Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
3924 lượt thi 30 câu hỏi 45 phút
3786 lượt thi
Thi ngay
2111 lượt thi
2452 lượt thi
2153 lượt thi
3504 lượt thi
4152 lượt thi
2832 lượt thi
4291 lượt thi
3739 lượt thi
Câu 1:
Có các mệnh đề sau:
(1) Sự lưu hóa cao su thiên nhiên có được là do trên mạch cacbon còn liên kết đôi.
(2) Có thể thay thế S bằng C để tăng độ cứng của cao su lưu hóa.
(3) Trong sự lưu hóa cao su, lượng S dùng càng cao thì cao su càng kém đàn hồi và càng cứng. Mệnh đề sai là
A. chỉ có 1.
B. chỉ có 2.
C. chỉ có 3.
D. 1 và 2.
Câu 2:
Cho 22,15 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn thu được là:
A. 65,46 gam
B. 46,46 gam
C. 45,66 gam
D. 46,65 gam
Câu 3:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp.
C. Trùng hợp buta-1,3-đien ta được cao su buna là sản phẩm duy nhất.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều.
Câu 4:
Chọn câu sai:
A. Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
D. Pentapeptit: Tyr-Ala-Gly-Val-Lys (mạch hở) có 5 liên kết peptit.
Câu 5:
Làm thế nào để phân biệt được các đồ dùng làm bằng da thật và bằng da nhân tạo (PVC)?
A. Đốt da thật không cho mùi khét, đốt da nhân tạo cho mùi khét.
B. Đốt da thật cho mùi khét và da nhân tạo không cho mùi khét.
C. Đốt da thật không cháy, da nhân tạo cháy.
D. Đốt da thật cháy, da nhân tạo không cháy.
Câu 6:
Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala - Gly. Giá trị của m là:
A. 41,1 gam
B. 43,8 gam
C. 42,16 gam
D. 34,8 gam
Câu 7:
Khi đun phenol với fomanđehit (có axit làm xúc tác) tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime tạo thành có cấu trúc mạch
A. phân nhánh.
B. không phân nhánh.
C. không gian ba chiều.
D. hỗn hợp vừa phân nhánh vừa có cấu tạo không gian ba chiều.
Câu 8:
Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetra peptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala - Ala và 27,72 gam Ala - Ala - Ala. Giá trị của m là :
A. 90,6 gam
B. 66,44 gam
C. 111,74 gam
D. 81,54 gam
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol-fomanđehit).
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Poli (etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
Câu 10:
Hợp chất (A) C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dung dịch Br2. Khi (A) tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH thì khối lượng muối thu được là
A. 9,4g
B. 8,6g
C. 8g
D. 10,8g
Câu 11:
X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y đi qua CuO (to) thu được chất hữu cơ Z có khả năng cho phản ứng tráng gương. X có công thức cấu tạo là:
A. CH3(CH2)4NO2
B. NH2CH2CH2COOC2H5
C. NH2CH2COOCH(CH3)2
D. NH2CH2COOCH2CH2CH3
Câu 12:
Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 13:
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào giữ nguyên mạch polime?
A. Cao su + lưu huỳnh cao su lưu hóa
B. Poliamit + H2O amino axit.
C. Polisaccarit + H2O monosaccarit.
D. Poli (vinyl axetat) + H2O poli(vinyl ancol) + axit axetic.
Câu 14:
Khi trùng ngưng m gam một amino axit để điều chế tơ capron với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp gồm amino axit dư, polime và 14,4 gam nước. Giá trị của m bằng:
A. 151 gam
B. 83,84 gam
C. 131 gam
D. 104,8 gam
Câu 15:
Cho polime: -CO-C6H4-CO-O-C2H4-O-n. Hệ số n không thể gọi là:
A. hệ số polime hóa.
B. độ polime hóa.
C. hệ số trùng hợp.
D. hệ số trùng ngưng.
Câu 16:
Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí).
A. H2O, CO2
B. Br2, HCl
C. NaOH, HCl
D. HCl, NaOH
Câu 17:
Polime –HN–CH25–CO-n được điều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây?
A. Trùng hợp.
B. Trùng ngưng.
C. Trùng – cộng hợp.
D. Trùng hợp hoặc trùng ngưng.
Câu 18:
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ là:
A. Điphenyl amin, anilin, amoniac, metyl amin, đimetyl amin.
B. Amoniac, metyl amin, anilin, điphenyl amin, đimetyl amin.
C. Điphenyl amin, amoniac, anilin, metyl amin, đimetyl amin.
D. Điphenyl amin, anilin, amoniac, đimetyl amin, metyl amin.
Câu 19:
Cho các chất, cặp chất sau:
(1) CH3–CH(NH2)–COOH.
(2) HO–CH2–COOH.
(3) CH2O và C6H5OH.
(4) HO–CH2–CH2–OH và p–C6H4(COOH)2.
(5) H2N–[CH2]6–NH2 và HOOC–[CH2]4–COOH.
(6) CH2=CH–CH=CH2 và C6H5CH=CH2.
Số trường hợp có khả năng trùng ngưng tạo ra polime là:
C. 4
D. 5
Câu 20:
X là este tạo bởi α-amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với ancol đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam ancol Z. Vậy công thức của X là:
A. CH3-CHNH2-COOC2H5
B. CH3-CHNH2-COOCH3
C. H2N-CH2-COOC2H5
D. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-N với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo 1 hỗn hợp khí ở nhiệt độ trên 127oC mà CO2 chiếm 14,1% về thể tích. Tỉ lệ số mắt xích butađien và vinyl xyanua trong polime này là? (biết trong không khí có 20% O2 và 80% N2 về thể tích)
A. 3:4
B. 2:3
C. 2:1
D. 1:2
Câu 22:
So sánh nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của etylamin và glixin NH2-CH2-COOH
A. Glixin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với etylamin. cả hai đều tan nhiều trong nước.
B. Cả hai chất có nhiệt độ nóng chảy gần ngang nhau vì đều có 2 C và cả hai đều tan nhiều trong nước.
C. Glixin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn etylamin. Glixin tan ít còn etylamin tan nhiều trong nước.
D. Cả hai chất có nhiệt độ nóng chảy thấp và đều ít tan trong nước.
Câu 23:
Trùng ngưng 8,9 gam alanin thu được m gam một polime và 1,62 gam H2O. Số mắt xích alanyl trong m gam polime trên là
A. 4,927.1022.
B. 5,421.1022.
C. 4,818.1022.
D. 6,023.1022.
Câu 24:
Điều nào dưới đây sai khi nói về amino axit
A. Nhất thiết phải có chứa các nguyên tố C, H, O, N.
B. Có tính lưỡng tính.
C. Là chất hữu cơ xây dựng nên các chất protit.
D. Hiện diện nhiều trong các trái cây chua.
Câu 25:
Một đoạn mạch PVC có khối lượng 25,0 mg. Số mắt xích vinyl clorua có trong đoạn mạch đó là
A. 1,968.1020.
B. 2,409.1020.
C. 1,968.1023.
D. 2,409.1023.
Câu 26:
Có 5 dung dịch không màu: HOOC-CH2-CH2-CHNH2-COOH (axit glutamic), NaI (natri iođua), HCOOH (axit fomic), NH2-CH2-COOH (glyxin), NH2-CH24-CHNH2-COOH (L-lysin). Cặp thuốc thử để nhận biết được cả 5 chất trên là:
A. Quỳ tím và dung dịch CuSO4
B. Quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH33
C. Dung dịch HCl và dung dịch AgNO3/NH3
D. Dung dịch NaOH và NaNO2/HCl
Câu 27:
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là:
A. Poli (metyl metacrylat).
B. poli acrilonitrin.
C. poli (etylen terephtalat).
D. poli (hexametylen ađipamit).
Câu 28:
A là một α-amino axit. Cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng Clo có trong muối thu được là 19,346%. Công thức của A là:
A. CH3CH(NH2)COOH
B. CH3(NH2)CH2COOH
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
D. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH
Câu 29:
Đồng trùng hợp buta–1,3–đien với acrilonitrin CH2=CH–CN theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi CO2, H2O, N2 trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu?
A. x : y = 1 : 3.
B. x : y = 2 : 3.
C. x : y = 3 : 2.
D. x : y = 3 : 1.
Câu 30:
Một phân tử protein được cấu tạo bởi 100 amino axit gồm ba loại X, Y, Z. Khi thủy phân hoàn toàn protein đó trong môi trường axit ta thu được số mol các amino axit X (glyxin), amino axit Y (alanin) và amino axit Z (Valin) tương ứng lần lượt là 1 : 2 : 2. Khối lượng phân tử của protein đó là:
A. 7958
B. 7859
C. 7589
D. 7895
785 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com