Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 5)

  • 11149 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

“Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” Các câu tục ngữ trên có đặc điểm chung gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Giải chi tiết:

- Các câu tục ngữ “Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” là các câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta về thiên nhiên.


Câu 2:

Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” trong tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

Giải chi tiết:

- Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” tạm dịch “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.

- Câu thơ vừa cho thấy sức mạnh về vật chât của quân đội nhà Trần lại vừa khái quát được khí thế, tinh thần anh dũng quyết chiến của đội quân chính nghĩa.


Câu 3:

Điểm khác biệt giữa Lai TânChiều tối là gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ tác phẩm Lai Tân và tác phẩm Chiều tối.

Giải chi tiết:

Lai Tân thuộc vào số những bài thơ châm biếm, đả kích đặc sắc nhất của Hồ Chí Minh. Khác với bài Chiều tối miêu tả khung cảnh thiên nhiên và nỗi lòng tâm sự kín đáo của nhà thơ thì Lai Tân lại vạch trần tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm độc đáo.


Câu 4:

“Càng nhìn lại càng ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn” (Theo Thanh Hải). Cặp quan hệ từ càng….càng… trong câu thơ biểu thị mối quan hệ gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Quan hệ từ

Giải chi tiết:

- Cặp quan hệ từ “càng…càng…” thể hiện quan hệ tăng tiến.


Câu 5:

Tác phẩm “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được trích từ đâu?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ tác phẩm Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Giải chi tiết:

“Đất Nước là một thi phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm thuộc chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiến ở miền Nam trước năm 1975.


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

H

1 năm trước

Học Tiếng Ang

1 năm trước

Hà Thảo Nhi

Hay
T

1 tháng trước

Tấn Phạm

Bình luận


Bình luận