Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 8: Lịch sử đối ngoại củ Việt Nam thời cận - hiện đại

174 lượt thi 108 câu hỏi 50 phút

Text 1:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Người Pháp có hải lục quân, thì chúng tôi có lòng dân toàn quốc Việt Nam; người Pháp có viện trợ của các nước đế quốc chủ nghĩa trên thế giới, thì chúng tôi có sự viện trợ của các nước bình dân chủ nghĩa trên toàn thế giới. Thắng lợi cuối cùng thuộc về Đảng chúng tôi”.

(Phan Bội Châu, Phan Bội Châu toàn tập, Tập 3, NXB Thuận Hoá, Huế, 1990, tr.602)

 

Text 2:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Giữa năm 1921, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng của An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xca,... thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa... Với tư cách Trưởng Tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cũng đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác – Lê-nin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc”.

(Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập III,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.322)

 

Text 3:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“1. Huỷ bỏ tất cả các hiệp ước mà Pháp đã kí với bất kì nước nào.

2. Tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ hoà bình.

3. Kiên quyết chống tất cả các lực lượng xâm phạm đến quyền lợi của nước Việt Nam.

4. Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới”.

(Trích Chương trình của Việt Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.114)

 

Text 4:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Trong các tháng 3 và 4-1945, tại Côn Minh, nhân danh Việt Minh, Hồ Chí Minh tiếp xúc với cơ quan cứu trợ không quân Mỹ (AGAS), Trung uỷ Sác-lơ Phen, Tướng Sê-nô và A. Pát-ti, thoả thuận về phương thức hợp tác giữa Việt Minh và Mỹ,... Đầu tháng 5-1945, trước khi về nước, Hồ Chí Minh gửi cho A. Pát-ti một bức thư cùng hai tài liệu đề nghị chuyển cho phái đoàn Mỹ ở Hội nghị Liên hợp quốc, kêu gọi ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.

...Giữa tháng 5-1945, Hồ Chí Minh yêu cầu Trung uý Giôn, bảo vụ Cơ quan tình bảo chiến lược Hoa Kỳ (OSS), điện về Côn Minh đề nghị thả dù cho Người một quyển Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. Giữa tháng 6-1945, Hồ Chí Minh đến xóm Lũng Cò (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) khảo sát địa hình và tìm hiểu tình hình về mọi mặt, chọn địa điểm làm sân bay để đón quân Đồng minh.

...Chiều 17-7-1945, Đội “Con Nai” gồm 5 người nhảy dù xuống Tân Trào, Tuyên Quang (trong Khu Giải phóng Việt Bắc), được Việt Minh đón tiếp nồng nhiệt và chu đáo, mặc dù trong hoàn cảnh rất khó khăn”.

(Vũ Quang Hiển, “Hồ Chí Minh và quan hệ của Mặt trận Việt Minh với các nước Đồng minh chống phát xít (1941 – 1945)”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức, đăng ngày 1-9-2016)

 

Text 5:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Với cương vị Chủ tịch Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố “chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời”... Nhiệm vụ của ngoại giao nước ta làm rõ trước toàn thế giới ba điều khẳng định:

1. Việt Nam là một nước tự do độc lập.

2. Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền tự do độc lập ấy, bất cứ ai xâm phạm đến nền tự do độc lập ấy đều bị nhân dân Việt Nam chống lại.

3. Nhân dân Việt Nam đoàn kết với nhân dân các nước, phấn đấu duy trì hoà bình ổn định giữa các nước trong khu vực và thế giới, tôn trọng công lí và luật pháp quốc tế”.

(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.34 – 35)

 

Text 6:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Ngày 11-3-1951, các đại diện Mặt trận Khơ-me Ít-sa-rắc, Mặt trận Lào Ít-xa-la và Mặt trận Liên Việt của Việt Nam đã họp hội nghị thành lập Mặt trận Đoàn kết Liên minh Việt – Miên – Lào. Hội nghị xác định:

1. Ba dân tộc Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đều có kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Cuộc kháng chiến của ba dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào hoà bình, dân chủ thế giới. Nhiệm vụ của cách mạng tại ba nước Đông Dương là đánh đuổi bọn xâm lược Pháp và canh thiệp Mỹ, làm cho ba nước hoàn toàn độc lập, xây dựng ba quốc gia mới, làm cho nhân dân ba nước được tự do, sung sướng và tiến bộ.

2. Thành lập liên minh nhân dân Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau, định ra một chương trình hành động chung của liên minh ba nước.

3. Thành lập Uỷ ban liên minh gồm các ông: Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Sơn Ngọc Minh, Tu-xa-mút, Xu-pha-nu-vông, Nu-hắc.

4. Công bố một tuyên ngôn nói rõ ý nghĩa và mục đích thành lập Liên minh nhân dân ba nước, gây một phong trào ủng hộ Liên minh đó trong nhân dân ba nước”.

(Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.129 – 130)

 

Text 7:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Nhìn tổng quát, trong suốt cuộc chiến tranh, ngoại giao đóng vai trò một mặt trận đấu tranh tầm cỡ chiến lược với ba chức năng lớn:

– Phối hợp và hỗ trợ chiến trường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đảm bảo cho ta càng đánh càng mạnh, làm cho địch suy yếu và thất bại.

– Tăng cường hậu phương quốc tế của ta, gắn Việt Nam với thế giới, tạo cho ta sức mạnh tổng hợp, làm suy yếu hậu phương quốc tế của Mỹ, làm cho Mỹ vấp nhiều khó khăn trên thế giới và ngay trong nước Mỹ.

– Giải quyết vấn đề thắng thua, ta thắng, địch thua, kết thúc chiến tranh. Ta thắng đến đâu buộc Mỹ thua đến đâu, giành thắng lợi từng bước thế nào, đẩy Mỹ ra khỏi miền Nam thế nào?”.

(Nguyễn Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn và suy ngẫm,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.94 – 95)

 

Text 8:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Nhân dân Việt Nam chúng tôi yêu chuộng hoà bình, một nền hoà bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hi sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình...

Ngài [Ních-xơn] bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hoà bình công bằng. Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài. Đó là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam...”.

(Hồ Chí Minh, “Thư trả lời Tổng thống Mỹ Ri-sớt Ních-xơn ngày 25-8-1969”, trích trong: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.602 – 603)

 

Text 9:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Công cuộc Đổi mới bắt đầu chưa được bao lâu thì cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã... Ngoại giao Việt Nam bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi sâu sắc và phức tạp. Đặc biệt, các mối quan hệ đối tác – đối thủ, hợp tác – cạnh tranh diễn ra nhiều chiều, đan xen nhau, đòi hỏi ngoại giao phải nâng cao tính linh hoạt, chủ động và sáng tạo... Nắm bắt đặc điểm đó của tình hình quốc tế, ngoại giao đã chuyển hướng mạnh sang phục vụ kinh tế và để làm được điều đó, chúng ta đã ra sức tạo môi trường ổn định và điều kiện quốc tế thuận lợi, tranh thủ sự hợp tác của các nước...”.

(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.56 – 57)

 

Text 10:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Sức mạnh ngoại giao là một dạng “sức mạnh mềm” và ngoại giao đóng vai trò quan trọng tạo dựng thêm thế và lực của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, ngoại giao đa phương ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt. Bên cạnh chủ thể chính của quan hệ quốc tế còn có các chủ thể khác là các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia,... Thực tiễn quốc tế cho thấy, các nước vừa và nhỏ vẫn có thể tham gia hiệu quả và có vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, WTO,... Đó là kinh nghiệm bổ ích về hoạt động chính trị quốc tế mà Việt Nam có thể tham khảo”.

(Nguyễn Dy Niên, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2009, tr.336)

 

Text 11:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Sau chiến tranh của đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp. Cuối những năm 1970 và trong những năm 1980, trong tình thể Việt Nam bị bao vây và cấm vận, ngoại giao đã tăng cường đoàn kết, hợp tác giữa các nước Đông Dương, tranh thủ đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, nỗ lực cải thiện quan hệ với một số nước ASEAN, phá âm mưu và hoạt động tập hợp lực lượng chống Việt Nam của đối phương. Những hoạt động ngoại giao tích cực của Việt Nam đã góp phần đưa đến việc giải quyết vấn đề Cam-pu-chia bằng giải pháp chính trị, mở các đột phá tháo gỡ những trở ngại trong các quan hệ song phương và đa phương, từ đó bình thường hoá quan hệ với tất cả các nước lớn, các nước láng giềng và khu vực, góp phần mở ra cục diện mới về đối ngoại”.

(Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia Sự thật,

Hà Nội, 2015, tr.446 – 447)

Text 12:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Tính sáng tạo và chủ động tiến công của ngoại giao Việt Nam hiện đại còn được thể hiện qua các hoạt động hết sức năng động của ta trong thời kì có cuộc khủng hoảng Cam-pu-chia. Ngoại giao đã góp phần làm thất bại kế hoạch của các thế lực thù địch thành lập cái gọi là Mặt trận quốc tế chống Việt Nam về vấn đề Cam-pu-chia. Ta đã chủ động mở các cuộc đối thoại với các nước ASEAN, đặc biệt là In-đô-nê-xia và Ma-lai-xi-a, về vấn đề Cam-pu-chia và hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á... Các hoạt động ngoại giao trong thời kì này đã góp phần phá âm mưu của đối phương bao vây, cô lập Việt Nam và đã chứng tỏ không thể giải quyết vấn đề liên quan đến Đông Nam Á mà không tính đến vai trò của Việt Nam”.

(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.104 – 105)

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 4:

Các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Từ năm 1911 đến năm 1925, các hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh hướng đến mục tiêu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 10:

Các nhà yêu nước Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX tiến hành các hoạt động đối ngoại trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 11:

Những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 – 1945) có một trong những mục đích nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 12:

Những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1930 – 1945 không có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 29:

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước khó khăn nào sau đây? 
 

Xem đáp án

Câu 30:

Một trong những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau Cách mạng tháng Tám là 

Xem đáp án

Câu 31:

Một trong những nội dung các công hàm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tới một số quốc gia ngay sau Cách mạng tháng Tám là 

Xem đáp án

Câu 32:

Trước ngày 6-3-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 33:

Tháng 9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí văn bản ngoại giao nào sau đây với Pháp? 

Xem đáp án

Câu 34:

Trong năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đạt được thành tựu ngoại giao nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 35:

Trong những năm 1947 – 1949, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có hoạt động nào sau đây để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế? 

Xem đáp án

Câu 36:

Để tăng cường tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương, trong thời kì 1945 – 1954, tổ chức nào sau đây được thành lập? 

Xem đáp án

Câu 37:

Ngay sau năm 1954, Việt Nam đã tiến hành hoạt động ngoại giao nào sau đây để thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước?
 

Xem đáp án

Câu 38:

Thời kì 1954 – 1975, nhân dân ba nước Đông Dương có hoạt động nào sau đây để tăng cường tinh thần đoàn kết chống kẻ thù chung?

Xem đáp án

Câu 39:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), sự kiện chính trị nào sau đây đã biểu thị quyết tâm của ba nước Đông Dương trong đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung? 

Xem đáp án

Câu 41:

Theo bản Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, Mỹ đã phải công nhận 

Xem đáp án

Câu 42:

Một trong những chính sách đối ngoại của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) là 

Xem đáp án

Câu 43:

Sau năm 1973, hoạt động ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đạt được thành công nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 44:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), ngoại giao Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 45:

Ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (1954), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không gặp khó khăn nào sau đây trong các hoạt động ngoại giao? 
 

Xem đáp án

Câu 46:

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) với Pháp nhằm mục tiêu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 47:

Các hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc kháng chiến chống Pháp những năm 1945 – 1946 không hướng đến mục tiêu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 48:

Nội dung nào phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 49:

Bối cảnh kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954), Hiệp định Pa-ri về kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973) có điểm tương đồng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 50:

Nhiệm vụ căn bản, quan trọng nhất của ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) là 

Xem đáp án

Câu 51:

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương? 

Xem đáp án

Câu 52:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng của đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và đế quốc Mỹ (1954 – 1975) ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 69:

. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Giai đoạn 1975 – 1985, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 70:

Một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 là 

Xem đáp án

Câu 71:

Một trong những hoạt động có ý nghĩa quốc tế của Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1985 là 

Xem đáp án

Câu 73:

Trong việc tiến hành Đổi mới đất nước (từ năm 1986), hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 74:

Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nào sau đây? 
 

Xem đáp án

Câu 76:

Một trong những thành công của Việt Nam trong việc phá thế bao vây, cấm vận (1995) là 

Xem đáp án

Câu 77:

Trong quá trình Đổi mới đất nước (từ năm 1986), Việt Nam tiến hành hoạt động ngoại giao để thực hiện mục tiêu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 78:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kì Đổi mới? 

Xem đáp án

Câu 79:

Một trong những thành tựu của ngoại giao Việt Nam thời kì Đổi mới là 

Xem đáp án

Câu 80:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh quốc tế khi Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại trong thời kì Đổi mới? 

Xem đáp án

Câu 81:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam khi đất nước tiến hành Đổi mới (từ năm 1986)? 
 

Xem đáp án

Câu 82:

Một trong những chính sách đối ngoại của Đảng và Chính phủ Việt Nam thời kì Đổi mới là 

Xem đáp án

Câu 83:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh quốc tế khi Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại thời kì Đổi mới?

Xem đáp án

Câu 84:

Sau năm 1986, Việt Nam có đóng góp nào sau đây đối với cộng đồng quốc tế? 

Xem đáp án

Câu 85:

Yếu tố quốc tế nào sau đây không tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam khi tiến hành Đổi mới (từ năm 1986)?

Xem đáp án

Câu 86:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ sở thực tiễn Việt Nam coi trọng quan hệ với Liên Xô như “hòn đá tảng” và “là nguyên tắc” trong hoạt động đối ngoại những năm 1975 – 1985?

Xem đáp án

Câu 87:

Quan hệ giữa Việt Nam và quốc tế được cải thiện sau khi vấn đề nào sau đây được giải quyết? 

Xem đáp án

Câu 88:

Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu nổi bật trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì Đổi mới? 

Xem đáp án

Câu 89:

Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì Đổi mới không có tác động nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 90:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1945 đến nay? 

Xem đáp án

Câu 91:

Nội dung nào sau đây là một trong những căn cứ để Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh đường lối đối ngoại sau năm 1986? 

Xem đáp án

Câu 92:

So với các thời kì trước đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ khi Đổi mới đạt được thành tựu mới nào sau đây? 

Xem đáp án

4.6

35 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%