Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 7)

  • 11143 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Phần gạch chân trong câu văn: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều”, là thành phần nào của câu?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Các thành phần biệt lập

Giải chi tiết:

- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.

- Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

- Có lẽ: thành phần tình thái


Câu 2:

Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Tam đại con gà

 Giải chi tiết:

Tam đại con gà là truyện cười dân gian.


Câu 3:

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “No cơm ấm….”

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Thành ngữ

 Giải chi tiết:

Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.


Câu 4:

Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng/ Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Giải chi tiết:

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

Từ nách:  “mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực” (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên).

Từ nách trong câu thơ trên của Nguyễn Du chỉ góc tường. Trong câu thơ này, Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ mang nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Như thế từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du được dùng theo nghĩa chuyển. Nó được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ 


Câu 5:

Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nhà em có một giàn giầu, / Nhà anh có một … liên phòng” (Tương tư – Nguyễn Bính)

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài thơ Tương tư

Giải chi tiết:

Đoạn thơ trong bài thơ Tương tư trích đầy đủ như sau:

Nhà em có một giàn giầu,

 Nhà anh có một hàng cau liên phòng


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

H

1 năm trước

Học Tiếng Ang

1 năm trước

Hà Thảo Nhi

Hay
T

1 tháng trước

Tấn Phạm

Bình luận


Bình luận