Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
19648 lượt thi 40 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Sự thất bại phong trào Cần vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX là
A. phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp
B. phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất
C. phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp
D. phải huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập
Câu 2:
Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển Việt Nam có những thời cơ gì?
A. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường
B. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật
C. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
D. Học hỏi kinh nghiệm quản lí của các nước tiên tiến trên thế giới
Câu 3:
Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến?
A. Việt Nam giải phóng quân
B. Vệ quốc đoàn
C. Cứu quốc quân
D. Trung đoàn Thủ đô
Câu 4:
Đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) là
A. đế quốc, tư sản phản cách mạng
B. Phong kiến, đế quốc
C. đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng
D. thực dân Pháp và tư sản mại bản
Câu 5:
Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao
B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao
C. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
D. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy
Câu 6:
Điểm khác biệt giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
B. phân hóa cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam
C. đánh giá đúng khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam
D. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân liên minh với nhau
Câu 7:
Thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) mà không tốn một viên đạn vì
A. thực dân Pháp tấn công bất ngờ
B. nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp
C. quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém
D. triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp
Câu 8:
Ý nghĩa nào sau đây không nằm trong thắng lợi của cuộc Tổng tiến công chiến lược 1972?
A. Giáng một đòn bất ngờ, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
B. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
C. Buộc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc trong suốt 12 ngày đêm
D. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân dân ta
Câu 9:
Tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm” là chủ trương của chiến dịch nào trong năm 1975?
A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh
C. Chiến dịch Tây Nguyên
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Câu 10:
Các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh là do nhiều yếu tố, yếu tố nào dưới đây mang tính thời đại?
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển
B. Sự nỗ lực lao động của nhân dân
C. Áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
D. Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế
Câu 11:
Vì sao nói, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III (1960) đã đưa ra đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo?
A. Đảng đã tiến hành đồng thời cả hai nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
B. Khẳng định vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với cách mạng cả nước
C. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Nam đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
D. Đảng đã xác định vai trò quyết định của miền Bắc đối với sự nghiệp thống nhất đất nước
Câu 12:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay là
A. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao
B. đoàn kết tàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân
C. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời
D. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự
Câu 13:
Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” (Nguyễn Trung Trực) đã thể hiện
A. quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.
B. ý chí độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam
C. lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam
D. tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam
Câu 14:
Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơnevơ ?
A. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7 – 1956
B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình
C. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ
D. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia
Câu 15:
Từ năm 1973 – 1991, kinh tế của các nước tư bản Tây Âu
A. lâm vào khủng hoảng, suy thoái, phát triển không ổn định
B. phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao
C. phát triển không đồng đều do sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa
D. vươn lên hàng thứ hai thế giới
Câu 16:
Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) là
A. đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam, giai đoạn đấu tranh chính trị giành chính quyền về tay nhân dân
B. đánh dấu sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng
C. đã mở ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: tập trung giải quyết hoàn thành nhiệm vụ dân chủ
D. đánh đấu bước đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam
Câu 17:
Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại
A. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7/1976)
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước(11/1975)
C. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng(9/1975)
D. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung(4/1976)
Câu 18:
Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) có điểm gì giống với trận Điện Biên Phủ (1954)?
A. Buộc kẻ thù chấp nhận sự thất bại cuối cùng
B. Buộc kẻ thù phải đàm phán và kí Hiệp định có lợi cho ta
C. Trận đánh đi vào lịch sử dân tộc
D. Bắn rơi nhiều máy bay của địch
Câu 19:
Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh
B. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
C. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á
D. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu
Câu 20:
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc châu Phi?
A. Mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
C. Mở đầu phong trào đấu tranh “Năm châu Phi”
D. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ
Câu 21:
Nhiệm vụ cách mạng thời kì 1936 – 1939 là đấu tranh đòi
A. giải phóng giai cấp vô sản
B. độc lập dân tộc và người cày có ruộng
C. độc lập dân tộc và tự do dân chủ
D. tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình
Câu 22:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) công nhân Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu gì?
A. Đòi chính quyền thực dân cho tham gia vào đời sống chính trị
B. Đòi quyền lợi về kinh tế
C. Đòi thực dân Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam
D. Đòi chính quyền thực dân thực hiện các quyền dân chủ rộng rãi
Câu 23:
Cho các sự kiện sau:
1. Ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
2. Ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi.
3. Ngày 11/3/1945, khởi nghĩa Batơ thắng lợi.
4. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa ở Huế thắng lợi.
Hãy chỉ ra một sự kiện không nằm trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 24:
Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng của
A. giai cấp vô sản
B. giai cấp tư sản
C. tầng lớp tiểu tư sản
D. giai cấp công nhân
Câu 25:
1. Hội nghị quốc tế tại Ianta (Liên Xô).
2. Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
4. Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ).
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian
A. 3,1,2,4
B. 2,1,4,3
C. 4,1,3,2
D. 1,4,3,2
Câu 26:
Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Trích tác phẩm “Người đi tìm hình của nước”) nói đến công lao nào của Nguyễn Ái Quốc?
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
B. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 27:
Trong nội dung Hiệp định Pari năm 1973, điều khoản nào có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
A. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào ngày 27/1/1973 và Hoa kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam
B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do
C. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị
D. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
Câu 28:
Mục tiêu quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)là
A. thiết lập một khu vực hòa bình và ổn định
B. liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ, văn hóa
C. liên minh kinh tế, đối ngoại và an ninh chung
D. thiết lập khu vực phi quân sự, cạnh tranh, xung đột
Câu 29:
Bài học cơ bản nào cho cách mạng Việt Nam hiện nay được rút ra từ sự thất bại của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai
B. Xây dựng khối liên minh công – nông vững chắc
C. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh
D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
Câu 30:
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Lật đổ chế độ Nga hoàng
B. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân
D. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản
Câu 31:
Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã chính thức được xóa bỏ bằng
A. bản Hiến pháp Nam Phi ra đời (1993)
B. bầu cử dân chủ ở Nam Phi (1994)
C. thành lập Liên minh châu Phi (AU)
D. Manđêla nhậm chức Tổng thống đầu tiên
Câu 32:
Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”?
A. Chiến thắng Vạn Tường
B. Chiến thắng Bình Giã
C. Chiến thắng Ấp Bắc
D. Chiến thắng Ba Gia
Câu 33:
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới..
- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Đây là mục đích của ta trong chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Biên giới năm 1950
B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
D. Chiến dịch Đông – Xuân năm 1953 – 1954
Câu 34:
Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là gì?
A. Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp
B. Việt Nam là thuộc địa của Pháp
C. Nhật đã ép Pháp kí nhiều điều ước chấp nhận Nhật có những đặc quyền ở Việt Nam
D. Pháp đã bị Nhật hất cẳng để độc chiếm Việt Nam
Câu 35:
Quy mô khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khai thác lần thứ nhất là do
A. đẩy mạnh hơn nữa việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân
B. tăng vốn đầu tư lến gấp 6 lần so với trước chiến tranh
C. đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam
D. đẩy mạnh khai thác mỏ, nhất là mỏ than, mỏ sắt, mỏ vàng
Câu 36:
Thủ đô của khu giải phóng Việt Bắc ở đâu?
A. Yên Thế - Bắc Giang
B. Đình Cả - Thái Nguyên
C. Tân Trào - Tuyên Quang
D. Bắc Sơn - Lạng Sơn
Câu 37:
Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch
A. Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi
B. Giônxơn - Macnamara.
C. Xtalây - Taylo
D. Xtalây Taylo và Giônxơn - MacNamara
Câu 38:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đã
A. bị đàn áp nên không thể phát triển
B. phát triển không đồng nhất ở vài nơi
C. bùng nổ, giành được thắng lợi to lớn
D. tất cả các cuộc đấu tranh đều bị thất bại
Câu 39:
Sự kiện nào không nằm trong tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh?
A. Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới "một cực"
B. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành
C. Liên Xô và Mĩ thiết lập mối quan hệ ngoại giao về hợp tác kinh tế
D. Ở nhiều khu vực nội chiến, xung đột vẫn diễn ra thường xuyên
Câu 40:
Sau khi Liên Xô tan rã, “quốc gia kế tục” là Liên bang Nga, được kế thừa
A. toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô
B. tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị, xã hội
C. địa vị pháp lí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế
D. toàn bộ thành tựu và hạn chế của Liên Xô trên tất cả các mặt
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com