Đề minh họa tốt nghiệp THPT Lịch sử có đáp án năm 2025 (Đề 16)

31 người thi tuần này 4.6 31 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1715 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Lịch sử (Đề số 1)

6.6 K lượt thi 40 câu hỏi
1045 người thi tuần này

Đề 1

97.7 K lượt thi 40 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?

Xem đáp án

Câu 2:

Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở

Xem đáp án

Câu 3:

Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, đưa ra những quyền và tự do cơ bản của con người… Liên hợp quốc chú trọng việc đảm bảo thực hiện những quyền cơ bản này của người dân trên toàn thế giới”. Đoạn tư liệu trên phản ánh vai trò nào sau đây của tổ chức Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Câu 4:

Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN khi thành lập là

Xem đáp án

Câu 5:

Xây dựng một ASEAN lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội; xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN  - đó là mục tiêu của trụ cột nào trong Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 6:

Một trong những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

Xem đáp án

Câu 7:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945) đã bước đầu làm phá sản kế hoạch quân sự nào sau đây của thực dân Pháp?

Xem đáp án

Câu 8:

Trong những năm 1954 - 1960, miền Bắc đã thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng không có nhiệm vụ nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 9:

Trong quá trình đổi mới đất nước, đến năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc

Xem đáp án

Câu 10:

Năm 1945, sự hợp tác giữa Việt Minh và cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) tại châu Á được thiết lập thông qua hoạt động của

Xem đáp án

Câu 11:

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một trật tự thế giới mới được hình thành có tên gọi là

Xem đáp án

Câu 12:

Tháng 5/2014, Trung Quốc có hoạt động nào xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông?

Xem đáp án

Câu 13:

Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?

Xem đáp án

Câu 14:

Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì

Xem đáp án

Câu 15:

Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ Mỹ - Liên Xô chuyển dần sang hoà dịu, sau đó kết thúc Chiến tranh lạnh (1989) là do

Xem đáp án

Câu 16:

Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN?

Xem đáp án

Câu 17:

So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi lớn theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam từ sau sự kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 18:

Điểm giống nhau giữa công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam và cuộc cải cách-mở cửa của Trung Quốc là gì?

Xem đáp án

Câu 19:

Trong những năm 1975-1985, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây đối với Trung Quốc?

Xem đáp án

Câu 20:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết và khẳng định chân lý lịch sử nào?

Xem đáp án

Câu 21:

Trong trật tự thế giới đa cực, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, các tổ chức quốc tế phản ánh điều gì?

Xem đáp án

Câu 22:

Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới, vì đã

Xem đáp án

Câu 23:

Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch quân sự trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954) là

Xem đáp án

Câu 24:

Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về 

Xem đáp án

Đoạn văn 1

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cuộc đấu tranh vì một thế giới hòa bình, dân chủ, hợp tác và phát triển của các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển vẫn đang và sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong tập hợp lực lượng; trong cuộc cạnh tranh không cân sức và phải chịu nhiều áp lực từ phía các nước lớn; trong khắc phục những mâu thuẫn tôn giáo, xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới...”.

(Nguyễn Tiến Nghĩa, Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh: Những quan điểm khác nhau, Tạp chí Cộng sản, số 20, 10/2006, tr.67)

Đoạn văn 2

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-nơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” bằng cái gọi là sức mạnh của quân lực cộng hoà,...

      …Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”.

(Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr. 294)

Đoạn văn 3

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cần khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đặc điểm to nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đó là lời dạy rất súc tích và ý nghĩa. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa tư bản bắt đầu được hình thành và phát triển vào thế kỷ XVI ở Hà Lan; từ đó đến nay, chủ nghĩa tư bản thế giới đã có tuổi đời ngót 500 năm. Nếu có đi tắt, đi nhanh, đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội thì cũng không quá dễ dàng, quá ngắn ngủi, không thể chỉ vài chục năm đã vượt được chủ nghĩa tư bản từng tồn tại ngót nửa thiên niên kỷ (…).

Thực tiễn gần 30 năm đổi mới đất nước càng làm sáng tỏ lý luận rằng, thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử đặc biệt, vừa có chủ nghĩa tư bản, vừa có chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa tư bản trong nước và thế giới được chúng ta kế thừa những mặt hợp lý sẽ góp phần tạo dựng những mầm mống của chủ nghĩa xã hội”.

(Vũ Hữu Ngoạn, Những nhận thức cơ bản về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Tạp chí cộng sản (báo điện tử), đường link truy cập: https://www.tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/33779/nhung-nhan-thuc-co-ban-ve-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta.aspx, đăng ngày: 11/6/2015)

Đoạn văn 4

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là khuôn khổ hợp tác nhằm xây dựng ASEAN thành một thị trường và một nền tảng sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề.

AEC thúc đẩy chính sách cạnh tranh về kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử,... hướng tới sự thịnh vượng chung của các quốc gia thành viên.

Để hiện thực hoá AEC, nhiều hiệp định, thoả thuận, sáng kiến đã được đàm phán, kí kết và thực hiện, như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA),... nhằm tạo ra dòng luân chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khối ASEAN.

4.6

6 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%