Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
12545 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Nhận xét nào sau đây không đúng về ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Đã mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam
B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của CNĐQ
C. Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam
Câu 2:
Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là
A. chế tạo thành công bom nguyên tử
B. giải mã được bản đồ gen người
C. tạo ra cừu Đôli
D. đưa người lên mặt trăng
Câu 3:
Điểm khác về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương tháng 10/1930 so với Cương Lĩnh tháng 2-1930 là gì?
A. Nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp, sáng tạo
B. Nêu cao được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu
C. Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
D. Nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
Câu 4:
Hoạt động nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc xác định “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” ?
A. Gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (18/6/1919)
B. Tham dự và đọc tham luận tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản (7/1924)
C. Đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (7/1920)
D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3 và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920)
Câu 5:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Đinh Công Tráng
B. Phan Đình Phùng
C. Tôn Thất Thuyết
D. Nguyễn Thiện Thuật
Câu 6:
Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga đã lật đổ chế độ chính trị nào?
A. Chính phủ lâm thời tư sản
B. Quân chủ chuyên chế
C. Nền cộng hòa tư sản
D. Nền quân chủ lập hiến
Câu 7:
Đánh giá thế nào cho đúng về tính chất của Phong trào dân chủ 1936 -1939?
A. Giải phóng dân tộc
B. Dân chủ công khai
C. Dân chủ nhân dân
D. Dân tộc dân chủ
Câu 8:
Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
A. “Cách mạng trắng”
B. “Cách mạng xanh”
C. “Cách mạng công nghiệp”
D. “Cách mạng chất xám”
Câu 9:
Mĩ từng bước can thiệp và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương từ kế hoạch nào?
A. Kế hoạch Nava
B. Kế hoạch của Bôlae
C. Kế hoạch Rơve
D. Đờ Lát đơ Tátxinhi
Câu 10:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo nào?
A. Đời sống công nhân
B. Báo Thanh niên
C. Báo Búa liềm
D. Người cùng khổ
Câu 11:
Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị và sự nhất trí giữa 5 nước lớn
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
C. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
Câu 12:
Điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX là gì?
A. Lực lượng xã hội mới ra đời
B. Giai cấp phong kiến đã lỗi thời
C. Phong trào Cần Vương thất bại
D. Truyền thống yêu nước dân tộc
Câu 13:
Nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ của cuộc Cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Kĩ thuật
B. Khoa học
C. Sản xuất
D. Cuộc sống
Câu 14:
Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là gì?
A. Nguy cơ tụt hậu, cạnh tranh và mất bản sắc
B. Ô nhiễm môi trường và mất độc lập dân tộc
C. Nguy cơ bất ổn định về kinh tế và văn hóa
D. Nguy cơ khủng bố và tranh chấp biển đảo
Câu 15:
Đâu là cuộc chiến tranh nhân dân đầu tiên trong thời đại Hồ Chí Minh?
A. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945
B. Phong trào 1930-1931 Xô viết Nghệ Tĩnh
C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
D. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
Câu 16:
Mở đầu thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới 2 là khu vực nào trên thế giới ?
A. Châu Phi
B. Đông Bắc Á
C. Đông Nam Á
D. Mĩlatinh
Câu 17:
Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày 19/12/1946, như thế nào?
A. Cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo
B. Quân Trung Hoa dân quốc và Anh vào
C. Nhân dân ta có quyền làm chủ đất nước
D. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 18:
Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954?
A. Quân ta tiếp quản Hà Nội
B. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ
D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết
Câu 19:
Pháp chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” từ sau thất bại nào?
A. Kế hoạch tấn công Việt Bắc 1947
B. Biên giới 1950 – Rơve phá sản
C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi
D. Tiến công ra Hòa Bình 1951-1952
Câu 20:
Thắng lợi lớn nhất của ta trong Hiệp định Giơnevơ là gì?
A. Các bên tham chiến thực hiện tập kết chuyển quân chuyển giao khu vực
B. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
C. Pháp và các đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương
D. Các nước tham dự Hội nghị cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước
Câu 21:
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta và liên quân Lào Việt đã buộc Pháp phải bị động phân tán thành những nơi tập quân theo thứ tự như thế nào?
A. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Luông phabăng, Plâyku và Xênô
B. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xênô, Luông phabăng và Plâyku
C. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Plâyku, Xênô, Luông phabăng
D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xênô, Plâyku và Luông phabăng
Câu 22:
Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch tấn công Việt Bắc 1947 của Bôlae và kế hoạch Rơve của Pháp có gì giống nhau ?
A. Có sự đồng ý, can thiệp của Mĩ
B. Pháp giữ quyền chủ động chiến lược
C. Pháp mất quyền chủ động ở Bắc Bộ
D. Pháp lún sâu vào thế bị động phòng ngự
Câu 23:
Nhật Bản tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa –xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, là nội dung của học thuyết nào?
A. Học thuyết Hasimôtô (1- 1997)
B. Học thuyết Miyadaoa (1-1991)
C. Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991)
D. Hòa bình Xanphranxcô (8-9-1951)
Câu 24:
Nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển cao và hiện đại của nền kinh tế TBCN ở Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản là gì?
A. Các công ty năng động, có tầm nhìn xa trông rộng, chính sách điều tiết tốt
B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất
C. Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao và tài nguyên phong phú
D. Tận dụng tốt các các cơ hội ở bên ngoài như nguồn viện trợ và nguyên liệu
Câu 25:
Nội dung nào trong Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng ta là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam?
A. Kháng chiến toàn diện
B. Kháng chiến lâu dài
C. Tự lực cánh sinh
D. Toàn dân kháng chiến
Câu 26:
Khi địch tiến công Việt Bắc 1947, Đảng ta có chỉ thị như thế nào?
A. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”
B. “Tất cả cho chiến dịch toàn thắng”
C. Đây là cơ hội tốt, mở chiến dịch phản công tiến công địch
D. “Tất cả cho chiến dịch. Tất cả để đánh thắng”
Câu 27:
Hội nghị Ban chấp Hành Trung ương tháng 11/1939, Đảng cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập Mặt trận với tên gọi như thế nào?
A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương
B. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh( Việt Minh)
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
Câu 28:
Căn cứ địa chính của cách mạng cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở đâu?
A. Căn cứ Cao-Bắc-Lạng
B. Khu giải phóng Việt Bắc
C. Căn cứ địa ở Cao Bằng
D. Căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai
Câu 29:
Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới 2 là gì?
A. Chiến tranh cách mạng
B. Khởi nghĩa vũ trang
C. Đấu tranh nghị trường
D. Chính trị- ngoại giao
Câu 30:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951), đã quyết định ở Việt Nam Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới như thế nào?
A. Đảng Lao động Việt Nam
B. Đảng cộng sản Việt Nam
C. Đảng cộng sản Đông Dương
D. Đảng Mác – Lê nin
Câu 31:
Vì sao đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới tư sản từ Trung Quốc và Nhật Bản ?
A. Đang bế tắc về tư tưởng
B. Do sự hạn chế tầm nhìn
C. Xã hội chưa thay đổi
D. Giai cấp tư sản chưa có
Câu 32:
Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp đêm 9/3/1945, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là ai?
A. Chính phủ Trần Trọng Kim
B. Phát xít Pháp - Nhật
C. Phát xít Nhật
D. Thực dân Pháp
Câu 33:
Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có thái độ tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập dân tộc?
A. Tư sản dân tộc
B. Nông dân
C. Tiểu tư sản trí thức
D. Công nhân
Câu 34:
Thành tựu nào của Liên Xô đã mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người?
A. Phóng tàu vũ trụ có người lái bay quanh trái đất năm 196
B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm 1957
C. Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược 1972
D. Liên Xô đã chế tạo thàng công bom nguyên tử năm 1949
Câu 35:
Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về nội dung cuộc Cách mạng tư sản dân quyền trong trong Cương lĩnh tháng 2/1930 như thế nào?
A. Chỉ chống đế quốc giải phóng dân tộc
B. Có làm nhiệm vụ cách mạng ruộng đất
C. Chống phong kiến chia ruộng cho dân
D. Chống đế quốc và chống phong kiến
Câu 36:
Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế gì trong công tác mặt trận ở phong trào dân chủ 1936-1939?
A. Chưa thành lập được một mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam
B. Chưa tập hợp được toàn lực lượng dân tộc
C. Chưa xây dựng được khối liên minh công- nông làm nòng cốt
D. Tên mặt trận không phù hợp với nhiệm vụ của thời kì
Câu 37:
Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động của Xô viết Nghệ Tĩnh?
A. Thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân, tự do hội họp
B. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân, xóa tệ nạn xã hội
C. Xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân
D. Chia ruộng, lập các tổ chức để nhân dân giúp nhau sản xuất
Câu 38:
Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?
A. Mĩ Thực hiện “Kế hoạch Mác San” - Phục hồi kinh tế Tây Âu
B. Mĩ, Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
C. Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc Hội Mĩ (3/1947)
D. Sự ra đời của khối NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava
Câu 39:
Tính chất của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuộc Bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là gì?
A. Khuôn khổ tự phát
B. Phát triển tự giác
C. Hoàn toàn tự giác
D. Lãnh đạo cách mạng
Câu 40:
Tổ chức bí mật đầu tiên của công nhân Việt Nam là
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Đảng cộng sản sản Việt Nam
C. Tân Việt cách mạng Đảng
D. Công hội đỏ Sài Gòn 1920
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com