12 bài tập Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số có lời giải

39 người thi tuần này 4.6 171 lượt thi 12 câu hỏi 45 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Sử dụng dữ kiện bài toán sau đây để trả lời Bài 1, 2, 3.

Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 11\\x + 2y = 1{\rm{ }}\end{array} \right.\). Thực hiện giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số, ta có:

- Bước 1: Cộng từng vế của cả hai phương trình của hệ ta được phương trình………(1)

- Bước 2: Giải phương trình, ta được…….(2)

- Bước 3: Thế giá trị vừa tìm được vào phương trình x + 2y = 1 ta tìm được cặp nghiệm của hệ phương trình là ……. (3)

Câu 1

Phương trình thích hợp điền vào chỗ trống (1) là:

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Cộng từng vế của cả hai phương trình ta được hệ phương trình:

3x – 2y + x + 2y = 11 + 1 hay 4x = 12.

Câu 2

Mệnh đề thích hợp điền vào chỗ trống (2) là:

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Giải phương trình 4x = 12, ta được x = 3.

Câu 3

Cặp số thích hợp điền vào chỗ trống (3) là:

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Thế x = 3 vào phương trình x + 2y = 1, ta được 2y = −2 hay y = −1.

Vậy cặp nghiệm của hệ phương trình là (3; −1).

Câu 4

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 5\\5x + 2y = 7{\rm{ }}\end{array} \right.\) có nghiệm là

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Trừ theo vế hai phương trình của hệ, ta được:

3x + 2y – (5x + 2y) = 5 – 7 hay −2x = −2, suy ra x = 1.

Thay x = 1 vaod phương trình thứ nhất của hệ, ta được y = 1.

Vậy nghiệm của hệ phương trình là (1; 1).

Câu 5

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - 3y = 0\\x + 3y = 9{\rm{ }}\end{array} \right.\) có nghiệm là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Cộng theo vế hai phương trình của hệ, ta được: 4x – 3y + x + 3y = 9 hay 5x = 9, do đó x = \(\frac{9}{5}.\)

Thay x = \(\frac{9}{5}\) vào phương trình x + 3y = 9, ta được \(\frac{9}{5}\) + 3y = 9, suy ra y = \(\frac{{12}}{5}\).

Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {\frac{9}{5};\frac{{12}}{5}} \right)\).

Câu 6

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{2}x + \frac{2}{3}y = 7\\\frac{5}{3}x - \frac{3}{2}y = 1{\rm{ }}\end{array} \right.\) có nghiệm (x0; y0). Giá trị biểu thức T = x0 + y0 là:

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{2}x + \frac{2}{3}y = 7\\\frac{5}{3}x - \frac{3}{2}y = 1{\rm{ }}\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{3}{2}.\left( {\frac{1}{2}x + \frac{2}{3}y} \right) = 7.\frac{3}{2}\\\frac{2}{3}\left( {\frac{5}{3}x - \frac{3}{2}y} \right) = 1.\frac{2}{3}{\rm{ }}\end{array} \right.\),

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{3}{4}x + y = \frac{{21}}{2}\\\frac{{10}}{9}x - y = \frac{2}{3}{\rm{ }}\end{array} \right.\).

Cộng theo vế hai phương trình của hệ, ta được \(\frac{{67}}{{36}}x = \frac{{67}}{6}\), do đó x = 6.

Thay x = 6 vào phương trình \(\frac{1}{2}\)x + \(\frac{2}{3}\)y = 7 ta được y = 6.

Vậy nghiệm của hệ phương trình là (x0; y0) = (6; 6).

Do đó, giá trị biểu thức T = x0 + y0 = 6 + 6 = 12.

Câu 7

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{2x + 3}}{{y - 1}} = \frac{{4x + 1}}{{2y + 1}}\\\frac{{x + 2}}{{y - 1}} = \frac{{x - 4}}{{y + 2}}\end{array} \right.\) có cặp nghiệm là (x0; y0).

Giá trị biểu thức T = 2x0 – 3y0

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Điều kiện: y ≠ 1, y ≠ −2, y ≠ \( - \frac{1}{2}\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{2x + 3}}{{y - 1}} = \frac{{4x + 1}}{{2y + 1}}\\\frac{{x + 2}}{{y - 1}} = \frac{{x - 4}}{{y + 2}}\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {2x + 3} \right)\left( {2y + 1} \right) = \left( {4x + 1} \right)\left( {y - 1} \right)\\\left( {x + 2} \right)\left( {y + 2} \right) = \left( {y - 1} \right)\left( {x - 4} \right)\end{array} \right.\)

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}4xy + 2x + 6y + 3 = 4xy - 4x + y - 1\\xy + 2x + 2y + 4 = xy - 4y - 4x + 4\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}6x + 5y = - 4\\6x + 6y = 0\end{array} \right.\).

Trừ theo vế hai phương trình của hệ, ta được y = 4.

Thay y = 1 vào phương trình 6x + 6y = 0, ta suy ra x = −1.

Vậy nghiệm của hệ phương trình là (−1; 1).

Câu 8

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{2}\left( {x + 2} \right)\left( {y + 3} \right) = \frac{1}{2}xy + 50\\\frac{1}{2}\left( {x - 2} \right)\left( {y - 2} \right) = \frac{1}{2}xy - 32{\rm{ }}\end{array} \right.\) có nghiệm là

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{2}\left( {x + 2} \right)\left( {y + 3} \right) = \frac{1}{2}xy + 50\\\frac{1}{2}\left( {x - 2} \right)\left( {y - 2} \right) = \frac{1}{2}xy - 32{\rm{ }}\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{2}\left( {xy + 3x + 2y + 6} \right) = \frac{1}{2}xy + 50\\\frac{1}{2}\left( {xy - 2x - 2y + 4} \right) = \frac{1}{2}xy - 32{\rm{ }}\end{array} \right.\).

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{3}{2}x + y = 47\\{\rm{ }} - x - 2y = - 34\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 94\\{\rm{ }} - x - 2y = - 34\end{array} \right.\).

Thực hiện cộng theo vế hai phương trình của hệ, ta được: 2x = 60 hay x = 30.

Thay x = 30 vào phương trình −x – 2y = −34, ta được y = 2.

Vậy nghiệm của hệ phương trình là (30; 2).

Câu 9

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {\sqrt 3 - \sqrt 2 } \right)x + y = \sqrt 2 \\x + \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right){\rm{y = }}\sqrt 6 {\rm{ }}\end{array} \right.\) có nghiệm là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {\sqrt 3 - \sqrt 2 } \right)x + y = \sqrt 2 \\x + \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right){\rm{y = }}\sqrt 6 {\rm{ }}\end{array} \right.\) hay

\(\left\{ \begin{array}{l}\left( {\sqrt 3 - \sqrt 2 } \right)\left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)x + \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)y = \sqrt 2 \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)\\x + \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right){\rm{y = }}\sqrt 6 {\rm{ }}\end{array} \right.\)

do đó \(\left\{ \begin{array}{l}x + \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right)y = \sqrt 6 + 2\\x + \left( {\sqrt 3 + \sqrt 2 } \right){\rm{y = }}\sqrt 6 {\rm{ }}\end{array} \right.\).

Trừ theo vế hai phương trình của hệ, ta được 0 = 2 (vô lí).

Vậy phương trình vô nghiệm.

Câu 10

Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}5x\sqrt 3 + y = 2\sqrt 2 \\x\sqrt 6 + y\sqrt 2 = 2{\rm{ }}\end{array} \right.\) có cặp nghiệm (x0; y0). Giá trị của biểu thức T = \(x_0^2 + y_0^2\) là

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}5x\sqrt 3 + y = 2\sqrt 2 \\x\sqrt 6 + y\sqrt 2 = 2{\rm{ }}\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}\sqrt 2 .\left( {5x\sqrt 3 + y} \right) = 4\\x\sqrt 6 + y\sqrt 2 = 2{\rm{ }}\end{array} \right.\).

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}5x\sqrt 6 + y\sqrt 2 = 4\\x\sqrt 6 + y\sqrt 2 = 2{\rm{ }}\end{array} \right.\).

Thực hiện trừ theo vế hai phương trình, ta có: 4x\(\sqrt 6 \) = 2, suy ra x = \(\frac{{\sqrt 6 }}{{12}}\).

Thay x = \(\frac{{\sqrt 6 }}{{12}}\) vào phương trình thứ hai x\(\sqrt 6 \) + y\(\sqrt 2 \) = 2, suy ra y = \(\frac{{3\sqrt 2 }}{4}\).

Do đó, cặp nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {\frac{{\sqrt 6 }}{{12}};\frac{{3\sqrt 2 }}{4}} \right)\).

Do đó, x0 = \(\frac{{\sqrt 6 }}{{12}}\) và y0 = \(\frac{{3\sqrt 2 }}{4}\) nên T = \(x_0^2 + y_0^2\) = \(\frac{6}{7}.\)

Câu 11

Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + 5y = 12\\2x + 3y = 4{\rm{ }}\end{array} \right.\) bằng phương pháp cộng đại số.

Lời giải

Thực hiện cộng từng vế của hai phương trình ta được 8y = 16, suy ra y = 2.

Thế y = 2 vào phương trình 2x + 3y = 4 ta được: 2x + 3.2 = 4 hay 2x = −2, suy ra

x = −1.

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm là (−1; 2).

Câu 12

Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 7\\2x - 3y =  - 4{\rm{ }}\end{array} \right.\) bằng phương pháp cộng đại số.

Lời giải

Nhân hai vế của phương trình thứ nhất với 3, hai vế của phương trình thứ hai với 2, ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}3.\left( {3x + 2y} \right) = 21\\2.\left( {2x - 3y} \right) =  - 8{\rm{ }}\end{array} \right.\) hay \(\left\{ \begin{array}{l}9x + 6y = 21\\4x - 6y =  - 8{\rm{ }}\end{array} \right.\).

Cộng từng vế của hai phương trình của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}9x + 6y = 21\\4x - 6y =  - 8{\rm{ }}\end{array} \right.\), ta được:

13x = 13 hay x = 1.

Thế x = 1 vào phương trình thứ nhất của hệ đã cho, ta có: 3.1 + 2y = 7, suy ra y = 2.

Vậy hệ phương trình có nghiệm là (1; 2).

4.6

34 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%