Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 7: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
185 lượt thi 100 câu hỏi 50 phút
Text 1:
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu ...
Ba chương trình mục tiêu là nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, phải được tập trung cao độ sức người, sức của để thực hiện ..
Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa...”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 47,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.898 – 899, 902)
Text 2:
“Tháng 6-1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội... Phát triển các quan điểm đổi mới của Đại hội VI, Đại hội VII chủ trương tiếp tục triển khai công cuộc Đổi mới nói chung và cải cách kinh tế nói riêng. Về kinh tế, Đại hội đã có kết luận quan trọng khi cho rằng sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định xây dựng cơ chế vận hành nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa “cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Với định hướng đó, quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế được chú trọng hơn, cùng với sự đổi mới phương thức quản lí của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế”.
(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập IV, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013, tr.511)
Text 3:
“Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.115 – 116)
Text 4:
“Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.54)
Text 5:
“Đến Đại hội IX (4-2001), khái niệm kinh tế thị trường đã ra đời, khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ. Mục đích của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân... Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc”.
(Võ Văn Sen, Lịch sử kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.393)
Text 6:
“Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế... Nâng cao vai trò của văn hoá, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Bảo đảm quyền hưởng thụ, tự do sáng tạo trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật của mỗi người dân và cộng đồng. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn hoá; phát triển những sản phẩm, loại hình văn hoá độc đáo, sáng tạo có sức lan toả để quảng bá, giới thiệu ra thế giới”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.143)
Text 7:
“Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lí luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.103 – 104)
Text 8:
“Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3 512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85 % GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng kí đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020”.
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.31)
Text 9:
“Trên chặng đường thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỉ, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là đối với các mục tiêu về giảm nghèo, bình đẳng giới và giáo dục... Việt Nam đã về đích sớm đối với Mục tiêu 1 về xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói từ năm 2002; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2010 và tiến tới những mục tiêu cao hơn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việt Nam cũng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; thành công trong việc kiểm soát sốt rét, một số dịch bệnh nguy hiểm, bước đầu ngăn chặn được sự lây lan HIV và đang trước ngưỡng hoàn thành Mục tiêu giảm tử vong ở trẻ em”.
(Nguyễn Thế Phương, “Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ”,
Tạp chí Cộng sản, ngày 8-9-2015)
Text 10:
“Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị – xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thể và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lí luận về công cuộc Đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 65,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.177)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
37 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%