Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
15844 lượt thi 41 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Đêm ngày 25 – 10 – 1917 ở nước Nga diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Cung điện Mùa Đông.
B. Nhân dân Pêtơrôgrát đập phá cung điện Mùa Đông.
C. Quân khởi nghĩa bao vây và chiếm Cung điện Mùa Đông.
D. Nhân dân Nga chuẩn bị cuộc tổng tấn công.
Câu 2:
Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?
A. Sự vươn lên của các cường quốc.
B. Kinh tế Mĩ ngày càng suy giảm.
C. Sự cản trở của nước Nga.
D. Sự sa lầy của Mĩ ở nhiều nơi trên thế giới.
Câu 3:
Tại sao các nhà lãnh đạo Liên Xô lại ngồi im không chịu cải cách trước cuộc khủng hoảng năm 1973?
A. Cho rằng quan hệ sản xuất XHCN là quá ưu việt, Liên Xô không thể chịu tác động của khủng hoảng cũng như thời kì 1929 - 1933.
B. Cho rằng đó chỉ là một cuộc khủng hoảng nhỏ, tự nó sẽ trôi qua mà không cần phải cải cách.
C. Liên Xô cho rằng hệ thống XHCN là hệ thống liên minh khép kín nên không chịu tác động của ảnh hưởng bên ngoài.
D. Họ không thể đề ra một phương án tối ưu để tránh khỏi tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.
Câu 4:
Sau khi bị thất bại trong cuộc nội chiến,Tưởng Giới Thạch đã chạy ra khu vực nào?
A. Thượng Hải.
B. Ma Cao.
C. Hồng Kông.
D. Đài Loan.
Câu 5:
Từ năm 1947, các chiến khu Lào dần dần được thành lập ở các vùng nào?
A. Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào.
B. Trung Lào, Tây Lào, Hạ Lào.
C. Tây Lào, Thượng Lào, Trung Lào.
D. Thượng Lào, Tây Bắc Lào, Hạ Lào.
Câu 6:
Cuộc khởi nghĩa của hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay diễn ra vào thời gian nào?
A. 19 - 2 - 1947.
B. 22 - 2 - 1946.
C. 19 - 2 - 1946.
D. 19 - 3 - 1946.
Câu 7:
Kẻ thù chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là
A. phản động trong nước.
B. phong kiến tay sai.
C. thực dân Pháp.
D. đế quốc Mĩ.
Câu 8:
Sự liên kết đầu tiên giữa một số nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
B. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
C. Cộng đồng than thép châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 9:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ là
A. Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
B. Cộng hòa Liên bang Đức.
C. Áo và Phần Lan.
D. Bỉ và Hà Lan.
Câu 10:
Định ước Henxinki được kí kết trong thời gian nào?
A. Năm 1975.
B. Năm 1972.
C. Năm 1976.
D. Năm 1989.
Câu 11:
Sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh là
A. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. bài phát biểu của Tống thống Mĩ tháng 3 năm 1947
C. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
D. Kế hoạch Mác san ra đời.
Câu 12:
Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt Việt Nam trong tình thế nào?
A. Vừa nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.
B. Phải nắm bắt thời cơ.
C. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.
D. Hạn chế thách thức và vươn lên.
Câu 13:
Vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, điều kiện nào đã thúc đẩy tư bản Pháp xúc tiến nhanh quá trình xâm lược Việt Nam?
A. Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên rất cần nhu cầu thị trường và thuộc địa.
B. Pháp kiệt quệ sau các cuộc chiến tranh với các nước châu Âu.
C. Triều Nguyễn ngày càng có phản ứng dữ dội với các giáo sĩ Pháp và đạo Thiên chúa.
D. Pháp gặp hao tổn sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.
Câu 14:
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
A. tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn.
B. tiếp tục diễn ra dưới sự lãnh đạo của vua Đồng Khánh.
C. vẫn tồn tại nhưng hoạt động cầm chừng.
D. bị dập tắt.
Câu 15:
Hãy chỉ ra địa danh xuất phát của Nguyễn Ái Quốc khi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước?
A. Huế.
B. Đà Nẵng.
C. Phan Thiết.
D. Sài Gòn.
Câu 16:
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
A. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
B. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.
C. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
D. lực lượng chính là binh lính.
Câu 17:
Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu là những người đứng đầu của tổ chức nào?
A. Đảng Lập hiến.
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Hội Phục Việt.
D. Hội Hưng Nam.
Câu 18:
Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924?
A. Viết "Bản án chế độ thực dân Pháp".
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
D. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 19:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, lĩnh vực nào không được Pháp chú trọng đầu tư ?
A. Công nghiệp nhẹ.
B. Ngoại thương.
C. Công nghiệp nặng.
D. Giao thông vận tải.
Câu 20:
Con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc lựa chọn khác với các bậc tiền bối. Đó là con đường
A. cách mạng vô sản.
B. dựa vào Pháp để lật đổ chế độ phong kiến.
C. từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
D. dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp.
Câu 21:
Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng địa phương nào?
A. Thị xã Lào Cai.
B. Thị xã Cao Bằng.
C. Thị xã Thái Nguyên.
D. Thị xã Tuyên Quang.
Câu 22:
Mục tiêu đấu tranh của công nhân trong giai đoạn cách mạng 1930 - 1931 là gì?
A. Đòi tự do, dân chủ.
B. Đòi tinh thần quốc tế vô sản.
C. Đòi giảm sưu, giảm thuế.
D. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Câu 23:
Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945?
A. Ngăn chặn không cho vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc.
B. Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy.
C. Do thực dân Pháp và phát xít Nhật chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân ta để lập các đồn điền.
D. Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá cây hoa màu để trồng đay, thầu dầu.
Câu 24:
Phản ứng của quân Pháp trước hành động đảo chính của Nhật là gì?
A. Ngồi im và chấp nhận đầu hàng ngay tức khắc.
B. Kiên quyết chống trả.
C. Chống cự yếu ớt và đầu hàng nhanh chóng.
D. Chống trả yếu ớt nhưng giành thắng lợi.
Câu 25:
Bản chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" là của
A. Quốc dân đại hội Tân Trào.
B. Tổng bộ Việt Minh.
C. BCH Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 26:
Mục tiêu đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì?
A. Ruộng đất cho dân cày.
B. Chống chủ nghĩa đế quốc.
C. Độc lập cho dân tộc.
D. Độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
Câu 27:
“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?
A. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
B. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
C. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2 - 1930).
D. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.
Câu 28:
Sách lược ngoại giao của chính phủ Việt Nam đối với bọn Việt Quốc, Việt Cách trong giai đoạn này là gì?
A. Nhượng bộ có nguyên tắc.
B. Kiên quyết trấn áp và trừng trị theo pháp luật.
C. Nhân nhượng vì lúc này ta chưa có thế và lực.
D. Chỉ nhân nhượng ở giai đoạn đầu.
Câu 29:
Nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi?
A. Tiến hành chiến tranh tổng lực.
B. Thiết lập hành lang Đông Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La).
C. Ra sức phát triển nguỵ quân để xây dựng quân đội quốc gia.
D. Thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 30:
Trong kháng chiến chống Pháp (1951-1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây do Đảng phát động đã mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất?
A. Thành lập ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
B. Ban hành chính sách về thuế nông nghiệp.
C. Chính phủ để ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952).
D. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951).
Câu 31:
Có bao nhiêu bộ đội và dân công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ?
A. 55000 quân - 261464 dân công.
B. 60500 quân - 270000 dân công.
C. 50000 quân - 200000 dân công.
D. 50505 quân - 250200 dân công.
Câu 32:
Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Mềm dẻo nhưng cương quyết trong đấu tranh.
B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
C. Nhân nhượng với kẻ thù.
D. Cương quyết trong đấu tranh.
Câu 33:
Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong hơn 2 năm (1954 – 1956) miền Bắc nước ta đã tiến hành
A. 3 đợt giảm tô và 6 đợt cải cách ruộng đất.
B. 4 đợt giảm tô và 6 đợt cải cách ruộng đất.
C. 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
D. 6 đợt giảm tô và 3 đợt cải cách ruộng đất.
Câu 34:
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?
A. Hoạt động phá hoại miền Bắc.
B. Tăng cường bắt lính.
C. Tăng cường cố vấn Mĩ vào miền Nam.
D. Dồn dân lập "Ấp chiến lược".
Câu 35:
Nội dung nào dưới đây không phải lí do để Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất"?
A. Tiến tới xây dựng chính quyền do nông dân làm chủ sau cải cách ruộng đất.
B. Mở rộng hơn nữa mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Triệt để xóa bở sự bóc lột của địa chủ phong kiến với nông dân, thực hiện khẩu hiện "người cày có ruộng".
D. Củng cố khối liên minh công – nông.
Câu 36:
Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh nào ?
A. Đông Dương hóa Chiến tranh.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh đơn phương.
D. Việt Nam hóa Chiến tranh.
Câu 37:
Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân vào năm 1968, ta chủ trương mở một cuộc "tổng công kích, tổng khởi nghĩa " trên toàn miền Nam?
A. Lợi dụng mâu thuẫn ở Mỹ trong năm bầu cử tổng thống 1968.
B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau 2 mùa khô.
C. Ta đang giành được những thắng lợi bước đầu trên bàn ngoại giao.
D. Phong trào cách mạng thế giới, phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đang dâng cao.
Câu 38:
Đâu là điểm hơn hẳn của Hiệp định Pa-ri so với Hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Buộc kẻ thù phải cam kết trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
B. Buộc kẻ thù phải ngừng bắn ở miền Nam.
C. Đưa đến lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
D. Lần đầu tiên ta đã buộc Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Câu 39:
Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
A. kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.
B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
Câu 40:
Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị?
A. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
D. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 41:
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com