Bài tập Kim loại Kiềm, Kiềm thổ, Nhôm có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao - P1)
26 người thi tuần này 5.0 5.5 K lượt thi 25 câu hỏi 25 phút
🔥 Đề thi HOT:
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
1.1. Khái niệm
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
Bài tập thủy phân(P1)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Hòa tan hết hỗn hợp kim loại (Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng). Nung m gam muối khan đến khối lượng không đổi thu được 19,2g chất rắn. Giá trị của m gần nhất với :
Lời giải
Giải thích:
Vì KL + HNO3 không có khí thoát ra => sản phẩm khử là NH4NO3
TQ : 2M(NO3)n ---> M2On + 2nNO2 + 0,5nO2
NH4NO3 ---> N2O + 2H2O
nO(X) = 0,61364m/16 (mol)
nNO3 = ne tđ + nNH4NO3 = 1/3nO(X) = 0,61364m/48 (mol)
Ta có : ne tđ = 8nNH4NO3
=> ne tđ = 0,61364m/54 = nNO2 = 4nO2 ; nNH4NO3 = 0,61364m/432
=> nO2 = 0,61364m/216 (mol)
Bảo toàn khối lượng : mX - mrắn = mNH4NO3 + mNO2 + mO2
=> m – 19,2 = 80. 0,61364m/432 + 46. 0,61364m/54 + 32. 0,61364m/216
=> m = 70,4g
Đáp án B
Câu 2
Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là?
Lời giải
Giải thích:
Quan sát đồ thị ta thấy nCO2 = 0,15 thì kết tủa đạt max.
=> nCa(OH)2 = nCaCO3 max = 0,15
Khi nCO2 = 0,45 thì bắt đầu hòa tan kết tủa.
Khi nCO2 = 0,5 thì lượng kết tủa bị hòa tan là: nCaCO3 bị hòa tan = 0,5 - 0,45 = 0,05
=> nCaCO3 còn lại = x = 0,15 - 0,05 = 0,1
Đáp án A
Câu 3
Cho một lượng kim loại Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm a mol HCl 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối, b gam kim loại và 0,125 mol hỗn hợp khí Y (gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí).Tỉ khối của Y so vs H2 là 12,2. Giá trị của m là?
Lời giải
Giải thích:
Vì Mx = 12,2.2 = 24,4 hỗn hợp khí là NO và H2
Al + 4H+ + NO3- → Al3+ + NO + H2O
0,1 ← 0,4 ← 0,1 ← 0,1
2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2
1/60 ← 0,05 ← 0,025
Bảo toàn khối lượng m = m Al + m Na+ + m K+ + m NO3- + m Cl-
= ( 0,1 + 1/60) .27 + 23. 0,05 + 0,1.39 + (0,15 – 0,1). 62 + 0,45.35,5
= 27,275 (g)
Đáp án B
Câu 4
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al(NO3)3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 41,618% về khối lượng). Hòa tan hết 20,76 gam X trong dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 56,28 gam và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 13,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
Lời giải
Giải thích:
nMg = nMg(OH)2 = 0,23
Dung dịch Y chứa Mg2+ (0,23), Al3+ (a), NH4+ (b), SO42- (0,48)
Bảo toàn điện tích => 3a + b + 0,23 . 2 = 0,48 . 2
m muối = 27a + 18b + 0,23.24 + 0,48.96 = 56,28
=> a = 0,16 và b = 0,02
Trong X: nO = 0,54; nCO32- = u và nNO3- = v
mX = 0,16 . 27 + 0,23 . 24 + 60u + 62v = 20,76
nO = 3u + 3v = 0,54
=> u = 0,12 và V = 0,06
Đặt y, z là số mol N2 và H2 trong Z.
nZ = 0,12+ y + z = 0,2(1)
Bảo toàn N => 0,06 + x = 0,02 + 2y (2)
nH+ = x + 0,96 = 12y + 2z + 0,02 . 10 + 0,12 . 2 (3)
(1)(2)(3) => x = 0,04; y = 0,04; z = 0,04
Đáp án A
Câu 5
Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Lời giải
Giải thích:
Áp dụng qui tắc đường chéo => nNO = nCO2 = 0,1mol
Hỗn hợp ban đầu gồm: Mg (a mol), MgO (b mol), MgCO3 (0,1 mol)
=> 24a + 40b + 84 . 0,1 = 30 => 24a + 40b = 21,6 (1)
X chứa: Mg(NO3)2 ( a + b + 0,1 mol), NH4NO3 (c mol)
Bảo toàn N: 2 (a + b + 0,1) + 2c + 0,1 = 2,15 => 2a + 2b + 2c = 1,85 (2)
Bảo toàn e: 2a = 0,1 . 3 + c . 8 => 2a – 8c = 0,3 (3)
Giải hệ (1) (2) (3) ta có a = 0,65, b = 0,15, c = 0,125
=> m= mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 148 . 0,9 + 80 . 0,125=143,2 g
Chú ý: tạo muối amoni nitrat
Đáp án D
Câu 6
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5 M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X ( không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31:24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây:
Giá trị của m và V lần lượt là
Lời giải
Giải thích:
Theo quy tắc đường chéo tính được N2 :0,014 mol và N2O : 0,07 mol
Đặt nAl = x mol nMg= y mol
Dd X có dư HNO3 nên Al và Mg phản ứng hết
Al → Al+3 + 3e Mg → Mg+2 + 2e
2N+5 + 10e → N2 2N+5 + 8e → 2N+1
Bảo toàn e thì 3x + 2y = 0,014.10 +0,07.8=0,7
Cho NaOH vào NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O → HNO3 dư :0,1 mol
Tại thể tích NaOH là 0,4125 lít thì kết tủa qua vị trí cực đại → Al(OH)3 bị hòa tan một phần
2OH- + Mg2+ → Mg(OH)2
3OH- + Al3+ → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- → AlO2- +H2O
Kết tủa có Mg(OH)2 : y mol, Al(OH)3 : x-z mol( giả sử z mol Al(OH)3 bị hòa tan)
Ta có
17,45=58y+78(x-z)=m↓
2y + 3x + z =(0,4125-0,05).2=nNaOH
→ x= 0,1 mol ; y=0,2 mol; z=0,025 mol
→ m= 27x + 24y=7,5
Bảo toàn N trong phản ứng X + HNO3 có
nHNO3 = 3x + 2y + 2nN2 + 2nN2O + nHNO3 dư = 0,968 → V=0,3872
Đáp án D
Câu 7
Thực hiện phản ứng nhiệt phân nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 ( trong điều kiện không có không khí thu được 234,75 gam chất rắn X. Chia X thành hai phần:
Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít khí H2 ở đktc và m gam chất rắn. Hòa tan hết m gam chất rắn vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chứa 82,8 gam muối và 0,6 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất.
Hòa tan hết phần 2 trong 12,97 lít dung dịch HNO3 1M, thu được hỗn hợp khí Y (gồm 1,25 mol NO và 1,51 mol NO2) và dung dịch A chứa các chất tan đều là muối, trong đó có a mol Fe(NO3)3. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của a gần đúng với giá trị nào sau đây?
Lời giải
Giải thích:
Phần 1:
nH2 = 0,075 => nAldư = 0,05
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
8x→ 3x →4x → 9x
Chất rắn không tan trong NaOH là Fe (9x mol). Với H2SO4 đặc nóng
=> Fe3+ (u) và Fe2+ (v)
Bảo toàn electron: 3u + 2v = 0,6 . 2
m muối = 400a/2 + 152b = 82,8
=> u = 0,3 và v = 0,15
=> 9x = u + v => x = 0,05
Vậy phần 1 chứa Al (0,05), Al2O3 (0,2) và Fe (0,45)
=> mPhần 1 = 46,95
=> mPhần 2 = mX - mPhần 1 = 187,8
=> mPhần 2 = 4mPhần 1
Vậy phần 2 chứa các chất có số mol gấp 4 phần 1.
Phần 2 chứa Al (0,2), Al2O3 (0,8) và Fe (1,8)
=> nO = 0,8 . 3 = 2,4
nH+ = 12,97 = 4nNO + 2nNO2 + 2nO + 10nNH4+
=> nNH4+ = 0,015
Dung dịch A chứa Fe3+ (a mol), Fe2+ (y mol) và các ion khác.
Bảo toàn Fe => a + b = 1,8
Bảo toàn electron => 3a + 2b + 0,2 . 3 = 1,25 . 3 + 1,51 + 0,015 . 8
=> a = 1,18 và b = 0,62
Đáp án D
Câu 8
Cho hỗn hợp A gồm m gam các chất Al2O3 và Al vào 56,5 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được 0,336 lít khí SO2 thoát ra (đktc) cùng dung dịch B và a gam hỗn hợp rắn D. Lọc lấy D và chia làm 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat cùng 1,4 lít hỗn hợp khí không màu có khối lượng là 2,05 gam, có khí hóa nâu trong không khí. Dẫn từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào X, thấy lượng NaOH dùng hết tối đa là 130 ml.
+ Phần 2: Nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Y có khối lượng giảm 1,36 gam so với lượng rắn đem đốt. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
Lời giải
Giải thích:
nH2SO4 = 0,565 mol ; nSO2 = 0,015 mol
+) Phần 1 : Mkhí = 32,8g ; nkhí = 0,0625 mol
Hỗn hợp khí không màu có 1 khí hóa nâu là NO và N2O
=> nNO = 0,05 ; nN2O = 0,0125 mol
Muối thu được là muối sunfat => có S trog D
Qui hỗn hợp D về dạng : Al (x mol) ; O (y mol) ; S (z mol)
Giả sử phản ứng D + HNO3 tạo t mol NH4+
Bảo toàn e : 3nAl + 6nS = 2nO + 3nNO + 8nN2O + 8nNH4
=> 3x + 6z = 2y + 0,15 + 0,1 + 8t (1)
Muối sunfat thu được có : NH4+ ; Al3+ ; SO42-
Bảo toàn điện tích : nNH4 + 3nAl = 2nSO4
=> t + 3x = 2z (2)
Khi Cho dung dịch muối này phản ứng với NaOH vừa đủ thì :
Al3+ + 4OH- -> AlO2- + 2H2O
NH4+ + OH- -> NH3 + H2O
=> nNaOH = 4x + t = 0,13 (3)
+) Phần 2 : (Al ; O ; S) + O2(không khí) -> ( 0,5x mol Al2O3) + SO2 ↑
=> mgiảm = mS – mO thêm
=> 1,36 = 32z – 16.(1,5x – y) (4)
Giải hệ (1,2,3,4) => x = y = 0,03 ; z = 0,05 ; t = 0,01 mol
Vậy D có : 0,02 mol Al2O3 ; 0,02 mol Al ; 0,1 mol S
Bảo toàn e : 2nSO2 + 6nS = 3nAl pứ => nAl pứ = 0,21 mol
nH2SO4 = 3nAl2O3 pứ + (1,5nAl + nSO2 + nS)
=> nAl2O3 = 0,045 mol
Vậy hỗn hợp đầu có : 0,065 mol Al2O3 và 0,23 mol Al
=> m = 12,84g
Đáp án D
Câu 9
Hòa tan hoàn toàn 7,98g hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa a mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lit khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch NaOH 1M được cho như trong đồ thị sau :
Giá trị của a là :
Lời giải
Giải thích:
Sau 1 thời gian thêm NaOH thì mới có kết tủa => H+ dư
Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 2nH2 = 0,8 mol
Và : mMg + mAl = 7,98g
=> nMg = 0,13 ; nAl = 0,18 mol
Tại thời điểm nkết tủa = 0,24 mol thì kết tủa đang tan dần
=> nkết tủa = nMg(OH)2 + [4nAl3+ - (nOH - nH+ - 2nMg(OH)2) ]
=> 0,24 = 0,13 + [4.0,18 – (1,03 – nH+ - 2.0,13)]
=> nH+ = 0,16 mol
=> a = ½ . 0,16 + nH2 = 0,48
Đáp án C
Câu 10
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Na2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Lượng kết tủa tạo ra được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là
Lời giải
Giải thích:
Tại nBa(OH)2=0,32 mol thì Al(OH)3 vừa bị hòa tan hết.
=> 4nAl3+=nOH-=>4.2b=0,32=>b=0,04 mol.
Mặt khác nBaSO4 max=a+3b=69,9/233=0,3 mol
=>a=0,06 mol.
Đáp án B
Câu 11
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là
Lời giải
Giải thích:
Đáp án D
Câu 12
Cho 8,63 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,57% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,344 lít H2 (đktc). Cho 320 ml dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Lời giải
Giải thích:
mO=8,63.19,47/100=1,68 gam=>nO=0,105 mol=>nAl2O3=0,035 mol
nOH-=2nH2=0,12 mol
Al2O3+2OH- → AlO2-+H2O
0,035 0,07(dư 0,05) 0,035
H+ + OH- → H2O
0,05←0,05
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3
0,07← 0,07 0,07
Al(OH)3+3H+ → Al3+ + H2O
0,04 ←0,12
nAl(OH)3=0,07-0,04=0,03 mol=>m↓=0,03.78=2,34 gam.
Đáp án A
Câu 13
Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O, Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05g X vào nước thu được 2,8 lit khí H2 (dktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50 ml, nếu thêm tiếp 310 ml dung dịch nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
Lời giải
Giải thích:
Đặt x, y, z là số mol Na, Al, O
Phương trình 1 theo khối lượng đi: 23x + 27y + 16z = 20,05
Phương trình 2 bảo toàn điện tích: x + 2y = 0,125.2 + 2z
Phương trình 3 tính theo số mol OH-: nOH- = nNa= nAl + nH+ => x + y = 0,05
Giải hệ được : x= 0,3 ; y = 0,25 ; z = 0,4
n kết tủa = (4.nAlO2- - nH+)/3 = (4.0,25 – 0,31)/3 = 0,23 mol
=> m = 17,94g
Đáp án A
Câu 14
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộng đều hỗn hợp Y rồi chia thành hai phần:
- Phần 1: có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
- Phần 2: Đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là:
Lời giải
Giải thích:
Đáp án B
Câu 15
Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốy cháy hết Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được kết quả biểu diễn theo hình vẽ
Giá trị x gần nhất với:
Lời giải
Giải thích:
nC=nCO2=0,9 mol
nH=2nH2O=2,3 mol
Quy đổi hỗn hợp X: Al x mol; Ca y mol; C: 0,9 mol
Quy đổi hỗn hợp Z: C: 0,9 mol; H: 2,3 mol
27x+40y+12.0,9=40,3
3x+2y=2,3 (BT e)
=> x=0,5; y=0,4
=> Y gồm Ca(AlO2)2: 0,25 mol và Ca(OH)2: 0,4-0,25=0,15 mol (BTNT Ca)
nHCl-2nCa(OH)2=4nAlO2- - 3n↓
=> 0,56x-0,3=4.0,5-3.3a (1)
=> 0,68x-0,3=4.0,5-3.2a (2)
(1) và (2) => x=2,5; a=0,1
Đáp án C
Câu 16
Cho từ từ a mol Ba vào m gam dung dịch Al2(SO4)3 19%. Mối quan hệ giữa khối lượng dung dịch sau phản ứng và lượng Ba cho vào dung dịch được mô tả bởi đồ thị sau:
Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Lời giải
Giải thích:
nAl2(SO4)3=x với x = 0,19m/342=m/1800 mol=>m=1800x
+Tại m dung dịch=121,5 g
Ba+2H2O→Ba(OH)2+H2
3x 3x 3x
Al3+ + 3OH- →Al(OH)3
2x 6x 2x
Ba2+ + SO42- →BaSO4
3x 3x 3x
+Tại m dd =m (Al(OH)3 tan hết)
mBa=mBaSO4+mH2
=> 137a=0,27.233+2a=>a=0,466 mol
Đáp án B
Câu 17
Cho m (gam) hỗn hợp K và Ba vào một lượng nước dư thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như sau:
Lời giải
Giải thích:
Đáp án C
Câu 18
Cho 84 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 ( trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M và dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Lời giải
Giải thích:
Đáp án A
Câu 19
Sục khí 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Lời giải
Giải thích:
- Khi cho 0,6 mol CO2 tác dụng với dung dịch X gồm 0,3 mol Ba(OH)2 và 0,2 NaOH:
- Khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch chứa 0,24 mol BaCl2 và 0,3 mol KOH thì:
Đáp án D
Câu 20
Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 13,35 gam AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Lời giải
Giải thích:
nNaOH = 0,33 (mol) ; nAlCl3 = 0,1 (mol)
=> Tạo cả Al(OH)3 và AlO2-
Áp dụng công thức nhanh
nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH- = 4.0,1 – 0,33 =0,07 (mol)
=> mAl(OH)3↓ = 0,07.78 = 5,46 (g)
Đáp án C
Câu 21
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y và a mol H2. Hấp thụ từ từ 3,6a mol CO2 vào 500 ml dung dịch Y, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của m là
Lời giải
Giải thích:
nH2 = nBa = nBaO = nBa(OH)2 => Ba(OH)2 sau pư = 3a mol
Tại nCO2 = 3,6a mol:
BaCO3: 0,192 mol
Ba(HCO3)2: 3a-0,192
BTNT C: 0,192+2(3a-0,192) = 3,6a => a = 0,08 mol
m = 0,08.137+0,08.153+0,08.171 = 36,88 gam
Đáp án C
Câu 22
Lấy m gam hỗn hợp bột Al và Fe2O3 đem phản ứng nhiệt nhôm. Để nguội sản phẩm sau đó chia thành hai phần không đều nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và phần không tan có khối lượng bằng 44,8% khối lượng phần 1. Phần 2 hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 2,688 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Lời giải
Giải thích:
Do phần 1 td với NaOH sinh ra khí nên có chứa Al => Mỗi phần gồm: Al dư, Al2O3 và Fe
2Al+Fe2O3→Al2O3+2Fe
P1: nAl=nH2/1,5=4/15 mol
Đặt nAl2O3 = x => nFe = 2x
m1 = (4/15).27+102x+56.2x = 214x+7,2
%mFe = 56.2x/(214x+7,2) = 0,448 => x = 0,2 mol
=>m1 = 214.0,2+7,2 = 50 gam
Giả sử cho phần 1 tác dụng với HCl dư: nH2 = nFe + 1,5nAl = 0,4+1,5.(4/15) = 0,6 mol
Ta thấy:
m1 = 50 gam tác dụng với HCl sinh ra 0,8 mol H2
m2 0,12 mol
=> m2=7,5 gam
BTKL => m = m1+m2 = 57,5 gam
Đáp án A
Câu 23
Hòa tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch X. Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m gam) theo thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) như sau:
Giá trị của a là
Lời giải
Giải thích:
Giả sử số mol ban đầu: nAl = x mol, nBa(OH)2 = y mol
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O→ Ba(AlO2)2 + 3H2
x 0,5x 0,5x
Dung dịch X: Ba(AlO2)2 (0,5x mol) và Ba(OH)2 dư (y-0,5x mol)
+ Khi kết tủa lớn nhất: m↓ = mAl(OH)3 max + mBaSO4 max = 78x + 233y = 70 (1)
+ Khi V= 1300 ml: Al(OH)3 vừa bị hòa tan hết. Khi đó ta có:
OH- + H+ → H2O
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3
3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O
nH+ = nOH- dư + nAlO2- + 3nAl(OH)3 max => 2.1,3.0,5 = 2y – x + x + 3x <=> 3x + 2y = 1,3 (2)
Giải (1) và (2): x = 0,3; y = 0,2
=> a = 0,3.27 = 8,1 gam
Đáp án A
Câu 24
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2. Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 46,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch HNO3 , thu được dung dịch chứa 146,52 gam muối nitrat và 12,992 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
Lời giải
Giải thích:
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn X tác dụng với NaOH Giải phóng khí H2 => X chứa A dư, oxit sắt bị khử hết
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2↑
0,02 ← 0,03 (mol)
nAl(OH)3 = 46,8 : 78 = 0,6 (mol)
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
0,29 ← ( 0,6 – 0,02)
Z gồm Fe, xét quá trình Z tan trong HNO3
nNO = 0,58 (mol) => nNO3- ( trong muối) = 3nNO = 3.0,58 =1,74 (mol)
=> mFe = 146,52 – 1,74.62 = 38,64(g)
=> mOXIT SẮT = mFe + mO = 38,64 + 0,29.3.16 = 52,56 (g)
Đáp án D
Câu 25
Hỗn hợp X gồm CaC2, Al4C3, Ca, Al. Cho 40,3 gam X vào nước dư chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp Z gồm ba khí. Đốt cháy Z, thu được 20,16 lít CO2 ở đktc và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ dung dịch HCl xM vào dung dịch Y, kết quả được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x là:
Lời giải
Giải thích: Đáp án A
Quy đổi hỗn hợp X thành: Al, Ca, C; quy đổi khí thành C, H
Dung dịch X gồm: AlO2- (0,5 mol), OH- dư (0,3 mol)
Dựa vào đồ thị ta thấy tại 2 điểm nHCl = 0,56x và nHCl = 0,68x:
nHCl = nOH- dư + nAlO2- max + 3n kết tủa bị hòa tan
0,56x = 0,3+0,5+3(0,5-3a) (1)
0,68x = 0,3+0,5+3(0,5-2a) (2)
Giải (1) và (2) => x = 2,5; y = 0,1
1 Đánh giá
100%
0%
0%
0%
0%