Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
2482 lượt thi 32 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Trong các hạt Na+, Mg2+, Al3+, O, F thì Al3+ có bán kính lớn nhất
B. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIB
C. So với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhôm có tính khử mạnh hơn
D. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA
Câu 2:
Nhôm ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn
A. Chu kì 2, nhóm IIIA
B. Chu kì 3, nhóm IIIA
C. Chu kì 1, nhóm IIA
D. Chu kì 3, nhóm IIA
Câu 3:
Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 4:
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Al (Z = 13) có số electron lớp ngoài cùng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5:
Nhôm thể hiện tính chất nào sau đây?
1) Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
2) Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
3) Nhôm là kim loại nhẹ.
4) Nhôm là nguyên tố s
A. 1, 2
B. 2, 4
D. 1, 3
Câu 6:
Tính chất nào sau đây không phải của nhôm?
A. Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng
B. Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu
C. Nhôm là nguyên tố p
D. Nhôm là kim loại nhẹ
Câu 7:
Tính chất nào sau đây của nhôm là đúng
A. Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện
B. Nhôm tan được trong dung dịch NH3
C. Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
D. Nhôm là kim loại lưỡng tính
Câu 8:
Cho các phát biểu sau
a, Nhôm tan được trong dung dịch NaOH
b, Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
c, Nhôm là kim loại lưỡng tính.
d, Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện.
Số phát biểu sai là
B. 3
C. 1
Câu 9:
Vì sao những vật bằng nhôm hàng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không xảy ra phản ứng
A. Nhôm là kim loại không tác dụng với nước
B. Trên bề mặt vật được phủ một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước
C. Do nhôm tác dụng với nước tạo lớp nhôm hiđroxit không tan bảo vệ cho nhôm
D. Nhôm là kim loại hoạt động không mạnh
Câu 10:
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về tính chất của nhôm
A. Nhôm là kim loại nặng
B. Nhôm là kim loại tác dụng mạnh với nước
C. Vật dụng bằng nhôm để lâu ngày cũng không tác dụng với nước do có màng oxit bao bọc
D. Nhôm là kim loại kiềm thổ
Câu 11:
Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải :
(1) Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch.
(2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn.
(3) Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng.
(4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kế, sản xuất ban đầu.
Cách làm đúng là
A. 1 và 2
B. 1 và 3
C. 1 và 4
D. 2 và 4
Câu 12:
Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải
A. Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch
B. Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng
C. Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn
D. Tất cả các biện pháp trên
Câu 13:
Phản ứng hoá học nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng
B. Al tác dụng với CuO nung nóng
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng
Câu 14:
Cho các phản ứng sau:
1, Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng
2, Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng
3, Điện phân nóng chảy Al2O3
4, Al tác dụng với CuO nung nóng
5, Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng
Số phản ứng thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm là
Câu 15:
Phản ứng nhiệt nhôm (đun nóng oxit kim loại với Al ở nhiệt độ cao) dùng điều chế những kim loại nào
A. Al, Fe, Mg
B. Fe, Cr, Cu
C. Cu, Na, Zn
D. Ca, Fe, Cu
Câu 16:
Al không tác dụng được với oxit kim loại
A. MgO
B. Fe2O3
C. ZnO
D. CuO
Câu 17:
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
A. Al2O3 và Fe
B. Al, Fe và Al2O3
C. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3
D. Al2O3, Fe và Fe3O4
Câu 18:
Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
C. Al, Fe, Fe2O3 và Al2O3
D. Al2O3, Fe và Fe2O3
Câu 19:
Trong số các phản ứng cho sau đây có mấy phản ứng viết sai :
1) 2Al + 3MgSO4 → Al2SO43 + 3Mg.
2) Al + 6HNO3 đặc, nguội → AlNO33 + 3NO2 + 3H2O.
3) 8Al + 5NaOH + 3NaNO3 + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
4) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
5) 2Al + 2H2O + CaOH2 → CaAlO22 + 3H2
Câu 20:
Phản ứng nào sau đây sai
A. Al + 6HNO3 đặc, nguội → AlNO33 + 3NO2 + 3H2O
B. 8Al + 5NaOH + 3NaNO3 + 2H2O →8NaAlO2 + 3NH3
C. 2Al + 3CuSO4 →Al2SO43+ 3Cu
D. 2Al + 2H2O + CaOH2 →CaAlO22 + 3H2
Câu 21:
Cho phản ứng: Al + HNO3 →→ AlNO33 + NO + N2O + H2O. Biết tỉ lệ NO và N2O là 1 : 3. Hệ số cân bằng của phản ứng trên là :
A. 9, 34, 9, 1, 3, 17
B. 9, 36, 9, 1, 3, 18
C. 9, 30, 9, 1, 3, 15
D. 9, 38, 9, 1, 3, 19
Câu 22:
Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAlNO33 + dNO + eN2O + fH2O. Biết tỉ lệ NO và N2O là 2 : 1. Tổng tất cả hệ số của cân bằng là?
A. 120
B. 91
C. 117
D. 118
Câu 23:
Cho Al tác dụng với S, C ở nhiệt độ cao, lấy sản phẩm phản ứng trên cho tác dụng với H2O thì sản phẩm cuối cùng thu được là
A. AlOH3; H2S; CH4
B. Al2S3; AlOH3; CH4
C. Al4C3; AlOH3; H2S
D. AlOH3; H2S; C2H2
Câu 24:
Cho Al tác dụng với C ở nhiệt độ cao, lấy sản phẩm phản ứng trên cho tác dụng với H2O thì thu được kết tủa là :
A. AlOH3
B. CH4
C. Al4C3
D. CaCO3
Câu 25:
Điều nào sau đây không đúng
A. Al khử được Cu2+ trong dung dịch
B. Al3+ bị khử bởi Na trong dung dịch AlCl3
C. Al2O3 là hợp chất bền với nhiệt
D. Al tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
a, Al tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
b, Al khử được Cu2+ trong dung dịch.
c, Al3+ bị khử bởi Na trong dung dịch AlCl3.
d, Al2O3 là hợp chất kém bền với nhiệt.
Số phát biểu đúng là
Câu 27:
Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, chất oxi hóa nhôm là
A. NaOH
B. H2O
C. NaOH hoặc H2O
D. Cả NaOH và H2O
Câu 28:
Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, H2O đóng vai trò gì
A. Chất khử
B. Chất oxi hóa
C. Môi trường
D. Bazơ
Câu 29:
Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, ta thấy hiện tượng
A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu
B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam
C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu
D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam
Câu 30:
Cho bột Al vào dung dịch X dư . Ta thấy hiện tượng sủi bọt khí Al tan dần đến hết và dung dịch không màu . Vậy X chứa?
A. FeCl2
C. NaOH
D. CuSO4
Câu 31:
Cho Al lần lượt vào các dung dịch : H2SO4 loãng, HNO3 (đậm đặc, to), BaOH2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, thấy sinh ra khí B có tỉ khối so với O2 nhỏ hơn 0,8. Số dung dịch có thể phù hợp là
D. 5
Câu 32:
Cho Al vào dung dịch X thấy sinh ra khí B có tỉ khối so với H2 nhỏ hơn 14. Dung dịch X có thể là
A. H2SO4 loãng
B. HNO3 (đậm đặc, to)
C. H2SO4 đặc
D. HNO3 loãng
496 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com