Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 3)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 17:
_______ the children in my village prefer watching football to participating in a football game.
Câu 25:
You must go to the doctor as soon as possible because your stomach ache is serious, must you?
Câu 34:
Tìm giá trị của tham số để tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn bằng
Câu 59:
Hiện tượng "nồm" của thời tiết miền Bắc vào cuối mùa đông - đầu mùa xuân chủ yếu do gió nào gây nên?
Đoạn văn 1
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
(Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
Đoạn văn 2
Marriage is an ancient religious and legal practice celebrated around the world. However, wedding customs vary from country to country.
The Wedding Dress: In many countries, it is customary for the bride to wear a white dress as a symbol of purity. The tradition of wearing a special white dress only for the wedding ceremony started around 150 years ago. Before that, most women could not afford to buy a dress that they would only wear once. Now, bridal dresses can be bought in a variety of styles. In some Asian countries and in the Middle East, colors of joy and happiness like red or orange other than white are worn by the bride or used as part of the wedding ceremony.
The Wedding Rings: In many cultures, couples exchange rings, usually made of gold or silver and worn on the third finger of the left or right hand, during the marriage ceremony. The circular shape of the ring is symbolic of the couple's eternal union. In Brazil, it is traditional to have the rings engraved with the bride's name on the groom's ring, and vice versa.
Flowers: Flowers play an important role in most weddings. Roses are said to be the flowers of love, and because they usually bloom in June, this has become the most popular month for weddings in many countries. After the wedding ceremony, in many countries the bride throws her bouquet into a crowd of well-wishers - usually her single female friends. The person who catches this bouquet will be the next one to marry.
Gifts: In Chinese culture, wedding guests give gifts of money to the newly-weds in small red envelopes. Money is also an appropriate gift at Korean and Japanese weddings. In many Western countries, for example in the U.K, wedding guests give the bride and groom household items that they may need for their new home. In Russia, rather than receiving gifts, the bride and groom provide gifts to their guests instead.
With the continued internationalization of the modern world, wedding customs that originated in one part of the world are crossing national boundaries and have been incorporated into marriage ceremonies in other countries.
(Adapted from Active Skills for Reading 3)
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Đoạn văn 3
Có bốn loại cây như chanh, dừa, xoài và nhãn ở mỗi góc khác nhau của một ô hình chữ nhật. Giếng nước nằm ở một góc và chòi canh ở góc khác. Cổng ở ngay chính giữa của cạnh không có giếng nước và chòi canh; hai bên cổng là cây chanh và cây dừa. Cây xoài không ở cùng góc với chòi canh.
Đoạn văn 4
Có một mật khẩu chỉ dùng các chữ số 1, 2, 3, 4 và 5. Các chữ số trong mật khẩu được viết theo thứ tự từ trái qua phải và tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Mật khẩu chứa ít nhất hai chữ số và các chữ số không nhất thiết phải khác nhau.
+ Chữ số 1 không phải là chữ số đầu tiên của mật khẩu.
+ Nếu chữ số 2 xuất hiện trong mật khẩu thì nó phải xuất hiện nhiều hơn một lần.
+ Chữ số 3 không thể là ký tự đứng cuối hoặc gần cuối của mật khẩu.
+ Nếu chữ số 1 xuất hiện trong mật khẩu thì chữ số 4 phải xuất hiện.
+ Chữ số 5 không phải là chữ số cuối cùng trừ khi chữ số 2 xuất hiện trong mật khẩu.
Đoạn văn 5
Một ram giấy A4 Double A dòng 70 gsm gồm 500 tờ; đóng 5 ram thành một thùng có trọng lượng 10 kg. Năm 2015, giá niêm yết cho một ram giấy Double A của đại lý M là 50 000 đồng. Qua các năm, giá một ram giấy sẽ tăng giảm so với năm trước đó tùy vào biến động thị trường. Biểu đồ sau ghi lại phần trăm thay đổi giá một ram giấy một số năm so với năm trước:
Tuy nhiên, bảng số liệu sau đây cho thấy số lượng bán của đại lý M vẫn luôn tăng:
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
Số lượng bán (tấn) |
36,5 |
45,3 |
50,4 |
56,7 |
57,5 |
57,7 |
58,4 |
Lý do là đại lý M luôn có chính sách giảm giá với mức giá hằng năm khi mua số lượng lớn:
Số lượng mua (ram) |
100 – 299 |
300 – 499 |
≥ 500 |
Phần trăm giảm giá (%) |
5 |
12,5 |
15 |
Đoạn văn 6
Một sinh viên nhận được 6 triệu đồng tiền chi tiêu hàng tháng. Biểu đồ tròn sau cho thấy sinh viên đã chi tiêu số tiền này như thế nào.
Câu 86:
Trung bình mỗi ngày sinh viên chi bao nhiêu tiền cho việc ăn uống? Giả sử một tháng có 30 ngày.
Đoạn văn 7
Cho biểu đồ:
Câu 88:
So với năm 2010, năm 2020 GDP bình quân đầu người của nước ta tăng lên khoảng bao nhiêu lần?
Đoạn văn 8
Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân khi điện phân dung dịch:
* Anode của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anode được nối với cực dương của nguồn điện một chiều.
+ Gốc acid có chứa oxygen không bị điện phân (ví dụ: Khi đó nước bị điện phân theo bán phản ứng:
+ Thứ tự anion bị điện phân:
* Cathode của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Cathode được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.
+ Nếu dung dịch có chứa nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.
+ Một số cation không bị điện phân như Khi đó nước bị điện phân theo bán phản ứng:
Cho dãy điện hóa sau:
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch X chứa đồng thời bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân dung dịch Sau một thời gian sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào cathode.
Câu 92:
Khi bắt đầu xuất hiện khí ở cathode thì dừng điện phân. Chất tan có trong dung dịch sau điện phân là
Đoạn văn 9
Khi thay nhóm −OH ở nhóm carboxyl của carboxylic acid bằng nhóm −OR thì được ester. Ester thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm, …
Để điều chế ester của alcohol, người ta thường thực hiện phản ứng ester hóa giữa acid hữu cơ đơn chức và alcohol thu được ester và nước.
Để điều chế ester của phenol, người ta phải dùng anhydride acid hoặc chloride acid tác dụng với phenol thu được ester.
Để điều chế xà phòng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glycerol và hỗn hợp muối của các acid béo.
Đoạn văn 10
Thuyết tương đối đã chứng minh rằng, một vật có khối lượng thì cũng có năng lượng tương ứng và ngược lại. Năng lượng E và khối lượng m tương ứng của cùng một vật luôn tồn tại đồng thời và tỉ lệ với nhau theo hệ số tỉ lệ là c2 với c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Ta có hệ thức Anh-xtanh như sau: E = mc2.
Cũng theo thuyết tương đối, một vật có khối lượng m, ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với tốc độ v khối lượng sẽ tăng lên thành m với trong đó m0 gọi là khối lượng nghỉ và m gọi là khối lượng động. Khi đó năng lượng toàn phần của vật có được cho bởi công thức .
E0 = mc2 được gọi là năng lượng nghỉ và hiệu E – E0 chính là động năng của vật.
Câu 97:
Một hạt chuyển động với tốc độ 0,8c. So với khối lượng nghỉ, khối lượng tương đối tính của vật
Câu 99:
Một hạt chuyển động có tốc độ rất lớn Nếu tốc độ của hạt tăng lần thì động năng của hạt tăng
Đoạn văn 11
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó.
Cấu tạo của máy biến áp gồm có 2 bộ phận chính là lõi thép và dây cuốn. Lõi thép của máy biến áp có tác dụng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ những loại vật liệu dẫn từ tốt như thép kĩ thuật điện. Để giảm hao phí dòng Fuco trong lõi thép, người ta thường dùng lá thép kĩ thuật điện, ở hai mặt được sơn cách điện và ghép lại với nhau tạo thành lõi thép. Dây cuốn với máy biến áp đơn giản gồm hai cuộn dây được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm, cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dây lấy điện áp ra là cuộn thứ cấp. Nguyên lý hoạt động của máy biến áp là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp, sẽ gây ra sự biến thiên từ thông ở bên trong 2 cuộn dây. Từ thông này đi qua cuộn sơ cấp và thứ cấp, trong cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng và làm biến đổi điện áp ban đầu.
Đoạn văn 12
Hình a. miêu tả quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào. Cơ chế này gồm bốn bước được biểu diễn bởi 4 số được đánh dấu tròn từ 1 đến 4 . Bốn bệnh nhân E, F, G và H mỗi người bị rối loạn tại một bước, tương ứng là bước 1, 2, 3, 4 trong quá trình gồm bốn bước này. Có hai test kiểm tra cho những bệnh nhân này.
- Test 1: Tách tế bào cơ từ mỗi bệnh nhân và tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau được xác định (Hình b).
- Test 2: Mỗi bệnh nhân được tiêm một lượng insulin tương ứng với khối lượng cơ thể và nồng độ glucose máu của họ được đo tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm (Hình c).
Hình a. Quá trình tiết insulin và cơ chế insulin làm tăng hấp thu glucose vào tế bào |
|
Hình b. Tỉ lệ phần trăm tế bào gắn với insulin ở các nồng độ insulin khác nhau |
Hình c. Nồng độ glucose trong huyết tương tại các thời điểm khác nhau |
Đoạn văn 13
Quan hệ giữa các loài góp phần quan trọng đảm bảo cân bằng sinh học của quần xã. Khi nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể nai và chó sói trên một hòn đảo từ năm 1980 đến năm 2015, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả như hình dưới đây.
Đoạn văn 14
Tính đến hết năm 2022, dự kiến dân số Hà Nội trung bình đạt khoảng 8,4 triệu người (chiếm khoảng 8,4% dân số cả nước). Toàn thành phố đã đạt mức sinh thay thế, số con bình quân/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con. Đặc biệt, đã bước đầu kiểm soát được mất cân bằng giới tính. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2022 ước đạt 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái.
Hà Nội hiện là thành phố đông dân thứ hai của cả nước (sau TP Hồ Chí Minh) với dân số trung bình năm 2021 là 8.330 .834 người, tốc độ gia tăng dân số cơ học hằng năm ở mức 1,4%/năm. Mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so mật độ dân số cả nước.
Nguồn: https://nhandan.vn
Đoạn văn 15
Nạn mất rừng và suy giảm chất lượng rừng do nhiều nguyên nhân, nhưng bao trùm và sâu xa là: Sự thiếu nhận thức đầy đủ và tầm nhìn xa, rộng về vai trò quan trọng toàn diện của lâm nghiệp đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Tây Nguyên và của các tỉnh, vùng lân cận; hệ lụy của kiểu phát triển dựa trên sự khai thác tài nguyên rất không hợp lý trong bước thực hiện công nghiệp hóa.
Đồng thời, những nguyên nhân trực tiếp là:
▪ Các cuộc di dân khai hoang xây dựng kinh tế mới từ các tỉnh đồng bằng lên Tây Nguyên một cách ồ ạt với số lượng người lớn (gấp đôi dân cư tại chỗ, với lối phá rừng làm nông nghiệp).
▪ Sự di dân tự do chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền Bắc vào Tây Nguyên suốt cả thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay.
▪ Những cơn sốt mở rộng diện tích trồng cây cà phê và cao su vượt ngoài sự cân bằng tự nhiên và kinh tế liên tục cho đến nay chưa chấm dứt.
▪ Nạn khai thác bừa bãi và quá mức với công nghệ lạc hậu của các cơ sở quốc doanh lớn, nhỏ ở Tây Nguyên.
▪ Việc xây dựng một số công trình thủy lợi hồ chứa nước, công trình thủy điện, các công trình giao thông thiếu quy hoạch.
▪ Nạn chặt phá rừng, và săn bắn của lâm tặc cá nhân, tổ chức núp dưới danh nghĩa khác nhau với thủ đoạn thô bạo và tinh vi, với nạn buôn bán gỗ lậu triền miên đến nay không hề chấm dứt và việc quản lý và bảo vệ rừng của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập.
(Nguồn: https://tapchicongsan.org.vn)
Đoạn văn 16
"Nava tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất là 16200 quân, được bố trí thành ba phân khu: phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ở ngay giữa Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, tập trung 2/3 lực lượng; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay. Tổng cộng cả ba phân khu có 49 cứ điểm.
Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là "một pháo đài bất khả xâm phạm".
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng dịch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm ba đợt:
Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phần khu Bắc. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch.
Đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, Al v.v.. Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.
Đợt 3 từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch. Chiều 7/5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954 , tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chē nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 149-150).
Đoạn văn 17
"Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tố chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nêxi-a) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li). Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thố; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bắng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bắng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7-1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN.
Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.
Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triến thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đấy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ốn định, cùng phát triển".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 31-32)
59 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%