Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 28)
77 người thi tuần này 4.6 100 lượt thi 120 câu hỏi 120 phút
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 9)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT (30 CÂU)
Rừng, hồ, sông ngòi, lãnh nguyên đóng băng, thảo nguyên, rừng taiga và vùng núi của nước Nga, tất thảy đều mênh mông. Kích thước này đã hằn sâu trong nhận thức tập thể của chúng ta. Dù chúng ta có ở nơi đâu, thì nước Nga vẫn luôn ở đó, có thể nằm về phía đông, phía tây, phía bắc hay phía nam – nhưng luôn luôn có Gấu Nga vĩ đại.
(Tim Marshall, Những tù nhân của địa lí)
Hình ảnh “Gấu Nga vĩ đại” trong đoạn trích mang ý nghĩa ẩn dụ gì về nước Nga?
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT (30 CÂU)
Rừng, hồ, sông ngòi, lãnh nguyên đóng băng, thảo nguyên, rừng taiga và vùng núi của nước Nga, tất thảy đều mênh mông. Kích thước này đã hằn sâu trong nhận thức tập thể của chúng ta. Dù chúng ta có ở nơi đâu, thì nước Nga vẫn luôn ở đó, có thể nằm về phía đông, phía tây, phía bắc hay phía nam – nhưng luôn luôn có Gấu Nga vĩ đại.
(Tim Marshall, Những tù nhân của địa lí)
Hình ảnh “Gấu Nga vĩ đại” trong đoạn trích mang ý nghĩa ẩn dụ gì về nước Nga?Lời giải
- Trong văn hóa chính trị và văn học, “Gấu Nga” thường được sử dụng như một biểu tượng của nước Nga. Gấu thể hiện sức mạnh, sự to lớn và khả năng ảnh hưởng đáng gờm.
- Đoạn trích nhấn mạnh sự “mênh mông” của lãnh thổ Nga và cách nước Nga luôn hiện diện trong nhận thức của con người, dù họ ở bất kì nơi nào. Điều này khẳng định vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của nước Nga trên thế giới.
→ Chọn B.
Lời giải
Căn cứ vào kiến thức về các dạng bài.
“Một thời đại trong thi ca” là tiểu luận mở đầu cuốn “Thi nhân Việt Nam”, các văn bản còn lại thuộc thể loại thơ. Chọn A.
Lời giải
Căn cứ vào kiến thức về các tác giả văn học.
Vũ Trọng Phụng là nhà văn không viết theo khuynh hướng lãng mạn. Chọn A.
Lời giải
Căn cứ vào nghĩa của từ Hán Việt.
Các từ “tuyệt chủng, tuyệt thực, tuyệt giao” có nghĩa là dứt, không còn gì. Từ “tuyệt vời” là đạt đến mức được coi là lí tưởng, không gì có thể sánh được. Từ “tuyệt vời” không cùng nghĩa với các từ còn lại. Chọn B.
Câu 5
Xác định một từ/ cụm từ sai về mặt ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
“Việc này hoàn toàn không liên hệ gì đến tôi cả nên tôi xin phép không có ý kiến.”
Lời giải
Căn cứ kiến thức trong bài Chữa lỗi dùng từ.
- Cụm từ “liên hệ” sai về mặt ngữ nghĩa.
- Sửa: Việc này hoàn toàn không liên quan gì đến tôi cả nên tôi xin phép không có ý kiến.
→ Chọn B.
Câu 6
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?
(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện).
Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu...
(Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)
Trong câu văn gạch chân, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?
(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện).
Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ... Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu...
(Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)
Trong câu văn gạch chân, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?Lời giải
Câu văn: Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ,… Tác giả sử dụng phép liệt kê. Chọn C.
Câu 7
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới - mùa thu tới,
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới, Ngữ văn 11, tập hai, bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế, 2023)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ in đậm?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới - mùa thu tới,
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới, Ngữ văn 11, tập hai, bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế, 2023)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ in đậm?Lời giải
Dựa vào nội dung đoạn trích và kiến thức về các biện pháp tu từ.
Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong dòng thơ in đậm.
+ “rặng liễu” – “đứng chịu tang”
+ “tóc” – “buồn”, “buông xuống lệ ngàn hàng”.
→ Chọn C.
Lời giải
Dựa vào bài chính tả l/n.
Từ sai chính tả: nững lờ. Sửa thành: lững lờ. Chọn C.
Lời giải
Căn cứ bài chính tả s/x.
Từ viết đúng chính tả là: san sát.
Sửa lại một số từ sai chính tả: sành xỏi - sành sỏi, sơ sác - xơ xác, xung sướng - sung sướng.
→ Chọn C.
Câu 10
Trong câu “Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.” có mấy trạng ngữ?
Lời giải
Dựa vào kiến thức về Trạng ngữ.
- Câu văn có 2 trạng ngữ: Trưa, khi chiều tà. Chọn B.
Lời giải
Dựa vào kiến thức về Khởi ngữ.
- Cụm “làm bài” đứng trước chủ ngữ và nêu lên đề tài được nói đến trong câu nên là thành phần khởi ngữ. Chọn D.
Lời giải
Dựa vào kiến thức Chữa lỗi về câu.
- Câu văn sai về logic.
- Sửa lại:
+ Cách 1: Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người cao, gầy và một người thấp, béo.
+ Cách 2: Trên sân ga chỉ còn hai người: Một người mặc áo kẻ nâu và một người mặc áo trắng.
→ Chọn D.
Câu 13
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: “Các dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, ………… phân tử mây va chạm vào nhau, …………. với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa.”
Lời giải
Ta nhận thấy các từ trong các phương án lựa chọn để điền vào vị trí thứ nhất: những, vô số, nhiều, các đều là những từ chỉ số nhiều nên ta không thể dựa vào vị trí này để chọn được phương án đúng. Ta xem xét đến vị trí số 2. Học sinh giải thích nghĩa của từng từ phân tích sự logic ý nghĩa giữa từ được đặt vào và về câu đứng trước sau nó.
- kết hợp: gắn với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
- tạo: làm ra, từ chỗ không có trở thành có và tồn tại.
- cộng hưởng: dao động với biên độ rất lớn.
- bổ sung: thêm vào cho đủ.
Trong 4 từ trên, chỉ có từ kết hợp khi điền vào chỗ trống thứ 2 diễn tả đúng nhất ý nghĩa của câu.
→ Chọn A.
Câu 14
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
(Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
Lời văn thể hiện thái độ như thế nào của vua Quang Trung với người hiền khi ban chiếu cầu hiền?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
(Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
Lời văn thể hiện thái độ như thế nào của vua Quang Trung với người hiền khi ban chiếu cầu hiền?Lời giải
Lời văn thể hiện thái độ chân thành, trọng thị của vua Quang Trung với người hiền khi ban chiếu cầu hiền. Chọn B.
Câu 15
Trong các câu sau:
I. Trên bầu trời, những đám mây nững lờ trôi.
II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.
III. Ngoài hiên, mưa rơi lột độp.
IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.
Những câu nào mắc lỗi:
Trong các câu sau:
I. Trên bầu trời, những đám mây nững lờ trôi.
II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.
III. Ngoài hiên, mưa rơi lột độp.
IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.
Những câu nào mắc lỗi:Lời giải
Căn cứ vào chính tả l/n; lỗi dùng từ…
- Câu sai là: I và III.
+ Câu I: sai chính tả “nững lờ”.
Sửa lại: “nững lờ” – “lững lờ”.
+ Câu III: sai chính tả “lột độp”.
Sửa lại: “lột độp” – “lộp độp”.
→ Chọn C.
Câu 16
Những năm trước 60, cái dốc ngã sáu Hàng Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sữa cũng chưa như mấy năm sau phải một trận bom Mĩ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ thụ. Bờ hè dưới hai hàng cây hiu hắt khơi lại cảnh xưa cũ, còn cái bờ tường đắp dòng chữ xi măng nổi Phúc Đình cha, tên hiệu thuốc sốt rét nổi tiếng một thời. Nhớ Cây Thị Hàng Kèn đầu Lê Lợi, cuối Hàng Giò nhiều hơn tên phố mới, đối với chúng tôi. Mấy hàng phở gánh và quán cóc. Nơi ăn đường ăn chợ này không chè chén xô bồ như trên ngõ Sầm Công, chim quay Tiểu Lạc Viên, cà phê phin Ca, cà phê đá Lý Hảo… Cũng không ví được với cơm tám Tân Việt, Việt Hương quanh chợ Hôm gần đấy.
(Tô Hoài, Cát bụi chân ai)
Qua đoạn trích, tác giả chủ yếu muốn nhấn mạnh điều gì về không gian và đời sống của Hà Nội những năm trước 1960?
Những năm trước 60, cái dốc ngã sáu Hàng Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sữa cũng chưa như mấy năm sau phải một trận bom Mĩ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ thụ. Bờ hè dưới hai hàng cây hiu hắt khơi lại cảnh xưa cũ, còn cái bờ tường đắp dòng chữ xi măng nổi Phúc Đình cha, tên hiệu thuốc sốt rét nổi tiếng một thời. Nhớ Cây Thị Hàng Kèn đầu Lê Lợi, cuối Hàng Giò nhiều hơn tên phố mới, đối với chúng tôi. Mấy hàng phở gánh và quán cóc. Nơi ăn đường ăn chợ này không chè chén xô bồ như trên ngõ Sầm Công, chim quay Tiểu Lạc Viên, cà phê phin Ca, cà phê đá Lý Hảo… Cũng không ví được với cơm tám Tân Việt, Việt Hương quanh chợ Hôm gần đấy.
(Tô Hoài, Cát bụi chân ai)
Qua đoạn trích, tác giả chủ yếu muốn nhấn mạnh điều gì về không gian và đời sống của Hà Nội những năm trước 1960?Lời giải
Đoạn trích tái hiện một không gian thanh vắng, hoài niệm về Hà Nội trước năm 1960 với những chi tiết như “dốc ngã sáu Hàng Kèn”, “hai hàng cây hiu hắt”, “mấy hàng phở gánh và quán cóc”. Tác giả không chỉ kể về không gian, mà còn gợi lên bức tranh đời sống giản dị, gần gũi qua hình ảnh “cơm tám Tân Việt, Việt Hương quanh chợ Hôm.”
Đoạn trích nhấn mạnh vào kí ức về một Hà Nội giản dị, nơi mà các hình ảnh quen thuộc như quán phở gánh, cà phê phin, và những tên phố cũ tạo nên một nét văn hóa đời thường, bình dị nhưng đáng nhớ. Chọn B.
Lời giải
Một bài hát gốc là sản phẩm được bảo vệ bởi quyền tác giả. Chọn A.
Câu 18
Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.
(Trần Khánh Dư, Bán than)
Xác định thể thơ của bài thơ trên?
Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.
(Trần Khánh Dư, Bán than)
Xác định thể thơ của bài thơ trên?Lời giải
Bài thơ được viết theo thể loại: Thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Chọn B.
Câu 19
Loan lại tìm đến phố Dũng ở. Vì hôm đó trời nắng ráo, nên hai dãy nhà trông bớt vẻ tồi tàn. Loan tò mò nhìn vào trong mấy gian nhà tối trăm, lạnh lẽo. Thấy từng gia đình lúc nhúc trong bóng tối, trong khi ở ngoài trời nắng mới, ánh sáng rực rỡ phất phới trên lá cây. Loan bùi ngùi liên tưởng đến những người tự dấn thân vào một cuộc đời ảm đạm, đi bên cạnh những sự vui sướng trời đã dành riêng cho mà vô tình không biết. Rồi Loan nghĩ đến chính thân mình: đời nàng xoay về ngả nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ; nàng đương ở một ngã ba, hiện giờ còn lưỡng lự chưa biết bước theo con đường nào. Hai cảnh đời vẽ ra trước mắt nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chất đầy những sự nguy hiểm, nàng còn sợ chưa dám cả gan bước vào, và một cảnh đời bằng phẳng đầy những sự tầm thường nhỏ mọn mà có lẽ là cảnh đời của nàng về sau đây.
(Nhất Linh, Đoạn tuyệt)
Trong đoạn văn trên, ý nào KHÔNG được thể hiện trực tiếp qua suy nghĩ của nhân vật Loan?
Loan lại tìm đến phố Dũng ở. Vì hôm đó trời nắng ráo, nên hai dãy nhà trông bớt vẻ tồi tàn. Loan tò mò nhìn vào trong mấy gian nhà tối trăm, lạnh lẽo. Thấy từng gia đình lúc nhúc trong bóng tối, trong khi ở ngoài trời nắng mới, ánh sáng rực rỡ phất phới trên lá cây. Loan bùi ngùi liên tưởng đến những người tự dấn thân vào một cuộc đời ảm đạm, đi bên cạnh những sự vui sướng trời đã dành riêng cho mà vô tình không biết. Rồi Loan nghĩ đến chính thân mình: đời nàng xoay về ngả nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ; nàng đương ở một ngã ba, hiện giờ còn lưỡng lự chưa biết bước theo con đường nào. Hai cảnh đời vẽ ra trước mắt nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chất đầy những sự nguy hiểm, nàng còn sợ chưa dám cả gan bước vào, và một cảnh đời bằng phẳng đầy những sự tầm thường nhỏ mọn mà có lẽ là cảnh đời của nàng về sau đây.
(Nhất Linh, Đoạn tuyệt)
Trong đoạn văn trên, ý nào KHÔNG được thể hiện trực tiếp qua suy nghĩ của nhân vật Loan?Lời giải
- Trong đoạn trích, Loan quan sát cuộc sống ảm đạm của những người xung quanh và cảm thấy bùi ngùi vì họ “vô tình không biết” những niềm vui mà cuộc sống đã ban tặng. Đây là một sự đồng cảm và thương cảm dành cho người khác, không phải là sự tự trách bản thân. Loan không hề thể hiện bất kì cảm xúc nào về việc bỏ lỡ niềm vui hoặc trách móc chính mình. Thay vào đó, nàng suy ngẫm về những người khác và hoàn cảnh hiện tại của chính mình.
- Loan trăn trở, đứng trước ngã ba cuộc đời, phân vân giữa hai con đường:
+ Một con đường lộng lẫy nhưng nguy hiểm.
+ Một con đường bằng phẳng nhưng tầm thường, nhỏ mọn.
- Tâm trạng của Loan không hướng đến việc trách móc bản thân, mà là sự lưỡng lự, băn khoăn trước tương lai.
→ Chọn C.
Câu 20
Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ nom rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ sẽ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng.
(Jean – Louis Fournier, Ba ơi mình đi đâu?)
Hình ảnh “một lũ con” và “bầy trẻ con vui vẻ, tò mò” trong đoạn trích thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”?
Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ nom rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ sẽ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng.
(Jean – Louis Fournier, Ba ơi mình đi đâu?)
Hình ảnh “một lũ con” và “bầy trẻ con vui vẻ, tò mò” trong đoạn trích thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”?Lời giải
- Nhân vật “tôi” mô tả giấc mơ thời trẻ với những đứa con mang ánh mắt “sống động” và “vui vẻ, tò mò”. Điều này không chỉ thể hiện khát khao có một gia đình đông đúc mà còn gợi lên mong muốn về sự tràn đầy sức sống, niềm vui và sự gắn kết với những đứa trẻ.
- Đoạn trích không chỉ nói về gia đình mà còn nhấn mạnh tình yêu thương sâu sắc, khát vọng đồng hành và gắn bó của “tôi” với con cái. Đây là một khát khao giản dị nhưng mãnh liệt về niềm hạnh phúc gia đình. Chọn A.
Câu 21
1.2. TIẾNG ANH
Questions 31-35: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
He had to put _______ his vacation plans due to unexpected work commitments.
1.2. TIẾNG ANH
Questions 31-35: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
He had to put _______ his vacation plans due to unexpected work commitments.Lời giải
Kiến thức về Cụm động từ
- Cụm động từ “put back”: trả lại / lùi lại => phù hợp về nghĩa
- Cụm động từ “put on”: chuyển máy điện thoại / lừa ai tin vào cái gì (thường là 1 trò đùa) => không phù hợp về nghĩa => loại B
- Cụm động từ “put down for”: ghi tên ai đó vào danh sách cho việc gì => không phù hợp về nghĩa => loại C
- Cụm động từ “put above”: coi cái gì quan trọng hơn những thứ khác => không phù hợp về nghĩa => loại D
Dịch: Anh ấy đã phải hoãn lại kế hoạch nghỉ mát của mình do những công việc bất ngờ.
Chọn A.
Lời giải
Kiến thức về Thì của động từ
Không dùng tương lai đơn trong các mệnh đề chỉ thời gian trong tương lai.
Dùng hiện tại đơn trong mệnh đề chứa các liên từ chỉ thời gian (after) trong câu nói về tương lai.
Dịch: Sau khi Mary có bằng, cô ấy định làm việc cho công ty của bố.
Chọn A.
Lời giải
Kiến thức về Câu so sánh
- Trong câu có “than” => sử dụng cấu trúc so sánh hơn => loại A và C vì cấu trúc so sánh hơn không có “the” và không dùng đuôi “-est”
- “easy” là tính từ ngắn nên dạng so sánh hơn sẽ là “easier”
Dịch: Bài kiểm tra tiếng Anh dễ hơn so với tôi nghĩ.
Chọn D.
Câu 24
Traveling to different countries can greatly broaden our _______, allowing us to understand diverse cultures and ways of life.
Lời giải
Kiến thức về Danh từ ghép, Cách diễn đạt
A. tầm nhìn
B. các giới hạn
C. sự nhận thức
D. việc tiếp xúc
- A hợp lý về nghĩa và là cách diễn đạt phổ biến, thường gặp.
- B có thể hợp lý về nghĩa tuy nhiên không phải là cách diễn đạt phổ biến, thường gặp.
- C có thể hợp lý về nghĩa tuy nhiên không phải là cách diễn đạt phổ biến, thường gặp.
- D có thể hợp lý về nghĩa tuy nhiên không phải là cách diễn đạt phổ biến, thường gặp.
Dịch: Du lịch đến các quốc gia khác nhau có thể mở rộng tầm nhìn của chúng ta rất nhiều, cho phép chúng ta hiểu về các nền văn hóa và lối sống đa dạng.
Chọn A.
Lời giải
Kiến thức về Lượng từ
- Ta có “the shops” là danh từ đếm được số nhiều => loại B
- “many” và “some” đi với danh từ đếm được số nhiều chưa xác định, “most of” đi với danh từ đếm được số nhiều đã xác định (trước danh từ có các từ hạn định như mạo từ, tính từ sở hữu, từ chỉ định,…)
=> loại A và C
Dịch: Hầu hết các cửa hàng ở trung tâm thành phố đóng cửa lúc 5:30.
Chọn D.
Câu 26
Questions 36-40: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
The public health experts say that the money you spend to avoid illness is less than the cost of being sick.
Questions 36-40: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
The public health experts say that the money you spend to avoid illness is less than the cost of being sick.Lời giải
Kiến thức về Mạo từ
- “public health experts” là cụm danh từ số nhiều xuất hiện lần đầu tiên trong câu
=> không cần “the”
Sửa: bỏ “the”
Dịch: Các chuyên gia y tế cộng đồng cho biết số tiền bạn chi để tránh bệnh tật còn ít hơn chi phí khi bị bệnh.
Chọn A.
Câu 27
Parents’ choice for their child’s name are often based on names of their relatives or ancestors.
Lời giải
Kiến thức về Sự hòa hợp Chủ ngữ - Động từ
- Chủ ngữ của câu là 1 cụm danh từ với danh từ chính là “choice” thì động từ phải chia số ít => sai ở “are”
Sửa: are often based => is often based
Dịch: Bố mẹ đặt tên cho con thường dựa trên tên của người thân trong gia đình hoặc tổ tiên.
Chọn C.
Câu 28
The role to the teacher extends beyond simply imparting knowledge; they also inspire and guide students.
Lời giải
Kiến thức về Sự sở hữu
- Xét nghĩa cả câu, “The role to the teacher” ở đây nghĩa là “vai trò của giáo viên”. => sai ở “to” => sửa thành “of” để thể hiện mối quan hệ sở hữu giữa “The role” và “the teacher”.
Sửa: to => of
Dịch: Vai trò của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức; họ còn truyền cảm hứng và hướng dẫn học sinh.
Chọn A.
Lời giải
Kiến thức về Đại từ
- Xét nghĩa cả câu, “that” là đại từ quan hệ thay thế cho mệnh đề phía trước => sai vì “that” không được sử dụng theo cách này
- “which” là đại từ quan hệ thay thế cho các danh từ chỉ vật và có thể thay thế cho cả mệnh đề
Sửa: that => which
Dịch: Cô ấy quên nộp bài tập, điều đó làm giáo viên của cô ấy thất vọng.
Chọn C.
Lời giải
Kiến thức về Mệnh đề quan hệ
- Ta có “what” = “the thing(s) which” => nếu đã có “what” thì phía trước không cần “The thing” nữa => sai ở “what”
Sủa: what => which
Dịch: Điều khiến tôi lo lắng về cô ấy là cô ấy liên tục thiếu ngủ.
Chọn A.
Lời giải
Kiến thức về Câu tường thuật
Dịch: “Sao cậu không làm công việc giao về nhà cẩn thận hơn?”, sếp của Henry nói.
=> “Why can't you do…carefully?”: mang hàm ý chỉ trích
A. Sếp của Henry chỉ trích anh ấy làm việc một cách bất cẩn.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc “criticize sb for doing/having done sth” chỉ trích ai vì đã làm gì
B. Sếp của Henry yêu cầu anh ấy đừng làm việc một cách cẩn thận.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc “ask sb (not) to do sth” yêu cầu ai (không) làm gì
C. Sếp của Henry đề nghị cùng làm việc cẩn thận hơn.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc “suggest doing sth” gợi ý/đề nghị làm gì
D. Sếp của Henry cảnh báo anh ấy phải làm việc cẩn thận.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc “warn sb to do sth” cảnh báo ai làm gì
Chọn A.
Lời giải
Kiến thức về Câu điều kiện
Dịch: Cô ấy bắt chuyến tàu tối qua, vì vậy cô ấy đã không bị muộn.
A. Nếu cô ấy bắt chuyến tàu tối qua, cô ấy sẽ bị muộn. => Sai về nghĩa và thì so với câu gốc.
Cấu trúc câu điều kiện loại 2: “If + S1 + V1(ed), S2 + would/could/should + V2”
B. Nếu cô ấy không bắt chuyến tàu tối qua, cô ấy sẽ bị muộn. => Đáp án đúng. Câu dùng cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3, đưa ra giả định trái với thực tế trong quá khứ và kết quả của nó.
Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3: “Had + S1 + V1(p2), S2 + would/could/might + have + V2(p2)”.
C. Trừ khi cô ấy không bắt chuyến tàu tối qua, cô ấy sẽ bị muộn. => Sai về nghĩa.
D. Nếu cô ấy bắt chuyến tàu tối qua, cô ấy sẽ bị muộn. => Sai về nghĩa.
Cấu trúc câu điều kiện loại 3: “If + S1 + had + V1(p2), S2 + would/could/might + have + V2(p2)”
Chọn B.
Lời giải
Kiến thức về Câu so sánh
Dịch: Chúng tôi chưa bao giờ có một kỳ nghỉ nào thú vị hơn chuyến đi tuyệt vời này.
A. Chúng tôi đã có một kì nghỉ tuyệt vời – một trong những kì nghỉ thú vị nhất mà chúng tôi từng có. => Sai về nghĩa. Trong câu gốc, đây là kì nghỉ tuyệt vời nhất.
B. Đây là kì nghỉ tuyệt vời nhất mà chúng tôi đã từng có. => Đáp án đúng.
Cấu trúc so sánh hơn nhất: S + V + (not) + the + Adj/Adv + -est/ most + Adj/Adv + (N).
C. Trong số tất cả những kì nghỉ mà chúng tôi đã từng có, đây là chuyến đi ít thú vị nhất.
=> Sai về nghĩa.
D. Trong số những kì nghỉ tuyệt vời nhất mà chúng tôi từng có, chuyến đi này là tệ nhất.
=> Sai về nghĩa.
Chọn B.
Lời giải
Kiến thức về Câu bị động
Dịch: Tổng thống được báo cáo là vừa bị một cơn đau tim.
Cấu trúc câu bị động khách quan:
- Chủ động: People/They + V1 + that + S + V2 + O.
- Bị động: It + be + V1(p2) + that + S + V2 + O.
hoặc S + be + V1(p2) + to + V2-inf / to have + V2(p2) + O.
Lưu ý: nếu V2 diễn ra trước V1 => to have V2-p2
A. Người ta nói rằng tổng thống đã bị một cơn đau tim. => Sai thì ở “say” so với câu gốc.
B. Tổng thống được báo cáo là bị một cơn đau tim. => Sai ở “suffer” so với câu gốc. Câu gốc sử dụng “have suffered” tức là hành động “bị đau tim” diễn ra trước hành động “báo cáo”.
C. Người ta báo cáo tổng thống bị một cơn đau tim. => Sai cấu trúc câu bị động khách quan.
D. Người ta báo cáo rằng tổng thống đã bị một cơn đau tim. => Đáp án đúng.
Chọn D.
Lời giải
Kiến thức về Động từ khuyết thiếu
Dịch: Bạn đã sai khi chỉ trích cô ấy trước mặt đồng nghiệp của cô ấy.
A. Bạn sai khi chỉ trích cô ấy trước mặt đồng nghiệp của cô ấy. => Sai thì so với câu gốc.
B. Bạn đáng lẽ không nên chỉ trích cô ấy trước mặt đồng nghiệp của cô ấy. => Đáp án đúng.
Cấu trúc “should have + V(p2)” nói một hành động nên được làm trong quá khứ nhưng thực tế người nói đã không làm.
C. Bạn không cần phải chỉ trích cô ấy khi có mặt đồng nghiệp của cô ấy. => Sai về nghĩa.
D. Bạn chắc chắn đã sai khi chỉ trích cô ấy với đồng nghiệp của cô ấy. => Sai về nghĩa. Cấu trúc “must + V” dùng để thể hiện sự bắt buộc hoặc một suy luận chắc chắn.
Chọn B.
Câu 36
PHẦN 2. TOÁN HỌC
Một mảnh đất chia thành 2 khu vườn: Khu A có 300 cây ăn quả, khu B có 400 cây ăn quả. Trong đó, số cây cam ở khu A và khu B lần lượt là 200 cây và 250 cây. Chọn ngẫu nhiên 1 cây trong mảnh đất. Xác suất cây được chọn là cây cam, biết rằng cây đó ở khu B, là:
PHẦN 2. TOÁN HỌC
Một mảnh đất chia thành 2 khu vườn: Khu A có 300 cây ăn quả, khu B có 400 cây ăn quả. Trong đó, số cây cam ở khu A và khu B lần lượt là 200 cây và 250 cây. Chọn ngẫu nhiên 1 cây trong mảnh đất. Xác suất cây được chọn là cây cam, biết rằng cây đó ở khu B, là:Lời giải
Xét các biến cố:
\(M\): “Cây được chọn là cây cam” và \(N\): “Cây được chọn ở khu \(B\)”.
Ta có \({\rm{P}}\left( {M\mid N} \right) = \frac{{n\left( {M \cap N} \right)}}{{n\left( N \right)}} = \frac{{250}}{{400}} = \frac{5}{8}\).
Vậy xác suất cây được chọn là cây cam, biết rằng cây đó ở khu B, là \(\frac{5}{8}\). Chọn C.
Câu 37
Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {x^2}\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} + x - 2} \right){\left( {x - 1} \right)^4}\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\). Số điểm cực trị của hàm số đã cho là:
Lời giải
Ta có \(f'\left( x \right) = {x^2}\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} + x - 2} \right){\left( {x - 1} \right)^4} = {x^2}{\left( {x + 2} \right)^2}{\left( {x - 1} \right)^5}\).
\(f'\left( x \right) = 0\) khi \(\left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - 2\\x = 1\end{array} \right.\) nhưng chỉ có \(x = 1\) ảnh hưởng đến dấu của \(f'\left( x \right)\).
Do đó hàm số \(f\left( x \right)\) có một điểm cực trị. Chọn C.
Lời giải
Ta có
Chọn B.
Lời giải
Ta có \(f'\left( x \right) = {\left( {{{\rm{e}}^{2x}} + {\rm{cos}}3x} \right)^\prime } = {\left( {{{\rm{e}}^{2x}}} \right)^\prime } + {\left( {{\rm{cos}}3x} \right)^\prime } = 2{{\rm{e}}^{2x}} - 3{\rm{sin}}3x\). Chọn C.
Câu 40
Giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right) = x + \frac{4}{x}\) trên đoạn \(\left[ { - 6; - 1} \right]\) bằng
Lời giải
Hàm số xác định trên \(\left[ { - 6; - 1} \right]\) và \(f'\left( x \right) = 1 - \frac{4}{{{x^2}}}\).
Trên khoảng \(\left( { - 6; - 1} \right),\,\,f'\left( x \right) = 1 - \frac{4}{{{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow x = - 2\). Có
Vậy \(\mathop {{\rm{max}}}\limits_{\left[ { - 6; - 1} \right]} f\left( x \right) = f\left( { - 2} \right) = - 4\). Chọn D.
Câu 41
Biết rằng \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ {1;4} \right]\) và \(F\left( 4 \right) = 9\), \(F\left( 1 \right) = 3\). Giá trị của \(\int\limits_1^4 {\left[ {f\left( x \right) + 2} \right]{\rm{dx}}} \) bằng
Lời giải
Ta có \(\int\limits_1^4 {f\left( x \right) = \left. {F\left( x \right)} \right|_1^4 = F\left( 4 \right) - F\left( 1 \right) = 9 - 3 = 6} \).
Khi đó \(\int\limits_1^4 {\left[ {f\left( x \right) + 2} \right]{\rm{dx}}} = \int\limits_1^4 {f\left( x \right){\rm{dx}} + \int\limits_1^4 {2{\rm{dx}}} = 6 + 6 = 12} \). Chọn D.
Câu 42
Gọi \(s_1^2\) là phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm đã cho. Nếu tăng số cây của mỗi nhóm lên gấp 3 lần thì ta được một mẫu số liệu ghép nhóm mới có phương sai là \(s_2^2\). Phát biểu nào sau đây là đúng?
Lời giải
Mẫu số liệu đã cho có số trung bình \(\overline x = \frac{{290}}{3}\) và phương sai:
\(s_1^2 = \frac{1}{{102}}\left( {9 \cdot {{75}^2} + 20 \cdot {{85}^2} + 33 \cdot {{95}^2} + 25 \cdot {{105}^2} + 15 \cdot {{115}^2}} \right) - {\left( {\frac{{290}}{3}} \right)^2} = \frac{{20725}}{{153}}\).
Nếu tăng số cây của mỗi nhóm lên gấp 3 lần thì bảng tần số của mẫu số liệu ghép nhóm mới là:
Nhóm |
\(\left[ {70;80} \right)\) |
\(\left[ {80;90} \right)\) |
\(\left[ {90;100} \right)\) |
\(\left[ {100;110} \right)\) |
\(\left[ {110;120} \right)\) |
Tần số |
27 |
60 |
99 |
75 |
45 |
Giá trị đại diện |
75 |
85 |
95 |
105 |
115 |
Khi đó, giá trị trung bình là: \({\bar x_2} = \frac{{75 \cdot 27 + 85 \cdot 60 + 95 \cdot 99 + 105 \cdot 75 + 115 \cdot 45}}{{306}} = \frac{{290}}{3}cm\).
Phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm mới là:
\(s_2^2 = \frac{1}{{306}}\left( {27 \cdot {{75}^2} + 60 \cdot {{85}^2} + 99 \cdot {{95}^2} + 75 \cdot {{105}^2} + 45 \cdot {{115}^2}} \right) - {\left( {\frac{{290}}{3}} \right)^2} = \frac{{20725}}{{153}}\).
Vậy phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm mới bằng phương sai của mẫu số liệu ghép nhóm cũ.
Chọn A.
Câu 43
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71
Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} = 2}\\{u_2^2 - 6{u_2} + 5 = 0}\end{array}} \right.\) và có công sai \(d > 0\).
Giá trị của số hạng \({u_3}\) là:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71
Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} = 2}\\{u_2^2 - 6{u_2} + 5 = 0}\end{array}} \right.\) và có công sai \(d > 0\).
Giá trị của số hạng \({u_3}\) là:Lời giải
Ta có \(u_2^2 - 6{u_2} + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_2} = 1}\\{{u_2} = 5}\end{array}} \right.\, \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{d = {u_2} - {u_1} = 1 - 2 = - 1 < 0\,\,\,\left( {{\rm{ktm}}} \right)}\\{d = {u_2} - {u_1} = 5 - 2 = 3 > 0\,\,\,\,\,\left( {{\rm{tm}}} \right)}\end{array}} \right.\).
Vậy \({u_3} = {u_1} + 2d = 2 + 2 \cdot 3 = 8\). Chọn A.
Câu 44
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71
Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} = 2}\\{u_2^2 - 6{u_2} + 5 = 0}\end{array}} \right.\) và có công sai \(d > 0\).
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {\frac{1}{{{u_1} \cdot {u_2}}} + \frac{1}{{{u_2} \cdot {u_3}}} + \ldots + \frac{1}{{{u_{n - 1}} \cdot {u_n}}}} \right)\) ta được kết quả là:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71
Cho cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) xác định bởi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{u_1} = 2}\\{u_2^2 - 6{u_2} + 5 = 0}\end{array}} \right.\) và có công sai \(d > 0\).
Tính \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {\frac{1}{{{u_1} \cdot {u_2}}} + \frac{1}{{{u_2} \cdot {u_3}}} + \ldots + \frac{1}{{{u_{n - 1}} \cdot {u_n}}}} \right)\) ta được kết quả là:Lời giải
Ta có \(\frac{1}{{{u_1} \cdot {u_2}}} + \frac{1}{{{u_2} \cdot {u_3}}} + \ldots + \frac{1}{{{u_{n - 1}} \cdot {u_n}}} = \frac{1}{{2 \cdot 5}} + \frac{1}{{5 \cdot 8}} + \ldots + \frac{1}{{{u_{n - 1}}\left( {{u_{n - 1}} + 3} \right)}}\)
\( = \frac{1}{3}\left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{5} + \frac{1}{5} - \frac{1}{8} + \ldots + \frac{1}{{{u_{n - 1}}}} - \frac{1}{{{u_{n - 1}} + 3}}} \right) = \frac{1}{3}\left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{{2 + \left( {n - 1} \right) \cdot 3}}} \right)\).
Suy ra \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {\frac{1}{{{u_1} \cdot {u_2}}} + \frac{1}{{{u_2} \cdot {u_3}}} + \ldots + \frac{1}{{{u_{n - 1}} \cdot {u_n}}}} \right)\)\( = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left[ {\frac{1}{3}\left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{{2 + \left( {n - 1} \right) \cdot 3}}} \right)} \right] = \frac{1}{6}\). Chọn B.
Câu 45
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Cho hai số thực \(a,b\) đều lớn hơn 1 thoả mãn \(\frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{ab}}a}} + \frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\sqrt[4]{{ab}}}}b}} = \frac{9}{4}\).
Khi đó \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b + \frac{1}{4}{\rm{lo}}{{\rm{g}}_b}a\) bằng
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Cho hai số thực \(a,b\) đều lớn hơn 1 thoả mãn \(\frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{ab}}a}} + \frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\sqrt[4]{{ab}}}}b}} = \frac{9}{4}\).
Khi đó \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b + \frac{1}{4}{\rm{lo}}{{\rm{g}}_b}a\) bằngLời giải
Ta có \(\frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{ab}}a}} + \frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\sqrt[4]{{ab}}}}b}} = \frac{9}{4} \Leftrightarrow {\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}\left( {ab} \right) + \frac{1}{4}{\rm{lo}}{{\rm{g}}_b}\left( {ab} \right) = \frac{9}{4}\)
\( \Leftrightarrow 1 + {\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b + \frac{1}{4}\left( {1 + {\rm{lo}}{{\rm{g}}_b}a} \right) = \frac{9}{4}\)\( \Leftrightarrow {\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b + \frac{1}{4}{\rm{lo}}{{\rm{g}}_b}a = 1\). Chọn A.
Câu 46
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Cho hai số thực \(a,b\) đều lớn hơn 1 thoả mãn \(\frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{ab}}a}} + \frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\sqrt[4]{{ab}}}}b}} = \frac{9}{4}\).
Ta có \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b\) bằng
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Cho hai số thực \(a,b\) đều lớn hơn 1 thoả mãn \(\frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{ab}}a}} + \frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\sqrt[4]{{ab}}}}b}} = \frac{9}{4}\).
Ta có \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b\) bằngLời giải
Đặt \(t = {\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b > 0\). Suy ra \({\log _b}a = \frac{1}{{{{\log }_a}b}} = \frac{1}{t}\).
Ta có \(\frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{ab}}a}} + \frac{1}{{{\rm{lo}}{{\rm{g}}_{\sqrt[4]{{ab}}}}b}} = \frac{9}{4}\)\( \Leftrightarrow 1 + {\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b + \frac{1}{4}\left( {1 + {\rm{lo}}{{\rm{g}}_b}a} \right) = \frac{9}{4}\)\( \Leftrightarrow 1 + t + \frac{1}{4} + \frac{1}{{4t}} = \frac{9}{4}\)
\( \Leftrightarrow 4t + 4{t^2} + t + 1 = 9t \Leftrightarrow 4{t^2} - 4t + 1 = 0 \Leftrightarrow t = \frac{1}{2}\).
Vậy \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_a}b = \frac{1}{2}\). Chọn B.
Câu 47
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + x - 1}}{{x + 2}}\).
Tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) là điểm có tọa độ
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + x - 1}}{{x + 2}}\).
Tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) là điểm có tọa độLời giải
Tập xác định của hàm số \(y = f\left( x \right)\) là \(\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\}\).
Ta có \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + x - 1}}{{x + 2}} = x - 1 + \frac{1}{{x + 2}}\).
Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x = - 2\), tiệm cận xiên là đường thẳng \(y = x - 1\).
Do đó tâm đối xứng của đồ thị hàm số là điểm \(I\left( { - 2; - 3} \right)\). Chọn C.
Câu 48
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + x - 1}}{{x + 2}}\).
Gọi \(M\) là giao điểm của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) với trục tung. Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\) là \(y = \frac{3}{4}x - \frac{1}{2}\).
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + x - 1}}{{x + 2}}\).
Gọi \(M\) là giao điểm của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\) với trục tung. Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\) là \(y = \frac{3}{4}x - \frac{1}{2}\).Lời giải
Ta có \(M\left( {0; - \frac{1}{2}} \right)\), \(f'\left( x \right) = 1 - \frac{1}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}\), \(f'\left( 0 \right) = \frac{3}{4}\).
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M\) là \(y = f'\left( 0 \right)\left( {x - 0} \right) - \frac{1}{2} \Leftrightarrow y = \frac{3}{4}x - \frac{1}{2}\).
Chọn B.
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 25:
Trong lí thuyết tương đối rộng cổ điển người ta không thể tiên đoán được vũ trụ đã bắt đầu như thế nào bởi vì mọi định luật khoa học đã biết đều không đúng tại điểm kì dị của vụ nổ lớn. Vũ trụ có thể bắt đầu từ một trạng thái rất đồng nhất và trật tự, điều này sẽ dẫn đến mũi tên nhiệt động học và vũ trụ học xác định của thời gian như chúng ta quan sát. Song vũ trụ có thể hoàn toàn bắt đầu từ một trạng thái rất không đồng nhất và vô trật tự. Trong trường hợp này vì vũ trụ đã ở trong trạng thái rất vô trật tự rồi, cho nên vô trật tự không thể tăng theo thời gian nữa. Vô trật tự hoặc không thay đổi, lúc này không tồn tại mũi tên nhiệt động học xác định của thời gian, hoặc giảm đi, lúc này mũi tên nhiệt động học của thời gian chỉ hướng ngược lại của mũi tên vũ trụ học. Các khả năng này không phù hợp với điều ta quan sát được. Song ở đây lí thuyết tương đối rộng cổ điển tự tiên đoán sự sụp đổ của mình. Khi độ cong của không - thời gian trở nên lớn, các hiệu ứng hấp dẫn lượng tử trở nên quan trọng và lí thuyết cổ điển không còn mô tả tốt vũ trụ được nữa. Để hiểu được vũ trụ đã bắt đầu như thế nào, ta phải sử dụng một lí thuyết hấp dẫn lượng tử.
(Stephen Hawking, Lược sử thời gian (Cao Chi, Phạm Văn Thiều biên dịch),
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2022)
Lời giải
Đoạn trích tập trung vào luận điểm: “Trong lí thuyết tương đối rộng cổ điển người ta không thể tiên đoán được vũ trụ đã bắt đầu như thế nào”. Để làm sáng tỏ luận điểm này, đoạn văn đã nhấn mạnh rằng các định lí khoa học hiện tại không áp dụng khi vũ trụ bắt đầu từ điểm kì dị này, do đó lí thuyết này không thể tiên đoán được sự khởi đầu của vũ trụ. Trong phần cuối, đoạn văn còn nói rõ rằng để hiểu được sự bắt đầu của vũ trụ, cần phải sử dụng lí thuyết hấp dẫn lượng tử, vì lí thuyết cổ điển không còn hiệu quả khi độ cong của không - thời gian trở nên lớn.
=> Các ý này xoay quanh nội dung trình bày những hạn chế của lí thuyết tương đối rộng cổ điển trong việc giải thích sự bắt đầu của vũ trụ. Chọn B.
Lời giải
Đoạn trích khẳng định: “mọi định luật khoa học đã biết đều không đúng tại điểm kì dị của vụ nổ lớn”. Như vậy, lí thuyết tương đối rộng cổ điển không thể tiên đoán sự bắt đầu của vũ trụ tại điểm kì dị của vụ nổ lớn, vì tại điểm này các định lí khoa học hiện có không còn áp dụng được. Chọn D.
Lời giải
Cụm từ “vô trật tự” trong đoạn trích trên biểu thị sự thiếu đồng nhất trong vũ trụ, cụ thể là trong giai đoạn đầu của vũ trụ, khi mọi thứ còn chưa có sự sắp xếp hay tổ chức rõ ràng. Đoạn trích đề cập đến khả năng vũ trụ có thể bắt đầu từ một trạng thái vô trật tự, tức là từ một trạng thái hỗn loạn, không đồng nhất với các yếu tố vật chất và năng lượng phân bố một cách ngẫu nhiên. Chọn C.
Lời giải
Đáp án A đúng vì đoạn trích có đề cập “Vô trật tự hoặc không thay đổi, lúc này không tồn tại mũi tên nhiệt động học xác định của thời gian”. Trạng thái hỗn loạn tức là trạng thái không đồng nhất và vô trật tự được đề cập trong đoạn trích trên. Lúc này, “không tồn tại mũi tên nhiệt động học”. Đáp án A xác định có tồn tại mũi tên nhiệt động học là thông tin không chính xác. Chọn A.
Câu 53
Theo đoạn trích, tại sao lí thuyết tương đối rộng cổ điển không thể tiên đoán vũ trụ đã bắt đầu như thế nào?
Lời giải
Trong đoạn trích, có một phần nói rằng khi độ cong của không - thời gian trở nên lớn, lí thuyết tương đối rộng cổ điển không còn áp dụng được vì các hiệu ứng hấp dẫn lượng tử trở nên quan trọng. Điều này có nghĩa là khi vũ trụ ở trạng thái cực kì đặc biệt, ví dụ như gần điểm kì dị (singularity) của vụ nổ lớn, lí thuyết cổ điển không thể mô tả chính xác được các hiện tượng vật lí, và cần phải có lí thuyết hấp dẫn lượng tử để hiểu rõ hơn về vũ trụ lúc đó. Chọn A.
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 26 đến 30:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Lời giải
Dựa vào kiến thức về các thể thơ.
Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn (thơ 7 chữ). Chọn C.
Lời giải
Đọc, tìm ý, phát hiện nội dung.
Nội dung cơ bản của 8 câu thơ đầu là: Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến sĩ Tây Tiến (ngoại hình, tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh). Chọn A.
Lời giải
Dựa vào nội dung đoạn trích.
Từ “Tây Tiến” được lặp lại ba lần trong đoạn thơ. Việc lặp lại ba lần từ “Tây Tiến” trong đoạn thơ cho ta hình dung nỗi nhớ Tây Tiến trong lòng nhà thơ là da diết, nó cứ trở đi trở lại trong lòng nhà thơ. Phép lặp này cũng cho chúng ta ấn tượng sâu sắc về hình ảnh trung tâm của nỗi nhớ trong lòng nhà thơ. Chọn D.
Lời giải
Dựa vào kiến thức về phép tu từ Nói giảm nói tránh.
Phép tu từ nói giảm được thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Chọn B.
Lời giải
Dựa vào kiến thức về Từ Hán Việt.
Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt đó là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Chọn A.
Đoạn văn 3
Questions 46-52: Read the passage carefully.
Every drop of water in the ocean, even in the deepest parts, responds to the forces that create the tides. No other force that affects the sea is so strong. Compared with the tides, the waves created by the wind are surface movements felt no more than a hundred fathoms below the surface. The currents also seldom involve more than the upper several hundred fathoms despite their impressive sweep.
The tides are a response of the waters of the ocean to the pull of the Moon and the more distant Sun. In theory, there is a gravitational attraction between the water and even the outermost star of the universe. In reality, however, the pull of remote stars is so slight as to be obliterated by the control of the Moon and, to a lesser extent, the Sun.
Just as the Moon rises later each day by fifty minutes, on the average, so, in most places, the time of high tide is correspondingly later each day. And as the Moon waxes and wanes in its monthly cycle, so the height of the tide varies. The tidal movements are strongest when the Moon is a sliver in the sky, and when it is full. These are the highest flood tides and the lowest ebb tides of the lunar month and are called the spring tides. At these times the Sun, Moon, and Earth are nearly in line and the pull of the two heavenly bodies is added together to bring the water high on the beaches, to send its surf upward against the sea cliffs, and to draw a high tide into the harbors. Twice each month, at the quarters of the Moon, when the Sun, Moon and Earth lie at the apexes of a triangular configuration and the pull of the Sun and Moon are opposed, the moderate tidal movements called neap tides occur. Then the difference between high and low water is less than at any other time during the month.
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Lời giải
Dịch bài đọc:
Mỗi giọt nước trong đại dương, ngay cả ở những nơi sâu nhất, đều phản ứng với các lực tạo ra thủy triều. Không có lực nào tác động lên biển mạnh đến thế. So với thủy triều, sóng do gió tạo ra là những chuyển động bề mặt được cảm nhận không quá một trăm sải dưới bề mặt. Các dòng chảy cũng hiếm khi kéo dài hơn vài trăm sải trên mặc dù chúng có tầm quét ấn tượng.
Thủy triều là phản ứng của nước biển trước lực hút của Mặt trăng và Mặt trời ở xa hơn. Về lý thuyết, có một lực hấp dẫn giữa nước và thậm chí cả ngôi sao ngoài cùng của vũ trụ. Tuy nhiên, trên thực tế, lực hút của các ngôi sao ở xa yếu đến mức bị xóa bỏ bởi sự kiểm soát của Mặt trăng và ở mức độ thấp hơn là Mặt trời.
Khi Mặt trăng mọc muộn hơn mỗi ngày trung bình 50 phút, thì ở hầu hết các nơi, thời gian thủy triều lên tương ứng cũng muộn hơn mỗi ngày. Và khi Mặt trăng tròn và khuyết theo chu kỳ hàng tháng của nó thì mực nước thủy triều cũng thay đổi. Chuyển động thủy triều mạnh nhất khi trăng non và khi trăng tròn. Đây là những kỳ triều lên cao nhất và triều xuống thấp nhất trong tháng âm lịch, gọi là triều cường. Khi triều cường, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất gần như thẳng hàng và lực hút của hai thiên thể được cộng lại để đưa nước lên cao trên các bãi biển, đẩy sóng hướng lên trên vách đá và tạo ra thủy triều dâng cao vào các bến cảng. Hai lần mỗi tháng, vào các chu kỳ trăng, khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm ở các đỉnh của hình tam giác và lực hút của Mặt trời và Mặt trăng đối lập nhau, phạm vi của thủy triều ở mức tối thiểu được gọi là thủy triều nhược xảy ra. Khi đó sự chênh lệch giữa mực nước cao và nước thấp sẽ ít hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong tháng.
Kiến thức về Tìm ý chính của bài
Dịch: Ý chính của đoạn đầu tiên là gì?
A. Sóng do dòng hải lưu tạo ra rất lớn.
B. Mặc dù sức gió rất mạnh nhưng nó chỉ làm dịch chuyển mặt nước.
C. Nước biển sâu hiếm khi bị ảnh hưởng bởi lực di chuyển của nước.
D. Thủy triều là lực tác động mạnh nhất đến sự chuyển động của nước biển.
Thông tin:
Every drop of water in the ocean, even in the deepest parts, responds to the forces that create the tides. No other force that affects the sea is so strong. (Mỗi giọt nước trong đại dương, ngay cả ở những nơi sâu nhất, đều phản ứng với các lực tạo ra thủy triều. Không có lực nào tác động lên biển mạnh đến thế.)
Chọn D.
Lời giải
Kiến thức về Từ đồng nghĩa
Dịch: Từ “correspondingly” ở đoạn 3 gần nghĩa nhất với _______.
A. không dự đoán được B. thú vị C. tương tự D. bất thường
Thông tin: Just as the Moon rises later each day by fifty minutes, on the average, so, in most places, the time of high tide is correspondingly later each day. (Khi Mặt trăng mọc muộn hơn mỗi ngày trung bình 50 phút, thì ở hầu hết các nơi, thời gian thủy triều lên tương ứng cũng muộn hơn mỗi ngày.)
=> correspondingly = similarly (adv): tương tự
Chọn C.
Lời giải
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Nguyên nhân của triều cường là gì?
A. Sự thay đổi theo mùa của thời tiết.
B. Lực hấp dẫn của Mặt trời và Mặt trăng khi gần thẳng hàng với Trái đất.
C. Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
D. Sự sắp xếp thành hình tam giác của Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng.
Thông tin: The tidal movements are strongest when the Moon is a sliver in the sky, and when it is full. These are the highest flood tides and the lowest ebb tides of the lunar month and are called the spring tides. At these times the Sun, Moon, and Earth are nearly in line and the pull of the two heavenly bodies is added together to bring the water high on the beaches, to send its surf upward against the sea cliffs, and to draw a high tide into the harbors. (Chuyển động thủy triều mạnh nhất khi trăng non và khi trăng tròn. Đây là những kỳ triều lên cao nhất và triều xuống thấp nhất trong tháng âm lịch, gọi là triều cường. Khi triều cường, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất gần như thẳng hàng và lực hút của hai thiên thể được cộng lại để đưa nước lên cao trên các bãi biển, đẩy sóng hướng lên trên vách đá và tạo ra thủy triều dâng cao vào các bến cảng.)
Chọn B.
Lời giải
Kiến thức về Đại từ thay thế
Dịch: Theo đoạn 3, từ “it” chỉ đối tượng nào?
A. bạc B. Mặt Trăng C. chuyển động D. bầu trời
Thông tin: The tidal movements are strongest when the Moon is a sliver in the sky, and when it is full. (Chuyển động thủy triều mạnh nhất khi trăng non và khi trăng tròn.) => Câu đang miêu tả hai trạng thái của Trăng.
Chọn B.
Câu 63
According to the passage, all of the following statements about tides are true EXCEPT _______.
Lời giải
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Theo bài văn, tất cả các câu sau đây về thủy triều đều đúng NGOẠI TRỪ _______.
A. Thời gian triều cường muộn hơn mỗi ngày
B. Thủy triều ảnh hưởng đến biển nhiều hơn sóng.
C. Thủy triều mạnh nhất xảy ra vào các kỳ trăng.
D. Triều nhược ôn hòa hơn triều cường.
Thông tin:
- Just as the Moon rises later each day by fifty minutes, on the average, so, in most places, the time of high tide is correspondingly later each day. (Khi Mặt trăng mọc muộn hơn mỗi ngày trung bình 50 phút, thì ở hầu hết các nơi, thời gian thủy triều lên tương ứng cũng muộn hơn mỗi ngày.)
=> A đúng.
- Đoạn 1 (Mỗi giọt nước trong đại dương, ngay cả ở những nơi sâu nhất, đều phản ứng với các lực tạo ra thủy triều. Không có lực nào tác động lên biển mạnh đến thế. So với thủy triều, sóng do gió tạo ra là những chuyển động bề mặt được cảm nhận không quá một trăm sải dưới bề mặt. Các dòng chảy cũng hiếm khi kéo dài hơn vài trăm sải trên mặc dù chúng có tầm quét ấn tượng.)
=> B đúng.
- And as the Moon waxes and wanes in its monthly cycle, so the height of the tide varies. The tidal movements are strongest when the Moon is a sliver in the sky, and when it is full. These are the highest flood tides and the lowest ebb tides of the lunar month and are called the spring tides. At these times the Sun, Moon, and Earth are nearly in line and the pull of the two heavenly bodies is added together to bring the water high on the beaches, to send its surf upward against the sea cliffs, and to draw a high tide into the harbors. Twice each month, at the quarters of the Moon, when the Sun, Moon and Earth lie at the apexes of a triangular configuration and the pull of the Sun and Moon are opposed, the moderate tidal movements called neap tides occur. (Và khi Mặt trăng tròn và khuyết theo chu kỳ hàng tháng của nó thì mực nước thủy triều cũng thay đổi. Chuyển động thủy triều mạnh nhất khi trăng non và khi trăng tròn. Đây là những kỳ triều lên cao nhất và triều xuống thấp nhất trong tháng âm lịch, gọi là triều cường. Khi triều cường, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất gần như thẳng hàng và lực hút của hai thiên thể được cộng lại để đưa nước lên cao trên các bãi biển, đẩy sóng hướng lên trên vách đá và tạo ra thủy triều dâng cao vào các bến cảng. Hai lần mỗi tháng, vào các chu kỳ trăng, khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm ở các đỉnh của hình tam giác và lực hút của Mặt trời và Mặt trăng đối lập nhau, phạm vi của thủy triều ở mức tối thiểu được gọi là thủy triều nhược xảy ra.)
=> C sai vì có 2 kỳ trăng trong 1 tháng: trăng non và trăng tròn, tương ứng với 2 hiện tượng: triều cường – thủy triều dâng mạnh nhất và triều nhược – thủy triều hạ xuống thấp nhất. Vậy nên, thủy triều chỉ mạnh nhất vào kỳ trăng tròn thôi.
=> D đúng do khi triều nhược xảy ra, mực nước hạ thấp nhất trong tháng, còn triều cường thì ngược lại.
Chọn C.
Câu 64
It can be inferred from the passage that the most important factor in determining how much gravitational effect one object in space has on the tides is _______.
Lời giải
Kiến thức về Suy luận từ bài
Dịch: Có thể suy ra từ bài văn rằng yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định mức độ ảnh hưởng của lực hấp dẫn mà một vật thể trong không gian tác động lên thủy triều là _______.
A. kích thước B. khoảng cách C. nhiệt độ D. mật độ
Thông tin: The tides are a response of the waters of the ocean to the pull of the Moon and the more distant Sun. In theory, there is a gravitational attraction between the water and even the outermost star of the universe. In reality, however, the pull of remote stars is so slight as to be obliterated by the control of the Moon and, to a lesser extent, the Sun. (Thủy triều là phản ứng của nước biển trước lực hút của Mặt trăng và Mặt trời ở xa hơn. Về lý thuyết, có một lực hấp dẫn giữa nước và thậm chí cả ngôi sao ngoài cùng của vũ trụ. Tuy nhiên, trên thực tế, lực hút của các ngôi sao ở xa yếu đến mức bị xóa bỏ bởi sự kiểm soát của Mặt trăng và ở mức độ thấp hơn là Mặt trời.)
Chọn B.
Câu 65
Which of the following is NOT mentioned as a phenomenon that happens when the Sun, Moon, and Earth align?
Lời giải
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Cái nào sau đây KHÔNG được đề cập đến như một hiện tượng xảy ra khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất thẳng hàng?
A. thủy triều dâng cao đập vào bờ
B. mực nước dâng cao trên bãi biển
C. lực kéo của Mặt trời và Trái đất kết hợp
D. sóng đập vào vách đá
Thông tin: At these times the Sun, Moon, and Earth are nearly in line and the pull of the two heavenly bodies is added together to bring the water high on the beaches (B), to send its surf upward against the sea cliffs (D), and to draw a high tide into the harbors (A). (Khi triều cường, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất gần như thẳng hàng và lực hút của hai thiên thể kết hợp lại và đưa nước lên cao trên các bãi biển, đẩy sóng hướng lên trên vách đá và tạo ra thủy triều đập vào các bến cảng.)
=> C sai vì lực hút kết hợp là của Mặt trời và Mặt trăng tác động lên Trái Đất, chứ không phải của Mặt trời và Trái đất kết hợp.
Chọn C.
Đoạn văn 4
Questions 53-60: Read the passage carefully.
What if there was a simple exercise that you could do anywhere in just a few minutes that was scientifically shown to improve your mood and your outlook on the future, at least for a while? That exercise exists. It’s called the ‘best possible self’ intervention, or BPS, and multiple recent studies confirm that it can lift your mood and increase your optimism, at least on a temporary basis. BPS involves completing a brief writing exercise in which you imagine your best possible self in a potential future when everything has gone right. You entered your dream university, your family life is going great, you have a healthy bank account. Take a few minutes to visualize that ideal life and then write a description of that life, and feel free to add as many details as you want. It may seem like this would not help much, but research done by Johannes Bodo Heekerens and Michael Eid of Freie University in Berlin has recorded remarkable results.
To investigate the effectiveness of BPS, the researchers conducted an analysis of 34 studies which required test subjects to do a written BPS exercise. The studies included a total of 2,627 people who were randomly picked from the overall population, with about three quarters of them being female. The result was a small but measurable increase in positive affect and overall optimism, the researchers wrote. Previously, they had also conducted their own study, asking 188 psychology undergraduate students to complete a BPS exercise. In the end, it was found that BPS led to improvements in mood and expectations both after the exercise and up to a week later. They suggested that future studies should look at what happens when subjects repeat BPS regularly and see if it produces a sustained improvement in optimism over time.
In the meantime, there’s really nothing stopping you from testing BPS: It only takes a few minutes, costs nothing, and will leave you feeling better. Also, visualizing a future in which you’ve achieved your goals will make it easier to bring them to life. In fact, this might be a good weekly ritual, maybe something to do every Sunday evening to start off the week positively. One advice is to not worry about getting your perfect future ‘right’ and just write whatever you think of. And of course, there is no need to focus on whether your writing is good.
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Lời giải
Dịch bài đọc:
Sẽ thế nào nếu như có một bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu, chỉ trong vài phút, và đã được khoa học chứng minh là có thể cải thiện tâm trạng cũng như cách bạn nhìn nhận tương lai, chí ít là trong một khoảng thời gian ngắn? Bài tập như vậy thực sự tồn tại và có tên là Best Possible Self (BPS). Nhiều nghiên cứu gần đây đã xác nhận rằng bài tập này có thể cải thiện tâm trạng và tăng sự lạc quan, dù chỉ là tạm thời. BPS yêu cầu bạn thực hiện một bài tập viết ngắn, trong đó bạn tưởng tượng về phiên bản tốt nhất của chính mình trong một tương lai lý tưởng, nơi mọi thứ diễn ra hoàn hảo. Bạn đã được nhận vào trường đại học mơ ước, có cuộc sống gia đình viên mãn, và tài khoản ngân hàng thì dồi dào. Hãy dành vài phút để hình dung cuộc đời lý tưởng đó, sau đó miêu tả lại nó, đừng ngần ngại thêm càng nhiều chi tiết càng tốt. Nghe qua thì có vẻ bài tập này không có ích gì mấy, nhưng nghiên cứu của Johannes Bodo Heekerens và Michael Eid từ Đại học Freie, Berlin đã ghi nhận những kết quả đáng chú ý.
Để kiểm tra tính hiệu quả của BPS, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích 34 bài nghiên cứu trong đó các đối tượng thử nghiệm làm bài tập BPS. Có tổng cộng 2.627 người được chọn ngẫu nhiên, và khoảng ¾ trong số đó là nữ giới. Kết quả cho thấy có sự gia tăng nhỏ nhưng đáng kể trong cảm xúc tích cực và mức độ lạc quan tổng thể. Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng đã tự thực hiện một nghiên cứu riêng, yêu cầu 188 sinh viên ngành tâm lý học làm bài tập BPS. Kết quả cuối cùng cho thấy bài tập này thực sự đã cải thiện tâm trạng và kỳ vọng của các đối tượng không chỉ ngay sau khi hoàn thành bài tập mà còn kéo dài đến một tuần sau đó. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất rằng các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét tác động sâu hơn khi các đối tượng làm bài tập BPS đều đặn để xem liệu bài tập này có tác động lâu dài hơn không.
Trong khi chờ xác nhận, chẳng mất gì và không lý nào mà bạn không thử làm bài tập BPS: chỉ mất vài phút, không mất tiền, mà chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Chưa kể, hình dung tương lai khi bạn đạt được các mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng biến chúng thành hiện thực hơn. Thậm chí bạn có thể làm bài tập này như một thói quen hàng tuần, chẳng hạn như làm vào mỗi tối Chủ nhật để khởi động tuần mới một cách tích cực. Một lời khuyên đó là đừng lo lắng liệu bạn có hình dung ‘đúng’ tương lai hoàn hảo không mà hãy viết bất cứ điều gì bạn nghĩ đến. Và tất nhiên, không cần bận tâm bài viết của bạn có hay hay không.
Câu 53. Kiến thức về Tìm ý chính của bài
Dịch: Tựa đề phù hợp nhất của bài văn có thể là _______.
A. Khoa học đằng sau hạnh phúc ngắn hạn.
B. Tác động của tư duy tích cực đến thành công.
C. Cách hình dung có thể dự đoán tương lai.
D. Một bài tập đơn giản để tăng cường sự lạc quan.
Phân tích:
- Bài đọc tập trung vào bài tập “Best Possible Self” (BPS)—một phương pháp viết giúp tăng cường tâm trạng và sự lạc quan. Bài giới thiệu khái niệm (đoạn 1), dẫn chứng nghiên cứu khoa học (đoạn 2), và khuyến khích độc giả thử bài tập này (đoạn 3).
=> Các lựa chọn A, B, C đều đi vào cụ thể một số chi tiết có trong bài, không phù hợp làm tiêu đề bao quát cả bài văn => D là lựa chọn phù hợp nhất.
Chọn D.
Lời giải
Kiến thức về Suy luận mục đích của tác giả
Dịch: Tác giả bắt đầu đoạn 1 bằng một câu hỏi để _______.
A. thu hút sự quan tâm của người đọc. B. tác động đến suy nghĩ của người đọc.
C. tìm kiếm sự xác nhận của người đọc. D. kiểm tra kiến thức của người đọc.
Phân tích:
- What if there was a simple exercise that you could do anywhere in just a few minutes that was scientifically shown to improve your mood and your outlook on the future, at least for a while? (Sẽ thế nào nếu như có một bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu, chỉ trong vài phút, và đã được khoa học chứng minh là có thể cải thiện tâm trạng cũng như cách bạn nhìn nhận tương lai, chí ít là trong một khoảng thời gian ngắn?)
=> Đây là một câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách khơi gợi sự tò mò và gợi mở suy nghĩ. Tác giả muốn khiến người đọc tiếp tục đọc để tìm hiểu về bài tập BPS.
- Loại B vì câu hỏi mới chỉ đưa ra một tình huống, chưa có thông tin bất ngờ hay tương tự để có thể thay đổi suy nghĩ của người đọc.
- Loại C vì đây là một câu hỏi mở, tác giả không mong chờ người đọc trả lời “có” hay “không”.
- Loại D vì câu hỏi chưa yêu cầu người đọc đưa ra câu trả lời gì mà sau đó mới giới thiệu bài tập.
=> A là lựa chọn phù hợp nhất.
Chọn A.
Lời giải
Kiến thức về Đại từ thay thế
Dịch: Từ ‘they’ trong đoạn 3 chỉ _______.
A. những người được chọn ngẫu nhiên B. các nhà nghiên cứu
C. sinh viên ngành tâm lý học D. các bài tập BPS
Thông tin: Previously, they had also conducted their own study, asking 188 psychology under-graduate students to complete a BPS exercise. (Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng đã tự thực hiện một nghiên cứu riêng, yêu cầu 188 sinh viên ngành tâm lý học làm bài tập BPS.)
=> Đối tượng ‘they’ tiến hành nghiên cứu thì chỉ có ‘các nhà nghiên cứu’ là phù hợp.
Chọn B.
Lời giải
Kiến thức về Từ đồng nghĩa
Dịch: Cụm ‘bring them to life’ trong đoạn 4 có thể thay thế bằng cụm nào?
- bring sb/sth to life = to make sb/sth more interesting or exciting (Oxford): làm cho ai/cái gì thú vị, sống động hơn
A. write them down: viết xuống
B. visualize your success: hình dung thành công
C. make them real: biến thành thật
D. think about the future: nghĩ về tương lai
- Also, visualizing a future in which you've achieved your goals will make it easier to bring them to life. (Chưa kể, hình dung tương lai khi bạn đạt được các mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng biến chúng thành hiện thực hơn.)
=> bring them to life = make them real
Chọn C.
Lời giải
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Lời khuyên nào sau đây được đưa ra theo văn bản về việc thực hiện BPS?
A. Lo lắng làm sao làm cho bài viết của bạn trở nên hoàn hảo.
B. Tập trung viết một câu chuyện thay vì mô tả.
C. Đừng lo lắng bạn có viết về tương lai đã ‘đúng’ hay hoàn hảo chưa.
D. Chỉ làm bài tập này một lần một tháng.
Thông tin:
In fact, this might be a good weekly ritual, maybe something to do every Sunday evening to start off the week positively. One advice is to not worry about getting your perfect future ‘right’ and just write whatever you think of. (Thậm chí bạn có thể làm bài tập này như một thói quen hàng tuần, chẳng hạn như làm vào mỗi tối Chủ nhật để khởi động tuần mới một cách tích cực. Một lời khuyên đó là đừng lo lắng liệu bạn có hình dung ‘đúng’ tương lai hoàn hảo khôn mà hãy viết bất cứ điều gì bạn nghĩ đến.)
=> Lời khuyên là nên làm bài tập mỗi tuần một lần (D sai); Không nên lo lắng khi làm bài tập này (A sai, C đúng); Nên nghĩ gì viết nấy, người thích kể suông thì kể mà người thích miêu tả kỹ hơn thì miêu tả (B sai).
Chọn C.
Lời giải
Kiến thức về Tìm ý chính của đoạn
Dịch: Câu nào sau đây là tóm tắt tốt nhất của đoạn 3?
A. Bài tập BPS khuyến khích mọi người tưởng tượng về tương lai lý tưởng họ muốn và có thể là một bài tập hữu ích giúp tăng cảm giác tích cực và động lực để đạt được mục tiêu.
B. Thực hành BPS hàng tuần, chẳng hạn như vào mỗi tối Chủ Nhật, giúp mọi người cảm thấy tốt hơn và khởi đầu tuần mới tích cực.
C. Hình dung về một tương lai thành công thông qua bài tập BPS có thể giúp cải thiện tâm trạng mà không cần tập trung vào kỹ năng viết hay độ chính xác.
D. Bài tập BPS là một phương pháp dễ thực hiện, không mất phí giúp cải thiện tâm trạng, được khuyên nên làm hàng tuần và không yêu cầu phải viết hay hình dung hoàn hảo.
Đoạn 3: In the meantime, there’s really nothing stopping you from testing BPS: It only takes a few minutes, costs nothing, and will leave you feeling better. [...] In fact, this might be a good weekly ritual, maybe something to do every Sunday evening to start off the week positively. One advice is to not worry about getting your perfect future ‘right’ and just write whatever you think of. And of course, there is no need to focus on whether your writing is good. (Trong khi chờ xác nhận, chẳng mất gì và không lý nào mà bạn không thử làm bài tập BPS: chỉ mất vài phút, không mất tiền, mà chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. [...] Thậm chí bạn có thể làm bài tập này như một thói quen hàng tuần, chẳng hạn như làm vào mỗi tối Chủ nhật để khởi động tuần mới một cách tích cực. Một lời khuyên đó là đừng lo lắng liệu bạn có hình dung ‘đúng’ tương lai hoàn hảo không mà hãy viết bất cứ điều gì bạn nghĩ đến. Và tất nhiên, không cần bận tâm bài viết của bạn có hay hay không.)
Chọn D.
Lời giải
Kiến thức về Tìm thông tin chi tiết trong bài
Dịch: Theo văn bản, câu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG?
A. Bài tập BPS đã được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng và sự lạc quan, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
B. Bài tập BPS yêu cầu người thực hiện hình dung bức tranh lý tưởng của họ về tương lai và cụ thể hóa những suy nghĩ đó lên giấy.
=> Câu sử dụng cấu trúc thể sai khiến: S + have + sb + do sth.
C. Bài tập BPS đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để có hiệu quả, khiến việc luyện tập thường xuyên trở nên khó khăn.
D. Khoảng 75% người tham gia được chọn ngẫu nhiên trong 34 nghiên cứu là phụ nữ.
Thông tin:
- BPS involves completing a brief writing exercise in which you imagine your best possible self in a potential future when everything has gone right. (BPS yêu cầu bạn thực hiện một bài tập viết ngắn, trong đó bạn tưởng tượng về phiên bản tốt nhất của chính mình trong một tương lai lý tưởng, nơi mọi thứ diễn ra hoàn hảo.) => B đúng.
- The studies included a total of 2,627 people who were randomly picked from the overall population, with about three quarters of them being female. (Có tổng cộng 2.627 người được chọn ngẫu nhiên, và khoảng ¾ trong số đó là nữ giới.) => ¾ = 75% => D đúng.
- ...it was found that BPS led to improvements in mood and expectations both after the exercise and up to a week later. (...kết quả cuối cùng cho thấy bài tập này thực sự đã cải thiện tâm trạng và kỳ vọng của các đối tượng không chỉ ngay sau khi hoàn thành bài tập mà còn kéo dài đến một tuần sau đó.) => A đúng.
- In the meantime, there’s really nothing stopping you from testing BPS: It only takes a few minutes, costs nothing, and will leave you feeling better. (Trong khi đó, chẳng mất gì và không lý nào mà bạn không thử làm bài tập BPS: chỉ mất vài phút, không mất tiền, mà chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.) => C sai.
Chọn C.
Lời giải
Kiến thức về Suy luận từ bài
Dịch: Có thể suy ra điều nào sau đây từ văn bản?
A. Bài tập BPS yêu cầu bạn tập trung viết một cách hoàn hảo để có được kết quả tốt nhất.
B. Thực hiện bài tập BPS thường xuyên có thể có tác động lâu dài đến sự lạc quan theo thời gian, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều này.
C. Bài tập BPS hiệu quả nhất đối với những người vốn đã rất lạc quan.
D. Bài tập BPS chỉ nên được thực hiện bởi những người đã có mục tiêu rõ ràng và hình dung cụ thể về tương lai.
Thông tin: They suggested that future studies should look at what happens when subjects repeat BPS regularly and see if it produces a sustained improvement in optimism over time. (Họ cũng đề xuất rằng các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét tác động sâu hơn khi các đối tượng làm bài tập BPS đều đặn để xem liệu bài tập này có tác động lâu dài hơn không.) => B đúng.
Chọn B.
Đoạn văn 5
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 69
Số liệu thống kê chiều cao (đơn vị tính chiều cao: cm) của tất cả các cây vú sữa trong vườn ươm của một lâm trường được thể hiện trên biểu đồ tần số sau:
Lời giải
Nếu trong vườn ươm nói trên, cây vú sữa thấp nhất có chiều cao \(71\,cm\) và cây vú sữa cao nhất có chiều cao \(117\,cm\) thì khoảng biến thiên của mẫu số liệu gốc là: \(117 - 71 = 46\) (cm).
Từ biểu đồ, ta có bảng tần số của mẫu số liệu ghép nhóm là:
Nhóm |
\(\left[ {70;80} \right)\) |
\(\left[ {80;90} \right)\) |
\(\left[ {90;100} \right)\) |
\(\left[ {100;110} \right)\) |
\(\left[ {110;120} \right)\) |
Tần số |
9 |
20 |
33 |
25 |
15 |
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm đã cho là: \(120 - 70 = 50\) (cm).
Do đó khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm đã cho lớn hơn khoảng biến thiên của mẫu số liệu gốc là \(50 - 46 = 4\) (cm). Chọn D.
Câu 75
Chiều cao trung bình (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm) của các cây vú sữa trong vườn ươm là:
Lời giải
Ta có bảng sau:
Nhóm |
\(\left[ {70;80} \right)\) |
\(\left[ {80;90} \right)\) |
\(\left[ {90;100} \right)\) |
\(\left[ {100;110} \right)\) |
\(\left[ {110;120} \right)\) |
Tần số |
9 |
20 |
33 |
25 |
15 |
Giá trị đại diện |
75 |
85 |
95 |
105 |
115 |
Cỡ mẫu của mẫu số liệu ghép nhóm đã cho là \(n = 9 + 20 + 33 + 25 + 15 = 102\).
Chiều cao trung bình (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm) của các cây vú sữa trong vườn ươm là: \(\overline x = \frac{{75 \cdot 9 + 85 \cdot 20 + 95 \cdot 33 + 105 \cdot 25 + 115 \cdot 15}}{{102}} = \frac{{290}}{3} \approx 96,67\,\,cm\). Chọn B.
Đoạn văn 6
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 72 đến 73
Hai vận động viên \(A\)và \(B\) tham dự một cuộc thi chạy bộ trên một đường thẳng, xuất phát cùng một thời điểm, cùng vạch xuất phát và chạy cùng chiều với vận tốc lần lượt là \({v_A}\) và \({v_B}\). Trong khoảng thời gian \(32\) giây chạy đầu tiên ta có \({v_A} = \frac{1}{{450}}{t^3} - \frac{{47}}{{450}}{t^2} + \frac{{64}}{{45}}t\) (m/s), \({v_B} = a{t^2} + bt\) (m/s) (với \(t \ge 0\) là thời gian tính bằng giây). Hàm số \(y = a{t^2} + bt\) có đồ thị là một phần của parabol như hình vẽ dưới đây.
Lời giải
Vì đồ thị hàm số \(y = a{t^2} + bt\) đi qua các điểm \(A\left( {5;6} \right)\) và \(B\left( {25;10} \right)\).
Ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{25a + 5b = 6\,\,\,\,\,\,\,}\\{625a + 25b = 10}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = - \frac{1}{{25}}}\\{b = \frac{7}{5}}\end{array}} \right.\).
Suy ra hàm số vận tốc của vận động viên \(B\) là \({v_B} = - \frac{1}{{25}}{t^2} + \frac{7}{5}t\). Vậy \(a = - \frac{1}{{25}}\). Chọn D.
Lời giải
Quãng đường vận động viên \(A\) đi được sau \(30\) giây là:
\({s_A} = \int\limits_0^{30} {{v_A}dt} = \int\limits_0^{30} {\left( {\frac{1}{{450}}{t^3} - \frac{{47}}{{450}}{t^2} + \frac{{64}}{{45}}t} \right){\rm{d}}t = 150} \) (m).
Quãng đường vận động viên \(B\) đi được sau \(30\) giây là:
\({s_B} = \int\limits_0^{30} {{v_B}dt} = \int\limits_0^{30} {\left( { - \frac{1}{{25}}{t^2} + \frac{7}{5}t} \right){\rm{d}}t = 270} \) (m).
Khoảng cách sau \(30\) giây tính từ khi bắt đầu xuất của hai vận động viên là:
\({\Delta _S} = {s_A} - {s_B} = \left| {150 - 270} \right| = 120\) (m). Chọn A.
Đoạn văn 7
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 78 đến 80
Hai bạn Bảo và Nam của lớp 12A cùng tham gia giải bóng bàn nam do nhà trường tổ chức. Hai bạn đó không cùng thuộc một bảng đấu vòng loại và mỗi bảng đấu vòng loại chỉ chọn một người vào vòng chung kết. Xác suất lọt qua vòng loại để vào vòng chung kết của bạn Bảo và Nam lần lượt là 0,8 và 0,6.
Gọi A là biến cố: “Có ít nhất một bạn lọt vào vòng chung kết” và B là biến cố: “Chỉ có bạn Bảo lọt vào vòng chung kết”.
Lời giải
Gọi C là biến cố: “Bạn Bảo lọt vào chung kết” và D là biến cố: “Bạn Nam lọt vào chung kết”. Theo bài ra, ta có \(P\left( C \right) = 0,8;\,P\left( D \right) = 0,6\).
Do hai bạn trên ở hai bảng vòng loại khác nhau nên C và D là hai biến cố độc lập.
Vậy xác suất để cả hai bạn lọt vào vòng chung kết là:
\(P\left( {CD} \right) = P\left( C \right) \cdot P\left( D \right) = 0,8 \cdot 0,6 = 0,48\). Chọn D.
Lời giải
Biến cố đối của biến cố A là: “Không có bạn nào lọt vào vòng chung kết”.
Ta có \(P\left( {\bar C} \right) = 1 - 0,8 = 0,2;\,\,P\left( {\bar D} \right) = 1 - 0,6 = 0,4\)
Vì C và D là hai biến cố độc lập nên \(\bar C\) và \(\bar D\) cũng là hai biến cố độc lập.
Vậy xác suất của biến cố A là \[P\left( A \right) = 1 - P\left( {\bar C\bar D} \right) = 1 - 0,2 \cdot 0,4 = 0,92\]. Chọn A.
Lời giải
Xác suất của biến cố B là:
\[P\left( B \right) = P\left( {C\bar D} \right) = P\left( C \right) \cdot P\left( {\bar D} \right) = 0,8 \cdot 0,4 = 0,32\]. Chọn B.
Đoạn văn 8
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 81 đến 82
Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\], cho \(\Delta ABC\) với \(A\left( {1; - 3;3} \right)\), \(B\left( {2; - 4;5} \right)\), \(C\left( {3; - 2;1} \right)\).
Câu 81
Điểm \(I\left( {x;y;z} \right)\) thỏa mãn \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} = \vec 0,\) khi đó giá trị của biểu thức \(2x + y + z\) là:
Lời giải
Ta có \(\overrightarrow {IA} = \left( {1 - x;\, - 3 - y;\,3 - z} \right)\), \(\overrightarrow {IB} = \left( {2 - x; - 4 - y;5 - z} \right)\), \(\overrightarrow {IC} = \left( {3 - x; - 2 - y;1 - z} \right)\).
Suy ra \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} = \left( {13 - 6x;\, - 16 - 6y;\,14 - 6z} \right)\).
Ta có \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} = \vec 0\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}13 - 6x = 0\\ - 16 - 6y = 0\\14 - 6z = 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{{13}}{6}\\y = - \frac{8}{3}\\z = \frac{7}{3}\end{array} \right.\). Suy ra \(I\left( {\frac{{13}}{6}; - \frac{8}{3};\frac{7}{3}} \right)\).
Vậy \(2x + y + z = 2 \cdot \frac{{13}}{6} - \frac{8}{3} + \frac{7}{3} = 4\). Chọn C.
Câu 82
\(M\left( {x;y;z} \right)\) là điểm trên mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\) sao cho biểu thức \[P = - 2M{A^2} - M{B^2} - 3M{C^2}\] đạt giá trị lớn nhất. Khi đó \(x + y - z\) bằng
Lời giải
Xét điểm \(I\) thỏa mãn \(2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} = \vec 0\). Theo Câu 81, ta có \(I\left( {\frac{{13}}{6}; - \frac{8}{3};\frac{7}{3}} \right)\).
Khi đó, \[P = - 2M{A^2} - M{B^2} - 3M{C^2} = - \left( {2M{A^2} + M{B^2} + 3M{C^2}} \right)\]
\[ = - \left[ {2{{\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IA} } \right)}^2} + {{\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IB} } \right)}^2} + 3{{\left( {\overrightarrow {MI} + \overrightarrow {IC} } \right)}^2}} \right]\]
\[ = - \left[ {6M{I^2} + 2\overrightarrow {MI} \left( {2\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} } \right) + 2I{A^2} + I{B^2} + 3I{C^2}} \right]\]
\[ = - \left[ {6M{I^2} + 2I{A^2} + I{B^2} + 3I{C^2}} \right]\]
Vì I, A, B, C cố định nên để \(P\) đạt giá trị lớn nhất thì \( - 6M{I^2}\) đạt giá trị lớn nhất.
Suy ra \(MI\) đạt giá trị nhỏ nhất.
Do đó \(M\) là hình chiếu của \(I\) lên mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\)\( \Rightarrow M\left( {0; - \frac{8}{3};\frac{7}{3}} \right)\).
Vậy \(x + y - z = 0 - \frac{8}{3} - \frac{7}{3} = - 5\). Chọn A.
Đoạn văn 9
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 83 đến 84
Cho hàm số \(y = mx\) \(\left( {m > 0} \right)\) có đồ thị \(\left( d \right)\) và hàm số \(y = \sqrt {5 - x} \) có đồ thị \[\left( C \right)\]. Gọi \(V\) là thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị \[\left( C \right)\], đường thẳng \(y = 0\) và \(x = 0\) quanh trục \(Ox\) và \(V\prime \) là thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng \(H\) giới hạn bởi đồ thị \[\left( C \right)\], đường thẳng \(y = 0\) và đường thẳng \(\left( d \right)\) quanh trục \(Ox\) (xem hình bên dưới).
Lời giải
Khi \(m = 2\), ta có \(\left( d \right):y = 2x\).
Phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( d \right)\) và \(\left( C \right)\): \(\sqrt {5 - x} = 2x\)
\( \Rightarrow 4{x^2} + x - 5 = 0\) (Điều kiện \[x \ge 0\])\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - \frac{5}{4}\end{array} \right.\).
Thử lại ta thấy \(x = 1\) (nhận).
Khi đó \(V' = \pi \int\limits_0^1 {{{\left( {2x} \right)}^2}dx} + \pi \int\limits_1^5 {{{\sqrt {5 - x} }^2}} dx = \frac{{28\pi }}{3}\). Chọn B.
Lời giải
Ta có \(V = \pi \int\limits_0^5 {{{\sqrt {5 - x} }^2}} dx = \frac{{25\pi }}{2}\).
Hoành độ giao điểm của \(\left( d \right)\) và \(\left( C \right)\) là nghiệm của phương trình:
\(mx = \sqrt {5 - x} \)\( \Rightarrow {m^2}{x^2} = 5 - x\)\( \Leftrightarrow {m^2}{x^2} + x - 5 = 0\).
Gọi \({x_0}\) là nghiệm dương của phương trình trên.
Dựa vào hình vẽ ta thấy \(0 < {x_0} < 5\)\( \Rightarrow {m^2}x_0^2 + {x_0} - 5 = 0\)\( \Rightarrow {m^2} = \frac{{5 - {x_0}}}{{x_0^2}}\).
Khi đó \[V\prime = {\rm{\pi }}\int\limits_0^{{x_0}} {{{\left( {mx} \right)}^2}} {\rm{d}}x + {\rm{\pi }}\int\limits_{{x_0}}^5 {{{\left( {\sqrt {5 - x} } \right)}^2}} {\rm{d}}x\] \[ = {\rm{\pi }}\int\limits_0^{{x_0}} {{m^2}{x^2}} {\rm{d}}x + {\rm{\pi }}\int\limits_{{x_0}}^5 {\left( {5 - x} \right)\,} {\rm{d}}x\]
\[ = \pi {m^2}\left. {\left( {\frac{{{x^3}}}{3}} \right)} \right|_0^{{x_0}} + \pi \left. {\left( {5x - \frac{{{x^2}}}{2}} \right)} \right|_{{x_0}}^5\]\[ = \left[ {\frac{{{m^2}x_0^3}}{3} + \frac{{25}}{2} - 5{x_0} + \frac{{x_0^2}}{2}} \right]\pi \] \(\left( * \right)\).
Thế \({m^2} = \frac{{5 - {x_0}}}{{x_0^2}}\) vào \(\left( * \right)\) ta được: \(V\prime = \pi \left[ {\frac{{{x_0}\left( {5 - {x_0}} \right)}}{3} + \frac{{25}}{2} - 5{x_0} + \frac{{x_0^2}}{2}} \right]\)\( = \pi \left[ {\frac{{x_0^2}}{6} - \frac{{10{x_0}}}{3} + \frac{{25}}{2}} \right]\).
Theo giả thiết ban đầu \(V = 3V\prime \):
\( \Rightarrow \frac{{25\pi }}{2} = 3\pi \left[ {\frac{{x_0^2}}{6} - \frac{{10{x_0}}}{3} + \frac{{25}}{2}} \right]\)\( \Leftrightarrow \frac{{25}}{2} = \frac{{x_0^2}}{2} - 10{x_0} + \frac{{75}}{2}\)
\( \Leftrightarrow \frac{{x_0^2}}{2} - 10{x_0} + 25 = 0\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x_0} = 10 + 5\sqrt 2 \\{x_0} = 10 - 5\sqrt 2 \end{array} \right.\).
Vì \(0 < {x_0} < 5\) nên \({x_0} = 10 - 5\sqrt 2 \).
\( \Rightarrow {m^2} = \frac{{5 - {x_0}}}{{x_0^2}} = \frac{{5 - 10 + 5\sqrt 2 }}{{{{\left( {10 - 5\sqrt 2 } \right)}^2}}} = \frac{{5\left( {\sqrt 2 - 1} \right)}}{{{{\left( {5\sqrt 2 } \right)}^2}{{\left( {\sqrt 2 - 1} \right)}^2}}} = \frac{1}{{10\left( {\sqrt 2 - 1} \right)}} = \frac{{\sqrt 2 + 1}}{{10}}\).
\( \Rightarrow m = \sqrt {\frac{{\sqrt 2 + 1}}{{10}}} \)\( \approx 0,49\). Chọn C.
Đoạn văn 10
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 85 đến 87
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác đều cạnh bằng \(\sqrt 3 \). Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\), hình chiếu vuông góc của \(S\) lên mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là trung điểm \(H\) của \(CI\). Biết góc giữa \(SA\) và mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) bằng \(45^\circ \).
Lời giải
Chọn hệ trục toạ độ \[Ixyz\], với \(I\) là gốc toạ độ; các điểm \(A,\,C\) lần lượt thuộc các tia \(Ix,\,Iy\); trục \(Iz\) song song với \(SH\) và \(S\) có cao độ dương.
\(CI\) là đường cao của tam giác đều \(ABC\) cạnh bằng \(\sqrt 3 \) suy ra \(CI = \sqrt 3 \cdot \frac{{\sqrt 3 }}{2} = \frac{3}{2}\).
Khi đó ta có \(I\left( {0;0;0} \right)\), \(A\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2};0;0} \right)\), \(B\left( { - \frac{{\sqrt 3 }}{2};0;0} \right)\),\(C\left( {0;\frac{3}{2};0} \right)\), \(H\left( {0;\frac{3}{4};0} \right)\). Suy ra \(AH = \sqrt {{{\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^2} + {0^2}} = \frac{{\sqrt {21} }}{4}\).
Ta có \(AH\) là hình chiếu vuông góc của \(SA\) trên mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).
Góc giữa \(SA\) và mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là góc giữa \(SA\) và \(AH\) và bằng \(\widehat {SAH} = 45^\circ \).
Do đó, tam giác \(SAH\) vuông cân tại \(H\) nên \(SH = AH = \frac{{\sqrt {21} }}{4}\). Chọn B.
Lời giải
Ta có \({V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}SH.{S_{ABC}} = \frac{1}{3} \cdot \frac{{\sqrt {21} }}{4} \cdot \frac{{{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2} \cdot \sqrt 3 }}{4} = \frac{{3\sqrt 7 }}{{16}}\). Chọn A.
Lời giải
Ta có hình chiếu vuông góc của \(S\) lên mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là trung điểm \(H\), \(SH = \frac{{\sqrt {21} }}{4}\) và \(H\left( {0;\frac{3}{4};0} \right)\) nên \(S\left( {0;\frac{3}{4};\frac{{\sqrt {21} }}{4}} \right)\).
Do \(G\) là trọng tâm tam giác \(SBC\) nên \(G\left( { - \frac{{\sqrt 3 }}{6};\frac{3}{4};\frac{{\sqrt {21} }}{{12}}} \right)\).
Đường thẳng \(SA\) đi qua điểm \(A\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{2};0;0} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {AS} = \left( { - \frac{{\sqrt 3 }}{2};\frac{3}{4};\frac{{\sqrt {21} }}{4}} \right)\).
Đường thẳng \(CG\) đi qua điểm \(C\left( {0;\frac{3}{2};0} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {CG} = \left( { - \frac{{\sqrt 3 }}{6}; - \frac{3}{4};\frac{{\sqrt {21} }}{{12}}} \right)\).
Ta có \(\left[ {\overrightarrow {AS} ,\overrightarrow {CG} } \right] = \left( {\frac{{\sqrt {21} }}{4};0;\frac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)\), \(\overrightarrow {AC} = \left( { - \frac{{\sqrt 3 }}{2};\frac{3}{2};0} \right)\), \(\left[ {\overrightarrow {AS} ,\overrightarrow {CG} } \right] \cdot \overrightarrow {AC} = - \frac{{3\sqrt 7 }}{8}\).
Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SA\) và \(CG\) là:
\(d\left( {SA,\,CG} \right) = \frac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {AS} ,\overrightarrow {CG} } \right] \cdot \overrightarrow {AC} } \right|}}{{\left| {\left[ {\overrightarrow {AS} ,\overrightarrow {CG} } \right]} \right|}} = \frac{{\frac{{3\sqrt 7 }}{8}}}{{\frac{{\sqrt {33} }}{4}}} = \frac{{\sqrt {231} }}{{22}}\). Chọn D.
Đoạn văn 11
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left( {1;0;1} \right)\), \(B\left( {5;2;3} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):\,2x - y + z - 4 = 0\).
Câu 88
Ta có \(d\left( {B,\left( P \right)} \right) - d\left( {A,\left( P \right)} \right) = \sqrt k \). Khẳng định nào sau đây là đúng?
Lời giải
Ta có \(d\left( {A,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {2 \cdot 1 - 0 + 1 - 4} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2} + {1^2}} }} = \frac{{\sqrt 6 }}{6}\), \(d\left( {B,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {2 \cdot 5 - 2 + 3 - 4} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2} + {1^2}} }} = \frac{{7\sqrt 6 }}{6}\).
Do đó \(d\left( {B,\left( P \right)} \right) - d\left( {A,\left( P \right)} \right) = \frac{{7\sqrt 6 }}{6} - \frac{{\sqrt 6 }}{6} = \sqrt 6 \). Suy ra \(k = 6\). Chọn C.
Lời giải
Gọi \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\). Suy ra \(I\left( {3;1;2} \right)\).
Gọi \(\left( \alpha \right)\) là mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Suy ra \(\left( \alpha \right)\) đi qua điểm \(I\left( {3;1;2} \right)\) và có một vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow {AB} = \left( {4;2;2} \right)\).
Phương trình tổng quát của \(\left( \alpha \right):\,4\left( {x - 3} \right) + 2\left( {y - 1} \right) + 2\left( {z - 2} \right) = 0\)\( \Leftrightarrow 2x + y + z - 9 = 0\). Chọn A.
Câu 90
Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) đi qua hai điểm \(A,\,\,B\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình là:
Lời giải
Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có có một vectơ pháp tuyến \({\vec n_P} = \left( {2; - 1;1} \right)\).
Do \(\left( Q \right)\) đi qua hai điểm \(A,\,\,B\) và vuông góc với \(\left( P \right)\) nên \(\left( Q \right)\) có cặp vectơ chỉ phương\({\vec n_P} = \left( {2; - 1;1} \right)\) và \(\overrightarrow {AB} = \left( {4;2;2} \right)\). Ta có \(\left[ {{{\vec n}_P},\overrightarrow {AB} } \right] = \left( { - 4;0;8} \right) = - 4\left( {1;0; - 2} \right)\).
Suy ra \(\left( Q \right)\) đi qua điểm \(A\left( {1;0;1} \right)\) và có một vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {1;0; - 2} \right)\).
Phương trình tổng quát của \(\left( Q \right):\,1\left( {x - 1} \right) - 2\left( {z - 1} \right) = 0\)\( \Leftrightarrow x - 2z + 1 = 0\). Chọn B.
Đoạn văn 12
PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC
3.1. LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94:
Có hai bản đồ giao thông được thiết kế. Bản đồ thứ nhất dùng để biểu diễn các tuyến đường xe điện ngầm và bản đồ thứ hai dùng để biểu diễn các tuyến xe buýt. Có ba tuyến đường xe điện ngầm và bốn tuyến xe buýt, và có bảy màu được dùng để biểu diễn cho bảy chuyến trên là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Cách gán màu cho các tuyến trên tuân thủ quy luật sau:
- Màu lục không được dùng cùng bản đồ với màu tím, chàm.
- Màu cam không được dùng cùng bản đồ với màu đỏ và màu vàng.
Câu 91
Nếu màu đỏ được dùng trong bản đồ xe buýt thì màu nào sau đây phải được dùng trong bản đồ xe điện ngầm?
Lời giải
Vì màu đỏ được dùng trong bản đồ xe buýt nên màu cam không được dùng trong bản đồ xe buýt do màu cam không được dùng cùng bản đồ với màu đỏ và màu vàng.
Vậy màu cam phải được dùng trong bản đồ xe điện ngầm. Chọn B.
Câu 92
Điều kiện nào sau đây là sai khi thêm vào để có duy nhất một cách chọn màu cho hai bản đồ trên?
Lời giải
Xét từng đáp án:
Đáp án A: Màu tím và màu chàm được dùng trong bản đồ xe điện ngầm.
Khi đó màu lục dùng cho xe buýt (vì màu lục không cùng bản đồ với tím, chàm).
Do xe điện ngầm cần 3 màu và ta đã có 2 màu nên ta cần 1 màu nữa, đó là màu cam. Do màu cam không được dùng cùng bản đồ với màu đỏ và màu vàng nên đỏ và vàng phải đi cùng nhau.
Do đó đỏ và vàng dùng cho xe buýt.
Vậy trường hợp này có duy nhất một cách chọn màu.
Đáp án B: Màu lam và màu tím được dùng trong bản đồ xe buýt.
Do đó màu chàm dùng cho xe buýt, màu lục dành cho xe điện ngầm.
Màu đỏ và vàng phải đi cùng nhau nên đỏ và vàng dành cho xe điện ngầm và màu cam dùng cho xe buýt.
Vậy trường hợp này có duy nhất một cách chọn màu.
Đáp án C: Màu lục không được dùng trong cùng một bản đồ với màu lam.
Suy ra màu lam được dùng cùng màu tím và chàm.
Màu đỏ và vàng phải đi cùng nhau nên đỏ và vàng chỉ có thể đi cùng lục. Ba màu này dùng cho xe điện ngầm.
Do đó lam, tím, chàm, cam dùng cho xe buýt.
Vậy trường hợp này có duy nhất một cách chọn màu.
Đáp án D: Màu tím không được dùng trong cùng một bản đồ với màu đỏ.
Suy ra màu lục dùng cùng với màu đỏ và vàng.
Màu cam dùng cùng với màu tím và chàm.
Tuy nhiên chưa có dữ kiện cho màu lam, nên màu lam có thể cùng với ba màu lục, đỏ, vàng cho xe buýt, cũng có thể cùng với ba màu cam, tím, chàm cho xe buýt.
Vậy trường hợp này chưa đủ kết luận màu nào dùng cho xe nào. Chọn D.
Lời giải
Nếu màu lục được dùng trong bản đồ xe điện ngầm thì màu tím và chàm chắc chắn được dùng cho xe buýt. Chọn C.
Câu 94
Nếu màu vàng và tím được dùng trong bản đồ xe buýt thì màu không được dùng trong bản đồ xe điện ngầm là
Lời giải
Nếu màu vàng và tím dùng cho xe buýt thì màu đỏ và chàm dùng cho xe buýt.
Suy ra màu cam, lục và lam dùng cho xe điện ngầm. Chọn D.
Đoạn văn 13
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 95 đến 98:
Có 5 hộp 5 màu: trắng, đen, đỏ, xanh da trời và xanh lá cây. Bóng cũng có 5 màu như thế, mỗi màu 2 bóng, mỗi hộp 2 bóng.
+ Mỗi bóng đều không giống màu của hộp đựng nó. (1)
+ Bóng xanh da trời không ở trong hộp đỏ. (2)
+ Một hộp màu “trung tính” đựng bóng đỏ và bóng xanh lá cây (màu “trung tính" là trắng hoặc đen). (3)
+ Hộp màu đen đựng bóng màu “lạnh” (màu “lạnh” là màu xanh da trời hoặc xanh lá cây). (4)
+ Một hộp đựng bóng trắng và bóng xanh da trời. (5)
+ Hộp màu xanh da trời đựng 1 bóng đen. (6)
Hãy xác định xem:
Lời giải
Theo (4) ta có: Hộp màu đen đựng bóng màu lạnh nên hộp màu đen chỉ chứa bóng xanh lá cây và xanh da trời.
Theo (3) ta có: Một hộp màu trung tính đựng bóng đỏ và bóng xanh lá cây.
Nên hộp này không thể là hộp đen.
Vậy hộp trung tính là hộp trắng, đựng bóng đỏ và bóng xanh lá cây. Chọn C.
Lời giải
Theo (5): Một hộp đựng bóng trắng và bóng xanh da trời.
Nên hộp này không thể là hộp màu trắng và màu xanh da trời.
Theo (2): Bóng xanh da trời không ở trong hộp đỏ.
Nên hộp này không thể là hộp màu đỏ.
Theo (4): Hộp màu đen đựng bóng màu lạnh.
Mà hộp này có bóng trắng nên hộp này không phải là hộp màu đen.
Vậy hộp đựng bóng trắng và bóng xanh da trời là hộp màu xanh lá cây. Chọn A.Lời giải
Theo hai câu trên, ta có:
Hộp trắng đựng bóng đỏ và bóng xanh lá cây.
Hộp màu xanh lá cây đựng bóng trắng và bóng xanh da trời.
Ta chỉ còn 1 bóng xanh lá cây và 1 bóng xanh da trời.
Mà theo (4): Hộp màu đen đựng bóng màu lạnh.
Vậy hộp đen đựng 1 bóng xanh da trời và 1 bóng xanh lá cây. Chọn D.
Lời giải
Theo kết quả các câu trên, hộp đỏ sẽ phải đựng 1 quả trắng và 1 quả đen. Chọn B.
Đoạn văn 14
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102
Bảng số liệu thể hiện diện tích một số loại cây công nghiệp lâu năm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2021
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
Cà phê |
Cao su |
Hồ tiêu |
Điều |
2010 |
526,7 |
232,2 |
22,6 |
88,1 |
2021 |
657,4 |
214,8 |
83,5 |
90,3 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Lời giải
CT tính tốc độ tăng trưởng = (Diện tích năm sau / Diện tích năm trước) × 100.
Áp dụng CT, ta có:
- Tốc độ tăng trưởng của cây Cà phê ≈ 124,8%.
- Tốc độ tăng trưởng của cây Cao su ≈ 92,5%.
- Tốc độ tăng trưởng của cây Hồ tiêu ≈ 369,5%.
- Tốc độ tăng trưởng của cây Điều ≈ 102,5%.
Chọn C.
Lời giải
Dựa vào tỷ lệ tăng trưởng trên, cây có tốc độ tăng thấp nhất (thậm chí giảm) là cao su.
Chọn B.
Câu 101
Trung bình một năm diện tích cây hồ tiêu tăng bao nhiêu nghìn ha trong giai đoạn 2010 – 2021?
Đoạn văn 15
3.2. SUY LUẬN KHOA HỌC
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Trong công nghiệp, để sản xuất xà phòng, người ta thường đun chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) với dung dịch kiềm đặc ở nhiệt độ cao.

Sau phản ứng, hỗn hợp các muối của acid béo được tách ra bằng cách cho dung dịch muối ăn bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm. Các muối của acid béo nổi lên, được lấy ra, sau đó được trộn với các chất phụ gia để làm xà phòng. Phần dung dịch còn lại đem tách và thu hồi glycerol.
Lời giải
Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của acid béo và glycerol. Chọn B.
Lời giải
Xà phòng có thể được điều chế từ mỡ động vật và dầu mỏ. Chọn D.
Câu 105
Từ 3 tấn chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được m kg xà phòng chứa 72% khối lượng sodium stearate. Giả sử hiệu suất toàn bộ quá trình là 100%. Giá trị của m là
Lời giải
\[m = \frac{{3000.0,89.3.306}}{{890.0,72}} = 3\,825{\rm{ kg}}\]
Chọn A.
Đoạn văn 16
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu sau từ câu 106 - 108:
Một cục sạc có thông số 9 V – 2,5 A. Dùng cục sạc này để sạc cho pin Iphone 15 có thông số 3,7 V – 3349 mAh. Bỏ qua điện trở của dây sạc và mạch sạc ở trong điện thoại. Trong quá trình sạc, dòng điện không đổi sẽ đóng vai trò quan trọng, vì đây là loại dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian và có chiều không đổi. Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị ampe (A) và được tính bằng tỷ lệ giữa điện tích di chuyển qua một mặt cắt trong một khoảng thời gian \(I = \frac{q}{{\Delta t}}.\) Khi sạc, năng lượng từ cục sạc được chuyển vào pin, làm tăng dần điện tích cho đến khi đạt dung lượng tối đa. Điện áp sạc thường cao hơn điện áp định mức của pin để đảm bảo quá trình sạc diễn ra hiệu quả. Trong trường hợp thực tế, mạch sạc sẽ điều chỉnh điện áp từ 9 V của cục sạc xuống mức phù hợp với điện áp của pin (thường là gần 3,7 V hoặc cao hơn một chút). Đồng thời, cường độ dòng điện sạc sẽ giảm dần khi pin gần đầy để bảo vệ pin và kéo dài tuổi thọ của nó.
Lời giải
Chọn A
Dung lượng của pin là: q = 3349mAh = 3,349Ah
Thời gian để sạc đầy pin là: \(t = \frac{q}{I} = \frac{{3,349}}{{2,5}} = 1,3396(h) = 1h20\;{\rm{min}}\)
Lời giải
Chọn C
Điện năng cung cấp cho pin là: \({A_{ci}} = {U_p}.q\)
Điện năng tiêu thụ khi sạc pin là: \({A_{tp}} = {U_s}.I.t\)
Hiệu suất sạc pin là: \(H = \frac{{{A_{ci}}}}{{{A_{tp}}}} = \frac{{{U_p}.q}}{{{U_s}.I.t}} = \frac{{3,7.3,349}}{{9.2,5.1,3396}} \approx 0,41 = 41\% \)
Câu 108
Giả sử mỗi ngày sạc điện thoại đầy pin 2 lần, giá điện sinh hoạt trung bình là 2500 VNĐ/kWh (1 số điện). Hãy tính số tiền điện cần trả để sạc điện trong 30 ngày.
Lời giải
Chọn C
Số tiền điện cần trả là: \(T = 2.30.{A_{tp}}.{T_0} = 2.30.\frac{{9.2,5.1,3396}}{{1000}}.2500 = 4521,15 \approx 4500\) (VNĐ).
Đoạn văn 17
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 109 - 111:
Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: Vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); Động vật phù du (bậc 2); Tôm và cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát gây hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng hóa). Khi số lượng vi khuẩn lam và tảo tăng quá nhanh dẫn tới dư thừa và chết hàng loạt. Do đó, xác các sinh vật bậc 1 chết gây thối rữa và giảm lượng oxygen hòa tan nên môi trường nước trở nên ô nhiễm, làm chết các loài động vật nổi và các loài cá, tôm.
Lời giải
Quần xã chỉ có 3 bậc dinh dưỡng → Chuỗi thức ăn dài nhất trong quần xã đầm nước trên có 3 mắt xích. Chọn A.
Câu 110
Hiện tượng vi khuẩn lam, tảo phát triển mạnh dẫn tới làm chết các loài động vật được mô tả như ở trên là thuộc mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
Lời giải
Vì vi khuẩn lam và tảo phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây chết các loài cá, tôm thì các loài cá tôm có hại, nhưng các loài vi khuẩn lam và các loài tảo thì không có lợi và cũng không có hại. Cho nên, đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (một loài có hại, một loài trung tính). Chọn B.
Câu 111
Biện pháp nào sau đây sẽ làm cho hệ sinh thái đầm càng thêm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng?
Biện pháp nào sau đây sẽ làm cho hệ sinh thái đầm càng thêm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng?
Lời giải
- Nguyên nhân của ô nhiễm do phú dưỡng là vì tảo, vi khuẩn lam phát triển quá mạnh. Nếu chúng ta tiếp tục tiêu diệt động vật phù du thì tảo và vi khuẩn lam càng phát triển mạnh hơn, dẫn tới càng gây ô nhiễm nặng hơn (vì tảo, vi khuẩn lam là nguồn thức ăn của động vật phù du, nên khi động vật phù du phát triển thì sẽ làm giảm số lượng tảo, vi khuẩn lam).
- Nếu đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ (giảm bậc 3) để động vật phù du có điều kiện phát triển ăn tảo (bậc 1) khi tạo được trạng thái cân bằng giữa các bậc dinh dưỡng thì nước sẽ bớt ô nhiễm, nếu nước giảm ô nhiễm thì kết quả thí nghiệm là tốt nhất.
- Nếu thả thêm một số cá dữ (bậc 4) vào hồ để ăn tôm, cá nhỏ (bậc 3) thì khi số lượng tôm, cá nhỏ giảm sẽ tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển sẽ có kết quả tương tự nếu nước giảm ô nhiễm thì kết quả thí nghiệm cũng chấp nhận được.
- Nếu tiêu diệt được các loài vi khuẩn lam, tảo thì cũng có thể giảm bớt ô nhiễm. Tuy nhiên, phương án này khó thực hiện. Vì tảo và vi khuẩn lam là những loài có kích thước cơ thể cực nhỏ nên rất khó đánh bắt nó. Mặt khác, các loài tảo và vi khuẩn lam sinh sản với tốc độ rất nhanh, cho nên khi nguồn dinh dưỡng của nó đang dồi dào thì nó sinh sản nhanh để bổ sung số lượng, cho nên đánh bắt nó thì cũng phải tiến hành liên tục, nên tốn kém.
Chọn A.
Đoạn văn 18
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Trong năm 2024, tổng công suất điện của Việt Nam đạt khoảng 80 000 MW, trong đó năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chiếm hơn 30%. Nhiều dự án điện gió ngoài khơi đã được triển khai tại các tỉnh ven biển như Bình Thuận, Bạc Liêu và Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, điện hạt nhân đang được nghiên cứu trở lại nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong dài hạn. Việt Nam cũng đang tập trung phát triển các giải pháp tiết kiệm điện và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch trong sinh hoạt và sản xuất.
(Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2024 – Bộ Công Thương)
Lời giải
Công suất của năng lượng tái tạo là: 80 000 x 30% = 80 000 x 0,3 = 24 000 MW.
Chọn B.
Lời giải
Các tỉnh ven biển của Việt Nam đã triển khai nhiều dự án điện gió ngoài khơi là Bình Thuận, Bạc Liêu, Ninh Thuận.
Chọn B.
Lời giải
Việt Nam đang tập trung vào giải pháp “Tiết kiệm điện và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch” để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Chọn C.
Đoạn văn 19
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 115 đến 117
Thông tin. “Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó đồng tình, ủng hộ và có những hành động làm tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, ngày 17-2-1979, Trung Quốc điều động 32 sư đoàn đồng loạt mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, dọc biên giới phía bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc cũng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới. Từ ngày 5-3 đến ngày 18-3-1979, Trung Quốc rút quân về nước.
Sau khi rút quân về nước, Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây xung đột, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực biên giới thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Nơi đây trở thành chiến trường ác liệt giữa hai bên trong giai đoạn 1984-1989.”
Câu 115
Địa phương nào đã trở thành chiến trường ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 1984-1989?
Lời giải
Sau khi rút quân về nước, Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây xung đột, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực biên giới thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Nơi đây trở thành chiến trường ác liệt giữa hai bên trong giai đoạn 1984-1989. Chọn C.
Câu 116
Nhận định nào dưới đây là đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam?
Nhận định I. Việc đưa quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc là hành động xâm lược.
Nhận định II. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thiệt hại không đáng kể.
Nhận định III. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam mang tính chất chính nghĩa.
Nhận định IV. Thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã buộc Việt Nam chấp nhận đàm phán với Trung Quốc.
Nhận định nào dưới đây là đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam?
Nhận định I. Việc đưa quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc là hành động xâm lược.
Nhận định II. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thiệt hại không đáng kể.
Nhận định III. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam mang tính chất chính nghĩa.
Nhận định IV. Thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã buộc Việt Nam chấp nhận đàm phán với Trung Quốc.Lời giải
Các nhận định đúng:
+ Nhận định I. Việc đưa quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc là hành động xâm lược.
+ Nhận định III. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam mang tính chất chính nghĩa.
→ Chọn D.
Câu 117
Điểm giống nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam (1975-1979) và bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989) ở Việt Nam là gì?
Lời giải
Điểm giống nhau về nguyên nhân thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam (1975-1979) và bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989) ở Việt Nam là có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chọn A.
Đoạn văn 20
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 118 đến 120
"Trong hơn ba thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ nhờ vào mô hình tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ. Tuy nhiên, mô hình này đang dần bộc lộ hạn chế khi năng suất lao động tăng chậm, tài nguyên cạn kiệt và yêu cầu chuyển đổi sang một nền kinh tế đổi mới sáng tạo ngày càng cấp thiết.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,5% đến 7,5%/năm, Việt Nam cần cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mô hình tăng trưởng mới phải dựa vào công nghệ cao, chuyển đổi số, phát triển công nghiệp chế biến và gia tăng giá trị nội địa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra các thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi này, bao gồm sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, hạn chế trong cơ sở hạ tầng công nghệ và mức độ đầu tư chưa đủ vào giáo dục – nghiên cứu. Kinh nghiệm từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy rằng chiến lược thành công cần có sự kết hợp giữa chính sách hỗ trợ từ chính phủ và sự chủ động đổi mới sáng tạo của khu vực tư nhân."
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương)
Câu 118
Theo báo cáo, yếu tố nào là thách thức lớn nhất đối với Việt Nam khi chuyển đổi mô hình tăng trưởng?
Lời giải
Theo đoạn trích, Việt Nam cần chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ cao và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện gặp nhiều khó khăn như:
- Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao: Chuyển đổi mô hình kinh tế đòi hỏi lao động có kỹ năng cao, nhưng hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng đủ.
- Đầu tư vào giáo dục – nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa đủ mạnh: So với các nước phát triển, Việt Nam còn đầu tư hạn chế vào lĩnh vực này.
❌ Các đáp án sai:
A (Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền kinh tế phát triển): Đây là một khó khăn, nhưng không phải thách thức chính được đề cập.
C (Tỷ lệ lạm phát cao và chính sách tiền tệ chưa ổn định): Đoạn trích không nhắc đến vấn đề này.
D (Giảm sút nguồn vốn FDI): Không phải là nguyên nhân chính cản trở quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Chọn B
Lời giải
Đoạn trích nhấn mạnh rằng mô hình tăng trưởng mới cần dựa trên:
- Công nghệ cao
- Chuyển đổi số
- Công nghiệp chế biến, gia tăng giá trị nội địa
❌ Các đáp án sai:
A (Đầu tư vào công nghiệp nặng truyền thống): Đây là mô hình cũ, không phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.
C (Tiếp tục khai thác tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn hơn): Điều này dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, không bền vững.
D (Hạn chế sự phát triển của khu vực tư nhân): Trái ngược với bài học từ Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng.
Chọn B
Câu 120
Dựa trên kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Nhật Bản, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong thành công của mô hình tăng trưởng mới?
Dựa trên kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Nhật Bản, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong thành công của mô hình tăng trưởng mới?
Lời giải
Hàn Quốc và Nhật Bản thành công nhờ vào:
- Chính phủ hỗ trợ (chính sách ưu đãi, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực).
- Doanh nghiệp chủ động đổi mới, áp dụng công nghệ mới.
❌ Các đáp án sai:
A (Chỉ dựa vào đầu tư công, không cần doanh nghiệp tư nhân): Doanh nghiệp tư nhân là động lực chính của tăng trưởng.
C (Giới hạn tốc độ tăng trưởng để tránh áp lực cạnh tranh toàn cầu): Ngược lại, các quốc gia này luôn đẩy mạnh tăng trưởng.
D (Chỉ tập trung vào xuất khẩu, không quan tâm thị trường nội địa): Họ kết hợp cả hai thị trường để phát triển bền vững.
Chọn B
20 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%