Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 9: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam

237 lượt thi 99 câu hỏi 50 phút

Text 1:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui.”.

(Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946).

Text 2:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chỉ đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào. Ngày 5-6-1911, lấy tên là Nguyễn Văn Ba, làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước”.

(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)

Text 3:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Tháng 6-1919, khi các nước đế quốc tổ chức Hội nghị Véc-xai, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Bản Yêu sách đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Bản Yêu sách dù không được Hội nghị Véc-xai chấp nhận, nhưng đã trở thành tuyên ngôn chính trị báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam. Về sau, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

Text 4:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Trong thời gian hoạt động ở Pháp (1918 – 1923), Nguyễn Ái Quốc có nhiều quyết định quan trọng: Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) để đòi quyền lợi cho dân tộc; Quyết định lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản (1920); Bước đầu chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị để thành lập Đảng Cộng sản của Việt Nam.

Trong những năm hoạt động ở Trung Quốc (1924 – 1927), Nguyễn Ái Quốc tiếp tục chuẩn bị về tư tưởng, chính trị; chuẩn bị về tổ chức, mở nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Text 5:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:

“Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)

Text 6:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“.. Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội đại biểu. Bác Hồ Chí Minh] giục chuẩn bị cho kịp họp hai hội nghị quan trọng này từ tháng 7... Giữa lúc công việc bộn bề như thế, Bác bỗng bị mệt... Lúc nào tỉnh, Bác chỉ nói chuyện tình hình: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

(Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí,

NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.129 – 130)

Text 7:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“...Cuốn sách không đề tên tác giả và được lưu hành trong Việt kiều ở Quảng Châu..., cuốn sách tóm tắt những bài giảng của đồng chí ấy về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Cuốn “Đường Kách mệnh” là sự tiếp theo một cách lô-gic cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng tay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãnh thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.

(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1985, tr.142)

Text 8:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí với ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam).

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam: làm cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Lực lượng cách mạng toàn dân tộc (nòng cốt là công – nông). Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân – sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là “Độc lập, tự do”.

Text 9:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, tại Pác Bó (Cao Bằng), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị nhấn mạnh mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt, yêu cầu phải tạm gác các nhiệm vụ khác để tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Hội nghị chủ trương “thay đổi chiến lược” và giải thích rõ về nội dung sự thay đổi đó: “Cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp là dân tộc giải phóng”.

Cùng với việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, những quyết định của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh đường lối chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, ghi nhận sự trở lại của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930 và phát triển lên một tầm cao mới.

Text 10:

Cho bảng niên biểu một số sự kiện tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Thời gian

Nội dung sự kiện

28-2-1946

Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay cho quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản.

3-3-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, chọn giải pháp “hoà để tiến”.

6-3-1946

Tại Hà Nội, thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với G. Xanh-tơ-ni – đại diện Chính phủ Pháp – bản Hiệp định Sơ bộ.

14-9-1946

Trong chuyến thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá.

19-12-1946

Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát động và hoạch định đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp.

1947 - 1954

Tham gia họp bàn và chỉ đạo các chiến dịch quan trọng trong suốt cuộc kháng chiến: Việt Bắc (1947), Biên giới thu – đông (1950), Điện Biên Phủ (1954),...

Text 11:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“... Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

(Tập biên bản của Đại Hội đồng UNESCO, trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.72 – 73)

Text 12:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“... Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hi sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.

(Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong Lễ truy điệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969 tại Hà Nội, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.626)

Text 13:

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuyến đường chi viện chiến lược mang tên Hồ Chí Minh là con đường huyền thoại, biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969), theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Đảng và Nhà nước đã xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển trên khắp cả nước.

Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, Quốc hội khoá VI của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành “Thành phố Hồ Chí Minh”.

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Trước khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911), tình hình Việt Nam có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 2:

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911) của Nguyễn Tất Thành? 

Xem đáp án

Câu 3:

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hành trình cứu nước và hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1911 – 1969)? 

Xem đáp án

Câu 4:

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng (1911 – 1969), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được kế thừa những truyền thống nào sau đây của quê hương Nghệ An và gia đình? 

Xem đáp án

Câu 5:

Từ năm 1890 đến năm 1911, Nguyễn Tất Thành có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 7:

Trong những năm 1911 – 1919, Nguyễn Tất Thành có hoạt động tiêu biểu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 8:

Trong những năm 1920 – 1930, hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không có sự kiện nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 10:

Nội dung nào sau đây ghi nhận Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo chủ chốt trong lịch sử dân tộc (từ năm 1945 đến năm 1969)? 

Xem đáp án

Câu 11:

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò nổi bật nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 13:

Nội dung nào sau đây không đúng về yếu tố gia đình ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh? 

Xem đáp án

Câu 30:

Yếu tố nào sau đây quyết định đến việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911)? 

Xem đáp án

Câu 32:

“Ở đâu chủ nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức cùng cực” là nhận định của Nguyễn Tất Thành sau khi 

Xem đáp án

Câu 33:

Sự kiện nào sau đây không có trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920) của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc?

Xem đáp án

Câu 34:

Những hoạt động yêu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1919) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 35:

“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” là quyết định của Nguyễn Ái Quốc khi đọc 

Xem đáp án

Câu 36:

Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920), nhận thức nào sau đây của Nguyễn Tất Thành có sự khác biệt so với các nhà yêu nước đi trước? 

Xem đáp án

Câu 37:

Sự kiện nào sau đây ghi nhận cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc cho dân tộc Việt Nam đã kết thúc? 

Xem đáp án

Câu 38:

Con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc xác định có sự khác biệt hoàn toàn so với các con đường cứu nước trước đó về điểm nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 39:

Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm nhận thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 40:

Trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị để thành lập Đảng Cộng Việt Nam (1919 – 1929), Nguyễn Ái Quốc có vai trò nổi bật nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 41:

Trong quá trình chuẩn bị về tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản của Việt Nam (1919 – 1929), Nguyễn Ái Quốc có sự sáng tạo nào sau đây?ng nghèo tại 1 

Xem đáp án

Câu 42:

Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930), vai trò nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 43:

Những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc hoạch định hoàn chỉnh trong tài liệu nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 44:

Nội dung nào sau đây nhận định sai về ý nghĩa ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 45:

Trong quá trình chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, nội dung nào sau đây là vai trò của Nguyễn Ái Quốc để chuẩn bị về lực lượng chính trị? 

Xem đáp án

Câu 47:

Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh (15-8-1945), Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền bằng hình thức nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 48:

Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã 

Xem đáp án

Câu 49:

Thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đã 

Xem đáp án

Câu 50:

Trong việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp (từ đầu tháng 3 đến trước ngày 19-12-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã 
 

Xem đáp án

Câu 51:

Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ đầu tháng 3 đến tháng 12-1946) có tác dụng nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 52:

Nội dung nào sau đây không phải vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? 

Xem đáp án

Câu 53:

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với nhân dân Pháp tiến bộ, Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu (1949 – 1950) đem lại tác dụng nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 55:

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là gì? 

Xem đáp án

Câu 81:

Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một trong những lí do cơ bản nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 82:

Năm 1987, cuộc họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Pa-ri (Pháp) đã ra Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là 

Xem đáp án

Câu 83:

Hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân các nước trên thế giới không có hình thức nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 84:

Nội dung nào sau đây không phải điểm tương đồng về hình thức vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân thế giới và nhân dân Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 85:

Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì một trong những lí do cơ bản nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 86:

Nội dung nào sau đây là một trong những hình thức vinh danh và tri ân của các thế hệ người Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Câu 87:

Năm 2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để

Xem đáp án

4.6

47 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%