(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 9)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sử
Đề 1
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 13:
Nội dung nào sau đây không phải là một trong những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945)?
Câu 15:
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1945?
Câu 16:
Điểm mới trong chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ năm 1965 là
Câu 17:
Về kinh tế, công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) đạt được thành tựu tiêu biểu nào sau đây?
Câu 20:
Tổ chức UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc vì lí do nào sau đây?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chịn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
“Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lặn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn...
Khi bắt đầu cuộc kháng chiến, Pháp mạnh, ta yếu. Nhưng ta càng đánh càng mạnh. Kết quả ta đã thẳng, Pháp đã thua...
Thật vậy! Lịch sử trong vài mươi năm nay đã chứng tỏ rằng: Lũ đế quốc thực dân dù có binh hùng tướng mạnh đến mấy, chung quy cũng thất bại...
Dù cuộc kháng chiến phải lâu dài, gian khổ, song nhân dân miền Nam nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng vì có chính nghĩa. Thắng lợi vì triệu người một lòng, đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Giải phóng miền Nam, kiên quyết chiến đấu vì độc lập, tự do, vì thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi vì có các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ và được nhân dân yêu chuộng hoà bình và công li trên thế giới (kể cả nhân dân Mỹ) đồng tình”.
(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 14, NXB Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2011, tr.315, 318–319)
Đoạn văn 2
“Mười năm trước [từ năm 1986], khi Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, nước ta đang trong tình trạng trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế – xã hội; sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt, đất nước bị bao vây về kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, lòng tin giảm sút...
Công cuộc đổi mới 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh...
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng đồng bộ và có hiệu quả hơn...
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kì phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước...
Từ những bài học thành công và chưa thành công, chúng ta đã điều chỉnh và bổ sung nhận thức, làm cho quan niệm về chủ nghĩa xã hội ngày càng cụ thể; đường lối, chủ trương, chính sách ngày càng đồng bộ, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 55,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.308 – 311)
Đoạn văn 3
“Nhìn lại chặng đường đầu tiên trong công cuộc Đổi mới, ngoại giao thi hành đường lối “hoà bình phát triển” đã góp phần đưa đến thành công lớn: Việt Nam đã phá bỏ cuộc bao vây cấm vận ngặt nghèo của các lực lượng chống đối, giải quyết thoả đáng vấn đề Cam-pu-chia, đưa quan hệ Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia sang trang mới, êm ấm, khôi phục quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực Đông Nam Á, bình thường hóa quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước tư bản phát triển, cải thiện một bước quan hệ với Mỹ, mở đường cho việc sớm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Tất cả những thành công đó tạo nên một bước đột phá lớn về mặt ngoại giao, chấm dứt thời kì nặng nề, bức xúc, mở ra cục diện mới, tạo ra môi trường mới thuận lợi cho công cuộc xây dựng lại đất nước sau 30 năm chiến tranh và 10 năm khủng hoảng”.
(Nguyễn Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn và suy ngẫm,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.271)
Đoạn văn 4
“Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chúng tôi đã được nghe, được thấy và được học tập nhiều bài học về con người và cách mạng. Song, chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu, nếu như không được gặp người tượng trưng cho cả dân tộc. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh... Trong khi Chủ tịch nói, chúng tôi hiểu rằng người đang ở trước mặt mình đây chính là người đã cùng một số người khác sáng lập ra Đảng Cộng sản, là người bị tù đày, truy nã, sống trong hang, là người tổ chức đấu tranh để giải phóng Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lịch sử, là người suốt đời gắn bó với cách mạng. Cuộc đời mẫu mực và nếp sống giản dị của Chủ tịch đã khắc sâu vào tâm trí chúng tôi. Tinh thần quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong những câu nói ngắn gọn và sáng sủa, chứa đựng sự dũng cảm và anh hùng của các thế hệ kiểu mẫu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên mặt trận bảo vệ đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
(A. A-gien-đê – Tổng thống nước Cộng hoà Chi-lê, “Một người tượng trưng cho cả dân tộc”, in trong: Bùi Phúc Hải (sưu tầm, biên soạn), Bác Hồ trong trái tim bạn bè quốc tế,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.8, 10)
116 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%