Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
252184 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế của các các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau?
A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương lại, tài chính quốc tế và khu vực
B. Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
D. Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
Câu 2:
Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến có đủ năng lực lãnh đạo
B. Thực dân Pháp là nước tư bản mạnh, hơn hẳn ta về mọi mặt
C. Nhà Nguyễn nhu nhược, từng bước đầu hàng thực dân Pháp
D. Không có đường lối đấu tranh đúng đắn, không có sự liên kết
Câu 3:
Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhân lực lao động dồi dào
B. nguồn viện trợ của Mỹ thông qua kế hoạch Mácsan
C. quá trình tập trung tư bản và tập trung lao động cao
D. tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và áp dụng thành công khoa học kỹ thuật
Câu 4:
Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản
B. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản
C. Mĩ - Anh - Pháp
D. Mĩ - Đức - Nhật Bản
Câu 5:
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là
A. “quốc gia kế tục Liên Xô”
B. một thành viên trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
C. tên gọi khác của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết
D. một nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)
Câu 6:
Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh
B. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới
D. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do
Câu 7:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. có tốc độ phát triển mạnh mẽ và chiếm hơn 70% sản lượng công nghiệp thế giới
B. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới
C. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai
D. bị suy giảm nghiêm trọng do phải chi phí cho sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang
Câu 8:
Trong quá trình kháng chiến (1858-1862), quan quân triều đình nhà Nguyễn đã để lỡ mất cơ hội nào đánh thắng thực dân Pháp?
A. Từ 3-1960, Pháp rút quân đưa sang chiến trường Trung Quốc
B. Sau khi đối phương chiếm được thành Gia Định (2-1959)
C. Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại (cuối 1859)
D. Khi Na-pô-nê-ông băng hà, nội bộ nước Pháp lục đục (1860)
Câu 9:
“Hòa bình, trung lập không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của:
A. Ấn Độ (1950-1990)
B. Ấn Độ (1990-2000)
C. Campuchia (1954-1970)
D. Campuchia (1979-1991)
Câu 10:
Bản Hiến pháp tháng 11/1993 của Nam Phi đánh dấu sự kiện gì?
A. Sự thành lập nước Cộng hòa Nam Phi
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)
C. Nenxơn Manđêla làm tổng thống Nam Phi
D. Mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc
Câu 11:
Nhân tố chủ yếu nào quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây sau chiến tranh
B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít
C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển
D. Ý thức giành độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng các dân tộc
Câu 12:
Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san(1947) đã tác động như thế nào đến tình hình ở châu Âu?
A. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu
B. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu
D. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu
Câu 13:
Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, vì đã
A. mở rộng hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp
B. thiết lập quan hệ đồng minh với nước lớn
C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm
D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế
Câu 14:
Đâu không phải là nội dung của Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930)?
A. Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư
B. Quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương
C. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng
D. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
Câu 15:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vì
A. những điều kiện thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam chưa đầy đủ
B. phong trào yêu nước Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến
C. thanh niên yêu nước Việt Nam chưa tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
D. yếu tố khách quan cho việc thành lập đảng vô sản chưa chín muồi
Câu 16:
Thực tiễn về mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải
A. coi trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc
B. coi trọng quốc phòng, an ninh, chủ động đối phó mọi hoàn cảnh
C. xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng 4.0
D. coi những điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định
Câu 17:
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã
A. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông
B. gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai
C. đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Câu 18:
Điểm tương đồng của phong trào 1930-1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là
A. tạo ra những điều kiện chủ quan cho Tổng khởi nghĩa
B. để lại bài học về xây dựng khối liên minh công nông
C. góp sức cùng đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
D. đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới
Câu 19:
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Ngày 23/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”
C. Nước Việt Nam Đàn chà Cộng hòa ra đời
D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị
Câu 20:
Yêu cầu số một của nhân dân Việt Nam được phản ánh trong nhiệm vụ nào của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
A. Tiến hành cách mạng ruộng đất
B. Lập chính phủ công nông binh
C. Đánh đổ để quốc giành độc lập dân tộc
D. Tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày
Câu 21:
Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong cả Hiệp định Sơ bộ (1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là
A. Chủ quyền
B. Thống nhất
C. Toàn vẹn lãnh thổ
D. Độc lập
Câu 22:
Đông Dương cộng sản Đảng ra đời (6/1929) từ sự phân hóa của
A. Đảng Lập hiến
B. Việt Nam Quốc dân đảng
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
D. Tân Việt Cách mạng đảng
Câu 23:
Sự kiện nào dưới đây không phản ánh đúng hoạt động của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX
A. Thành lập Đảng Lập hiến
B. Thành lập Việt Nam Nghĩa đoàn
C. Ám sát toàn quyền Méclanh
D. Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu
Câu 24:
“…Bất kì đàn ông đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc …”. Đoạn trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Toàn dân kháng chiến
B. Kháng chiến kiến quốc
C. Trường kì kháng chiến
D. Kháng chiến toàn diện
Câu 25:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vì công nhân
A. là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng
B. có tinh thần cách mạng triệt để, có nền tảng lí luận Mác – Lênin
C. ý thức về quyền lợi giai cấp, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù
D. là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại
Câu 26:
Đặc điểm bao trùm của cách mạng Việt Nam trong những năm 1920 -1930 là gì?
A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng của hai khuynh hướng tư sản và vô sản
B. Phản ánh sự khẳng định từng bước vai trò lãnh đạo và khuynh hướng dân chủ tư sản
C. Hai khuynh hướng vô sản và tư sản đều giành được quyền lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc
D. Giai cấp công nhân và nông dân thay thế giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Câu 27:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế nào thuận lợi?
A. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức – Nhật
B. Lực lượng Đồng minh ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam
C. Liên Xô đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc
D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Câu 28:
Mục tiêu của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là gì?
A. Giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ
B. Tiêu diệt sinh lực địch, tạo điều kiện giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam
C. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào
D. Giải phóng vùng Tây Bắc, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Đờ Lát Đờ Tát-xi-nhi
Câu 29:
Sau khi Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết (tháng 1/1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã có nhiều động thái nhằm phá hoại Hiệp định, ngoại trừ việc
A. đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng thống chính quyền Sài Gòn
B. huy động gần như toàn bộ lực lượng để tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ
C. mở các cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng
D. tiếp tục chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’ ở miền Nam Việt Nam
Câu 30:
“Chiến thắng Đường số 14 – Phước Long (cuối năm 1974 đầu 1975) được coi là trận “trinh sát chiến lược” của quân dân miền Nam vì đã
A. Cho thấy sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn
B. Buộc Mỹ phải can thiệp trở lại ở chiến trường miền Nam
C. Buộc Mỹ phải rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh
D. Bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến của ta sang thế tiến công
Câu 31:
Luận cương chính trị (10/1930) đã kế thừa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) ở những điểm chủ yếu, xác định được nhiều vấn đề thuộc chiến lược cách mạng, ngoại trừ
A. xác định lực lượng cách mạng chủ yếu của cách mạng Việt Nam
B. xác định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và các mạng thế giới
C. xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam
D. xác định giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân
Câu 32:
Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I (6/1/1946) ở Việt Nam thành công
A. Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới
B. Là sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C. Thể hiện tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc
D. Đã đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 33:
Hành động nào sau đây không phải của Phát xít Nhật sau ngày 9/3/1945?
A. Tuyên bố “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”
B. Giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập
C. Tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta
D. Dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim
Câu 34:
Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc
B. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”
C. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét
D. Tiến hành “dồn dân lập ấp chiến lược”
Câu 35:
Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng Miền Nam Việt Nam đang
A. Chuyển dần sang đấu tranh chính trị
B. Gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất
C. Giữ vững và phát triển thế tiến công
D. Chuyển hẳn sang tiến công chiến lược
Câu 36:
Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Nòng cốt, quyết định thắng lợi
B. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi
C. Đông đảo, quyết định thắng lợi
D. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị
Câu 37:
Bài học lịch sử lớn nhất hiện nay được đúc rút từ công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam là gì?
A. Đảng tập hợp tất cả các tầng lớp và giai cấp trong xã hội
B. Đại đoàn kết dân tộc
C. Thành lập các hiệp hội yêu nước
D. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc
Câu 38:
Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là
A. các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
B. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt
C. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 300 ngày
D. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến
Câu 39:
Nhận xét nào sau đây là không đúng về ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng Việt Nam
B. Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những thắng lợi tiếp theo
C. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính đảng mạnh nhất giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam
D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
Câu 40:
Chiến thắng được coi là "Ấp Bắc" đối với quân Mỹ, mở đầu cho cao trào "tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam là:
A. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam)
B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
C. Chiến thắng Tây Ninh
D. Chiến thắng Trà Bồng (Quảng Ngãi)
95 Đánh giá
83%
9%
5%
2%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com