Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 3)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 4)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 59:
Vùng kinh tế nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển du lịch biển?
Đoạn văn 1
TÓC MẸ NỞ HOA
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỉ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.
Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975.
(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Đoạn văn 2
The tradition of gift giving is a worldwide practice that is said to have been around since the beginning of human beings. Over time, different cultures have developed their own gift giving customs and traditions.
In France, the gift of wine for the hostess of a dinner party is not an appropriate gift as the hostess would prefer to choose the vintage for the night. In Sweden, a bottle of wine or flowers are an appropriate gift for the hostess. In Viet Nam, a gift of whisky is appropriate for the host, and some fruit or small gifts for the hostess, children or elders of the home. Besides, gifts should never be wrapped in black paper because this color is unlucky and associated with funerals in this country. Gifts that symbolize cutting such as scissors, knives and other sharp objects should be avoided because they mean the cutting of the relationship. Also, in some countries you should not open the gift in front of the giver and in others it would be an insult if you did not open the gift.
Beyond the gift itself, give careful consideration to the manner in which it is presented. Different cultures have different customs regarding how a gift should be offered - using only your right hand or using both hands, for example. Others have strong traditions related to the appropriate way to accept a gift. In Singapore, for instance, it is the standard to graciously refuse a gift several times before finally accepting it. The recipient would never unwrap a gift in front of the giver for fear of appearing greedy.
Understanding these traditions and customs, as well as taking time to choose an appropriate gift, will help you to avoid any awkwardness or embarrassment as you seek to build a better cross-cultural relationship.
(Adapted from http://www.giftypedia.com/International)
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Đoạn văn 3
Có 3 học sinh A, B, C thuộc ba khối 7, 8, 9 đều ghi tên tham gia thi 3 môn: Đánh cầu, nhảy xa và chạy. Biết rằng mỗi khối học sinh thi một môn và:
1. A không thuộc khối 9.
2. Bạn thuộc khối 9 không đăng kí đánh cầu.
3. Bạn thuộc khối 8 tham gia nhảy xa.
4. B không thuộc khối 8, cũng không ghi tên chạy.
Đoạn văn 4
Bốn bạn học sinh dự đoán thành tích thi của họ như sau:
D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.
C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.
B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.
A: Thế thì chờ xem!
Kết quả thi cho thấy, B, C, D chỉ đoán đúng một nửa.
Đoạn văn 5
Trong một trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội có 3 thầy giáo là Minh, Tuấn, Vinh dạy các môn Sinh, Địa lý, Toán, Lịch sử, Tiếng Anh và Tiếng Pháp, mỗi thầy dạy hai môn.
Người ta biết về các thầy như sau:
- Thầy dạy Địa và thầy dạy Tiếng Pháp là láng giềng của nhau. (1)
- Thầy Minh trẻ nhất trong ba thầy. (2)
- Thầy Tuấn, thầy dạy Sinh và thầy dạy Tiếng Pháp thường đi với nhau trên đường về nhà. (3)
- Thầy dạy Sinh nhiều tuổi hơn thầy dạy Toán. (4)
- Thầy dạy Tiếng Anh, thầy dạy Toán và thầy Minh khi rảnh rỗi thường hay đánh quần vợt với một thầy thứ tư. (5)
Đoạn văn 6
Đoạn văn 7
Đoạn văn 8
Dưới đây là mức cho vay tối đa qua các lần điều chỉnh của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam đối với HSSV.
Đoạn văn 9
(21/2) Lãnh đạo TP Hà Nội mới đây đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo chia năm học thành 4 kỳ nghỉ thay vì 1 kỳ nghỉ hè và 1 đợt nghỉ Tết như hiện nay. Trên thế giới, hầu hết kỳ nghỉ của học sinh phụ thuộc vào các dịp lễ lớn theo từng quốc gia và theo mùa.
Đoạn văn 10
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối sodium hoặc muối potassium của acid béo, có thêm một số chất phụ gia. Muối sodium trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng mặt ngoài của chất bẩn, làm chất bẩn phân chia thành nhiều phần nhỏ và phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi. Khi đun chất béo với dung dịch NaOH trong các thùng kín ở nhiệt độ cao thu được muối của acid béo và glycerol. Sau đó tách muối của acid béo sinh ra, lấy các muối này trộn với phụ gia ép thành bánh xà phòng.
Thí nghiệm: Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp xà phòng như sau:
Cho vào bình tam giác thủy tinh có dung tích 250 mL khoảng 2,5g NaOH rắn và 7,5 mL ethanol 96%. Cho tiếp 7,5 mL nước, cho tiếp 7,5g dầu dừa và thêm vài viên đá bọt, sau đó đun khoảng 2 giờ (trong quá trình đun cần khuấy hỗn hợp bằng đũa thủy tinh). Sau quá trình đun, trong bình tam giác thủy tinh lúc này chứa xà phòng có màu trắng.
Đoạn văn 11
Học sinh X đã tiến hành thí nghiệm đun nước trên ngọn lửa đèn cồn và thu thập được dữ liệu thực nghiệm trong 3 lần thí nghiệm như sau: |
|
|||
Kết quả |
Thí nghiệm 1 |
Thí nghiệm 2 |
Thí nghiệm 3 |
|
Khối lượng nước (gam) |
100 |
98 |
102 |
|
Khối lượng ban đầu của đèn cồn và ethanol (gam) |
165,0 |
164,5 |
163,9 |
|
Khối lượng lúc sau của đèn cồn và ethanol (gam) |
164,5 |
163,9 |
163,0 |
|
Nhiệt độ ban đầu |
20 |
20 |
20 |
|
Nhiệt độ lúc sau |
44 |
45 |
55 |
|
Khoảng biến đổi nhiệt độ |
24 |
25 |
35 |
Câu 97:
Nhiệt độ thay đổi ở thí nghiệm 3 đặc biệt hơn thí nghiệm 1 và 2. Lí do hợp lí nhất để giải thích là
Đoạn văn 12
Đoạn văn 13
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Mặt Trăng có bán kính 1738 km, khối lượng 7,35.1022 kg. Gia tốc trọng trường trên mặt trăng là 1,63 m/s2. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với chu kì 27,32 ngày. Trong khi vừa chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng còn tự quay quanh trục của nó với chu kì đúng bằng chu kì chuyển động quanh Trái Đất. Hơn nữa do chiều tự quay cùng chiều với chiều quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng luôn hướng một nửa nhất định về phía Trái Đất.
Do lực hấp dẫn bé nên Mặt Trăng không giữ được khí quyển. Nói cách khác trên mặt Trăng không có khí quyển. Bề mặt mặt trăng được phủ một lớp vật chất xốp. Trên bề mặt Mặt Trăng có các dãy núi cao, có các vùng bằng phẳng gọi là biển, đặc biệt có nhiều lỗ tròn ở đỉnh núi (có thể do miệng núi lửa đã tắt hoặc vết tích va chạm với thiên thạch). Nhiệt độ trong một ngày đêm trên Mặt Trăng chênh lệch nhau rất lớn. Mặt trăng có nhiều ảnh hướng đến Trái Đất, mà rō rệt nhất là gây ra hiện tượng thủy triều.
Đoạn văn 14
DNA là một loại axit nuclêic làm nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở tất cả các loài sinh vật. Khi tế bào chuẩn bị phân bào, DNA tiến hành nhân đôi, sau đó NST tiến hành nhân đôi, làm cơ sở để tế bào trải qua các kì phân chia NST. Quá trình nhân đôi DNA có sự tham gia của nhiều loại enzym khác nhau. Trong đó, để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới thì luôn cần phải có enzym RNA pôlimeraza xúc tác tổng hợp đoạn RNA mồi.
Đoạn văn 15
Hình vẽ dưới đây mô tả kết quả theo dõi sự thay đổi số lượng và mức độ che phủ của thảm thực vật sau khi núi lửa phun trào tại St Helens ở phía Tây nam Washington (Mỹ) vào năm 1980.
Đoạn văn 16
Việt Nam đặt mục tiêu tổng sản lượng khai thác vàng dự kiến đến năm 2030 ước đạt 1.780 triệu tấn quặng vàng/năm. Đầu tư mới các cơ sở luyện vàng tại Lai Châu, Tuyên Quang và mở rộng các dự án hiện có đáp ứng nhu cầu chế biến.
Với khoáng sản vàng, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 sē hoàn thành các đề án thăm dò thuộc các mỏ Sang Sui - Nậm Suông, Pusancap - khu I tỉnh Lai Châu, các khu vực Cắm Muộn, Huổi Cọ (Bản San), Bản Bón tỉnh Nghệ An, khu vực A Đăng tỉnh Quảng Trị, khu vực A pey B - tỉnh Thừa Thiên - Huế, khu vực Ma Đao tỉnh Phú Yên.
Việc phát triển lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản gắn với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Nguồn: https://tienphong.vn
Đoạn văn 17
Ngày nay, với nhận thức mới về vai trò của dịch vụ, nhóm ngành dịch vụ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nhóm ngành dịch vụ góp phần giải quyết công ăn việc làm khi tỷ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ trong tổng số lao động đã tăng lên so với trước đây.
Tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ ngày càng có nhịp độ tăng nhanh hơn, bắt đầu từ năm 2015 đã chiếm 1/3 tổng số lao động và năm 2019 tới nay nhóm ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nhóm ngành. Đây không chỉ là vấn đề công ăn việc làm, mà còn góp phần nâng cao tính năng động của nền kinh tế và góp phần hình thành, phát triển thị trường lao động, tăng tính thị trường của kinh tế Việt Nam; không chỉ đối với kinh tế thực, mà cả kinh tế dịch vụ, không chỉ kinh tế mà cả một số lĩnh vực xã hội khác.
Nguồn: https://vneconomy.vn
Đoạn văn 18
"Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đông minh. Đó là: 1 . Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; 2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; 3. Phân chia thành quả chiến thẳng giữa các nước thẳng trận.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudoven (Mĩ) và U. Sớcsin (Anh).
Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sē tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tố chức Liên hợp quốc nhắm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
- Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu, quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện đế Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cố; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 4-6).
Đoạn văn 19
"Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều ngày 31-8-1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Năng.
Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Năng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
Sáng 1-9-1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Năng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đây lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện "vườn không nhà trống" gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859) trên bán đảo Sơn Trà. Về sau, quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược.
Khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dân cả nước.
Tại Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận "dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật".
Từ Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mo 300 người, chủ yếu là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường.
Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
Thấy không thể chiếm được Đà Năng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thuỷ ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Campuchia một cách dễ dàng. Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sē cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.
Ngày 9-2-1859, hạm đội Pháp hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới ngày 16-2-1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17-2, chúng nố súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại, các đội dân binh chiến đấu rất dùng cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nố phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại, buộc địch chuyển sang kế hoach "chinh phục từng gói nhỏ".
Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Năng vào Gia Định (23-3-1860). Vì phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình văn đóng trong phòng tuyến Chí Hoà mới được xây dựng trong tư thế "thủ hiểm".
Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch.
Pháp bị sa lầy ở cả hai Đà Nẵng và Gia Định, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hoá, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 108-110).
43 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%