Bộ 6 Đề Thi Học kì 2 Hóa 11 có đáp án (Mới nhất) - Đề số 1

49 người thi tuần này 4.6 2.8 K lượt thi 30 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Sục từ từ khí axetilen qua nước brom, thấy

Lời giải

Đáp án B

Sục từ từ khí axetilen qua nước brom (màu vàng cam), thấy màu của dung dịch nhạt dần.

C2H2 + 2Br2 C2H2Br4

Câu 2

Trong phân tử C2H4 (mạch hở) có bao nhiêu liên kết π?

Lời giải

Đáp án D

k=2.24+22=1

Mà phân tử C2H4 mạch hở ⇒ Trong phân tử có 1 π.

Câu 3

Đun hỗn hợp gồm 0,4 mol CH3OH và 0,2 mol C3H7OH với dung dịch H2SO4 đặc ở 140oC một thời gian, thu được m gam hỗn hợp các ete. Biết hiệu suất tạo ete của CH3OH, C3H7OH lần lượt là 60% và 50%. Giá trị của m là

Lời giải

Đáp án B

\({n_{C{H_3}OH\,pu}}\)= 0,4.60% = 0,24 mol

\({n_{{C_3}H{ & _7}OH\,pu}}\)= 0,2.50% = 0,1 mol

\({n_{{H_2}O}} = \frac{{0,24 + 0,1}}{2} = 0,17\,mol\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

\({m_{ancol}} = {m_{{\rm{ete}}}} + {m_{{H_2}O}}\)

0,24.32 + 0,1.60 = mete + 0,17.18

mete = 10,62 gam.

Câu 4

Đặc điểm nào sau đây sai đối với phenol (C6H5OH)?

Lời giải

Đáp án A

- Phenol là chất tinh thể không màu, nóng chảy ở nhiệt độ 42oC.

- Ở nhiêt độ thường, phenol ít tan trong nước, khi đun nóng độ tan tăng lên. Phenol tan nhiều trong rượu, ete, clorofom, …

- Phenol độc, có tính sát trùng, làm bỏng da.

A sai.

Câu 5

Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là

Lời giải

Đáp án B

Quy hai axit HCOOH và CH3COOH thành RCOOH.

\(R = \frac{{1.1 + 15.1}}{{1 + 1}} = 8\)

naxit = \(\frac{{5,3}}{{8 + 45}} = 0,1\) mol

Ta có: \({n_{{C_2}{H_5}OH}} = \frac{{5,75}}{{46}} = 0,125\,mol\)

RCOOH + C2H5OH  RCOOC2H5 + H2O

Nhận thấy: \({n_{{C_2}{H_5}OH}} > {n_{axit}}\) Hiệu suất tính theo axit.

naxit pư = \(\frac{{0,1.80}}{{100}} = 0,08\,mol\)

neste = naxit pư = 0,08 mol

meste = 0,08.81 = 6,48 gam.

Câu 6

Axetilen thuộc dãy đồng đẳng nào?

Lời giải

Đáp án A

Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng ankin.

Câu 7

Sục từ từ 2,24 lít (đktc) propilen (C3H6) vào bình đựng brom dư (trong dung môi CCl4), khối lượng (gam) brom tối đa phản ứng là

Lời giải

Đáp án D

Ta có: \({n_{C{ & _3}{H_6}}} = 0,1\,mol\)

C3H6 + Br2 C3H6Br2

\({n_{B{r_2}}} = {n_{{C_3}{H_6}}}\)= 0,1 mol

\({m_{B{r_2}}} = 0,1.160 = 16\,gam\)

Câu 8

Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là

Lời giải

Đáp án D

Số C của anđehit và ankin là: \(\frac{{3x}}{x} = 3\)

Ankin là CH ≡ C – CH3 (a mol)

Số \(\overline H = \frac{{1,8x.2}}{x} = 3,6\) < 4

Anđehit có số C là 3, số H là 2.

Công thức cấu tạo của anđehit là CH ≡ C – CHO (b mol)

Giả sử x = 1 mol

\(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 1\\2a + b = 1,8\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0,8\\b = 0,2\end{array} \right.(mol)\)

Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là

\(\% {n_{andehit}} = \frac{{0,2}}{1}.100\% = 20\% \)

Câu 9

Ở đáy ấm đun nước dùng lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi. Để loại bỏ lớp cặn này, người ta thường đun ấm với dung dịch

Lời giải

Đáp án A

Ở đáy ấm đun nước dùng lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi. Để loại bỏ lớp cặn này, người ta thường đun ấm với dung dịch giấm ăn vì giấm ăn hòa tan được đá vôi.

2CH3COOH + CaCO3 --> (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Câu 10

Cho m gam một ancol đơn chức, bậc I đi qua ống chứa CuO đun nóng, sau một thời gian, khối lượng của ống CuO giảm 0,32 gam và thu được hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ có tỉ khối so với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

Lời giải

Đáp án C

Phương trình phản ứng:

RCH2OH + CuO  RCHO + Cu + H2O

Hỗn hợp X gồm RCHO và RCH2OH dư

Khối lượng chất rắn giảm = mO (oxit) phản ứng

nO = nCuO = \(\frac{{0,32}}{{16}}\) = 0,02 mol

nanđehit = nCuO = 0,02 mol

Ta có: \(\overline M = 15,5.2 = 31\)

Hỗn hợp X gồm CH3OH (x mol) và HCHO (0,02 mol)

\(\left\{ \begin{array}{l}m = 32.(x + 0,02)\\15,5.2 = \frac{{32.x + 30.0,02}}{{x + 0,02}}\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,02\\m = 1,28\end{array} \right.\)

Câu 11

Chất nào sau đây không phản ứng với HCOOH (trong điều kiện thích hợp)?

Lời giải

Đáp án A

HCOOH không phản ứng được với KNO3.

Câu 12

Hợp chất CH3-CH(OH)-CH3 thuộc loại ancol bậc mấy?

Lời giải

Đáp án A

Bậc của ancol được tính bằng: Bậc của C liên kết với nhóm –OH.

Trong CH3CH(OH)CHcó C gắn với nhóm OH là C bậc II (C liên kết trực tiếp với 2 C khác) nên đây là ancol bậc II.

Câu 13

Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

Lời giải

Đáp án D

Số C = \(\frac{{2a}}{a} = 2\)

Số nhóm chức – COOH = \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_Y}}} = \frac{{2a}}{a} = 2\)

Công thức cấu tạo của Y là HOOC – COOH.

Câu 14

Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa

 

Lời giải

Đáp án A

Ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa.

Đồng phân ank-1-in.

Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa (ảnh 1)

Câu 15

Tính chất nào không phải của benzen?

Lời giải

Đáp án A

Benzen không tác dụng với KMnO4 kể cả khi đun nóng.

Câu 16

Một phân tử stiren có bao nhiêu nguyên tử cacbon?

Lời giải

Đáp án A

Stiren có công thức cấu tạo là C6H5 – CH = CH2.

Công thức phân tử là C8H8.

Phân tử stiren có 8 nguyên tử cacbon.

Câu 17

Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Lời giải

Đáp án D

Ta có: \({n_{Ag}} = \frac{{43,2}}{{108}} = 0,4\,mol\); \({n_{Na}} = \frac{{4,6}}{{23}} = 0,2\,mol\)

\(\frac{{{n_{Ag}}}}{{{n_X}}} = \frac{{0,4}}{{0,1}} = 4\) X là HCHO hoặc OHC – R – CHO.

Hiđro hoá X thu được Y Y là ancol

0,1 mol Y + 0, 2 mol Na Y là ancol 2 chức

X có dạng OHC – R – CHO.

OHC – CHO thỏa mãn.

Câu 18

Chất hữu cơ nào sau đây là sản phẩm phụ của phản ứng giữa toluen với dung dịch HNO3 đặc/H2SO4 đặc, đun nóng (tỉ lệ mol 1:1)?

Lời giải

Đáp án C

Chất hữu cơ nào sau đây là sản phẩm phụ của phản ứng giữa toluen với dung dịch HNO3 đặc/H2SO4 đặc, đun nóng (tỉ lệ mol 1:1)? (ảnh 1)

Câu 19

Hình vẽ dưới đây biểu diễn thí nghiệm điều chế khí etilen từ ancol etylic trong phòng thí nghiệm:

Media VietJack

Phát biểu nào sau đây đúng?

Lời giải

Đáp án C

A sai vì nên thu khí etilen bằng phương pháp đẩy nước vì etilen ít tan trong nước.

B. sai vì dung dịch phản ứng gồm C2H5OH và H2SO4 đặc.

C. đúng

D. sai vì đun ống nghiệm ở nhiệt độ 170oC.

Câu 20

Để phân biệt hai dung dịch C3H5(OH)3 và C6H5OH (phenol), có thể dùng

Lời giải

Đáp án D

Để phân biệt hai dung dịch C3H5(OH)3 và C6H5OH (phenol), có thể dùng dung dịch brom. Phenol phản ứng với brom có kết tủa trắng, còn C3H5(OH)3 không hiện tượng.

Để phân biệt hai dung dịch C3H5(OH)3 và C6H5OH (phenol), có thể dùng (ảnh 1)

Câu 21

Đốt cháy 14,6 gam một axit no, đa chức Y ta thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol nước. Biết mạch cacbon là mạch thẳng. Công thức cấu tạo của Y là

Lời giải

Đáp án D

Do axit đa chức có 2 nhóm COOH trở lên

Mà axit mạch thằng có không quá 2 nhóm COOH

Axit no, 2 chức, mạch thẳng CnH2n - 2O4.

naxit = \({n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}\)= 0,1 mol

n = 6 Công thức phân tử là C6H10O4.

Y là HOOC-(CH2)4-COOH.

Câu 22

Để phân biệt glixerol với etanol ta dùng chất nào dưới đây?

Lời giải

Đáp án B

Để phân biệt glixerol với etanol ta dùng Cu(OH)2 vì glixerol phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tạo hợp chất muối đồng (II) glixerat có màu xanh lam đặc trưng, còn etanol thì không có tính chất này.

Câu 23

Ancol metylic có công thức phân tử là

 

Lời giải

Đáp án D

Ancol metylic có công thức phân tử là CH3OH.

Câu 24

Chất nào sau đây được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm?

Lời giải

Đáp án D

CaC2 được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm.

CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2

Câu 25

Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

Lời giải

Đáp án B

Phenol có liên kết hiđro liên phân tử và có khối lượng lớn nhất nên có nhiệt độ sôi cao nhất.

Câu 26

Công thức phân tử tổng quát của ankan là (n ≥ 1)

Lời giải

Đáp án D

Công thức phân tử tổng quát của ankan là CnH2n + 2 (n ≥ 1).

Câu 27

Cho 62,4 gam dung dịch gồm phenol, ancol etylic có lẫn nước tác dụng với Na kim loại thì thu được 11,2 lít khí (ở đktc). Mặt khác, nếu cho lượng hỗn hợp này tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M thì vừa đủ. Thành phần % về khối lượng của ancol trong hỗn hợp là

Lời giải

Đáp án B

Gọi số mol của phenol, ancol etylic và nước lần lượt là x, y, z (mol).

\(\left\{ \begin{array}{l}94x + 46y + 18z = 62,4\\x + y + z = \frac{{11,2}}{{22,4}}.2\\x = 0,2.2\end{array} \right.\) \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,4\\y = 0,5\\z = 0,1\end{array} \right.(mol)\)

\(\% {m_{etylic}} = \frac{{0,5.46}}{{62,4}}.100\% = 36,859\% \)

Câu 28

Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là

Lời giải

Đáp án B

\(\begin{array}{l}RCHO + {\rm{[}}O] \to RCOOH\\2,2\,gam\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3\,gam\end{array}\)

\(\frac{{2,2}}{{R + 29}} = \frac{3}{{R + 45}}\)

R = 15 (- CH3)

Công thức của anđehit là CH3CHO.

Câu 29

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp nhau X và Y thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na dư thu được nhỏ hơn 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là

Lời giải

Đáp án D

Nhận thấy: \({n_{{H_2}O}} > {n_{C{O_2}}}\) Hai ancol no, đồng đẳng kế tiếp.

nancol = 0,425 – 0,3 = 0,125 mol

\(\overline C = \frac{{0,3}}{{0,125}} = 2,4\)

Ancol có 2 nguyên tử C và 3 nguyên tử C.

Số nhóm chức OH < \(\frac{{2{n_{{H_2}}}}}{{{n_{hh}}}} = \frac{{2.0,15}}{{0,25}} = 1,2\)

Ancol đơn chức

Công thức phân tử của X, Y là C2H6O và C3H8O.

Câu 30

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 6,3 gam H2O. Cho sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

Lời giải

Đáp án D

Ta có: \({n_{{H_2}O}} = \frac{{6,3}}{{18}} = 0,35\,mol\)

\({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} - {n_{ankan}}\)= 0,35 – 0,15 = 0,2 mol

\({n_{CaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,2\,mol\)

\({m_{CaC{O_3} \downarrow }} = 0,2.100 = 20\,gam\)

4.6

564 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%