Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 17)
53 người thi tuần này 4.6 190 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 53)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 33)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 42)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Bốn loại nucleotide cấu tạo nên DNA phân biệt với nhau bởi thành phần nào dưới đây?
Lời giải
Đáp án A
Mỗi loại nucleotide cấu tạo nên DNA được cấu tạo nên từ 3 thành phần là: đường C5H10O4, gốc phosphate và 1 trong 4 loại nitrogenous base (A, T, G, C). Do đó, bốn loại nucleotide cấu tạo nên DNA phân biệt với nhau bởi thành phần nitrogenous base.
Câu 2
Hình dưới đây mô tả quá trình phân bào ở tế bào động vật. Hãy cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào?

Lời giải
Đáp án B
Trong hình, các nhiễm sắc thể kép, không tương đồng xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân 2.
Câu 3
Trong hệ tiêu hoá ở người, các bộ phận vừa diễn ra quá trình tiêu hoá cơ học, vừa diễn ra quá trình tiêu hoá hoá học là
Lời giải
Chọn B
Câu 4
Khi nói về quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tất cả các loài động vật sống trên cạn đều có hình thức hô hấp bằng phổi.
II. Khi lên cạn, cá sẽ ngừng hô hấp do các khe mang bị khô, các phiến mang dính lại với nhau làm giảm diện tích bề mặt trao đổi khí.
III. Phổi của tất cả các loài chim đều có hệ thống phế nang phát triển, do đó, thích nghi với đời sống bay lượn.
IV. Tất cả các loài cá đều hô hấp bằng mang.
Lời giải
Đáp án B
I. Sai. Không phải tất cả các loài động vật sống trên cạn đều có hình thức hô hấp bằng phổi. Ngoài hô hấp bằng phổi, động vật trên cạn có thể hô hấp qua bề mặt trao đổi khí hoặc trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
II. Đúng. Khi lên cạn, cá sẽ ngừng hô hấp do các khe mang bị khô, các phiến mang dính lại với nhau làm giảm diện tích bề mặt trao đổi khí.
III. Sai. Phổi của chim không có phế nang.
IV. Sai. Không phải tất cả các loài cá đều hô hấp bằng mang như cá heo, cá voi,…
Lời giải
Đáp án B
Mỗi người có một tỉ lệ nhất định trình tự nucleotide trên DNA mang tính đặc trưng cho từng cá thể, do đó, người ta có thể tiến hành phân tích trình tự nucleotide của DNA và so sánh với dữ liệu DNA có trong ngân hàng gene hoặc với mẫu DNA của các đối tượng khác nhau để nhận dạng cá thể.
Câu 6
Hình dưới đây mô tả bộ NST của người bình thường và người bị bệnh. Phát biểu nào dưới đây đúng?

Hình dưới đây mô tả bộ NST của người bình thường và người bị bệnh. Phát biểu nào dưới đây đúng?
Lời giải
Đáp án B
So sánh hai bộ nhiễm sắc thể của người bình thường và người bị bệnh cho thấy, người bị bệnh bị thừa một nhiễm sắc thể số 21 → Người bị bệnh mắc hội chứng Down. Do đó:
A. Sai. Hội chứng Down xảy ra do thừa 1 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số 21 – đây là cặp nhiễm sắc thể bình thường → Hội chứng này có thể gặp cả ở nam và ở nữ.
B. Đúng. Bằng kĩ thuật chọc dò dịch ối để xác định bộ nhiễm sắc thể của phôi thai có thể phát hiện sớm hội chứng bệnh này.
C. Sai. Hội chứng bệnh này không thể chữa lành được dù được phát hiện ở giai đoạn phôi sớm.
D. Sai. Amino acid pheninalanine dư thừa trong máu gây đầu độc các tế bào thần kinh là triệu chứng của bệnh phenylketonuria, không phải triệu chứng của hội chứng Down.
Câu 7
Sơ đồ dưới đây mô tả nguyên lí tạo thực vật mang gene kháng vi khuẩn gây bệnh nhờ công nghệ DNA tái tổ hợp. Số nào của sơ đồ thể hiện DNA tái tổ hợp?

Lời giải
Chọn C
Lời giải
Đáp án A
“Hiệu ứng thắt cổ chai” và “hiệu ứng sáng lập” đều có hiện tượng 1 nhóm nhỏ cá thể của quần thể gốc hình thành nên quần thể mới. Chính vì số lượng cá thể ít nên sự giao phối gần giữa các cá thể diễn ra thường xuyên hơn, dẫn đến quần thể được phục hồi có tỉ lệ đồng hợp tử cao.
Câu 9
Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính
Lời giải
Đáp án A
Tính phổ biến của mã di truyền có nghĩa tất cả các loài sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 10
Ở một loài thực vật lưỡng bội 2n = 6 đã xuất hiện đột biến thể ba nhiễm. Tế bào nào ở hình 7 chứa bộ nhiễm sắc thể của thể đột biến này?
Lời giải
Đáp án B
- Tế bào 1 chứa 6 nhiễm sắc thể → Tế bào 1 là tế bào 2n bình thường.
- Tế bào 2 chứa 7 nhiễm sắc thể (một cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc thay vì 2 chiếc như bình thường) → Tế bào 2 là tế bào đột biến thể ba nhiễm (2n + 1).
- Tế bào 3 chứa 9 nhiễm sắc thể (mỗi cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc thay vì 2 chiếc như bình thường) → Tế bào 3 là tế bào đột biến thể tam bội (3n).
- Tế bào 4 chứa 8 nhiễm sắc thể (một cặp nhiễm sắc thể có 4 chiếc thay vì 2 chiếc như bình thường) → Tế bào 4 là tế bào đột biến thể tứ nhiễm (2n + 2).
Lời giải
Chọn A
Câu 12
Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người.
Bệnh P do một trong hai allele của một gene quy định; bệnh M do một trong hai allele của một gene nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định. Có thể xác định chính xác được kiểu gene của bao nhiêu người trong phả hệ trên?
Lời giải
Đáp án A
- Về tính trạng bệnh P: (6) bình thường × (7) bình thường lại sinh ra con gái (11) bị bệnh P Tính trạng bệnh P do gene lặn nằm trên NST thường quy định Quy ước: P: bình thường >> p: bị bệnh P.
- Về tính trạng bệnh M: (1) bình thường × (2) bình thường lại sinh ra con trai (5) bị bệnh M Tính trạng bệnh M do gene lặn nằm trên vùng không tương đồng của X quy định Quy ước: M: bình thường >> m: bị bệnh M.
- Từ các dữ kiện trên, ta xác định được kiểu gene của từng người trong phả hệ:
→ Chỉ xác định được chính xác kiểu gene của 7 người trong phả hệ bao gồm: (4), (6), (7), (8), (9), (10), (11).
Câu 13
Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1. Cho các sự kiện sau:
1. Hình thành tế bào sơ khai đầu tiên từ màng lipid kép và các đại phân tử, có khả năng chuyển hóa, sinh trưởng và nhân đôi.
2. Các chất vô cơ được xúc tác thành các hợp chất hữu cơ đơn giản trong điều kiện khí hậu nguyên thuỷ. Các hợp chất hữu cơ đơn giản xảy ra phản ứng tạo thành các đại phân tử hữu cơ.
3. Các sinh sật nhân thực đa bào hình thành.
4. Hình thành các sinh vật nhân thực đơn bào.
Hãy viết liền các số tương ứng với các sự kiện theo trình tự tiến hoá trong sinh giới.
Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1. Cho các sự kiện sau:
1. Hình thành tế bào sơ khai đầu tiên từ màng lipid kép và các đại phân tử, có khả năng chuyển hóa, sinh trưởng và nhân đôi.
2. Các chất vô cơ được xúc tác thành các hợp chất hữu cơ đơn giản trong điều kiện khí hậu nguyên thuỷ. Các hợp chất hữu cơ đơn giản xảy ra phản ứng tạo thành các đại phân tử hữu cơ.
3. Các sinh sật nhân thực đa bào hình thành.
4. Hình thành các sinh vật nhân thực đơn bào.
Hãy viết liền các số tương ứng với các sự kiện theo trình tự tiến hoá trong sinh giới.
Lời giải
Câu 14
Sơ đồ bên mô tả bốn thành viên trong một gia đình gồm có bố (A), mẹ (B), con trai (D) và con gái (E). Các chữ số 1, 2, 3, 4 là các giao tử được sinh ra từ cơ thể bố hoặc mẹ. Trong đó, (1) và (2) là hai loại giao tử đột biến được sinh ra do sự không phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình giảm phân 1 của người bố; (3) và (4) là các giao tử bình thường được sinh ra từ cơ thể người mẹ. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Phân tích sơ đồ và cho biết trong tế bào sinh dưỡng của người con trai có bao nhiêu NST.

Sơ đồ bên mô tả bốn thành viên trong một gia đình gồm có bố (A), mẹ (B), con trai (D) và con gái (E). Các chữ số 1, 2, 3, 4 là các giao tử được sinh ra từ cơ thể bố hoặc mẹ. Trong đó, (1) và (2) là hai loại giao tử đột biến được sinh ra do sự không phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình giảm phân 1 của người bố; (3) và (4) là các giao tử bình thường được sinh ra từ cơ thể người mẹ. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Phân tích sơ đồ và cho biết trong tế bào sinh dưỡng của người con trai có bao nhiêu NST.
Lời giải
Đáp án: 47
- Bố (44A + XY) giảm phân không phân li ở GP I → Tạo hai loại giao tử mang (22A + XY) và (22A + O).
- Mẹ (44A + XX) giảm phân bình thường → Tạo giao tử mang (22A + X).
→ Con có thể mang (44A + XXY), phát triển thành con trai hoặc mang (44A + XO), phát triển thành con gái.
→ Con trai (XXY) trong tế bào sinh dưỡng có 47 NST.
Câu 15
Ở bí ngô, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gene A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định theo sơ đồ chuyển hóa sau:

Cho biết kiểu gene aabb quy định quả dài. Theo lí thuyết, cho ba cây quả tròn dị hợp giao phấn với một cây quả dẹt dị hợp hai cặp gene sẽ tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình cây quả dẹt : cây quả tròn : cây quả dài lần lượt là bao nhiêu?
Ở bí ngô, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gene A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Cho biết kiểu gene aabb quy định quả dài. Theo lí thuyết, cho ba cây quả tròn dị hợp giao phấn với một cây quả dẹt dị hợp hai cặp gene sẽ tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình cây quả dẹt : cây quả tròn : cây quả dài lần lượt là bao nhiêu?
Lời giải
Đáp án: 3 : 4 : 1
Cây quả tròn dị hợp có 2 kiểu gene: Aabb hoặc aaBb. Cây quả dẹt dị hợp 2 cặp gene có kiểu gene: AaBb.
Trường hợp 1: 3 cây quả tròn đều có kiểu gene Aabb.
P: Aabb × AaBb → F1: (3A- : 1aa)(1Bb : 1bb) = 3A-Bb : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb (3 dẹt : 4 tròn : 1 dài).
Trường hợp 2: 3 cây quả tròn đều có kiểu gene aaBb.
P: aaBb × AaBb → F1: (1Aa : 1aa)(3B- : 1bb) = 3AaB- : 3aaB- : 1Aabb : 1aabb (3 dẹt : 4 tròn : 1 dài).
Trường hợp 3: Trong 3 cây quả tròn có 1 cây Aabb; 2 cây aaBb.
P: (1/3 Aabb : 2/3 aaBb) × AaBb = (3/6 ab : 2/6 aB : 1/6 Ab) × (AB = Ab = aB = ab = 1/4)
→ F1: 3 dẹt : 4 tròn : 1 dài.
Trường hợp 4: Trong 3 cây quả tròn có 2 cây Aabb; 1 cây aaBb.
P: (2/3 Aabb : 1/3 aaBb) × AaBb = (3/6 ab : 1/6 aB : 2/6 Ab) × (AB = Ab = aB = ab = 1/4)
→ F1: 3 dẹt : 4 tròn : 1 dài.
→ Cho ba cây quả tròn dị hợp giao phấn với một cây quả dẹt dị hợp hai cặp gene luôn tạo ra F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 cây quả dẹt : 4 cây quả tròn : 1 cây quả dài.
Câu 16
Cho biết khả năng kháng DDT được quy định bởi 4 allele lặn a, b, c, d tác động theo kiểu cộng gộp. Trong môi trường bình thường, các dạng kháng DDT có sức sống kém hơn các dạng bình thường. Cho 3 quần thể: quần thể 1 chỉ toàn các cá thể có kiểu gene AABBCCDD, quần thể 2 chỉ toàn cá thể có kiểu gene aabbccdd, quần thể 3 bao gồm các cá thể mang các kiểu gene khác nhau. Nếu người ta phun DDT trong thời gian dài, sau đó ngừng phun thì quần thể nào sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau khi ngừng phun DDT?
Cho biết khả năng kháng DDT được quy định bởi 4 allele lặn a, b, c, d tác động theo kiểu cộng gộp. Trong môi trường bình thường, các dạng kháng DDT có sức sống kém hơn các dạng bình thường. Cho 3 quần thể: quần thể 1 chỉ toàn các cá thể có kiểu gene AABBCCDD, quần thể 2 chỉ toàn cá thể có kiểu gene aabbccdd, quần thể 3 bao gồm các cá thể mang các kiểu gene khác nhau. Nếu người ta phun DDT trong thời gian dài, sau đó ngừng phun thì quần thể nào sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau khi ngừng phun DDT?
Lời giải
Đáp án: 3
- Khi phun DDT, trong môi trường DDT quần thể 1 sẽ bị tiêu diệt vì các cá thể có kiểu gene AABBCCDD không có khả năng kháng DDT. Quần thể 3 có các cá thể mang các kiểu gene khác nhau, do vậy, chắc chắn quần thể này vẫn tồn tại vì chứa các kiểu gene khác nhau giúp quần thể có khả năng kháng DDT. Quần thể 2 chắc chắn tồn tại tốt trong môi trường chứa DDT vì quần thể 2 gồm các cá thể có kiểu gene aabbccdd. Do đó sau khi phun, chỉ còn quần thể 2 và 3 tồn tại.
- Sau khi ngừng phun DDT hoàn toàn, trong môi trường không có DDT, quần thể 2 phát triển rất chậm vì các cá thể trong quần thể phải mất năng lượng để hình thành chất kháng DDT. Trong khi đó, quần thể 3 có các cá thể mang nhiều kiểu gene khác nhau do đó trong quần thể có các cá thể sinh trưởng tốt trong môi trường không DDT. Vậy quần thể 3 sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Câu 17
Khi nghiên cứu về một số loài sinh vật thuộc một chuỗi thức ăn trong một quần xã sinh vật, người ta thu được các số liệu dưới đây
Loài
Số cá thể
Khối lượng
trung bình mỗi cá thể
Bình quân năng lượng
trên 1 đơn vị khối lượng
1
10000
0,1
1
2
5
10
2
3
500
0,002
1,8
4
5
300000
0,5
Hãy sắp xếp các loài theo thứ tự dòng năng lượng đi qua chuỗi thức ăn này.
Khi nghiên cứu về một số loài sinh vật thuộc một chuỗi thức ăn trong một quần xã sinh vật, người ta thu được các số liệu dưới đây
Loài |
Số cá thể |
Khối lượng trung bình mỗi cá thể |
Bình quân năng lượng trên 1 đơn vị khối lượng |
1 |
10000 |
0,1 |
1 |
2 |
5 |
10 |
2 |
3 |
500 |
0,002 |
1,8 |
4 |
5 |
300000 |
0,5 |
Hãy sắp xếp các loài theo thứ tự dòng năng lượng đi qua chuỗi thức ăn này.
Lời giải
Đáp án: 4123
Loài |
Số cá thể |
Khối lượng trung bình mỗi cá thể |
Bình quân năng lượng trên 1 đơn vị khối lượng |
Năng lượng |
1 |
10000 |
0,1 |
1 |
1000 |
2 |
5 |
10 |
2 |
100 |
3 |
500 |
0,002 |
1,8 |
1,8 |
4 |
5 |
300000 |
0,5 |
750000 |
Trong chuỗi thức ăn, càng lên cao thì mức năng lượng càng giảm → Các loài theo thứ tự dòng năng lượng đi qua chuỗi thức ăn này là: 4123.
Câu 18
Để thay đổi cảnh quan môi trường trong công viên, các nhà làm vườn nhập mới một giống cỏ sinh sản vô tính, chỉ sống được một năm. Loại cỏ này có chỉ số sinh sản/năm là 15 (tức là một năm, 15 cây cỏ sẽ được sinh ra từ 1 cây cỏ). Số lượng cỏ trồng ban đầu là 200 cây/10m². Mật độ cỏ (cây/m2) trong công viên sẽ là bao nhiêu sau hai năm?
Để thay đổi cảnh quan môi trường trong công viên, các nhà làm vườn nhập mới một giống cỏ sinh sản vô tính, chỉ sống được một năm. Loại cỏ này có chỉ số sinh sản/năm là 15 (tức là một năm, 15 cây cỏ sẽ được sinh ra từ 1 cây cỏ). Số lượng cỏ trồng ban đầu là 200 cây/10m². Mật độ cỏ (cây/m2) trong công viên sẽ là bao nhiêu sau hai năm?
Lời giải
Đáp án: 4500
Số lượng cỏ trồng ban đầu là: 200 cây.
Vì loài cỏ này chỉ sống được 1 năm và có chỉ số sinh sản/năm là 15. Do đó, số lượng cỏ sau hai năm là: 200 × 15 × 15 = 45000 cây.
→ Mật độ cỏ (cây/m2) trong công viên sẽ là: 45000 : 10 = 4500 (cây/m2).
Đoạn văn 1
Dựa vào thông tin sau đề trả lời câu 5 và câu 6: Tỉ lệ % các amino acid sai khác nhau ở chuỗi polipeptide alpha trong phân tử Hemoglobin thể hiện ở bảng sau:
|
Cá mập |
Cá chép |
Kì nhông |
Chó |
Người |
Cá mập |
0 |
59,4 |
61,4 |
56,8 |
53,2 |
Cá chép |
|
0 |
53,2 |
47,9 |
48,6 |
Kì nhông |
|
|
0 |
46,1 |
44,0 |
Chó |
|
|
|
0 |
16,3 |
Người |
|
|
|
|
0 |
Lời giải
Đáp án B
Bằng chứng tiến hóa trên dựa trên tỉ lệ % các amino acid sai khác nhau ở chuỗi polipeptide alpha trong phân tử Hemoglobin → Đây là bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 20
Dựa trên bằng chứng tiến hóa trên, trình tự nào sau đây thể hiện mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài khác?
Lời giải
Đáp án A
Tỉ lệ % các amino acid sai khác nhau ở chuỗi polipeptide alpha trong phân tử Hemoglobin càng nhiều thì mối quan hệ họ hàng càng xa → Trình tự thể hiện mối quan hệ họ hàng từ gần đến xa giữa người với các loài khác là: Người - chó - kì nhông - cá chép - cá mập.
Đoạn văn 2
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Ở nước ta có hiện tượng một số dân tộc miền núi thường có thói quen đốt nương rẫy để lấy đất trồng cây lương thực, nhưng chỉ canh tác được vài năm đất bị thoái hóa bà con lại phải chuyển đi nơi khác.
Câu 21
Quá trình phục hồi sau khi nương rẫy bị đốt phá là một kiểu diễn thế......(1)....... Sau khi canh tác một thời gian, đất bị xói mòn nên năng suất của các cây lương thực........(2)........ mạnh. Cụm từ/từ tương ứng với (1), (2) lần lượt là
Lời giải
Đáp án D
- Quá trình phục hồi sau khi nương rẫy bị đốt phá là quá trình diễn thế diễn ra ở trên môi trường đã từng có một quần xã tồn tại trước đó → Đây là quá trình diễn thế thứ sinh.
- Các cây lương thực lấy chất dinh dưỡng chủ yếu từ đất → Khi đất bị sói mòn, năng suất của các cây lương thực bị giảm mạnh.
Câu 22
Để có thể canh tác lâu dài trên vùng đất đã khai thác thì ngoài việc cần bón thêm các loại phân nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất thì biện pháp nào dưới đây là phù hợp?
Để có thể canh tác lâu dài trên vùng đất đã khai thác thì ngoài việc cần bón thêm các loại phân nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất thì biện pháp nào dưới đây là phù hợp?
Lời giải
Đáp án A
Để có thể canh tác lâu dài trên vùng đất đã khai thác thì ngoài việc cần bón thêm các loại phân nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất thì biện pháp phù hợp là tăng cường trồng các loài cây luân canh, xen canh. Do nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau là khác nhau nên nếu áp dụng luân canh, xen canh sẽ khai thác tối ưu được nguồn chất dinh dưỡng trong đất, giúp đất có thời gian phục hồi, nhờ đó, kéo dài được thời gian canh tác trên vùng đất đã khai thác.
Đoạn văn 3
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở cây ngô phát tán trong vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu hai giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ mang gene Bt có khả năng kháng sâu, còn giống S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng.
Câu 23
Giả sử loài chim này bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất?
Giả sử loài chim này bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất?
Lời giải
Đáp án A
Loài sâu đục thân gây bệnh ở cây ngô là thức ăn chính của một loài chim trong vùng → Khi loài chim này bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn sẽ dẫn đến loài sâu đục thân tăng lên do số lượng vật ăn thịt giảm → Trong hai giống ngô, tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên do không có khả năng kháng sâu.
Lời giải
Đáp án A
Bảo vệ loài chim – thiên địch của sâu đục thân gây bệnh ở cây ngô sẽ giúp bảo vệ ngô trong vùng này có hiệu quả nhất trong các biện pháp trên.
Đoạn văn 4
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Hình dưới đây mô tả thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Sau một thời gian thí nghiệm, người ta đổ nước vào bình qua phễu. Biết rằng thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định.
Lời giải
Quan sát thí nghiệm trên cho thấy, hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Quá trình hô hấp tế bào của hạt nảy mầm tạo ra khí CO2. Khi rót nước từ từ vào bình chứa hạt, khí CO2 sẽ được đẩy vào ống nghiệm chứa nước vôi. Khi CO2 gặp nước vôi sẽ tạo kết tủa làm nước vôi vẩn đục. Do đó:
a) Sai. Thí nghiệm trên cho thấy quá trình hô hấp thải ra khí CO2.
Lời giải
Đúng. Khi tiến hành rót nước từ từ từng ít một vào bình qua phễu, khí CO2 sẽ được đẩy vào ống nghiệm chứa nước vôi. Khí CO2 gặp nước vôi sẽ tạo kết tủa làm nước vôi vẩn đục.
Câu 27
c) Nếu thay hạt nảy mầm trong bình bằng hạt nảy mầm đã chết và được khử trùng thì nước vôi trong ống nghiệm không vẩn đục.
c) Nếu thay hạt nảy mầm trong bình bằng hạt nảy mầm đã chết và được khử trùng thì nước vôi trong ống nghiệm không vẩn đục.
Lời giải
Đúng. Hạt nảy mầm đã chết không có quá trình hô hấp tế bào → không tạo khí CO2 → nước vôi trong ống nghiệm không vẩn đục.
Lời giải
Sai. Hạt nảy mầm không có quá trình quang hợp nên điều kiện ánh sáng có hay không cũng không ảnh hưởng đến sự thành công hay không của thí nghiệm.
Đoạn văn 5
Lời giải
Tế bào có kiểu gene giảm phân có:
+ Cặp không phân li trong giảm phân I cho 2 loại giao tử:
+ Cặp Dd giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử: 2D : 2d.
Vậy tế bào này cho 2 loại giao tử với 2 trường hợp: hoặc
Xét sự đúng – sai của các phát biểu:
a) Đúng. Kết thúc quá trình giảm phân cho 4 giao tử đột biến với 2 loại: hoặc .
Lời giải
Sai. Hai cặp gene A, a và B, b không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp D, d và các cặp NST khác phân li bình thường nên giao tử được tạo ra không thể có kiểu gene AB hoặc abDd.
Lời giải
Đúng. Ví dụ là giao tử (n + 1), giao tử d là giao tử (n – 1).
Lời giải
Đúng. Tế bào này không xảy ra hoán vị gene sẽ cho tối đa 2 loại giao tử với 2 trường hợp: hoặc .
Đoạn văn 6
Hình bên mô tả mối quan hệ về độ cao mỏ khác nhau giữa các nhóm cá thể của hai loài chim sẻ ăn hạt G. fuliginosa và G.fortis thuộc quần đảo Galapagos qua thời gian dài trong hai trường hợp: khi sống chung trên một đảo (Hình A), khi sống riêng trên hai đảo (Hình B, C). Biết rằng, độ cao mỏ chim có mối tương quan thuận với kích thước hạt.
Lời giải
Sai. Khi sống riêng, loài G. fortis có độ cao mỏ không quá khác biệt so với loài G. fuliginosa.
Câu 34
b) Khi sống chung, loài G. fortis thích nghi với ăn hạt to, loài G. fuliginosa thích nghi với ăn hạt nhỏ.
b) Khi sống chung, loài G. fortis thích nghi với ăn hạt to, loài G. fuliginosa thích nghi với ăn hạt nhỏ.
Lời giải
Đúng. Khi sống chung, loài G. fortis thích nghi với ăn hạt to (độ cao mỏ lớn hơn), loài G. fuliginosa thích nghi với ăn hạt nhỏ (độ cao mỏ nhỏ hơn).
Câu 35
c) Khi sống chung, sự cạnh tranh về thức ăn là nguyên nhân chính gây ra sự phân hóa về độ cao mỏ giữa hai loài.
c) Khi sống chung, sự cạnh tranh về thức ăn là nguyên nhân chính gây ra sự phân hóa về độ cao mỏ giữa hai loài.
Lời giải
Đúng. Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn của cả 2 loài khi sống chung có ảnh hưởng mạnh đến sự phân hóa về độ cao mỏ giữa hai loài (hiện tượng phân li ổ sinh thái).
Lời giải
Đúng. Khi sống riêng, loài G. fortis (7 nhóm kích thước mỏ) có sự đa dạng về độ cao mỏ hơn so với loài G. fuliginosa (5 nhóm kích thước mỏ).
Đoạn văn 7
Một công trình nghiên cứu đã khảo sát sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thuộc hai loài động vật ăn cỏ (loài A và loài B) trong cùng một khu vực sinh sống từ năm 1992 đến năm 2020. Hình sau đây mô tả sự thay đổi số lượng cá thể của hai quần thể A, B trước và sau khi loài động vật săn mồi C xuất hiện trong môi trường sống của chúng. Biết rằng ngoài sự xuất hiện của loài C, điều kiện môi trường sống trong toàn bộ thời gian nghiên cứu không có biến động lớn.
Lời giải
Đúng. Sự giảm kích thước quần thể A là do sự săn mồi của loài C cũng như sự gia tăng kích thước của quần thể B đã tiêu thụ một lượng lớn cỏ.
Lời giải
Đúng. Kích thước của quần thể B tăng từ khi có C → C chỉ ăn A → giảm áp lực cạnh tranh với B → quần thể B tăng số lượng.
Lời giải
Đúng. Vì A và B đều ăn cỏ nên có sự trùng lặp về ổ dinh dưỡng giữa 2 loài này.
Câu 40
d) Trong 5 năm đầu khi có sự xuất hiện của loài C, sự săn mồi của loài C tập trung vào quần thể A, do đó làm giảm áp lực săn mồi lên quần thể B giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non trong quần thể B.
d) Trong 5 năm đầu khi có sự xuất hiện của loài C, sự săn mồi của loài C tập trung vào quần thể A, do đó làm giảm áp lực săn mồi lên quần thể B giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non trong quần thể B.
Lời giải
Sai. Quần thể B tăng kích thước từ khi có loài C xuất hiện chứng tỏ C không ăn B. C chỉ ăn A → giảm áp lực cạnh tranh với B → quần thể B tăng số lượng.
38 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%