55 Bài tập Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa lí (Đề số 1)
Tổng hợp 20 đề thi thử môn Địa Lý có đáp án mới nhất (đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa lí (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa lí (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa Lý (Đề số 9)
55 bài tập Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa Lý (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Địa lí (Đề số 3)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 2:
Để sống chung với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả?
Để sống chung với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả?
Câu 6:
Mùa khô kéo dài, hoạt động sản xuất nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp trở ngại lớn nhất?
Mùa khô kéo dài, hoạt động sản xuất nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp trở ngại lớn nhất?
Câu 19:
Nhận định nào sau đây không phải là khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Nhận định nào sau đây không phải là khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 25:
Biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 35:
Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi dưới đây:
Bảng số liệu: Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 - 2021
(Đơn vị: nghìn tấn)
2010
2015
2020
2021
Sản lượng nuôi trồng
1 986,6
2 471,3
3 320,8
3 410,5
Sản lượng khai thác
1 012,5
1 232,1
1 513,4
1 508,1
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2016, năm 2022)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết trong giai đoạn 2010 - 2021, tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản khai thác bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi dưới đây:
Bảng số liệu: Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 - 2021
(Đơn vị: nghìn tấn)
|
2010 |
2015 |
2020 |
2021 |
Sản lượng nuôi trồng |
1 986,6 |
2 471,3 |
3 320,8 |
3 410,5 |
Sản lượng khai thác |
1 012,5 |
1 232,1 |
1 513,4 |
1 508,1 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2016, năm 2022)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết trong giai đoạn 2010 - 2021, tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản khai thác bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Đoạn văn 1
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vùng có nhiều lợi thế về tự nhiên để phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch. Sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên sẽ phát triển đa dạng các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng, phát huy hiệu quả thế mạnh của vùng. Tuy nhiên, tự nhiên của vùng cũng tồn tại những khó khăn, đặc biệt là vấn đề đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, khô hạn, mất cân bằng nguồn nước, biến đổi khí hậu,... Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững cần có hướng sử dụng hợp lí, cải tạo và thích ứng với tự nhiên trong sản xuất và đời sống.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 148)
Câu 37:
B. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn thứ hai cả nước.
Đoạn văn 2
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua có sự phát triển nhanh nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 50% diện tích gieo trồng và 50% sản lượng lương thực có hạt của cả nước (năm 2021). Trong đó, lúa là cây lương thực chủ yếu, chiếm 53,9% diện tích và 55,5% sản lượng lúa cả nước. Các tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng lúa của vùng là Kiên Giang, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng,... Các công nghệ về lai tạo giống, biến đổi gen, hỗ trợ quản lí giám sát vùng trồng bằng công nghệ tự động, quy trình sản xuất VietGAP,... đã được ứng dụng để tăng năng suất, chất lượng cây trồng đồng thời thích ứng biến đổi khí hậu.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 152)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh trong phát triển chăn nuôi. Năm 2021, vùng có đàn gia cầm chiếm 16,7% cả nước, trong đó vịt chiếm số lượng lớn và được nuôi nhiều ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An,...Đàn lợn chiếm khoảng 9% cả nước, được nuôi chủ yếu ở Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh,... Đàn bò chiếm khoảng 15% cả nước, được nuôi nhiều ở Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang,... Đồng bằng sông Cửu Long đang áp dụng các công nghệ mới trong chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ, áp dụng mô hình kinh tuần hoàn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn sinh học.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 153)
Câu 47:
D. Đàn bò ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nuôi nhiều nhất ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An,...
Đoạn văn 4
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm số một về thuỷ sản, phát triển cả khai thác và nuôi trồng. Sản lượng thuỷ sản toàn vùng lớn và ngày càng tăng, luôn chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản của cả nước và đứng đầu về giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Năm 2021, sản lượng thuỷ sản khai thác chiếm khoảng 30% tổng sản lượng thuỷ sản cả vùng và chiếm hơn 38% sản lượng khai thác của cả nước. Các tỉnh có sản lượng khai thác lớn nhất là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre...”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 151)
Đoạn văn 5
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Tài nguyên du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long rất phong phú và độc đáo, có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Vùng đồng bằng châu thổ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều cù lao, cồn như: cù lao Thới Sơn, cù lao Dung, cồn Phụng, là xứ sở của các vườn cây ăn quả, chợ nổi; có hệ sinh thái đất ngập nước và rừng tràm điển hình (U Minh Thượng, U Minh Hạ,...), vườn quốc gia (Tràm Chim, Phú Quốc,...), các sân chim, vườn cò. Ngoài ra, tài nguyên du lịch biển, đảo ở Phú Quốc, Hà Tiên cũng rất hấp dẫn. Về tài nguyên du lịch văn hoá: Hệ thống các chùa Khơ-me và nhiều di tích lịch sử - văn hoá đặc thù và đa dạng như di tích khảo cổ (Óc Eo), di tích cách mạng, văn hoá tín ngưỡng, trong đó có nhiều di tích quốc gia đặc biệt (Rạch Gầm - Xoài Mút, Trại giam Phú Quốc, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng). Đặc biệt, vùng có nghệ thuật Đờn ca tài tử là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 43)
16 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%