Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 18)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 3)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 4)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 10:
Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Yếu điểm của cô ấy là không giỏi xoay xở mỗi khi xảy ra vấn đề.”
Câu 60:
Ở Việt Nam, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo kết thúc khi
Đoạn văn 1
Có một chiếc đồng hồ điện ở Versailles, Paris, được làm từ 1746 mà đến nay vẫn tiện dụng và hợp thời, đúng nửa đêm 31/12/1999, nó đã gióng chuông và chuyển con số 1 (đeo đuổi trên hai trăm năm) thành con số 2, kèm theo ba số không. Và, “theo tính toán hiện nay, chiếc đồng hồ này còn tiếp tục báo năm báo tháng báo giờ…nghiêm chỉnh thêm năm trăm năm nữa”.
Sở dĩ người xưa làm được việc đó, vì họ luôn luôn hướng về một cái gì trường tồn. Duy cái điều có người liên hệ thêm “còn ngày nay, người ta chỉ chăm chăm xây dựng một tòa nhà dùng độ 20 năm rồi lại phá ra làm cái mới” thì cần dừng lại kĩ hơn một chút.
Nếu người ta nói ở đây là chung cho con người thế kỉ XX thì nói thế là đủ. Một đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại là nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc hậu. Nhưng cái gì có thể trường tồn được thì họ vẫn làm theo kiểu trường tồn. Chính việc sẵn sàng chấp nhận mọi thay đổi chứng tỏ sự tính xa của họ.
Riêng ở ta, phải nói thêm: trong tình trạng kém phát triển của khoa học và công nghệ một số người cũng thích nói tới hiện đại. Nhưng trong phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.
Không phải những người tuyên bố “hãy làm đi, đừng nghĩ ngợi gì nhiều, bác bỏ sự nghĩ hoàn toàn. Có điều ở đây, bộ máy suy nghĩ bị đặt trong tình trạng tự phát, người trong cuộc như tự cho phép mình “được đến đâu hay đến đấy”, “không cần xem xét và đối chiếu với mục tiêu lâu dài rồi tính toán cho mệt óc, chỉ cần có những giải pháp tạm thời, cốt đạt được những kết quả rõ rệt ai cũng trông thấy là đủ”. Bấy nhiêu yếu tố gộp lại làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của lối suy nghĩ thiển cận, vụ lợi và người ta cứ tự nhiên mà sa vào đó lúc nào không biết.
(Vương Trí Nhàn – Nhân nào quả ấy, NXB Phụ nữ, 2005, tr.93 – 94)
Đoạn văn 2
In “How many hours does it take to make a friend?” (2018), Jeffrey A. Hall describes the types of encounters that build a friendship.
His study found that hours of time spent together were linked with closer friendships, as was time spent enjoying leisure activities together. Specifically, he found that the chance of making a "casual friend", opposed to a mere acquaintance, was greater than 50 percent when people spent approximately 43 hours together within three weeks of meeting. He further found that casual friends evolve into friends at some point between 57 hours after three weeks, and 164 hours over three months. Hall's research also demonstrated, however, that when it comes to time spent developing friendships, quality is more important than quantity. And when it comes to conversation, topics matter. When it comes to building quality relationships, the duration of conversation is not as important as the content. Meaningful conversation is the key to bonding with others.
Hall found that when it comes to developing friendships, sharing daily life through catching up and joking around promotes closeness; small talk does not. Consider the inane topics that often come up when you are trapped in an elevator with an acquaintance. Discussing the weather or speculating on how many stops you will make before finally reaching the lobby does not facilitate bonding. Nor does mere proximity. Hall found that obligatory time spent together, such as in a classroom or workplace, does not promote closeness. Friendships require an efficient use of time together. Someone who remembers the details of your life and asks questions about your family, your job, your latest vacation, etc., is much more likely on his or her way to becoming someone you consider a friend, as opposed to an acquaintance.
(Source: https://www.psychologytoday.com/)
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Đoạn văn 3
Một nhóm gồm 8 phụ nữ đi cắm trại gồm 2 người đã có chồng là V và X và 6 cô gái là K, L, M, O, P, T. Họ ở trong 3 lều 1, 2 và 3 với các thông tin sau đây:
Mỗi lều không chứa nhiều hơn 3 người và V ở lều thứ nhất.
V không ở cùng lều với O, con gái cô ấy.
X không ở cùng lều với P, con gái cô ấy.
K, L và M là những người bạn thân, và họ sẽ ở cùng một lều.
Đoạn văn 4
Một nhóm năm học sinh M, N, P, Q, R xếp thành một hàng dọc trước một quầy nước giải khát. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được từ các học sinh trên:
M, P, R là nam; N, Q là nữ;
M đứng trước Q;
N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai;
Học sinh đứng sau cùng là nam.
Câu 80:
Thứ tự (từ đầu đến cuối) xếp hàng của các học sinh phù hợp với các thông tin được ghi nhận là:
Đoạn văn 5
Thời gian để phân hủy một số chất rác thải ở biển:
Đoạn văn 6
Đoạn văn 7
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đang là cơn sốt toàn cầu, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, rất nhiều sự kiện quốc tế đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do các quy định hạn chế đi lại và những quan ngại về sự lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Câu 89:
Do ảnh hưởng của dịch CoVid-19, tại Nhật Bản đã có bao nhiêu sự kiện trong tháng 3 bị hoãn lại?
Đoạn văn 8
Dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Tính đến 9h30 ngày 6/3/2020 (giờ Việt Nam).
87 quốc gia và vùng lãnh thổ có người mắc bệnh.
Đoạn văn 10
Chuẩn độ acid - base, hay còn gọi là chuẩn độ trung hòa, là phương pháp phân tích chuẩn độ được sử dụng rất rộng rãi để xác định nồng độ các dung dịch acid hoặc các dung dịch base. Thực chất các phản ứng chuẩn độ là phản ứng trung hòa.
Trong quá trình chuẩn độ, pH của dung dịch thay đổi liên tục. Điểm tương đương là thời điểm mà dung dịch chuẩn vừa trung hòa hết dung dịch acid hoặc base cần chuẩn đ < V3ộ.
Để nhận ra điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ, người ta dùng chất chỉ thị gọi là chất chỉ thị acid - base hay chất chỉ thị pH (màu của chất chỉ thị phụ thuộc vào pH của dung dịch). Thời điểm chất chỉ thị vừa mới chuyển màu rõ nhất là thời điểm gần điểm tương đương của quá trình chuẩn độ nhất.
Thí nghiệm: Một sinh viên tiến hành thí nghiệm chuẩn độ Vo mL dung dịch HCl nồng độ Co mol/L bằng dung dịch chuẩn NaOH nồng độ C mol/L theo các bước sau:
+ Bước 1: Lấy dung dịch chuẩn NaOH vào burete.
+ Bước 2: Lấy dung dịch HCl cần xác định nồng độ vào bình tam giác sạch (dùng pipete). Thêm vào đó 1 - 2 giọt chất chỉ thị phenolphthalein.
+ Bước 3: Mở van khóa của burete để thêm từ từ dung dịch chuẩn NaOH vào bình tam giác ở bước 2 đến khi dung dịch chứa chất chỉ thị trong bình tam giác chuyển màu từ không màu sang màu hồng thì kết thúc thí nghiệm.
Sinh viên ghi lại giá trị thể tích của dung dịch NaOH ở các thời điểm khác nhau, cụ thể: V1 mL là thể tích của dung dịch NaOH ở thời điểm chất chỉ thị không màu, V2 mL là thể tích của dung dịch NaOH ở thời điểm chất chỉ thị vừa mới chuyển màu rõ nhất, V3 mL là thể tích của dung dịch NaOH ở thời điểm chất chỉ thị đã chuyển màu hồng, biết V1 < V2 < V3
Đoạn văn 11
Khi thay đổi điện tích của một tụ điện, hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện cũng thay đổi tỉ lệ thuận với điện tích. Do đó, thương số của điện tích tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là một đại lượng không đổi, đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện. Người ta gọi thương số đó là điện dung của tụ điện, kí hiệu là C. Như vậy điện dung C của tụ điện được xác định theo công thức Trong đó là điện tích của tụ điện, U là hiệu điện thế hai bản tụ. Nếu Q có đơn vị là C, U có đơn vị là V thì C có đơn vị Fara(F).
Câu 98:
Một tụ điện có điện dung được tích điện dưới hiệu điện thế 40 V. Điện tích của tụ sē là bao nhiêu?
Đoạn văn 12
Phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì có điều khiển được thực hiện trong thiết bị gọi là lò phản ứng hạt nhân. Nhiên liệu phân hạch trong phần lớn các lò phản ứng là hoặc Để đảm bảo cho hệ số nhân notron trong lò bằng 1, người ta dùng các thanh điều khiển chứa Bo hoặc Cadimi có tác dụng hấp thụ notron. Khi số notron trong lò tăng lên quá nhiều người ta cho các thanh điều khiển ngập sâu vào khu vực chứa nhiên liệu phân hạch để hấp thụ số notron thừa. Năng lượng tỏa ra từ lò phản ứng không đổi theo thời gian.
Câu 101:
Khi hệ số nhân nơtron trong lò phản ứng lớn hơn 1, các thanh điều khiển chứa Bo hoặc Cadimi sē được
Đoạn văn 13
Đoạn văn 14
Hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh phụ thuộc vào thời gian và nồng độ mà vi khuẩn bị phơi (bộc lộ) với một thuốc nhất định, nồng độ này lại phụ thuộc vào liều lượng uống, thời gian giữa các lần uống thuốc và tốc độ thuốc bị đào thải. Có 2 loại kháng sinh X và Y khá độc, đều được thận đào thải, nhưng Y còn bị đào thải ở gan qua các phức hệ xitôcrôm. Trong khi đó, X làm tăng tính thấm ion của màng tế bào vi khuẩn, Y ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn trong quá trình phân bào.
Hình trên biểu diễn nồng độ thuốc X và Y trung bình được đo ở nhiều người khỏe mạnh sau một lần uống thuốc duy nhất ở liều 500 mg hoặc 250 mg, cùng với nồng độ tối thiểu mà ở đó vi khuẩn đích bị ức chế khi nuôi cấy trong ống nghiệm (kí hiệu MIC).
Câu 106:
Yếu tố nào không ảnh hưởng đến nồng độ mà vi khuẩn bị phơi (bộc lộ) với một thuốc nhất định?
Đoạn văn 15
Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca, là một trong những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển Việt Nam lại rất gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc tế.
Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần giao lưu nội địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển trên Biển Đông. Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sē tăng gấp hai, ba lần hiện nay.
Khi đó Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng có vai trò to lớn trong thương mại thế giới; vùng biển Việt Nam sē trở thành chiếc cầu nối quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn: https://www.camau.gov.vn
Đoạn văn 16
Với trữ lượng dầu mỏ khoảng 4,4 tỷ thùng, Việt Nam được xếp thứ 28 trong số 52 quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, trữ lượng khí đã xác minh của Việt Nam đạt khoảng 0,6 nghìn tỷ m3, đứng thứ ba trong khu vực. Việc khai thác tấn dầu đầu tiên ngày 26/6/1986 đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước khai thác và xuất khẩu dầu thô, đặc biệt là việc khai thác được tấn dầu đầu tiên từ tầng đá móng Bạch Hổ đã gây tiếng vang lớn trong giới khoa học địa chất của ngành dầu khí thế giới.
Nguồn: Tapchicongthuong.vn
Đoạn văn 17
"Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc..."
Đoạn văn 18
"Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng phá hoại miền Bắc.
"Chiến tranh cục bộ" bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, các nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Quân số lúc cao nhất (năm 1969) lên gần 1,5 triệu tên, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu.
Với chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới "tìm diệt", cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông-xuân 1965-1966 và 1966-1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "đất thánh Việt cộng".
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.
Bước vào mùa khô thứ nhất (đông-xuân 1965-1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn quân Mĩ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.
Quân dân ta trong thể trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.
Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967) với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt", "bình định"; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược". Trong hầu khắp các thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 173-175)
49 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%