Bài tập Amin, Amino Axit, Protein có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao - P1)
24 người thi tuần này 4.6 7.8 K lượt thi 20 câu hỏi 20 phút
🔥 Đề thi HOT:
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
1.1. Khái niệm
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
Bài tập thủy phân(P1)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Hỗn hợp X gồm Alanin, axit glutamic và 2 amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 14,76g. Nếu cho 29,47g X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thì thu được khối lượng muối gần nhất với giá trị là :
Lời giải
Đáp án C
(*) Phương pháp : bài tập đốt cháy amino axit
CTTQ :
+ Amino axit no, có 1 nhóm amino NH2
1 nhóm cacboxyl COOH
NH2- CmH2m – COOH hoặc CnH2n+1O2N
+ Amino axit: CxHyOzNt
CxHyOzNt + O2 → CO2 + H2O + N2
maa = mC + mH + mO/aa + mN
BTNT oxi: nO/aa + 2. nO2 = 2. nCO2 + nH2O
- Lời giải :
H2SO4 hấp thụ H2O => nH2O = 0,82 mol
Các chất trong X đều có 1N => nN2 = 0,5nX = 0,1 mol
=> nCO2 = nY – nH2O – nN2 = 0,66 mol
Số C = nCO2 : nX = 3,3
Số H = 2nH2O : nX = 8,2
Số O = x => số liên kết pi = k = 0,5x
=> Số H = 2C + 2 + N – 2O/2 = 3,3.2 + 2 + 1 – 2x/2 = 8,2
=> x = 1,4
Vậy X là C3,3H8,2O1,4N
=> 0,2 mol X có mX = 16,84g
Xét 29,47g X (nX = 1,75.0,2 = 0,35 mol)
Với nHCl = nX = 0,35 mol
=> mmuối = 42,245g
Câu 2
Hỗn hợp X chứa 1 amin no mạch hở đơn chức, 1 ankan, 1 anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với :
Lời giải
Đáp án D
(*) Phương pháp : bài tập đốt cháy amino axit
CTTQ :
+ Amino axit no, có 1 nhóm amino NH2
1 nhóm cacboxyl COOH
NH2- CmH2m – COOH hoặc CnH2n+1O2N
+ Amino axit: CxHyOzNt
CxHyOzNt + O2 → CO2 + H2O + N2
maa = mC + mH + mO/aa + mN
BTNT oxi: nO/aa + 2. nO2 = 2. nCO2 + nH2O
Câu 3
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm peptit Y (C9H17O4N3) và peptit Z(C11H20O5N4) cần dùng 320 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch gồm 3 muối của glyxin, alanin,valin ; trong đó muối của valin có khối lượng là 12,4g. Giá trị của m là :
Lời giải
Đáp án A
(*) Phương pháp : bài toàn thủy phân peptit :
(*)Thủy phân trong H2O ( H+ , OH- ) ® a - aa ban đầu
Ax + (x – 1) H2O ® x. A
- Số pt H2O = số lk peptit
- BTKL : mpeptit + mH2O = maa ban đầu
(*) Thủy phân trong MT axit ( HCl )
Ax + (x – 1)H2O + xHCl ® muối clorua
- số pt HCl = số nguyên tử N/ peptit = x
- BTKL : mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối
(*) Thủy phân trong MT bazo : OH
Ax + xOH ® muối + H2O
- số pt H2O = số Haxit / Ax
- BTKL : mpeptit + mbazo = mmuối + mH2O
nH2O.x = nOH(pứ)
- Lời giải :
nVal = 0,08 mol. nKOH = 3nY + 4nZ = 0,32 mol
Vì Valin có 5C. Mà Y có 9C và là tripeptit
=> có 2 trường hợp của Y : Val-Gly-Gly hoặc Ala-Ala-Ala
Vì Z có 11C và là tetrapeptit
=> Có 2 trường hợp của Z : Val-Gly-Gly-Gly hoặc Ala-Ala-Ala-Gly
Vì muối thu được gồm cà Gly, Ala và Val
=> cặp Y-Z phù hợp là : (Val-Gly2 + Ala3-Gly) hoặc (Ala3 + Val-Gly3)
+) TH1 : (Val-Gly2 + Ala3-Gly)
=> nY = nVal = 0,08 mol => nZ = 0,02 mol
+) TH2 : (Ala3 + Val-Gly3)
=> nZ = nVal = 0,08 mol => nY = 0 mol (Loại)
=> m = 24,24g
Câu 4
Đốt cháy hoàn toàn amino axit X cần vừa đủ 30,0 gam khí oxi. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng dd NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 48,75 gam và còn thoát ra 2,8 lít N2 (đktc). Vậy CTPT của X có thể là:
Lời giải
Đáp án C
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 48,75g
nN2 = 0,125 mol
Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2
=> mX = 22,25g
Xét X chỉ có 1 nguyên tử N (4 đáp án đều chỉ có 1 nguyên tử Nito)
=> nX = 2nN2 = 0,25 mol => MX = 89
=> CH3CH(NH2)COOH hay C3H7O2N
Chú ý:
Chú ý
+ Nếu nH2O – nCO2= namino axit => amino axit chứa 1 nhóm COOH và 2 nhóm NH2 hoặc amino axit chứa 2 nhóm COOH và 4 nhóm NH2
+ Nếu nH2O = nCO2 thì amino axit có chứa 2 nhóm COOH và 2 nhóm NH2
Câu 5
dipeptit mạch hở x và tripeptit mạch hở y đều được tạo từ một aminoaxit(no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 109,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án D
Tripeptit có dạng : CnH2n-1N3O4
CnH2n-1N3O4 + (1,5n – 2,25)O2 -> nCO2 + (n – 0,5)H2O + 1,5N2
=> mCO2 + mH2O = 44.0,2n + 18.0,2(n – 0,5) = 109,8
=> n = 9
Amino axit tạo ra Y có 3C
=> Dipeptit X có 6C
Đốt 0,4 mol X => nCO2 = 0,4.6 = 2,4 mol
=> mCaCO3 = 240g
Câu 6
Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 144,96 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án A
Có : nOH = 1,2 mol => 1,2 = 4.a + 3.2a = 10a => a = 0,12 mol
Khi phản ứng với OH thì tạo ra số mol H2O bằng số mol X và Y
(Do mỗi chất chỉ có 1 nhóm COOH)
=> nH2O = a + 2a = 3a = 0,36 mol
Theo bảo toàn khối lượng : m + mNaOH = mMuối + mH2O
=> m = 103,44g
Câu 7
Cho 21,6 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng của Y là
Lời giải
Đáp án B
X + NaOH -> Y hữu cơ đơn chức + các chất vô cơ
C2H5NH3NO3 + NaOH -> C2H5NH2 + NaNO3 + H2O
0,2 mol -> 0,2 mol
=> mY = 9,0g
Câu 8
Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án C
E + NaOH -> 2 khí có cùng số mol
=> E gồm :
X : NH4OOC – C3H6 – COONH4
Y : CH3NH3 – HCO3
Do 2 khí có cùng số mol nên đặt nX = a => nY = 2a
=> nkhí = 2.a + 2a = 4a mol = 0,4 => a = 0,1 mol
=> Z chứa 0,1 mol C3H6(COONa)2 ; 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH dư
=> m = 42,8g
Câu 9
Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án A
Ta có : nGly = 0,7 mol ; nAla = 0,8 mol
=> nGly : nAla = 7 : 8
Với tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 => thì có tổng cộng 7 + 8 = 15 gốc (Gly + Ala)
Gọi số gốc amino axit lần lượt là a , b , c với số mol tương ứng là x , x , 2x
=> a + b +2c = 15
Bảo toàn N : ax + bx + 2cx = 0,15 mol => x = 0,1 mol
X + (a – 1)H2O -> aa
Y + (b – 1)H2O -> aa
Z + (c – 1)H2O -> aa
=> nH2O = x(a – 1) + x(b – 1) + 2x(c – 1) = ax + bx + 2cx – 4x = 1,1 mol
Bảo toàn khối lượng :
mGly + mAla = mA + mH2O pứ
=> mA = 103,9g
Câu 10
Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp T gồm 2 peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị gần đúng nhất của m là
Lời giải
Đáp án D
nNaOH = nGlyNa + nAlaNa = 0,68
nH2O = nA = 0,14
Bảo toàn khối lượng => mA = 46,88
Khi đốt 46,88 gam A thì ta thu được:
nCO2 = 2nGlyNa + 3nAlaNa = 1,76
nH2O= (2nGlyNa + 3nAlaNa) + 0,14 - 0,68/2 = 1,56
=> mCO2 + mH2O =105,52
Tỷ lệ:
Đốt 46,88 gam A => 105,52 gam CO2 và H2O
m → 63,312
=> m = 28,128
Câu 11
Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino axit có công thức dạng (H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án D
X là tripeptid nên X + 3NaOH → muối + H2O
Đặt nX = a mol thì áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có
X + 2H2O + 3HCl → muối clorua
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Câu 12
Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, có chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư) thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp X là
Lời giải
Đáp án C
Câu 13
Hexapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các gốc của các α- amino axit là glyxin, alanin và valin) trong đó cacbon chiếm 47,44% về khối lượng. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 44,34 gam muối. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án D
Đặt CTHH của X là (gly)a(ala)b(val)6-a-b
%C = = 47,44%
Đặt số mol của X là a mol thì
mmuối = mmuối của gly + mmuối của ala + mmuối của val = 3x.111,5 + 2x.125,5 + x.153,5
→ x = 0,06 mol → m=25,8
Câu 14
Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án B
(H2N)2C3H5COOH+2OH →muối
H2SO4 +2OH →muối
HCl+ OH → muối
→ nOH = V.0,2 +V.0,4 =0,6V =0,24 → V =0,4 lít
→nNaOH = 0,08 mol và nKOH = 0,16 mol
Bảo toàn khối lượng có
mX +mHCl + mH2SO4+ mNaOH + mKOH =mmuối + mH2O
→ 0,04.118 +0,04.98 +0,12.36,5 +0,08.40+ 0,16.56= mmuối +0,24.18
→ mmuối =20,86
Câu 15
Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN: mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án A
10,36 gX + 0,12 mol HCl → X có 0,12 mol NH2→ mN(X) = 1,68 g → mO(X) =1,68:7.16 = 3,84 g
nO =0,24 mol → nCOOH = 0,24 :2 =0,12 mol
X chứa 0,12 mol COOH + 0,15 mol NaOH → 0,12 mol H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mX +mNaOH = mrắn + mH2O → mrắn = 10,36 + 0,15.40-0,12.18=14,2
Đáp án A
Chú ý:
Sai lầm và chú ý:
Trong rắn thu được có cả muối và NaOH
Câu 16
Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là
Lời giải
Đáp án C
Đặt số mol axit glutamic là x mol, alanin là y mol thì x + y =0,027 mol
Cho X + 0,03 mol HCl + 0,069 mol NaOH thì
Axit glutamic + 2NaOH → muối + nước
Alanin +NaOH → muối + nước
HCl + NaOH → NaCl + H2O
→ nNaOH = 0,069 = 0,03 + 2x + y
Giải được x= 0,012 mol và y=0,015 mol
Câu 17
Cho 6,6 gam Gly-Gly phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Lời giải
Đáp án B
npeptit= 0,05 mol
(gly)2 + 2NaOH → muối +H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mpeptit + mNaOH= mrắn + mH2O → 6,6 + 0,2.1.40 =mrắn +0,05.18
→mrắn =13,7
Câu 18
Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α –amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl hoặc 8 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là
Lời giải
Đáp án B
2 mol M phản ứng với 9 mol HCl → M có số Ntb = 9 : 2=4,5
2mol M pư với 8 mol NaOH→ M có số lk không no trung bình là ktb = 8 : 2=4
2 mol M đốt thu được 15 mol CO2 → M có số nguyên tử Ctb là 15 :2 = 7,5
Ta có
nên Htb = 13,5→ công thức TB của M là C7,5H13,5OaN4,5
→ đốt 2mol M thu được 13,5 mol H2O và 4,5 mol N2
Câu 19
Cho 27,75g chất hữu cơ X(có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M.. Sau phản ứng hoàn toàn thu được nước, một chất hữu cơ đa chức bậc 1 và hỗn hợp Y gồm các chất vô cơ. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
Lời giải
Đáp án A
X có CTCT : NO3NH3-C2H4-NH3HCO3
NO3NH3-C2H4-NH3HCO3 + 3NaOH -> C2H4(NH2)2 + NaNO3 + Na2CO3 + 3H2O
0,15 0,45 0,15 0,15 0,15 (mol)
=> nNaOH dư = 0,15 mol => mrắn = 34,650g
Câu 20
X, Y, Z là 3 peptit mạch hở, được tạo từ Ala, Val. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 56.58g hỗn hợp M gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol 5 : 5 : 1 trong dung dịch NaOH thu được dung dịch T chứa 2 muối D, E với số mol lần lượt là 0,165 và 0,525 mol. Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 14. Phần trăm khối lượng của Z trong M gần nhất với :
Lời giải
Đáp án C
Đặt CTTB của M là DxEy (1-x-y)H2O. Với nD : nE = 11 : 35
=> x = 1 ; y = 35/11
=> M có dạng DE35/11(-35/11)H2O với số mol là 0,165
=> 0,165.(D + E.35/11 – 18.35/11) = 56,58 => 11D + 35E = 4402
=> D = Val (117) và E = Ala (89) => M có dạng (Val)(Ala)(35/11)(-35/11)H2O
Đốt X và Y thu được cùng lượng CO2 => X, Y là đồng phân của nhau.
Mặt khác tổng số mắt xích X, Y, Z là 14
=> X là (Val)(Ala)3 : 5x ; Y là (Val)(Ala)3 : 5x ; Z là (Val(Ala)5 : x
=> 11x = 0,165 => x = 0,015 mol
=> %mZ = 12,51%
1556 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%