Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 9)

  • 11160 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh…”

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất 

Giải chi tiết:

- Tục ngữ: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.


Câu 2:

Ý nghĩa nào không được thể hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy 

Giải chi tiết:

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân mất nước của Âu Lạc. Qua đó nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về dựng nước, giữ nước và tình cảm cá nhân với cộng đồng.


Câu 3:

“Không Phật, không Tiên, không vướng tục/ Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hàn Phú/ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” (Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ)

Đoạn thơ được viết theo thể nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ tìm hiểu chung Bài ca ngất ngưởng 

Giải chi tiết:

- Thể thơ: Hát nói

- Hát nói là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.


Câu 4:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 

Giải chi tiết:

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

- Từ “chân” nghĩa gốc chỉ bộ phận cuối cùng tiếp giáp với mặt đất của người hoặc động vật. Còn từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền  (ví dụ : chân núi, chân tường…)  


Câu 5:

Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhưng đây cách một đầu…/ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…” (Tương tư – Nguyễn Bính)

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính 

Giải chi tiết:

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

H

1 năm trước

Học Tiếng Ang

1 năm trước

Hà Thảo Nhi

Hay
T

1 tháng trước

Tấn Phạm

Bình luận


Bình luận