(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đăm Săn - Ngươi múa trước đi, ơ diêng!
Mtao Mxây - Ngươi mới là người múa trước, ơ diêng! Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm, chưa ai giẫm phải mà đã gãy mất cánh.
Đăm Săn - Ngươi cứ múa đi, ơ diêng!
Mtao Mxây rung khiên múa vậy. Khiến hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Hắn múa một mình. Đăm Săn không nhúc nhích.
Đăm Săn - Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, diêng?
[... ] Đăm Săn rung khiêng múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
[... ]
Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.
Đăm Săn - Bớ diêng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi!
Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, trúng nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng.
Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời.
Đăm Săn - Ối chao, chết mất thôi, ông ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!
Ông trời - Thế ư, cháu? Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được.”
(“Chiến thắng Mtao - Mxây”, trích “Đăm Săn” - sử thi Tây Nguyên, Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nghe tiếng chuông điện, Phượng chạy ra cửa. Trước hai cánh cổng sắt là một phụ nữ nông thôn trạc năm mươi, người thon gọn trong cái áo bông chần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm một khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi. Người phụ nữ đeo một cái tay nải nặng, dáng vừa đi bộ từ ga xe lửa về, không có cái vẻ ngác ngơ lạ lẫm, nhưng hai con mắt đậm nỗi bồi hồi.
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau:
“Thường thì đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. ”
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Đoạn văn 4
“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn, vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai.”
(Dẫn theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
Đoạn văn 5
19.5.1970
“Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.”
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
Câu 60:
“Âm thanh dịu dàng tha thiết” mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là
Đoạn văn 6
Global Issues: Gender Equality and Women’s Empowerment
Gender equality means that men and women have equal power and equal opportunities for financial independence, education, and personal development. Women's empowerment is a critical aspect of achieving gender equality. It includes increasing a woman's sense of self-worth, her decision-making power, her access to opportunities and resources, her power and control over her own life inside and outside the home, and her ability to effect change. Yet gender issues are not focused on women alone, but on the relationship between men and women in society. The actions and attitudes of men and boys play an essential role in achieving gender equality.
Education is a key area of focus. Although the world is making progress in achieving gender parity in education, girls still make up a higher percentage of out-of-school children than boys. Approximately one quarter of girls in the developing world do not attend school. Typically, families with limited means who cannot afford costs such as school fees, uniforms, and supplies for all of their children will prioritize education for their sons. Families may also rely on girls' labor for household chores, carrying water, and childcare, leaving limited time for schooling. But prioritizing girls' education provides perhaps the single highest return on investment in the developing world. An educated girl is more likely to postpone marriage, raise a smaller family, have healthier children, and send her own children to school. She has more opportunities to earn an income and to participate in political processes, and she is less likely to become infected with HIV.
Women's health and safety is another important area. HIV/AIDS is becoming an increasingly impactful issue for women. This can be related to women having fewer opportunities for health education, unequal power in sexual partnership, or as a result of gender-based violence. Maternal health is also an issue of specific concern. In many countries, women have limited access to prenatal and infant care, and are more likely to experience complications during pregnancy and childbirth. This is a critical concern in countries where girls marry and have children before they are ready; often well before the age of 18. Quality maternal health care can provide an important entry point for information and services that empower mothers as informed decision-makers concerning their own health and the health of their children.
A final area of focus in attaining gender equality is women's economic and political empowerment. Though women comprise more than 50% of the world's population, they only own 1% of the world's wealth. Throughout the world, women and girls perform long hours of unpaid domestic work. In some places, women still lack rights to own land or to inherit property, obtain access to credit, earn income, or to move up in their workplace, free from job discrimination. At all levels, including at home and in the public arena, women are widely underrepresented as decision-makers. In legislatures around the world, women are outnumbered 4 to 1, yet women's political participation is crucial for achieving gender equality and genuine democracy.
Đoạn văn 7
Why are we always pointing to Instagram as the cause of mental illness in our teenagers? It’s frustrating that abusive relationships, and the trauma they cause, are rarely mentioned in discussions about the prevalence of mental health problems in young people. Research by Women’s Aid and Cosmopolitan has found that a third of teenage girls have been in an abusive relationship. And, if that isn’t shocking enough, when the remaining two-thirds were asked further questions, it emerged that 64% of them had, in fact, experienced abusive behaviour – they just didn’t realise it was abuse.
Domestic abuse is normally associated with women cowering on the floor, as a violent husband waits to strike, or mothers covering up their black eyes with concealer before the school run. On the same day that the domestic abuse bill received its second reading in parliament, Age UK called for action to tackle domestic abuse of over-60s, whose needs it says are often overlooked by the law, policy and practice. The needs of teenagers in the heady throes of first love who are in emotionally abusive relationships also need to be recognised.
Common themes of such relationships include (though are not limited to) excessive jealousy, repeated criticism and sexual coercion. If your boyfriend or girlfriend is checking your phone, constantly asking to know your whereabouts, getting upset when you spend time away, turning up unannounced to surprise you, these are all examples of coercive control. If they never apologise in an argument and make everything your fault, tell you what you can and can’t wear, undermine you and/or publicly humiliate you under the guise of a “joke”, these again are common instances of controlling behaviour. Ditto, if they have a Jekyll/Hyde personality, make you feel like you are walking on eggshells even when things are seemingly going well, and threaten to hurt themselves if you leave. When it comes to sexual coercion and rape, examples include making you feel pressured to perform sexual acts you’re uncomfortable with, such as sending nude photos, having sex before you’re ready, being pressured to re-enact extreme sex from porn films or being told you don’t love them if you say no.
Often the victim in an abusive relationship can never quite put their finger on one thing, but the overwhelming feeling is of a general unease, feeling unsafe, defective, wrong, scared and as if you are going crazy. It’s your “yourselfness” that’s being consistently undermined, controlled and attacked by the person who claims to love you.
Câu 73:
According to the passage, why have only a third of teenage girls been in an abusive relationship?
According to the passage, why have only a third of teenage girls been in an abusive relationship?
Câu 76:
Which of the following is closest in meaning to “under the guise of” as used in the passage?
Which of the following is closest in meaning to “under the guise of” as used in the passage?
Đoạn văn 8
Một công ty đa quốc gia thực hiện chế độ nghỉ Tết Nguyên Đán dành cán bộ công nhân viên Việt Nam theo nguyên tắc như sau:
- Thứ nhất, tuân thủ Luật Lao động và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân được nghỉ ngơi, kỳ nghỉ bắt đầu vào hai hôm trước Mùng Một Tết, và kéo dài thêm ba ngày Tết, tổng cộng năm ngày.
- Thứ hai, nếu năm ngày nghỉ Tết trùng một hay hai ngày nghỉ khác thì sẽ nghỉ bù tương ứng ngay sau ngày nghỉ Tết cuối cùng theo Luật. Nếu ngay sau đó lại là thứ bảy hay chủ nhật thì bù tiếp vào sau ngày nghỉ cuối cùng.
- Thứ ba là nguyên tắc bắc cầu. Nếu có một ngày làm việc kẹt giữa các ngày nghỉ, thì cho nghỉ luôn ngày đó, và làm bù vào ngày nghỉ cuối tuần gần nhất. Không bắc cầu nếu có từ hai ngày kẹt giữa trở lên. Nếu kẹt hai ngày không liên tục, thì sẽ nghỉ bắc cầu cả hai, và làm bù hai ngày nghỉ cuối tuần gần nhất, nhưng mỗi tuần chỉ làm bù một ngày.
- Thứ tư là không nghỉ Tết quá 9 ngày. Theo đó, năm nào vượt 9 ngày, thì cắt các ngày thừa cuối, nhưng doanh nghiệp sẽ bố trí cho người lao động nghỉ bù vào các tuần làm việc thứ bảy kế tiếp sau nghỉ Tết.
Biết tuần làm việc thứ bảy và tuần nghỉ làm thứ bảy đan xen nhau.
Đoạn văn 9
Hai biểu đồ dưới đây cho thấy tỉ trọng số lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2021 phân theo nước và vùng lãnh thổ:

Đoạn văn 10
Để chúc mừng ngày khai trương, siêu thị X đã tổ chức rất nhiều hoạt động cho khách hàng trong đó có trò chơi vòng quay may mắn. Với mỗi hóa đơn trên 1 triệu đồng, 99 khách hàng đầu tiên sẽ nhận được một vòng tay có đánh số (từ 1 đến 99). Cuối ngày khai trương, siêu thị công khai quay số và tìm được 7 khách hàng có vòng tay số 13, 04, 34, 67, 11, 92, 79 may mắn trúng giải. Khi nhắc đến giải thưởng của khách hàng, MC chương trình đã cung cấp các thông tin như sau:
- Có 1 giải đặc biệt, 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3 và 3 giải khuyến khích.
- Khách hàng nhận giải đặc biệt cầm vòng tay có con số hàng chục lớn hơn 5.
- Tổng các chữ số hàng đơn vị của 3 khách hàng nhận giải khuyến khích bằng 11.
- Khách hàng nhận giải nhì không cầm vòng tay có số cao nhất hoặc thấp nhất.
- Khách hàng cầm vòng tay số 04 chỉ nhận giải ba hoặc khuyến khích.
- Nếu khách hàng nhận giải ba cầm vòng tay số 04 thì khách hàng nhận giải nhất không cầm vòng tay số 92.
Câu 88:
Nếu khách hàng nhận giải nhất cầm vòng tay số 92 thì khách hàng cầm số 11 có thể nhận giải nào?
Nếu khách hàng nhận giải nhất cầm vòng tay số 92 thì khách hàng cầm số 11 có thể nhận giải nào?
Đoạn văn 11
Cừu Đôly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành, nhờ áp dụng phương pháp chuyển nhân. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Việc tạo ra cừu Đôly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Quy trình nhân bản được thể hiện ở sơ đồ sau:
Vào năm 2003, khi được sáu tuổi, Đôly mắc một chứng bệnh phổi phức tạp vốn chỉ thấy có ở những con cừu nhiều năm tuổi và người ta phải làm nó chết một cách nhẹ nhàng. Cái chết sớm của cừu Đôly có thể phản ánh một sự tái lập trình hoá không hoàn toàn của nhân gốc được chuyển.
Đoạn văn 12
Gần đây, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh/thành phố lớn, các khu công nghiệp ở ngưỡng cao của thang cảnh báo. Tại các đô thị, ô nhiễm do bụi, đặc biệt bụi mịn vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất, có tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe người dân. Nồng độ các thông số bụi (bụi mịn và bụi lơ lửng tổng số) có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt tại các trục giao thông và tuyến đường chính ở các đô thị lớn. Kể từ tháng 9/2019 đến nay, liên tiếp trong nhiều ngày, Hà Nội và TP.HCM có chất lượng không khí xấu, một số thời điểm chỉ số AQI ở ngưỡng nguy hại, không tốt cho sức khỏe.
Theo phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các đô thị khác chủ yếu do: phát thải từ hoạt động giao thông; việc xây dựng, sửa chữa công trình hạ tầng đô thị; hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; thói quen sử dụng than tổ ong và tình trạng đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch của người dân.
Tại tọa đàm "Ô nhiễm không khí tại Việt Nam từ góc nhìn kinh tế" tổ chức sáng 14/1, PGS.TS Đinh Đức Trường (Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, mỗi năm Việt Nam có hàng chục nghìn người tử vong do ô nhiễm môi trường, 2/3 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí. Theo đó, năm 2018, 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-13,63 tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước.
(Nguồn: Tổng hợp từ Internet: vietnamnet.vn và hanoimoi.com.vn)
Đoạn văn 13
Khi tổ hợp polime với chất độn thích hợp có thể thu được một vật liệu mới có tính chất của polime và của chất độn, nhưng độ bền, độ chịu nhiệt,... của vật liệu tăng lên rất nhiều so với polime thành phần. Vật liệu đó gọi là vật liệu compozit. Vật liệu compozit là vật liệu gồm polime làm nhựa nền tổ hợp với các vật liệu vô cơ và hữu cơ khác. Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền là polime và chất độn, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác. Chất độn phân tán vào chất nền nhưng chúng không hòa tan vào nhau. Trong vật liệu compozit, polime và chất độn tương hợp tốt với nhau làm tăng tính rắn, bền, chịu nhiệt của vật liệu. Các chất nền có thể là nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn.
Đoạn văn 14
Bà H là lao động tự do sống trên địa bàn tỉnh Y. Sau một thời gian khám bệnh và điều trị tại bệnh viện K, bà H cầm trên tay hóa đơn, chứng từ thanh toán bảo hiểm y tế với số tiền 80 triệu đồng. Kết quả sau khi điều trị, bà đã được thanh toán chi phí điều trị gần 50 triệu đồng, thuộc đối tượng đồng chi trả 20%. Bà xúc động nói thêm: “Nhờ có sự tư vấn của cán bộ bảo hiểm xã hội, cách đây 5 tháng tôi có mua một tấm thẻ bảo hiểm y tế nay nhờ có tấm thẻ BHYT này mà tôi không trở thành gánh nặng tài chính của các con khi ốm đau, đến bây giờ bản thân tôi mới thắm thía cái câu khẩu hiệu: “BHYT đóng góp khi lành để dành khi ốm. Có thẻ BHYT, mình được lợi rất nhiều về viện phí, chất lượng khám chữa bệnh cũng tương đương với dịch vụ, tôi mong rằng mọi người nên tham gia BHYT để được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, bản thân, gia đình một cách tốt nhất”.
Câu 101:
Nhờ tham gia bảo hiểm y tế, bà H đã nhận được lợi ích gì dưới đây khi gặp rủi ro về ốm đau?
Nhờ tham gia bảo hiểm y tế, bà H đã nhận được lợi ích gì dưới đây khi gặp rủi ro về ốm đau?
Đoạn văn 15
Nhờ hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, người ta đã phát hiện ra rằng ánh sáng có tính chất sóng. Năm 1801, nhà vật lí người Anh Y- âng (Thomas Young) đã thực hiện thí nghiệm về giao thoa ánh sáng (thí nghiệm Y- âng) để khẳng định tính chất sóng của ánh sáng. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa, chiếu ánh có bước sóng λ tới khe hẹp S, khi đó khe S nhiễu xạ ánh sáng qua nó và trở thành một nguồn sáng mới, nguồn này lại chiếu sáng hai khe S1, S2 giống nhau, đặt cách nhau một khoảng a và cách đều S. Khi đó trên màn quan sát được những vạch sáng và tối xen kẽ. Biết khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Công thức tính khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp (khoảng vân) là .

Đoạn văn 16
“Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lí của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh…”.
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.25 – 26)
86 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%