ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Lý thuyết chung về lipid

68 người thi tuần này 4.6 1.4 K lượt thi 21 câu hỏi 30 phút

🔥 Đề thi HOT:

8028 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)

20.8 K lượt thi 120 câu hỏi
1895 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả

34.8 K lượt thi 32 câu hỏi
1306 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)

3.7 K lượt thi 120 câu hỏi
580 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)

1.8 K lượt thi 121 câu hỏi
453 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)

1.5 K lượt thi 120 câu hỏi
307 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 5)

1.1 K lượt thi 120 câu hỏi
305 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 9)

1 K lượt thi 120 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Chất béo là:

Lời giải

Trả lời:

Chất béo: là trieste của glixerol với các axit béo (là monocacboxylic, mạch không phân nhánh, số nguyên tử cacbon chẵn từ 12 → 24 C).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2

Chất béo ở thể lỏng có thành phần axit béo:

Lời giải

Trả lời:

Chất béo no : thường là chất rắn, có nhiều trong mỡ động vật (mỡ bò, mỡ heo,...)

Chất béo không no : thường là chất lỏng, có nhiều trong dầu thực vật (dầu lạc, dầu dừa,...)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3

Chất nào sau đây ở nhiệt độ phòng có trạng thái lỏng:

Lời giải

Trả lời:

Stearin và Panmitin là 2 chất béo no =>ở trạng thái rắn

Parafin ở điều kiện thường ở thể rắn, dạng sáp (ví dụ nến...)

Chỉ có Olein, chất béo không no tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4

Ở nhiệt độ phòng chất béo no thường tồn tại ở trạng thái?

Lời giải

Trả lời:

Ở nhiệt độ phòng chất béo no thường tồn tại ở trạng thái rắn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5

Trong các công thức sau đây, công thức nào của lipit?

Lời giải

Trả lời:

Công thức của lipit là C3H5(OOCC17H35)3    

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6

Chọn phát biểu đúng

Lời giải

Trả lời:

Phát biểu đúng là Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.   

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Lời giải

Trả lời:

* Chất béo không tan trong nước - Đúng 

Chất béo không phân cực nên không tan trong các dung môi phân cực như nước

* Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực - Đúng

Chất béo không phân cực nên tan trong các dung môi phân cực giống nó

* Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố - Sai

Dầu ăn có chứa các nguyên tố: C, H, O.

Mỡ bôi trơn có chứa các nguyên tố: C, H.

=>Chúng không có cùng thành phần nguyên tố.

* Chất béo là trieste của glixerol và axit béo - Đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8

Axit oleic có công thức phân tử là:

Lời giải

Trả lời:

Axit oleic có công thức phân tử là: C17H33COOH

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9

Công thức phân tử của tristearin là :

Lời giải

Trả lời:

Tristearin có 3 gốc stearat (C17H35COO) kết hợp với gốc hidrocacbon của glixerol là C3H5

=>Công thức của Tristearin (C17H35COO)3C3H5

=>CTPT: C57H110O6

Công thức một số chất béo thường gặp:

(C17H35COO)3C3H5: Tristearoylglixerol ( Tristearin)

(C17H33COO)3C3H5: Trioleorylglixerol ( Triolein)

C15H31COO)3C3H5: Tripanmitoylglixerol ( Tripanmitin)

(C17H31COO)3C3H5: Trilinoleorylglixerol ( Trilinolein)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10

Dầu mỡ để lâu dễ bị ôi thiu là do chất béo bị :

Lời giải

Trả lời:

Dầu mỡ đề lâu dễ bị ôi thiu là do nối đôi C = C của gốc axit béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxi trong không khí tạo thành peoxit, chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11

Cho các phát biểu sau đây:

a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số nguyên tử cacbon chẵn (12C → 24C), mạch cacbon dài không phân nhánh...

b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit...

c) Chất béo là các chất lỏng.

d) Chất béo chứa chủ yếu gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.

e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

f) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.

Những phát biểu đúng là:

Lời giải

Trả lời:

c) Sai: Chất béo no: thường là chất rắn (mỡ): mỡ bò, mỡ heo,...

e) Sai: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều.

Các phát biểu đúng là: a, b, d, f.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12

Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất

Lời giải

Trả lời:

Chất béo có dùng trong công nghiệp để sản xuất xà phòng và glixerol

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13

Thực hiện thí nghiệm sau theo các bước:

Bước 1: Cho 2 gam mỡ lợn vào bát sứ đựng dung dịch 10 ml NaOH 30%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ và luôn khuấy đều, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước cất vào hỗn hợp.

Bước 3: Sau 10 - 12 phút rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

Trong các nhận định sau, nhận định đúng là

Lời giải

Trả lời:

A sai vì mỡ và dầu thực vật có cùng bản chất là chất béo nên có thể thay thế cho nhau được.

B sai vì cho thêm nước để hỗn hợp phản ứng không bị cạn, nếu hỗn hợp cạn thì phản ứng không xảy ra.

C đúng, cho thêm muối bão hòa để làm tăng khối lượng riêng của lớp chất lỏng phía dưới, khiến cho muối của axit béo dễ dàng nổi lên và tách ra khỏi dung dịch.

D sai vì có lớp xà phòng nổi lên bề mặt của dung dịch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14

Cho các nhận định sau:

(1) 1 mol chất béo phản ứng tối đa với 3 mol NaOH.

(2) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo gọi chung là steroit.

(3) Chất béo no ở điều kiện thường là chất rắn.

(4) Chất béo triolein phản ứng tối đa 3 mol H2.

(5) Muối natri hoặc kali của các axit béo được dùng làm xà phòng.

Số nhận định đúng là

Lời giải

Trả lời:

(1) đúng

(2) sai vì chất béo gọi chung là triglixerit hoặc triaxylglixerol

(3) đúng

(4) đúng, vì triolein có 3 liên kết C=C

(5) đúng

⟹ 4 phát biểu đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15

Nhận định đúng về tính chất vật lí của chất béo là:

Lời giải

Trả lời:

A đúng

B sai vì điều kiện thường, chất béo đều nổi, chứng tỏ chúng nhẹ hơn nước.

C sai vì điều kiện thường, chất béo no ở trạng thái rắn.

D sai vì điều kiện thường, chất béo không no ở trạng thái lỏng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16

Cho tristearin vào bát sứ đựng lượng dư dung dịch NaOH 40%, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp, thu được chất lỏng đồng nhất. Rót thêm 10 - 15 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên hỗn hợp, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên. Chất rắn đó là

Lời giải

Trả lời:

\[{\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH\mathop \to \limits^{t^\circ } 3{C_{17}}{H_{35}}COONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\]

Chất rắn nổi lên trên là C17H35COONa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17

Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là

Lời giải

Trả lời:

Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là các chất béo (là những chất béo không no, tốt cho cơ thể).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

Lời giải

Trả lời:

Trong công nghiệp, chất béo được dùng để sản xuất xà phòng và glixerol:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19

Ống dẫn nước từ các chậu rửa bát rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào một thời gian sau sẽ hết tắc là do:

Lời giải

Trả lời:

Bản chất hóa học của dầu mỡ là triglixerit (RCOO)3C3Hkhông tan trong nước.

Sử dụng NaOH chính là tạo phản ứng xà phòng hóa và sản phẩm là glixerol và muối hữu cơ đều là chất dễ tan trong nước → dễ bị rửa trôi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20

Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?

Lời giải

Trả lời:

Ở điều kiện thường:

- Chất béo không no có trạng thái lỏng

- Chất béo no có trạng thái rắn

Để chuyển chất béo lỏng (không no) thành chất béo rắn (no) thì ta dùng phản ứng cộng hidro (hidro hóa).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21

Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Khi đó quan sát được hiện tượng nào sau đây ?

Lời giải

Trả lời:

- Khi chưa đun nóng thì không có phản ứng giữa chất béo và NaOH. Mặt khác, chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên miếng mỡ nổi lên trên.

- Khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thì tristearin bị thủy phân theo phản ứng hóa học:

\[{\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH\mathop \to \limits^{t^\circ } 3{C_{17}}{H_{35}}COONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\]

Phản ứng tạo thành muối natri stearat tan trong nước nên thu được hỗn hợp đồng nhất. 

Vậy hiện tượng của thí nghiệm là: Miếng mỡ nổi; sau đó tan dần.

Đáp án cần chọn là: A

4.6

272 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%