Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên (Lần 1) năm 2025 có đáp án

84 người thi tuần này 4.6 132 lượt thi 40 câu hỏi 45 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

 Thủy phân triolein có công thức (C17H33COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glycerol và muối X. Công thức của X là        

Lời giải

C

(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH 3C17H33COONa + C3H5(OH)3

Muối X là C17H33COONa

Câu 2

Cho các cặp oxi hoá - khử và thế điện cực chuẩn tương ứng:

Cặp oxi hoá-khử

Cr2+/Cr

Cr3+/Cr2+

Zn2+/Zn

Ni2+/Ni

Thế điện cực chuẩn (V)

-0,91

-0,41

-0,76

-0,26

Phản ứng nào sau đây đúng?        

Lời giải

C

Tính khử: Cr > Zn > Cr2+ > Ni

Tính oxi hóa: Ni2+ > Cr3+ > Zn2+ > Cr2+

Phản ứng đúng là Zn + 2Cr3+ → Zn2+ + 2Cr2+.

Câu 3

X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Cấu hình electron của X là        

Lời giải

D

Lớp ngoài cùng của X là lớp thứ 3, có 4 electron Cấu hình lớp ngoài cùng: 3s23p2

Cấu hình đầy đủ: 1s22s22p63s23p2.

Câu 4

X là hợp chất dùng làm thuốc gây mê toàn thân theo đường thở. Nó cũng có tác dụng giảm đau và giãn cơ. Hợp chất hữu cơ X có phổ khối lượng như hình dưới đây

Hợp chất hữu cơ X có thể là (ảnh 1)

Hợp chất hữu cơ X có thể là        

Lời giải

C

MX = 74 nên X có thể là C4H10O.

Đồng phân ether của X có khả năng gây mê, giảm đau và giãn cơ.

Câu 5

Acquy chì có cấu tạo như hình vẽ dưới đây:

Số phát biểu đúng là (ảnh 1)

Cực dương là thanh than chì (C) được phủ PbO2 và cực âm là tấm chì (Pb), cùng nhúng vào dung dịch H2SO4 nồng độ 28%. Phản ứng xảy ra khi acquy xả điện là:

Pb(s) + PbO2(s) + 2H2SO4 (aq) → 2PbSO4(s) + 2H2O(l)

Biết rằng PbSO4 sinh ra từ điện cực nào đều bám hết vào điện cực đó. Cho các phát biểu sau:

(a) Tại anode, Pb bị khử và tạo thành PbSO4.

(b) Tại cathode, PbO2 bị oxi hoá và tạo thành PbSO4.

(c) Khi acquy xả điện, khối lượng các điện cực giảm xuống.

(d) Khi acquy xả điện, nồng độ H2SO4 trong acquy nhỏ hơn 28%.

Số phát biểu đúng là        

Lời giải

C

Khi phóng điện:

Anode (-): Pb + SO42- PbSO4 + 2e

Cathode (+): PbO2 + H2SO4 + 2H+ + 2e PbSO4 + 2H2O

(a) Sai, tại anode chì bị oxi hóa tạo thành PbSO4.

(b) Sai, tại cathode PbO2 bị khử tạo thành PbSO4.

(c) Sai, khi phóng điện khối lượng các điện cực đều tăng do các chuyển hóa Pb (207) PbSO4 (303) và PbO2 (239)  PbSO4 (303).

(d) Đúng, H2SO4 tham gia phản ứng ở các điện cực tạo kết tủa nên nồng độ giảm.

Câu 6

Alanine, ký hiệu là Ala là một amino acid được sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp protein. Trong dung dịch ở pH khác nhau, alanine sẽ tồn tại ở các dạng như dưới đây:

Nhận định nào sau đây về alanine là không đúng? (ảnh 1)

Ở pH = 6 alanine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực có tổng điện tích bằng không. Khi đặt trong điện trường, alanine hầu như không di chuyển. Nhận định nào sau đây về alanine là không đúng?        

Lời giải

D

A. Đúng

B. Đúng, môi trường kiềm chứa nhiều OH- nên Ala sẽ bị tách H+ tạo anion.

C. Đúng, dạng ion lưỡng cực Ala có nhóm acid (-NH3+) và nhóm base (-COO-) nên Ala có tính lưỡng tính.

D. Sai, ở pH < 6 Ala bị proton hóa thành cation và di chuyển về cực âm trong điện trường.

Câu 7

Cơ thể người sử dụng phân tử nào sau đây để xây dựng protein?        

Lời giải

D

Cơ thể người sử dụng phân tử amino acid để xây dựng protein.

Câu 8

Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa. Điểm chớp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy:

+ Chất lỏng có điểm chớp cháy < 37,8°C gọi là chất lỏng dễ cháy.

+ Chất lỏng có điểm chớp cháy > 37,8°C gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

Cho bảng số liệu sau:

Nhiên liệu

Điểm chớp cháy (°C)

Nhiên liệu

Điểm chớp cháy (°C)

Propane

-105

Ethylene glycol

111

Pentane

-49

Diethyl ether

-45

Hexane

-22

Acetaldehyde

-39

Ethanol

13

Stearic acid

196

Methanol

11

Trimethylamine

-7

Số chất lỏng dễ cháy trong bảng trên là        

Lời giải

D

Có 8 chất lỏng dễ cháy trong bảng trên là: propane; pentane; diethyl ether; hexane; acetaldehyde; ethanol; methanol; trimethylamine.

Câu 9

Amine nào sau đây là amine bậc hai?        

Lời giải

D

Amine bậc II tạo ra do 2H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi 2 gốc hydrocarbon.

CH3NHCH2CH3 là amine bậc hai.

Câu 10

Cho hai quá trình sau:

NH4NO3(s) → N2O(g) + 2H2O(g) ΔrH0298= -36 kJ

NH4Cl(s) → NH3(g) + HCl(g) Δr H0298 = 176 kJ

Trong cùng điều kiện về môi trường thì        

Lời giải

C

Trong cùng điều kiện về môi trường thì ammonium nitrate có nguy cơ cháy nổ cao hơn ammonium chloride vì phản ứng phân hủy ammonium nitrate tỏa nhiệt nên có thể tự diễn biến nếu có nguồn nhiệt khơi mào, còn phản ứng phân hủy ammonium chloride thu nhiệt nên không tự diễn biến mà phải cung cấp nhiệt liên tục.

Câu 11

Ester X được tạo bởi methyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là        

Lời giải

D

Công thức của X là CH3COOCH3.

Câu 12

Cho phản ứng hóa học: 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3. Trong phản ứng trên xảy ra        

Lời giải

D

Trong phản ứng trên xảy ra sự oxi hoá Cr (0 lên +3), và sự khử O2 (0 xuống -2).

Câu 13

PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,. PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer nào sau đây?        

Lời giải

C

PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer vinyl chloride bằng phản ứng trùng hợp:

nCH2=CH-Cl (t°, p, xt) (-CH2-CHCl-)n

Câu 14

Dây điện cao thế thường được làm bằng aluminium (nhôm) do aluminium        

Lời giải

C

Dây điện cao thế thường được làm bằng aluminium (nhôm) do aluminium là kim loại dẫn điện tốt và nhẹ.

Có nhiều kim loại dẫn điện tốt hơn aluminium nhưng rất đắt và nặng như Au, Ag, Cu, dung hòa các yếu tố thì aluminium được lựa chọn để truyền tải điện cao thế.

Câu 15

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y có thể là        

Lời giải

C

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 X là Fe, Y là Cu:

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

Cu + Fe2(SO4)3 2FeSO4 + CuSO4

Câu 16

Trong vỏ Trái Đất, những kim loại nào sau đây tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất?

Lời giải

A

Trong vỏ Trái Đất, những kim loại có tính khử yếu như Ag, Au tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất.

Câu 17

Tinh bột thuộc loại polysaccharide, là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của người và động vật. Phân tử tinh bột được tạo thành từ nhiều gốc        

Lời giải

C

Phân tử tinh bột được tạo thành từ nhiều gốc α-glucose.

Câu 18

Cho phương trình hóa học của phản ứng giữa ethylene với hydro chloride tạo ethyl chloride như sau:

CH2=CH2 + HCl → CH3–CH2Cl

Cơ chế của phản ứng trên diễn ra theo 2 giai đoạn:

Nhận định nào sau đây không đúng? (ảnh 1)

Nhận định nào sau đây không đúng?        

Lời giải

D

A. Đúng

B. Đúng, liên kết π bị phá vỡ tạo liên kết C-H mới và carbocation.

C. Đúng

D. Sai, C2H4 có 5 liên kết σ (4C-H và 1C-C)

Câu 19

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

Một nhà máy luyện kim sản xuất nhôm bằng cách điện phân nóng chảy 20 tấn quặng bauxite (chứa 47% Al2O3 về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa nhôm, hiệu suất quá trình đạt 85%). Toàn bộ lượng nhôm tạo ra được đúc thành k thanh nhôm hình hộp chữ nhật có chiều dài 110 cm, chiều rộng 20 cm, chiều cao 10 cm. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm³. Giá trị của k bằng bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

Lời giải

mAl = 85%.27.2.20.47%/102 = 4,23 tấn = 4230 kg

Khối lượng mỗi thanh nhôm = (110.20.10).2,7 = 59400 gam = 59,4 kg

Số thanh nhôm = 4230/59,4 = 71 thanh

Câu 20

Cyanide (CN-) là một loại chất độc hại thường được tìm thấy trong nước thải của các công ty khai thác quặng kim loại vàng. Do cyanide có khả năng tạo phức mạnh với kim loại, các công ty khai thác mỏ đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc sử dụng cyanide để tách Au từ quặng của nó. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng cyanide trong nước thải của các nhà máy phải xử lí trong khoảng 0,05 – 0,2 mg/L trước khi thải ra môi trường. Phân tích một mẫu nước thải của một nhà máy người ta đo được hàm lượng ion cyanide là x mg/L. Để làm giảm hàm lượng cyanide đến 0,12 mg/L người ta sục khí Cl2 vào nước thải trong môi trường có pH = 9. Khi đó cyanide chuyển thành nitrogen không độc theo sơ đồ phản ứng :

CN- + OH- + Cl2 → CO2 + Cl- + H2O + N2

Biết thể tích khí chlorine (ở đkc) cần thiết để xử lí cyanide trong 1000 m³ nước thải trên là 232,40625 m³. Giá trị của x bằng bao nhiêu? Kết quả làm tròn đến hàng phần mười.

Lời giải

2CN- + 8OH- + 5Cl2 → 2CO2 + 10Cl- + 4H2O + N2.

nCl2 = 9,375 kmol nCN- phản ứng = 3,75 kmol

1000 m³ nước thải có 3,75 kmol CN- đã phản ứng

1 lít nước thải có 3,75 mmol CN- đã phản ứng

x = 3,75.26 + 0,12 = 97,62 mg/L

Câu 21

Xà phòng hóa hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH dư, thu được sodium linoleate và sodium palmitate tỉ lệ 2 : 1 về số mol. Phân tử khối của X bằng bao nhiêu amu ?

Lời giải

nC17H31COONa : nC15H31COONa = 2 : 1 nên X là (C17H31COO)2(C15H31COO)C3H5

MX = 854

Câu 22

Cho các phản ứng được đánh số thứ tự từ 1 tới 5 dưới đây :

(1) Glucose phản ứng thuốc thử Tollens.

(2) Glucose phản ứng với nước bromine.

(3) Glucose phản ứng với methanol khi có mặt HCl khan xúc tác.

(4) Cellulose phản ứng với HNO3 đặc có mặt H2SO4 đặc, đun nóng.

(5) Saccharose thủy phân trong môi trường acid.

Hãy liệt kê các phản ứng oxi hóa – khử theo số thứ tự tăng dần ?

Lời giải

Có 2 phản ứng oxi hóa khử trong dãy là (1)(2)

Câu 23

Trong phản ứng quang hợp, thực vật sử dụng năng lượng mặt trời để tạo thành glucose theo phản ứng hóa học sau: 6CO2(g) + 6H2O(l) → C6H12O6(s) + 6O2(g)

Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất :

Chất

CO2(g)

H2O(l)

C6H12O6(s)

Δr H0298 (kJ/mol)

-393,50

-285,84

-1273,30

Cho biết: Mỗi phút (trời nắng), 1 cm² lá cây hấp thụ 2,09 J năng lượng mặt trời, trong đó 10% năng lượng đó được dùng trong phản ứng quang hợp tạo glucose và chỉ 10% glucose được chuyển hóa thành tinh bột. Giả sử 1 cây sắn dây có 400 lá, mỗi lá có diện tích 35 cm². Để thu hoạch được 15kg củ sắn dây từ cây trên cần bao nhiêu ngày? Biết trong củ sắn dây chỉ chứa 15% tinh bột, thời gian mặt trời chiếu sáng trong 1 ngày là 10 giờ. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

Lời giải

ΔrH0298 = -1273,30 – (-339,5.6 – 285,84.6) = 2478,74 kJ = 2478740 J

mC6H12O6 = 15.15%.180/(162.10%) = 25 kg = 25000 gam

Thời gian cần thiết là x phút, bảo toàn năng lượng:

400.35.2,09x.10% = 2478740.25000/180

x = 117658,73 phút = 196 ngày (Mỗi ngày chỉ có 10h nắng)

Câu 24

Có tổng số bao nhiêu peptide trong các chất sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH (1) H2N-CH(CH2-C6H5)-CO-NH-CH2-COOH (2) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH (3) H2N-CH2-COOH (4) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH (5) H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH (6)

Lời giải

Peptide tạo bởi các α-amino acid và chỉ -NH2, -COOH ở vị trí α so với nhau mới có thể tạo liên kết peptide (nếu α-amino acid có nhiều nhóm -NH2, -COOH)

Có 4 peptide trong dãy là (1)(2)(5)(6)

Đoạn văn 1

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

Linalyl acetate là một trong những chất của tinh dầu cam và mùi thơm của hoa oải hương. Cho công thức cấu tạo của linlalyl acetate như sau :

Câu 25

a) Linalyl acetate có vùng hấp thụ trên phổ hồng ngoại (IR) ở khoảng sóng với peak đặc trưng với số sóng có giá trị từ 3650 – 3200 cm–1.

Lời giải

(a) Sai, linalyl acetate với các peak đặc trưng của chức ester là C=O (1750 – 1715) và C-O (1300 – 1000).

Câu 26

b) Hydrogen hóa hoàn toàn linalyl acetate thu được ester có công thức phân tử là C12H24O2.

Lời giải

(b) Đúng: C12H20O2 + 2H2 —-> C12H24O2, trong đó 2H2 cộng vào 2C=C.

Câu 27

c) Phân tử linalyl acetate có 2 gốc methylene (-CH2-).

Lời giải

(c) Đúng

Câu 28

d) Linalyl acetate có đồng phân hình học.

Lời giải

(d) Sai, cả 2C=C của linalyl acetate đều không có đồng phân hình học.

Đoạn văn 2

Sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Trong vỏ Trái Đất, sắt là nguyên tố kim loại phổ biến thứ 2 (sau nhôm). Ứng dụng chủ yếu của sắt là để tạo ra các hợp kim thép dùng trong xây dựng và chế tạo.

Câu 29

a) Ion Fe3+ có cấu hình electron [Ar] 3d5.

Lời giải

(a) Đúng, Fe có cấu hình [Ar] 3d6 4s2 khi mất đi 3e tạo ra Fe3+ có cấu hình electron [Ar] 3d5.

Câu 30

b) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Fe có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Lời giải

(b) Sai, Fe có 2e ở lớp ngoài cùng (4s2).

Câu 31

c) Kim loại sắt tác dụng với chlorine dư tạo ra sản phẩm là FeCl2.

Lời giải

(c) Sai: Fe + Cl2 FeCl3

Câu 32

d) Trong vỏ Trái Đất, sắt tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu trong các quặng.

Lời giải

(d) Đúng

Đoạn văn 3

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ dùng để điều trị một số chứng rối loạn nhịp tim. Khi bị rối loạn nhịp tim, tim có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp tim không đều. Máy tạo nhịp tim gửi các xung điện để giúp tim đập ở tốc độ và nhịp điệu bình thường. Máy tạo nhịp tim gồm có 2 phần chính: máy tạo nhịp (Pacemaker) và dây điện cực (Electrode). Bộ phận quan trọng nhất của máy tạo nhịp tim là một hệ pin điện hóa lithium – iodine (gồm hai cặp oxi hóa khử Li+/Li và I2/2I-). Hai điện cực được đặt vào tim, phát sinh dòng điện nhỏ kích thích tim đập ổn định. Cho biết: E°Li+/Li = -3,04V; E°I2/2I- = +0,54V; Nguyên tử khối của Li = 6,9; điện tích của 1 mol electron là 96500 C/mol; q = I.t, trong đó q là điện tích (C), I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (s), 1 năm = 365 ngày.

q = I.t, trong đó q là điện tích (C), I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (s), 1 năm = 365 ngày.

Câu 33

a) Máy tạo nhịp tim có thể được đặt tạm thời hay vĩnh viễn trong cơ thể tùy theo tình trạng sức khỏe và các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân.

Lời giải

(a) Đúng

Câu 34

b) Khi pin hoạt động lithium đóng vai trò là anode, tại anode xảy ra quá trình khử.

Lời giải

(b) Sai, khi pin hoạt động Lithium đóng vai trò là anode, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa:

Li Li+ + 1e

Câu 35

c) Sức điện động chuẩn của pin E°pin = 3,58V.

Lời giải

(c) Đúng, E°pin = E°I2/2I- – E°Li+/Li = 3,58V

Câu 36

d) Nếu pin tạo ra một dòng điện ổn định bằng 2,5.10-5 A thì một pin được chế tạo bởi 0,5 gam lithium có thể hoạt động tối đa trong thời gian 8 năm.

Lời giải

(d) Sai

q = ne.F = It t = ne.F/I

Với ne = 0,5/6,9 t = 279710145s = 8,87 năm

Đoạn văn 4

Để tạo ra mật ong, mỗi con ong thợ phải sử dụng những chiếc vòi của mình hút mật từ hoa và lưu trữ nó trong túi dạ dày đặc biệt. Mỗi túi mật có thể lưu trữ đến gần 70mg mật hoa. Để đầy túi dạ dày, mỗi con ong cần từ 100 đến 1500 bông hoa, tùy thuộc vào loại hoa và năng lượng cần thiết. Sau khi túi dạ dày đầy, chúng trở về tổ và chuyển mật hoa cho những con ong thợ khác, ong thợ nhận mật hoa và lưu giữ trong miệng của mình. Sau đó, trong khoảng nửa tiếng, chúng “nhai” mật hoa, cho phép enzim trong miệng phân hủy các loại đường phức tạp trong mật hoa thành các loại đường đơn giản.

Câu 37

a) Trong quá trình lưu trữ mật ong, vẫn 1 lượng nhỏ đường lên men C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2, nên mật ong để lâu có hiện tượng sủi bọt khí

Lời giải

(a)(b)(c) đúng

Câu 38

b) Không nên đựng mật ong trong những chai bằng kim loại, do dưới tác dụng của enzyme, một phần đường trong mật ong sẽ biến thành acid. Chất này ăn mòn lớp kim loại làm tăng hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất không tốt cho sức khỏe.

Lời giải

(a)(b)(c) đúng

Câu 39

c) Trong thành phần mật ong có khoảng 40% đường fructose, 30% đường glucose, 30% nước, vi tamin, khoáng chất…

Lời giải

(a)(b)(c) đúng

Câu 40

d) Glucose và fructose trong mật ong đều tác dụng được với CH3OH (xt HCl; t°), nước bromine, thuốc thử tollens.

Lời giải

(d) không đúng, glucose phản ứng với Br2, fructose không phản ứng.

4.6

26 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%