \[v = \omega r = 2\pi .1 = 6,28\,m/s\]
Câu 2
Một đồng hồ treo tường có kim giờ dài 2,5 cm, kim phút dài 3 cm. So sánh tốc độ góc, tốc độ dài của hai đầu kim nói trên.
Một đồng hồ treo tường có kim giờ dài 2,5 cm, kim phút dài 3 cm. So sánh tốc độ góc, tốc độ dài của hai đầu kim nói trên.
Lời giải
- Đối với kim giờ, chu kì của kim giờ là \[{T_h} = 12h = 43200\left( s \right)\] nên ta có:
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{\omega _h} = \frac{{2\pi }}{{{T_h}}} \Rightarrow {\omega _h} = \frac{{2\pi }}{{43200}} \Rightarrow {\omega _h} \approx 1,{{454.10}^{ - 4}}\left( {rad/s} \right)}\\{{v_h} = {r_h}.\omega \Rightarrow {v_h} = 2,{{5.10}^{ - 2}}.1,{{45.10}^{ - 4}} \Rightarrow {v_h} \approx 3,{{635.10}^{ - 6}}\left( {m/s} \right)}\end{array}} \right.\]
- Đối với kim phút, chu kì của kim phút là \[{T_{ph}} = 60p = 3600\left( s \right)\] nên ta có:
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{\omega _{ph}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{ph}}}} \Rightarrow {\omega _{ph}} = \frac{{2\pi }}{{3600}} \Rightarrow {\omega _{ph}} \approx 1,{{745.10}^{ - 3}}\left( {rad/s} \right)}\\{{v_{ph}} = {r_{ph}}.\omega \Rightarrow {v_{ph}} = {{3.10}^{ - 2}}.1,{{745.10}^{ - 3}} \Rightarrow {v_{ph}} \approx 5,{{235.10}^{ - 5}}\left( {m/s} \right)}\end{array}} \right.\]
Ta có: \[\frac{{{\omega _h}}}{{{\omega _{ph}}}} = \frac{{1,{{454.10}^{ - 4}}}}{{1,{{745.10}^{ - 3}}}} \Rightarrow {\omega _{ph}} \approx 12{\omega _h}\]
Ta lại có: \[\frac{{{v_h}}}{{{v_{ph}}}} = \frac{{3,{{635.10}^{ - 6}}}}{{5,{{235.10}^{ - 5}}}} \Rightarrow {v_{ph}} \approx 14,4{v_h}\]
Câu 3
Để một vật có khối lượng bằng 12 kg chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính 0,4 m với tốc độ 8 m/s thì lực hướng tâm phải có độ lớn gần nhất với giá trị nào?
Để một vật có khối lượng bằng 12 kg chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính 0,4 m với tốc độ 8 m/s thì lực hướng tâm phải có độ lớn gần nhất với giá trị nào?
Lời giải
Lực hướng tâm: \[{F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{R} = 12.\frac{{{8^2}}}{{0,4}} = 1920\,N\].
Câu 4
Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 15 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trong vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 95 kg. Lấy g = 10 m/s2. Biết tốc độ của xe không đổi là v = 15 m/s. Tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm thấp nhất.
Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 15 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trong vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 95 kg. Lấy g = 10 m/s2. Biết tốc độ của xe không đổi là v = 15 m/s. Tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm thấp nhất.
Lời giải
Hợp lực của áp lực và trọng lực đóng vai trò là lực hướng tâm: \[\overrightarrow {{F_{ht}}} = \overrightarrow P + \overrightarrow N \]
Khi ở điểm thấp nhất, áp lực hướng lên và ngược chiều trọng lực.

Chọn chiều dương hướng về tâm quay nên ta có: \[{F_{ht}} = - P + N \Leftrightarrow m\frac{{{v^2}}}{R} = - mg + N\]
\[ \Rightarrow N = m\left( {\frac{{{v^2}}}{R} + g} \right) = 95\left( {\frac{{{{15}^2}}}{{15}} + 10} \right) = 2375N\]
31 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%