Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
3389 lượt thi 20 câu hỏi 30 phút
Câu 1:
Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Dung dịch Y là phenol 0,2M. Muốn phản ứng hết lượng phenol có trong 0,2 lít dung dịch Y cần phải dùng dung dịch X có thể tích vừa đủ là
A. 80ml
B. 150ml
C. 0,2l
D. 0,5 lit
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây về ancol và phenol là không đúng?
A. Nhóm OH của phenol liên kết với nguyên tử C trong vòng benzen.
B. Nhóm chức của ancol và phenol là nhóm hiđroxyl (-OH).
C. Ancol và phenol là loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
D. Ancol thơm có nhóm OH liên kết với C no ngoài vòng benzen.
Câu 3:
Dùng cách nào sau đây để phân biệt dung dịch phenol không màu và ancol etylic?
A. Cho cả hai chất tác dụng với Na.
B. Cho cả hai chất tác dụng với dung dịch nước brom.
C. Cho cả hai chất thử với giấy quỳ tím.
D. Cho cả hai chất tác dụng với đá vôi.
Câu 4:
Trong các câu sau câu nào đúng ?
A. Dung dịch phenol làm đỏ quỳ tím
B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
C. Phenol bị oxi hóa khi để trong không khí
D. Phenol thuộc loại rượu thơm
Câu 5:
Hợp chất hữu cơ X là hợp chất thơm có CTPT là C7H8O2, tác dụng với Na, NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư số mol H2 thu được bằng số mol X phản ứng và X chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. CTCT của X là
A. C6H5CH(OH)2
B. HOC6H4CH2OH
C. CH3C6H3(OH)2
D. CH3OC6H4OH
Câu 6:
Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
B. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH
Câu 7:
Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:
A. phênol là chất kết tinh, ít tan trong nước lạnh.
B. tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3-.
C. CO2 là một chất khí.
D. nếu tạo ra Na2CO3 thì nó sẽ bị CO2 dư tác dụng tiếp theo phản ứng: Na2CO3 + CO2 + H2O → 2 NaHCO3.
Câu 8:
Trong sơ đồ biến hóa sau:
X và Y là:
A. -Cl & -ONa.
B. -CH3 & -COOH
C. -NH2 & -OH
D. -Cl & -CH3.
Câu 9:
Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzen và ngược lại được chứng minh bởi
A. Phản ứng của phenol với dung dịch HNO3 và nước brom
B. Phản ứng của phenol với nước brom và dung dịch NaOH
C. Phản ứng của phenol với Na và nước brom
D. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và andehit fomic
Câu 10:
Một dd X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dd X phản ứng với nước brom (dư), thu được 17,25 gam hợp chất chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
A. C7H7OH
B. C8H9OH
C. C9H11OH
D. C10H13OH
Câu 11:
Cho các chất có công thức cấu tạo
Chất nào thuộc loại phenol
A. (1) và (2)
B. (2) và (3)
C. (1) và (3)
D. (1); (2) và (3)
Câu 12:
Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH tác dụng với dung dịch NaOH. Sản phẩm tạo ra là?
Câu 13:
Cho 47 gam phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 200 gam HNO3 68% và 250 gam H2SO4 96% tạo axit picric (phản ứng hoàn toàn). Nồng độ % HNO3 còn dư sau khi tách kết tử axit picric ra là:
A. 27,1%
B. 5,425%
C. 10,85%
D. 1,085%
Câu 14:
Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất
A. Poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric
B. Nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666
C. Nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D
D. Nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT
Câu 15:
Phản ứng nào chứng minh axit axetic có tính axit mạnh hơn tính axit của phenol
A. C6H5OH + NaOH --> C6H5ONa + H2O
B. CH3COOH + C6H5ONa --> CH3COONa + C6H5OH
C. CH3COONa + C6H5OH--> CH3COOH + C6H5ONa
D. 2CH3COOH + Ca -->(CH3COO)2Ca + H2
Câu 16:
Một dung dịch chứa 1,22 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom (dư) thu được 3,59 gam hợp chất Y chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử. Biết phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của X là
A. C7H8O
B. C8H10O
C. C9H12O
D. C10H14O
Câu 17:
Cho 0,01 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Axit sunfuric đặc đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.
B. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6-trinitrophenol.
C. Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol.
D. Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 g.
Câu 18:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CxHyO2 trong đó oxi chiếm 29,0909% khối lượng. Biết rằng X phản ứng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol nX : nNaOH = 1 : 2 và X phản ứng với dung dịch Brom theo tỉ lệ nX : nBr2 = 1 : 3. CTCT của X là
A. C6H5OH
B. CH3COOC8H5
C. CH3C8H4-OH
D. HO-C6H4-OH
Câu 19:
Nitro hóa benzen thu được 14,1 gam hỗn hợp gồm 2 chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 chất nitro này được 0,07 mol N2. Hai chất nitro đó là
A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2
B. C6H4(NO2)2 và C6H3(OH)3
C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4
D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5
Câu 20:
Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
678 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com