Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
7187 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Tham dự hội nghị Ianta (2-1945) gồm nguyên thủ của các cường quốc nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ
B. Mĩ, Trung Quốc, Anh
C. Liên Xô, Mĩ, Anh
D. Anh, Pháp, Liên Xô
Câu 2:
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở quốc gia nào?
A. Cu Ba
B. Nga
C. Triều Tiên
D. Trung Quốc
Câu 3:
Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã ra đời và hoạt động trong thời kì lịch sử nào?
A. 1939-1941
B. 1936-1939
C. 1930-1931
D. 1941-1945
Câu 4:
Thất bại trong chiến dịch quân sự nào đã buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta?
A. Việt Bắc thu – đông 1947
B. Tây Bắc thu – đông 1952
C. Biên giới thu – đông 1950
D. Hòa Bình đông – xuân 1951-1952
Câu 5:
Sự kiện nào đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai hoàn toàn chấm dứt trên phạm vi thế giới?
A. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện
B. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagaxaki
C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản
D. Phát xít Đức đầu hàng phe Đồng minh
Câu 6:
Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đồng chí
A. Trần Phú
B. Hà Huy Tập
C. Lê Hồng Phong
D. Trường Chinh
Câu 7:
Nghị quyết của Hội nghị nào đã có tác dụng vận động toàn đảng, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh vào Đông Dương?
A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 12 năm 1946 tại Vạn Phúc.
B. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 năm 1939 tại Bà Điểm
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 năm 1941 tại Pắc Bó
Câu 8:
Năm 1941, sau khi về nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn địa phương nào để xây thành căn cứ địa thứ 2 cho cách mạng Việt Nam?
A.. Bắc Cạn
B. Cao Bằng
C. Thái Nguyên
D. Tuyên Quang
Câu 9:
Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là phong trào nào?
A. Phong trào dân tộc dân chủ từ 1919 đến 1925
B. Phong trào cách mạng 1930-1931
C. Phong trào dân chủ 1936-1939
D. Phong trào dân tộc dân chủ từ 1925 đến 1930
Câu 10:
Sự kiện lịch sử nào đã đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?
A. Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước
B. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
C. Tham dự Đại hội đại biểu Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII và bỏ phiếu sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
D. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin
Câu 11:
Năm 1961, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên Trái Đất.
B. Chế tạo thành công tên lửa liên lục địa.
C. Chế tạo thành công bom nguyên tử
D. Phóng tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vào không gian.
Câu 12:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp nào?
A. Tiểu tư sản
B. Nông dân
C. Tư sản
D. Vô sản
Câu 13:
Tổ chức nào dưới đây mang tính chất của một liên minh quân sự?
A. ASEAN
B. EU
C. APEC
D. NATO
Câu 14:
Đặc trưng nổi bật của Trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài gây nhiều tốn kém cho hai cường quốc Mĩ – Xô
B. Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới chiến tranh lạnh
C. Thế giới bị chia thành hai phe do hai siêu cường quốc Xô – Mĩ đứng đầu mỗi phe.
D. Hai siêu cường quốc Xô – Mĩ đối đầu trong tình trạng chiến tranh lạnh đầy căng thẳng.
Câu 15:
Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào?
B. ASEM
D. EU
Câu 16:
Nghị quyết của Hội nghị nào đã hoàn thành chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1940
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939
Câu 17:
Quốc gia đầu tiên ở châu Á giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Ấn Độ
B. Inđônêxia
C. Trung Quốc
D. Việt Nam
Câu 18:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đảng Cộng sản Đông Dương
C. Đảng Lao động Việt Nam
D. An Nam Cộng sản Đảng
Câu 19:
Điểm giống nhau trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
A. Dựa vào Pháp để tiến hành duy tân đất nước
B. Muốn cứu nước bằng biện pháp cải cách xã hội.
C. Chủ trương đánh Pháp bằng con đường bạo động
D. Đều đi theo con đường dân chủ tư sản
Câu 20:
Toàn cầu hóa là hệ quả của
A. Sự điều chỉnh chiến lược phát triển của các quốc gia
B. Quá trình đối thoại, hợp tác giữa các nước
C. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
D. Sự liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế.
Câu 21:
Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là
A. Phiđen Catxtơrô
B. M. Gandi
C. N. Manđêla
D. G. Nêru
Câu 22:
Khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp chủ trương mở rộng diện tích đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp nào?
A. Hồ tiêu
B. Cà phê
C. Cao su
D. Thầu dầu
Câu 23:
Mục đích của Pháp – Mĩ khi thực hiện kế hoạch Nava là nhằm
A. Kết thúc chiến tranh trong danh dự trong vòng 18 tháng
B. Tiến công quy mô lớn lên Việt bắc để nhanh chóng kết thúc chiến tranh
C. Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiến của ta
D. Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp
Câu 24:
Xây dựng “Quỹ độc lập”, tổ chức “Tuần lễ vàng” là những hoạt động do Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa phát động sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết khó khăn về tài chính
B. Xây dựng chính quyền cách mạng
C. Ủng hộ Nam Bộ kháng chiến
D. Giải quyết nạn đói
Câu 25:
Lãnh tụ của khởi nghĩa nông dân Yên Thế là
A. Nguyễn Thiện Thuật
B. Hoàng Hoa Thám
C. Phan Đình Phùng
D. Đinh Công Tráng
Câu 26:
Thắng lợi quân sự lớn nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào?
A. Việt Bắc
B. Hòa Bình
C. Thượng Lào
D. Điện Biên Phủ
Câu 27:
Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là Năm châu Phi là vì
A. Có tới 17 nước châu Phi giành được độc lập
B. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã
C. Chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ ở Nam Phi
D. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân hoàn toàn sụp đổ
Câu 28:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XĨ là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Hương Khê
B. Hùng Lĩnh
C. Ba Đình
D. Bãi Sậy
Câu 29:
Điều kiện khách quan thuận lợi để Đảng Cộng sản Đông Dương có thể phát động nhân dân đấu tranh một cách công khai, hợp pháp trong thời kì 1936-1939 là yếu tố nào?
A. Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương.
B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp
C. Nhân dân Đông Dương hăng hái tham gia phong trào đòi tự do, cơm áo
D. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản
Câu 30:
Một trong những nguyên nhân chung dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và Kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là
A. Quá trình chuẩn bị lâu dài
B. Sự lãnh đạo của Đảng.
C. Sự ủng hộ của quốc tế
D. Có hậu phương vững chắc
Câu 31:
Yếu tố khách quan góp phần tạo ra thời cơ “ngàn năm có một” để Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 nổ ra và nhanh chóng giành được thắng lợi là
A. Chiến thắng của phe Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít
B. Sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa
C. Khả năng nắm bắt tình hình và chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Đông Dương
D. Tinh thần đoàn kết và quyết tâm giành độc lập của nhân dân các nước Đông Dương.
Câu 32:
Chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta trong cuộc Kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào?
A. Biên giới thu – đông năm 1950
B. Tây Bắc thu – đông năm 1952
C. Thường Lào xuân hè năm 1952
D. Việt Bắc thu - đông năm 1947
Câu 33:
Thắng lợi to lớn đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là thắng lợi nào?
A. Kháng chiến chống Pháp với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
B. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng trong những năm 1945-1946.
C. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.
D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 34:
Thắng lợi trên mặt trận nào có tính chất quyết định buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán kí kết hiệp ước chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược?
A. Kinh tế
B. Văn hóa
C. Chính trị
D. Quân sự
Câu 35:
Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam kể từ khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua
D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập
Câu 36:
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam phát triển theo những khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản
B. Cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng vô sản.
D. Cách mạng tư sản và cách mạng dân tộc dân chủ.
Câu 37:
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, Việt Nam có thể áp dụng những kinh nghiệm gì từ sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới
B. Coi trọng yếu tố con người và thành tựu khoa học - công nghệ
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và đẩy mạnh hợp tác với các nước ASEAN
D. Kêu gọi và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
Câu 38:
Tổ chức cách mạng nào được goi là tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B. Tân Việt Cách mạng Đảng
C. Việt Nam quốc dân Đảng
D. Việt Nam Quang phục hội
Câu 39:
Trật tự hai cực Ianta đã hoàn toàn sụp đổ từ khi nào?
A. Hai siêu cường Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã và sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. Nước Đức được tái thống nhất sau hơn 40 năm bị chia cắt
D. Mĩ và các nước châu Âu kí Định ước Henxiki về an ninh và hợp tác châu Á
Câu 40:
Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng của nước nào?
A. Dân tộc dân chủ
B. Xã hội chủ nghĩa
C. Cách mạng vô sản
D. Dân chủ tư sản
1437 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com