Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa THPT Quang Trung - Hải Phòng (Lần 1) năm 2025 có đáp án

99 người thi tuần này 4.6 127 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với anode bằng graphite, ở anode xảy ra quá trình :        

Lời giải

C

Tại anode bằng graphite xảy ra quá trình oxi hóa nước:

2H2O → 4H+ + O2 + 4e.

Câu 2

Chất có thể trùng hợp tạo ra polymer là :        

Lời giải

A

CH2=CHCH3 có thể trùng hợp tạo ra polymer [-CH2-CH(CH3)-]n

Câu 3

Trong phương pháp phân tích nhiệt, một chất rắn khối lượng m1 được gia nhiệt, thu được chất rắn mới khối lượng m2 và chất khí hoặc hơi. Giản đồ phân tích nhiệt hình bên cho biết sự biến đối khối lượng của CaC2O4.H2O trong môi trường khí trơ theo nhiệt độ :

Phân tử khối của K3 bằng bao nhiêu ? (ảnh 1)

 

Nhiệt độ

226°C

420°C

840°C

m2 còn lại so với m1

87,7%

68,5%

38,4%

Cho các phương trình hóa học (theo đúng tỷ lệ mol) ứng với ba giai đoạn phân ứng có kèm theo thay đổi khối lượng của các chất rắn như sau :

(1) CaC2O4.H2O (t°) → R1 + K1

(2) R1 (t°) → R2 + K2

(3) R2 (t°) → R3 + K3

Ký hiệu R cho các chất rắn, K cho các chất khí hoặc hơi. Phân tử khối của K3 bằng bao nhiêu ?        

Lời giải

D

Tự chọn 1 mol CaC2O4.H2O (146 gam). Khi đó các chất rắn hoặc khí đều có số mol là 1.

mK1 = 146 – 146.87,7% ≈ 18

MK1 = 18 K1 là H2O R1 là CaC2O4

mK1 + mK2 = 146 – 146.68,5% = 46

mK2 = 28 MK2 = 28

K2 là CO R2 là CaCO3

mK1 + mK2 + mK3 = 146 – 146.38,4% = 90

mK3 = 44 MK3 = 44

K3 là CO2 R3 là CaO

Câu 4

Trong quá trình hoạt động của pin điện Zn - Cu, dòng electron di chuyển từ :        

Lời giải

A

Zn là anode (cực âm): Zn Zn2+ + 2e

Cu là cathode (cực dương): Cu2+ + 2e Cu

Điện cực kẽm dư electron, điện cực đồng thiếu electron nên dòng electron di chuyển từ cực kẽm sang cực đồng.

Câu 5

Hợp chất nào sau đây là amine ?        

Lời giải

A

Amine được tạo ra khi thay thế H trong NH3 bằng gốc hydrocarbon  CH3NHCH2CH3 là amine.

Câu 6

Protein chiếm khoảng 20% cơ thể con người và xuất hiện trong thành phần của mọi tế bào. Thành phần phân tử protein nhất thiết phải có mặt 4 nguyên tố nào sau đây ?        

Lời giải

B

Thành phần phân tử protein nhất thiết phải có mặt 4 nguyên tố C, H, O, N.

Câu 7

Cho các cặp oxi hoá - khử và thế điện cực chuẩn tương ứng :

Cặp oxi hoá-khử

Cr2+/Cr

Cr3+/Cr2+

Zn2+/Zn

Ni2+/Ni

Thế điện cực chuẩn (V)

-0,91

-0,41

-0,76

-0,26

Phản ứng nào sau đây đúng ?        

Lời giải

B

Tính khử: Cr > Zn > Cr2+ > Ni

Tính oxi hóa: Ni2+ > Cr3+ > Zn2+ > Cr2+

Phản ứng đúng là Zn + Cr3+ → Zn2++ Cr2+.

Câu 8

Cho mẫu sodium vào ống nghiệm đựng 3 mL chất lỏng X, thấy sodium tan dần và có khí thoát ra. Chất X là :        

Lời giải

D

Chọn X là ethanol:

C2H5OH + Na C2H5ONa + ½H2

Câu 9

Cyclodextrin gồm nhiều đơn vị đường α-D-glucopyranose liên kết với nhau tại liên kết a (1-4). Đây là chất có cấu trúc khoang rỗng, phía trong khoang ít phân cực và phía ngoài khoang phân cực mạnh, do đó có khả năng tạo phức với các dược chất kỵ nước. Khi kết nối nhiều phân tử cyclodextrin lại tạo một khoang giữ hoạt chất bên trong để hình thành “siêu phân tử”, làm tăng độ tan của hoạt chất. Đây là một thành tựu trong công nghệ nano, có ý nghĩa trong y học. Hình 1, 2 và 3 lần lượt thể hiện cấu trúc cyclohexadextrin, cấu trúc “siêu phân tử” và ứng dụng liên quan.

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ? (ảnh 1)

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?        

Lời giải

B

A. Đúng, các phân tử C6H5OCH3 được kéo vào các khoang tạo bởi cyclodextrin để hình thành “siêu phân tử”, làm tăng độ tan của hoạt chất.

B. Sai, không thể thu hồi cyclodextrin. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tăng độ tan cho dược chất, cyclodextrin sẽ được gia nhiệt hoặc nhờ enzyme để cắt đứt các liên kết α-1,4-glycoside, phá vỡ cấu trúc lồng, dược chất bên trong được giải phóng ra ngoài.

C. Đúng.

D. Đúng, cyclohexadextrin như hình 1 được hình thành từ 6 phân tử glucose thông qua liên kết α-1,4-glycoside.

Câu 10

Trong mật ong, carbohydrate có hàm lượng nhiều nhất (chiếm khoảng 40%) và làm cho mật ong có vị ngọt sắc là :        

Lời giải

A

Trong mật ong, carbohydrate có hàm lượng nhiều nhất (chiếm khoảng 40%) và làm cho mật ong có vị ngọt sắc là fructose.

Câu 11

Biogas là một loại khí sinh học, được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, sinh hoạt. Biogas được dùng để đun nấu, chạy máy phát điện sinh hoạt gia đình. Thành phần chính của biogas là        

Lời giải

A

Thành phần chính của biogas là CH4 (chiếm khoảng trên 50%), ngoài ra còn có CO2 (khoảng 30%) và các khí khác (N2, O2, H2S, CO …)

Câu 12

Chất nào dưới đây không có phản ứng tráng bạc khi cho phản ứng với thuốc thử Tollens?        

Lời giải

B

Saccharose là đường không có tính khử nên không có phản ứng tráng bạc khi cho phản ứng với thuốc thử Tollens.

 

Câu 13

Trên hộp xốp cách nhiệt,hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dùng một lần, thường được in kí hiệu như hình bên. Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây?        
Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây? (ảnh 1)

Lời giải

B

PS là nhựa polystyrene, được tổng hợp từ CH2=CHC6H5 nhờ phản ứng trùng hợp.

Câu 14

Cho: E°Zn2+/Zn = -0,763 V; E°Ni2+/Ni = -0,257 V. Sức điện động chuẩn của pin Zn - Ni là        

Lời giải

A

E°Zn2+/Zn < E°Ni2+/Ni nên Zn là cực âm, Ni là cực dương.

E°Zn-Ni = E°Ni2+/Ni – E°Zn2+/Zn = 0,506V.

Câu 15

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố:        

Lời giải

A

Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố phosphorus.

Câu 16

Chất X là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Trong cơ thể người, X bị thủy phân thành chất Y nhờ các enzyme trong nước bọt và ruột non. Phần lớn Y được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể. Hai chất X,Y lần lượt là        

Lời giải

B

X bị thuỷ phân thành chất Y và Y được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể Y là glucose.

X là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật X là tinh bột.

Câu 17

Chất nào sau đây thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon?        

Lời giải

A

Dẫn xuất halogen của hydrocarbon chứa các nguyên tố C, H, halogen CH3Cl là dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

Câu 18

Chất nào sau đây có thể dùng làm xà phòng?       

Lời giải

B

Các muối Na+ hoặc K+ của acid béo có thể dùng làm xà phòng.

 CH3[CH2]16COOK có thể dùng làm xà phòng.

Câu 19

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

Nitrogen là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho sinh vật, tuy nhiên hàm lượng nitrogen cao có thể gây ô nhiễm nước. Một nghiên cứu xác định hàm lượng ion ammonium (NH4+) trong nước bề mặt ở Đồng bằng Sông Cửu Long và so sánh với tiêu chuẩn (hàm lượng NH4+ < 3 mg.L–1) theo nguyên tắc sau:

– Chuẩn bị mẫu thử bằng cách pha loãng mẫu nước 10 lần.

– Ion NH4+ được chuyển thành indophenol qua các phản ứng:

NH4+ + ClO- → NH2Cl + H2O; NH2Cl (dẫn xuất phenol) → Indophenol (dung dịch A)

Cường độ màu (đậm/nhạt) của dung dịch A tỉ lệ thuận với lượng indophenol trong dung dịch. Khi đó máy đo cường độ màu có thể tính toán được hàm lượng indophenol, từ đó tính được hàm lượng NH4 + trong mẫu đo. Kết quả cho thấy hàm lượng ion NH4+ trong mẫu thử là 1,44 mg.L–1.

– Các phản ứng cần thực hiện ở điều kiện pH trong khoảng từ 4 đến 13. Thiết bị chỉ đo được mẫu nước có hàm lượng NH4+ nằm trong khoảng từ 0,26 đến 10,30 mg.L–1.

Từ kết quả thí nghiệm, một số phát biểu được đưa ra như sau:

(1) Hàm lượng nguyên tố nitrogen cao trong nước có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, làm tăng nồng độ oxygen (O2) hoà tan trong nước và gây ô nhiễm.

(2) Hàm lượng nguyên tố nitrogen tồn tại ở dạng NH4+ trong mẫu thử trên là 1,12 mg.L–1.

(3) Kết quả trên chứng tỏ lượng NH4+ trong nước có nguồn gốc từ phân bón trên các đồng ruộng lân cận.

(4) Kết quả trên khẳng định được nitrogen trong nước không tồn tại ở dạng nitrate (NO3-).

(5) Mục đích của thí nghiệm là để kiểm tra hàm lượng ion NH4+ trong nước bề mặt có nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép hay không.

(6) Hàm lượng NH4+ trong mẫu nước ban đầu là 1,44 mg.L–1.

Liệt kê các phát biểu đúng theo thứ tự tăng dần.

Lời giải

(1) Sai, hiện tượng phú dưỡng làm cạn kiệt O2 hoà tan trong nước và gây ô nhiễm.

(2) Đúng, kết quả cho thấy hàm lượng ion NH4+ trong mẫu thử là 1,44 mg.L–1 nên hàm lượng N ở dạng NH4+ là 1,44.14/18 = 1,12 mg/L

(3) Đúng, hàm lượng NH4+ cao ở trong nước có nguồn gốc từ việc dùng phân đạm quá mức ở khu vực lân cận.

(4) Sai, kết quả chỉ xác định được hàm lượng NH4+ chứ không cung cấp thông tin gì về NO3-.

(5) Đúng

(6) Sai, sau pha loãng 10 lần hàm lượng NH4+ là 1,44 mg.L–1 nên trước pha loãng hàm lượng NH4+ là 14,4 mg.L–1

Câu 20

Cho peptide X có cấu trúc như hình sau:

Tính số mol NaOH cần để tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,1 mol X. (ảnh 1)

Tính số mol NaOH cần để tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,1 mol X.

Lời giải

X chứa các nhóm có phản ứng với NaOH gồm: 4CONH, 2COOH, 1OH phenol nX : nNaOH = 1 : 7

nX = 0,1 mol nNaOH = 0,7 mol

Câu 21

Tiến hành mạ niken (D = 8,9 g/cm³) lên 10 mẫu vật kim loại hình trụ (mỗi mẫu có bán kính 2,5 cm và cao 20,0 cm) bằng phương pháp mạ điện trong bể chứa dung dịch NiSO4. Điện áp đặt lên các điện cực của bể mạ là 2,5V. Biết rằng, để đạt tiêu chuẩn thì lớp mạ niken phải phủ đều lên mỗi mẫu vật và có độ dày là 0,4 mm. Điện năng (kWh) phải tiêu thụ trong quá trình mạ điện trên là bao nhiêu, làm tròn đến hàng phần trăm?

Biết: π = 3,14; hiệu suất mạ điện là 90%; Ni = 58,7;

Điện năng A = U.q (q là điện lượng, 1 mol điện lượng = 96500C; 1kWh = 3,6.106 J.

Lời giải

Trước mạ: r = 2,5; h = 20

V 10 mẫu vật = 10.π.r².h = 3925 cm³

Sau khi mạ: r = 2,5 + 0,04; h = 20 + 0,04.2

V 10 mẫu vật = 10.π.r².h = 4067,8112 cm³

mNi = D(V sau – V trước) = 1271,0197 gam

mNi = 58,7It/2F It = mNi.2F/58,7

A = U.q = UIt = U.mNi.2F/58,7 = 10447478,79 J = 2,90 kWh

Câu 22

Peptide P được tách từ mô mỡ của tế bào động vật. Biết rằng:

(1) Bằng phương pháp sắc kí, người ta xác định được P có 20 mắt xích với tỉ lệ các amino acid như sau:

Gly : Ala : Leu : Met : Lys : Trp : Phe : Arg : Ser = 2 : 4 : 4 : 2 : 2 : 1 : 3 : 1 : 1

(2) Bằng phương pháp Sanger cho thấy đơn vị amino acid đầu N là alanine.

(3) Thuỷ phân P nhờ enzyme carboxipeptidaza cho amino acid đuôi C là phenylalanine.

(4) Thủy phân P nhờ enzyme tripsin thu được 4 peptide có mạch ngắn hơn:

(I) Trp-Phe-Arg

(II) Leu-Gly-Leu-Leu-Phe

(III) Ala-Leu-Gly-Met-Lys

(IV) Ala-Ala-Ser-Met-Ala-Phe-Lys

(5) Phân cắt mạch P nhờ tác nhân BrCN, thu được 3 peptide:

(V) Ala-Phe-Lys-Leu-Gly-Leu-Leu-Phe

(VI) Ala-Leu-Gly-Met

(VII) Lys-Trp-Phe-Arg-Ala-Ala-Ser-Met

Khi xét peptide P, nếu tính từ amino acid đầu N ở vị trí thứ nhất thì amino acid Ser ở vị trí thứ mấy?

Lời giải

P chỉ có 2 Lys nên từ (III)(IV)(V) ta xác định được 1 đoạn trong P là:

Ala-Ala-Ser-Met-Ala-Phe-Lys-Leu-Gly-Leu–Leu–Phe (P1)

Cũng dựa vào Lys thì (III) và (VII) ta có đoạn khác của P:

Ala-Leu-Gly-Met–Lys-Trp-Phe-Arg-Ala-Ala-Ser-Met (P2)

P chỉ có 1 Ser nên từ P1 và P2 ta có đoạn:

Ala-Leu-Gly-Met–Lys-Trp-Phe-Arg-Ala-Ala-Ser-Met-Ala-Phe-Lys-Leu-Gly-Leu–Leu–Phe

Đã đủ 20 mắt xích, vậy cấu thứ tự trên là peptide P đầy đủ.

Ser ở vị trí thứ 11 tính từ đầu Ala.

Câu 23

Sulfuric acid là một trong những hoá chất quan trọng nhất được sử dụng trong công nghiệp; được sản xuất hàng trăm triệu tấn mỗi năm, chiếm nhiều nhất trong ngành công nghiệp hoá chất. Phương pháp sản xuất sulfuric acid phổ biến nhất là phương pháp tiếp xúc, theo đó acid có thể được điều chế qua các giai đoạn sau:

(1) FeS2(s) + O2(g) → Fe2O3(s) + SO2(g)            (2) SO2(g) + O2(s) SO3(g)

(3) H2SO4(aq) + SO3(g) → H2SO4.nSO3(l)          (4) H2SO4.nSO3(l) + H2O(l) → H2SO4(aq)

Để xác định công thức của oleum thu được, người ta pha loãng 8,36 gam oleum vào nước thành 1,0 lít dung dịch sulfuric acid, sau đó tiến hành chuẩn độ 10,00 mL dung dịch acid này bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,10 M. Thể tích NaOH trung bình cần sử dụng để chuẩn độ là 20,01 mL. Tổng số nguyên tử (có trong 1 phân tử oleum H2SO4.nSO3 trên là bao nhiêu (làm tròn tới phần nguyên giá trị của n trong oleum)?

Lời giải

nNaOH = 2,001 mmol nNa2SO4 = 1,0005 mmol

Bảo toàn S nH2SO4.nSO3 (ứng với 0,0836 gam hay 83,6 mg) = 1,0005/(n + 1)

M oleum = 98 + 80n = 83,6(n + 1)/1,0005

n = 4: Oleum là H2SO4.4SO3 (tổng 23 nguyên tử)

Câu 24

Cho các chất sau: Kim loại Na, nước bromine, dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc); dung dịch NaHCO3; dung dịch Na2CO3. Số chất tác dụng được với phenol?

Lời giải

Có 5 chất hoặc dung dịch tác dụng được với phenol, gồm: Kim loại Na, nước bromine, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc); dung dịch Na2CO3.

Đoạn văn 1

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

Bằng cách sử dụng điện cực làm bằng Pt được biến tính thông qua các vật liệu khác nhau và chất điện giải NaBr, ta có được một chu trình kết hợp giữa quá trình điện phân và xúc tác để thu được H2 và O2 một cách có hiệu quả.

Sơ đồ thiết bị được mô tả như hình bên, biết quá trình xảy ra ở điện cực b như sau:

Br- + 3H2O → BrO3- + 6H+ + 6e.

Câu 25

a) Tỉ lệ sản phẩm trong pha xúc tác là nZ : nBr- = 3 : 2.

Lời giải

Buồng điện phân:

Anode: Br- + 3H2O → BrO3- + 6H+ + 6e.

Cathode: 2H+ + 2e → H2

Phản ứng: Br- + 3H2O → BrO3- + 3H2.

Buồng xúc tác: 2BrO3- → 2Br- + 3O2

X là khí H2, Y là H2O, Z là khí O2.

 Đúng

Câu 26

b) Điện cực a mắc vào cực âm của nguồn.

Lời giải

(b) Đúng

Câu 27

c) Phương trình của phản ứng trong bình điện phân của hệ là: Br- + 3H2O → BrO3- + 3H2.

Lời giải

(c) Đúng

Câu 28

d) Mục đích của việc thêm Y là bổ sung NaBr.

Lời giải

(d) Sai, Br- hao hụt bên buồng điện phân được buồng xúc tác trả lại hoàn toàn nên không cần bổ sung. Chỉ có lượng H2O giảm (do chuyển hóa thành H2, O2) nên Y là H2O bổ sung.

Đoạn văn 2

Methyl cinnmate là một ester có công thức phân tử C10H10O2 và có mùi thơm của dâu tây (strawberry) được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và nước hoa. Để điều chế 16,2 gam ester methyl cinnmate người ta cho 29,6 gam cinnamic acid phản ứng với lượng dư methyl alcohol (CH3OH).

Câu 29

a) Methyl cinnmate có đồng phân hình học.

Lời giải

(a) Đúng, mỗi C trong C=C ở nhánh đều liên kết với 2 nhóm khác nhau nên methyl cinnmate có đồng phân hình học.

Câu 30

b) Methyl cinnmate có công thức cấu tạo là CH3COO-CH=CH-C6H5.

Lời giải

(b) Đúng

Câu 31

c) Methyl cinnmate phản ứng với NaOH với tỉ lệ 1 : 2.

Lời giải

(c) Sai: CH3COO-CH=CH-C6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5CH2CHO

Câu 32

d) Hiệu suất phản ứng ester hóa trong trường hợp này là 50%.

Lời giải

(d) Đúng:

C6H5CH=CH-COOH + CH3OH  C6H5CH=CH-COOCH3 + H2O

mC6H5-CH=CH-COOH phản ứng = 16,2.148/162 = 14,8 gam

H = 14,8/29,6 = 50%

Đoạn văn 3

Lysine là một thành phần quan trọng của tất cả các protein trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi, tạo cơ bắp, phục hồi sau chấn thương hay sau phẫu thuật, sự tổng hợp các hormone, enzym, và các kháng thể. Lysine có công thức cấu tạo như sau:

Câu 33

a) Lysine là hợp chất hữu cơ đa chức và có công thức phân tử là C6H14O2N2

Lời giải

(a) Sai, Lysine là hợp chất hữu cơ tạp chức, công thức phân tử là C6H14O2N2.

Câu 34

b) 1 mol lysine có thể phản ứng tối đa với 2 mol HCl.

Lời giải

(b) Đúng, Lysine có 2 -NH2 nên 1 mol lysine có thể phản ứng tối đa với 2 mol HCl tạo muối có 2 -NH3Cl.

Câu 35

c) Dung dịch lysine không làm đổi màu quỳ tím.

Lời giải

(c) Sai, Lysine có số nhóm -NH2 nhiều hơn -COOH nên dung dịch Lysine làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

Câu 36

d) Điểm đẳng điện của lysine pl = 9,74 (hay tại pH = 9,74 lysine tồn tại dạng ion lưỡng cực có tổng điện tích bằng 0). Đặt lysine ở pH = 6,0 vào trong một điện trường, lysine sẽ dịch chuyển về phía cực dương.

Lời giải

(d) Sai, tại pH = 6 > pI nên Lysine đã bị proton hóa thành cation và di chuyển về cực âm trong điện trường.

Đoạn văn 4

Hình ảnh dưới đây mô tả đoạn mạch cao su trước và sau khi lưu hóa

Câu 37

a. Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

Lời giải

(a) Sai, phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer.

Câu 38

b. Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.

Lời giải

(b) Đúng

Câu 39

c. Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.

Lời giải

(c) Sai, cao su là chất cách điện.

Câu 40

d. Ở cao su lưu hóa các mạch polymer chủ yếu được nối với nhau bằng cầu nối disulfide.

Lời giải

(d) Đúng

4.6

25 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%