(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 7)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sử
Đề 1
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 7:
Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công?
Câu 8:
Năm 1945, tổ chức quốc tế nào sau đây được thành lập nhằm mục đích giữ gìn hoà bình thế giới?
Câu 9:
Năm 1965, quân dân Việt Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của thế lực nào sau đây?
Câu 22:
Thực tiễn công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thẳng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Đối với nhân dân ta, thắng lợi oanh liệt đó mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc kẻ vang quá trình ba mươi năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỉ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, xoá bỏ mọi chướng ngại vật trên con đường thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.471)
Đoạn văn 2
“Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại những thay đổi rất to lớn cho Việt Nam trong công cuộc Đổi mới.
Mức tăng trưởng trung bình khoảng 7 % mỗi năm. Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỉ đồng, tương đương 409 tỉ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4 110 USD. Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội xét trên phương diện quan hệ sở hữu, gồm khoảng 27 % từ kinh tế nhà nước, 4 % từ kinh tế tập thể, 30 % từ kinh tế hộ, 10 % từ kinh tế tư nhân trong nước và 20 % từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,... Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kiểu kinh tế thị trường mới, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ, mà là nền kinh tế có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam”.
(Nguyễn Trọng Nghĩa, “Thành tựu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới”, Tạp chí Cộng sản online, ngày 2-3-2023)
Đoạn văn 3
“Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngoại giao đã góp phần tích cực phá vòng vây. Từ năm 1950, Việt Nam thiết lập được quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, gắn Việt Nam với quốc tế. Phối hợp với thắng lợi quân sự, năm 1954, Việt Nam đã tiến hành đàm phán ở Giơ-ne-vơ để kết thúc chiến tranh, giải phóng nửa nước, tạo hậu phương vững chắc và cơ sở pháp lí cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất, đồng thời góp phần xứng đáng vào phong trào chống thực dân cũ...
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, để phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược, ngoại giao Việt Nam đã tích cực, chủ động tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ trên thế giới, tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho nhân dân ta trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ đầu sỏ”.
(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2015, tr.445 – 446)Đoạn văn 4
“Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhận thấy những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hoá của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
(Tập biên bản của Đại hội đồng UNESCO, khoá họp ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987,
trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.72 – 73)
110 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%