Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa Chuyên KHTN Hà Nội (Lần 2) năm 2025 có đáp án

1048 người thi tuần này 4.6 1.2 K lượt thi 40 câu hỏi 60 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Cho các phương pháp sau: (1) đun nóng, (2) dùng dung dịch K2CO3, (3) dùng nhựa trao đổi ion, (4) dùng dung dịch Ca(OH)2. Số phương pháp có khả năng làm mềm nước có tính cứng tạm thời là :        

Lời giải

D

Cả 4 phương pháp đều có khả năng làm mềm nước có tính cứng tạm thời:

(1) M(HCO3)2 MCO3 + CO2 + H2O

(2) M(HCO3)2 + K2CO3 MCO3 + KHCO3

(3) M2+ bị hấp thụ và được thay thế bởi cation không có tính cứng.

(4) M(HCO3)2 + Ca(OH)2 MCO3 + CaCO3 + H2O

Câu 2

Palmitic acid là một acid béo bão hòa phổ biến trong động vật và thực vật. Công thức của palmitic acid là :        

Lời giải

C

Công thức của palmitic acid là C15H31COOH.

Câu 3

Insulin là hormon có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Thủy phân một phần insulin thu được heptapeptide X mạch hở. Khi thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp chứa các peptide gồm Phe-Phe-Tyr, Pro-Lys-Thr, Tyr-Thr-Pro và Phe-Tyr-Thr. Nếu đánh số thứ từ đầu N là số 1, thì amino acid ở vị trí số 5 trong X có kí hiệu là :        

Lời giải

B

Phe-Phe-Tyr kết hợp Phe-Tyr-Thr → Phe-Phe-Tyr-Thr

Kết hợp tiếp Tyr-Thr-Pro → Phe-Phe-Tyr-Thr-Pro

Kết hợp tiếp Pro-Lys-Thr → X là Phe-Phe-Tyr-Thr-Pro-Lys-Thr

Amino acid ở vị trí số 5 trong X có kí hiệu là Pro

Câu 4

Ở một số quốc gia, khoáng vật Trona là nguyên liệu chính để sản xuất soda. Thành phần hóa học chính của Trona là :        

Lời giải

D

Thành phần hóa học chính của Trona là Na2CO3.NaHCO3.2H2O.

Câu 5

Thả một đinh sắt nặng m1 gam đã được đánh sạch bề mặt vào cốc chứa dung dịch CuSO4 màu xanh. Sau một thời gian thấy toàn bộ lượng Cu sinh ra đã bám vào “đinh sắt” (thực chất là phần đinh sắt chưa phản ứng). Lấy “đinh sắt” ra khỏi cốc dung dịch, sấy khô, đem cân được m2 gam. Cho các phát biểu sau :

(a) Phản ứng diễn ra trong cốc là: 2Fe(s) + 3Cu2+(aq) → 2Fe3+(aq) + 3Cu(s).

(b) Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

(c) So sánh, thu được kết tủa m2 > m1.

(d) Nếu thay đinh sắt ban đầu bằng thanh kẽm thì màu xanh của dung dịch không thay đổi.

Số phát biểu đúng là :        

Lời giải

B

(1) Sai, phản ứng đúng là Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu

(2) Đúng, nồng độ Cu2+ giảm dần nên màu xanh nhạt dần.

(3) Đúng, do cứ 1 mol Fe (56 gam) tan ra thì nhận lại 1 mol Cu (64 gam) nên m2 > m1.

(4) Sai, thay Fe bằng Zn thì màu xanh cũng nhạt dần:

Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu

Câu 6

Menthol là một hoạt chất được tìm thấy nhiều trong cây bạc hà. Menthol tạo ra cảm giác mát lạnh và có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt và làm giãn cơ. Công thức cấu tạo của Menthol như hình bên dưới.

Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về Menthol ?

(1) Menthol là alcohol đa chức.

(2) Công thức phân tử của Menthol có dạng CnH2n-1OH.

(3) Tên thay thế của Menthol là 2-isopropyl-5-methylcyclohexandiol.

(4) Menthol là alcohol thơm.

(5) Oxi hóa Menthol bằng CuO, đun nóng thu được một ketone.        

Lời giải

C

(1) Sai, menthol là alcohol đơn chức.

(2) Đúng, công thức phân tử của Menthol là C10H20O, thuộc dạng CnH2n-1OH.

(3) Sai, tên thay thế của Menthol là 2-isopropyl-5-methylcyclohexan-1-ol.

(4) Sai

(5) Đúng, oxi hóa Menthol bằng CuO, đun nóng thu được menthone:

Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về Menthol ? (ảnh 1)

Câu 7

Trong các chất dưới đây chất nào là amine bậc một ?        

Lời giải

B

CH3CH2NH2 là amine bậc một vì chỉ 1H- trong NH3 được thay thế bởi gốc ethyl.

Câu 8

Cao su buna-S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến. Ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng đồng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna-S ?        

Lời giải

B

Đồng trùng hợp CH2=CH-CH=CH2 và C6H5CH=CH2 thu được sản phẩm là cao su buna-S.

Câu 9

Khi cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, X tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa trắng không tan trong HNO3. Vậy X là muối nào trong số các muối sau ?        

Lời giải

D

X là (NH4)2SO4:

(NH4)2SO4 + NaOH Na2SO4 + NH3 + H2O

(NH4)2SO4 + BaCl2 BaSO4 + NH4Cl

Khí mùi khai là NH3. Kết tủa trắng không tan trong HNO3 là BaSO4.

Câu 10

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà khoa học của hãng DuPont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu “mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa”. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất… Một trong số vật liệu đó là tơ nylon-6 có ứng dụng dùng làm chỉ khâu phẫu thuật. Một hộp chỉ CARELON 7/10 có chứa 12 sợi chỉ, mỗi sợi chỉ nặng 0,1664 gam. Tơ nylon-6 được tổng hợp từ ε-aminocaproic acid theo phản ứng sau :

nNH2-[CH2]5-COOH → [-NH-(CH2)5-CO-]n + nH2O

Biết hiệu suất quá trình tổng hợp nylon-6 là 80%. Khối lượng ε-aminocaproic acid cần dùng để sản xuất 2 triệu hộp chỉ CARELON 7/10 gần nhất với giá trị nào sau đây ?        

Lời giải

C

mNylon-6 = 2000000.12.0,1664 = 3993600 gam = 3993,6 kg

Tỉ lệ: 131 gam ε-amino caproic sản xuất được 113 gam nylon-6

H = 80% m axit ε-amino caproic = 3993,6.131/(113.80%) = 5787,18 kg

Câu 11

Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử Fe3+/Fe2+ và Cu2+/Cu lần lượt là 0,771V và 0,340V. Nhận định nào sau đây đúng?        

Lời giải

D

E°Cu2+/Cu < E°Fe3+/Fe2+ nên:

+ Tính oxi hóa Cu2+ < Fe3+

+ Tính khử Cu > Fe2+

 Ở điều kiện chuẩn, ion Fe3+ có thể bị khử thành ion Fe2+ bởi kim loại Cu:

Cu + Fe3+ Cu2+ + Fe2+

Câu 12

Một pin Galvani được cấu tạo bởi hai cặp oxi hóa – khử sau:

(1) Ag+ + 1e → Ag      E°Ag+/Ag = +0,799 V

(2) Ni2+ + 2e → Ni      E°Ni2+/Ni = -0,257 V

Khi pin làm việc ở điều kiện chuẩn, nhận định nào sau đây là đúng?        

Lời giải

B

Ag được tạo ra ở cực dương: Ag+ + 1e → Ag

Ni bị hòa tan ở cực âm: Ni → Ni2+ + 2e

B Đúng

Câu 13

Thực hiện phản ứng sau: 2[Fe(CN)6]4- (X) + Cl2 → 2[Fe(CN)6]3- (Y) + 2Cl-. Phát biểu nào sau đây không đúng?        

Lời giải

D

D sai, phản ứng chuyển X thành Y thuộc loại phản ứng oxi hoá ion trung tâm, phối tử và số lượng phối tử không thay đổi.

Câu 14

Ethylene là một trong những hóa chất quan trọng có nhiều ứng dụng trong đời sống.

Phản ứng hóa học của ehthylene với dung dịch Br2 như sau: CH2=CH2 + Br2 → CH2Br2 – CH2Br

Cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau:

Nhận định nào sau đây không đúng? (ảnh 1)

Nhận định nào sau đây không đúng?        

Lời giải

B

B sai, giai đoạn 1, liên kết đôi phản ứng với tác nhân Brδ+ tạo thành phần tử mang điện dương.

Câu 15

Tính chất vật lý nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?        

Lời giải

C

Tính cứng của kim loại không phải do các electron tự do gây ra. Tính cứng của kim loại phụ thuộc vào kiến trúc mạng tinh thể, liên kết kim loại…

Câu 16

Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O và không tham gia phản ứng tráng bạc. Cho X tác dụng với iodine trong dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu vàng. Khử X bằng NaBH4 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của chất Y là:        

Lời giải

A

Cho X tác dụng với iodine trong dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu vàng X có nhóm CH3CO-

Cấu tạo của X: CH3COCH2CH3

Khử X bằng NaBH4 thu được chất hữu cơ Y có cấu tạo CH3CHOHCH2CH3 (butan-2-ol)

Câu 17

Thủy phân ester nào sau đây trong dung dịch NaOH thu được methyl alcohol?        

Lời giải

A

Thủy phân ester CH3COOCH3 trong dung dịch NaOH thu được methyl alcohol:

CH3COOCH3 + NaOH CH3COONa + CH3OH

Câu 18

Hợp chất X là dẫn xuất của benzene có công thức phân tử C8H10O2 và tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Mặt khác, khi cho X tác dụng với Na dư thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Khi tách một phân tử H2O từ X trong điều kiện thích hợp, tạo ra sản phẩm Y có thể trùng hợp tạo polymer. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là:        

Lời giải

C

X là C8H10O2 (k = 4) nên X không còn liên kết pi nào khác ngoài vòng benzene.

nX = nNaOH X có 1OH phenol.

X tác dụng với Na tạo nH2 = nX nên X có 2OH.

X tách H2O tạo C=C để trùng hợp nên X có 6 cấu tạo:

HO-C6H4-CH2-CH2OH (o, m, p)

HO-C6H4-CHOH-CH3 (o, m, p)

Sản phẩm có thể trùng hợp tạo polymer là HO-C6H4-CH=CH2 (o, m, p)

Câu 19

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

Thực hiện thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực graphite (than chì). Cho các nhận định sau:

(1) Tại cathode xảy ra sự khử Cu2+ trước, sau đó mới đến sự khử của nước.

(2) Tại anode chỉ xảy ra sự oxi hóa của nước tạo khí hydrogen.

(3) Sau điện phân, khối lượng cathode tăng lên.

(4) Theo thời gian điện phân, pH của dung dịch giảm dần.

(5) Khi vừa bắt đầu điện phân, cả hai điện cực đều có khí thoát ra.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?

Lời giải

(1) Đúng, tại cathode phản ứng theo thứ tự:

Cu2+ + 2e Cu

2H2O + 2e H2 + 2OH-

(2) Sai, tại anode chỉ xảy ra sự oxi hóa nước tạo khí O2:

2H2O O2 + 4H+ + 4e

(3) Đúng, có Cu bám vào cathode nên khối lượng cathode tăng lên.

(4) Đúng, quá trình điện phân lúc đầu sinh H+ nên pH giảm, sau đó lượng dung môi giảm nên pH cũng giảm.

(5) Sai, khi mới bắt đầu điện phân, chỉ anode có khí thoát ra.

Câu 20

Cho các polymer: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) cellulose triacetate, (5) tinh bột. Có bao nhiêu polymer thiên nhiên trong số các polymer trên?

Lời giải

Có 4 polymer thiên nhiên trong số các polymer trên, gồm: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (5) tinh bột.

Câu 21

Sodium hydrogencarbonate được dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày. Giả sử 1 viên thuốc này nặng 1 gam chứa 35% sodium hydrogencarbonate về khối lượng. Vậy để sản xuất được 2 triệu viên thuốc loại này cần bao nhiêu m³ CO2 ở đkc. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Biết hiệu suất của phản ứng NaCl + NH3 + CO2 + H2O → NaHCO3 + NH4Cl là 75%.

Lời giải

mNaHCO3 = 2000000.1.35% = 700000 gam = 700 kg

V CO2 = 24,79.700/(84.75%) = 275 m³

Câu 22

Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorine không vượt quá 1 mg/L (ngưỡng cho phép). Phương pháp chuẩn độ iodine – thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorine trong thực phẩm theo phương trình: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

Sản phẩm I2 tạo ra ở phản ứng trên được nhận biết bằng hồ tinh bột và bị khử bởi dung dịch chuẩn sodium thiosulfate theo phương trình: I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6

Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorine trong dung dịch mẫu. Tiến hành chuẩn độ 100 ml dung dịch mẫu A bằng dung dịch Na2S2O3 0,01M, thấy thể tích Na2S2O3 trung bình sau 3 lần chuẩn độ là 2,8 mL. Vậy dư lượng chlorine có trong mẫu A bằng bao nhiêu mg/L? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)

Lời giải

nCl2 = nI2 = nNa2S2O3/2 = 2,8.0,01/2 = 0,014 mmol

0,1 L A chứa mCl2 = 0,014.71 = 0,994 mg

Lượng chlorine có trong mẫu A bằng 0,994/0,1 = 9,94 mg/L

Câu 23

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Số phát biểu đúng là bao nhiêu? (ảnh 1) 

Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:

(1) Chất T chỉ chứa một nhóm -CH3.

(2) Ở điều kiện thường, X và T hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch phức màu xanh lam.

(3) X, Z, T đều tác dụng với kim loại Na.

(4) T tác dụng được với Na, NaHCO3 và NaOH.

(5) Khi đun nóng, Y và T phản ứng được với Cu(OH)2 tạo kết tủa màu đỏ gạch.

(6) Trong công nghiệp, X là nguyên liệu để sản xuất PE

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

Lời giải

X là C2H4(OH)2

Y là HOCH2-CHO hoặc (CHO)2

Z là (COOH)2

T là HOOC-COOCH3

(1) Đúng

(2) Sai, X và T hòa tan được Cu(OH)2 nhưng chỉ X tạo màu xanh lam, T tạo màu xanh nhạt hơn.

(3) Đúng, X, Z, T đều có H linh động (trong OH, COOH) nên đều tác dụng với kim loại Na.

(4) Đúng, T có chức -COOH nên tác dụng được với Na, NaHCO3 và NaOH.

(5) Sai, Y tạo kết tủa đỏ gạch, T thì không.

(6) Sai, CH2=CH2 là nguyên liệu thô để sản xuất PE.

Câu 24

Để xác định hàm lượng muối Fe(II) trong 1 mẫu dung dịch A có thể dùng dung dịch thuốc tím KMnO4, phương trình ion như sau: MnO4 + 5Fe2+ + 8H+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O

- Lấy 25,00 mL dung dịch A cho vào bình định mức, thêm nước cất cho đủ 100 mL, dung dịch thu được gọi là dung dịch X.

- Lấy 10,00 mL dung dịch X chuyển vào bình tam giác sau đó thêm khoảng 5mL dung dịch H2SO4 2M.

- Tiến hành chuẩn độ 3 lần bằng dung dịch KMnO4 0,02M.

Kết quả thể tích KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ lần lượt là 20,50 mL; 20,55 mL; 20,55 mL. Tính hàm lượng muối Fe2+ (g/L) trong dung dịch A với giả thiết lượng KMnO4 chỉ phản ứng với Fe2+. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Lời giải

Trong 10 mL X có nFe2+ = 5.0,02.(20,50 + 20,55 + 20,55)/3 = 2,0533 mmol

Trong 25 mL A (cũng là 100 mL X) có nFe2+ = 20,533 mmol

Trong 1 L A có nFe2+ = 20,533.40 = 821,32 mmol = 0,82132 mol

Hàm lượng Fe2+ = 0,82132.56 = 46,0 g/L

Đoạn văn 1

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

Tiến hành thí nghiệm sau:

• Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 mL dung dịch H2SO4 loãng, sau đó cho vào mỗi ống một mẫu Zn giống nhau.

• Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống.

Câu 25

a. Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+.

Lời giải

(a) Đúng, ở cả 2 ống: Zn Zn2+ + 2e

Câu 26

b. Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá học.

Lời giải

(b) Sai, ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học, ống 2 xảy ra đồng thời ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học.

Câu 27

c. Sau bước 2, tốc độ bọt khí thoát ra ở hai ống là như nhau.

Lời giải

(c) Sai, ống 2 thoát khí nhanh hơn ống 1 do ống 2 có ăn mòn điện hóa.

Câu 28

d. Ở ống 2, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 vẫn xuất hiện pin điện hóa.

Lời giải

(d) Sai, dùng MgSO4 thì không có pin điện hóa do Zn không khử được Mg2+ nên không có cặp kim loại làm điện cực.

Đoạn văn 2

Cho hai chất hữu cơ mạch hở E và F đều chứa các nguyên tố C, H, O, đều có phân tử khối là 104 và không phải là đồng phân của nhau. Từ E và F thực hiện các phản ứng sau:

(1) E + NaOH (t°) → X + Y.

(2) F + 2NaOH (t°) → Z + T + H2O

(3) X + NaOH (CaO, t°) → CH4 + Na2CO3

(4) Z + H2SO4 → G + Na2SO4

Biết X, Y, Z, T, G, M là các chất hữu cơ, trong đó Y, T đều có chứa cùng một loại nhóm chức.

Câu 29

a. E và F đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

Lời giải

E là C4H8O3 (CH3COO-CH2-CH2OH)

F là C3H4O4 (HOOC-COOCH3)

X là CH3COONa; Y là C2H4(OH)2; Z là (COONa)2; T là CH3OH

G là (COOH)2

(a) Đúng

Câu 30

b. Từ chất T có thể điều chế trực tiếp được acetic acid.

Lời giải

(b) Đúng: CH3OH + CO (xt, t°) → CH3COOH

Câu 31

c. Trong phân tử Z không còn nguyên tử hydrogen.

Lời giải

(c) Đúng

Câu 32

d. Sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa G với Y (xúc tác H2SO4 đặc), là các ester đa chức mạch hở.

Lời giải

(d) Sai, Y + G tạo các este đa chức, mạch vòng và các chất tạp chức, mạch hở.

Đoạn văn 3

PETN (pentaerythritol tetranitrate, công thức hóa học: C(CH2ONO2)4) là một trong số những chất nổ mạnh nhất đã biết, nó nhạy nổ ma sát và nhạy nổ chấn động hơn TNT, không bao giờ sử dụng một mình làm thuốc dẫn nổ. PETN ban đầu được dùng làm thuốc dẫn nổ và thuốc nổ chính của đạn nhỏ, nay nó được dùng làm thuốc nổ sau trong kíp nổ, được dùng làm thuốc lõi của dây truyền nổ. PETN cũng được sử dụng y học như một thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh tim. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách giải phóng tín hiệu khí nitric oxide trong cơ thể. Thuốc tim Lentonitrat gần như là PETN tinh khiết. Năng lượng nổ của PETN là 5,8 MJ/kg.

Câu 33

a) Trong phản ứng phân hủy nổ của PETN, cứ 1 gam PETN tạo ra 0,784 L hơi (CO2, CO, N2, H2O) ở đkc.

Lời giải

(a) Sai

C(CH2ONO2)4 → 4H2O + 2CO + 3CO2 + 2N2

1 mol PETN (316 gam) phân hủy nổ tạo 11 mol khí

1 gam PETN tạo n khí = 11/316

V = 0,863 L

Câu 34

b) Khi phân hủy nổ, 1 gam PETN tạo ra lượng nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt tạo ra khi đốt cháy 1 gam butane (biết 30% năng lượng nổ của PETN chuyển thành nhiệt, còn lại là sóng xung kích; đốt cháy 1 mol butane tỏa ra nhiệt lượng 2875 kJ)

Lời giải

(b) Sai

Năng lượng nổ = 5,8 MJ/kg = 5,8 kJ/g

Lượng nhiệt khi 1 gam PETN nổ = 5,8.30% = 1,74 kJ

Lượng nhiệt khi đốt 1 gam butane = 1.2875/58 = 49,6 kJ > 1,74 kJ

Câu 35

c) Để sản xuất 1 kg PETN từ pentaerythritol (C(CH2OH)4) và HNO3 đặc (H2SO4 đặc xúc tác), hiệu suất 80% cần 0,538 kg alcohol.

Lời giải

(c) Đúng

C(CH2OH)4 + 4HNO3  C(CH2ONO2)4 + 4H2O

mC(CH2OH)4 = 1.136/(316.80%) = 0,538 kg

Câu 36

d) Thuốc tim Lentonitrat 7% chứa PETN và 7% sáp. Để sản xuất 100 gam thuốc Lentonitrat cần 7 gam PETN.

Lời giải

(d) Sai, mPETN = 100.(100% – 7%) = 93 gam

Đoạn văn 4

Năm 1965, trong quá trình tổng hợp thuốc chống loét dạ dày, nhà hóa học James M. Schlatter (Mỹ) đã vô tình phát hiện một chất ngọt nhân tạo với tên thường gọi là "Aspartame" có cấu tạo như hình vẽ.

Aspartame ngọt hơn khoảng 200 lần so với đường ăn thông thường (sucrose) và được sử dụng trong đồ uống và thực phẩm dành cho người ăn kiêng vì có ít calo hơn đường ăn thông thường.

Câu 37

a. Aspartame là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời nhóm chức ester, amine, carboxylic acid và ketone.

Lời giải

(a) Sai, aspartame là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời nhóm chức ester, amine, carboxylic acid và amide.

Câu 38

b. Trong dung dịch, a mol Aspartame có thể phản ứng tối đa với 2a mol NaOH.

Lời giải

(b) Sai, trong dung dịch, a mol Aspartame có thể phản ứng tối đa với 3a mol NaOH.

Aspartame + 3NaOH NaOOC-CH2-CH(NH2)-COONa + C6H5-CH2-CH(NH2)-COONa + CH3OH + H2O

Câu 39

c. Công thức phân tử của Aspartame C14H18N2O5.

Lời giải

(c) Đúng

Câu 40

d. Liên kết -CO-NH- trong phân tử Aspartame được gọi là liên kết peptide.

Lời giải

(d) Đúng

4.6

242 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%