Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 17)

  • 6577 lượt thi

  • 24 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Cho 0,003 mol H3PO4 tác dụng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/lít, thu được 0,003 mol muối trung hòa. Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Giải chi tiết:

PTHH : 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

             0,009 ←  0,003       0,003                mol

→ CM = n : V → a = 0,009 : 0,03 = 0,3M


Câu 2:

Dung dịch X chứa 0,2 mol Ca2+; 0,1 mol Ba2+; 0,2 mol Cl và a mol HCO3. Đun dung dịch X đến cạn thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích: 2nCa2+ + 2nBa2+ = nCl– + nHCO3– → a

Khi đun nóng X: 2HCO3  CO32– + H2O + CO2

→ nHCO3 = ½.a → mmuối = mCa2+ + mBa2+ + mCl + mCO32–

Giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích: 2nCa2+ + 2nBa2+ = nCl– + nHCO3– → 0,2.2 + 0,1.2 = 0,2.1 + a → a = 0,4 mol

Khi đun nóng X: 2HCO3  CO32– + H2O + CO2

→ nCO3 = ½.a = 0,2 mol

Ta có: mmuối = mCa2+ + mBa2+ + mCl + mCO32– = 0,2.40 + 0,1.137 + 0,2.35,5 + 0,2.60 = 40,8 gam


Câu 3:

Trong phản ứng hóa học nào sau đây cacbon chỉ thể hiện tính khử?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Tính khử là khả năng nhường electron của chất, chất đó sẽ tăng số oxi hóa.

Giải chi tiết:

A. Cacbon tăng số oxi hóa C­0 lên C+4 → tính khử

B. Cacbon giảm số oxi hóa từ 0 xuống – 4 → tính oxi hóa

C. Cacbon giảm số oxi hóa từ 0 xuống –1 (CaC2) và cả số oxi hóa tăng từ 0 lên +2 (CO) → cả tính khử và oxi hóa

D. Cacbon giảm số oxi hóa từ 0 xuống –4 → tính oxi hóa


Câu 4:

Cho 2,4 gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,448 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Khí X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Giả sử 1 mol khí trao đổi n mol electron.

Áp dụng bảo toàn e: 2nMg = n.n khí → Giá trị của n

+ n = 1 → NO2

+ n = 3 → NO

+ n = 8 → N2O

+ n = 10 → N2

Giải chi tiết:

nMg = 0,1 mol và nX = 0,02 mol

Giả sử 1 mol khí trao đổi n mol electron

Áp dụng bảo toàn e: 2nMg = n.n khí → 2.0,1 = 0,02.n → n = 10

→ Khí là N2


Câu 5:

Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; NaNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).

– Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.

– Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 3V1 lít khí NO.

– Trộn 5 ml dung dịch (3) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

                3Cu +   8H++  2NO3 → 3Cu2+ +   2NO + 4 H2O (1)

TN1:                                                           V1 lít

TN2:                                                          3V1 lít

Nhận thấy: nH+ (TN2) = 3nH+ (TN1) → Thí nghiệm 2 có H2SO4 và HNO3 trong khí thí nghiệm 1 chỉ có HNO3

→ (1) là HNO3; (2) là NaNO3; (3) là H2SO4

Sau đó dựa vào PT (1) để tính nNO  thoát ra ở các thí nghiệm 1 và 3. Từ đó suy ra V2 và V1

Giải chi tiết:

3Cu+   8H++  2NO3 → 3Cu2++   2NO + 4 H2O

TN1:                                          V1 lít

TN2:                                         2V1 lít

Nhận thấy: nH+ (TN2)= 2nH+ (TN1) → Thí nghiệm 2 có H2SO4 trong khí thí nghiệm 1 chỉ có HNO3

→ (1) là NaNO3; (2) là HNO3; (3) là H2SO4

Ta có: TN1 thì nH+ = 5.10–3 mol và NO3: 10.10–3 mol

          TN2 thì nH+= 10.10–3 mol và NO3: 5.10–3 mol

                   3Cu+   8H+    +  2NO3 → 3Cu2++   2NO + 4 H2O

TN1: Bđ:               5.10–3     10.10–3          

        Pư:               5.10–3→  1,25.10–3

TN3: Bđ:              10.10–3     5.10–3          

        Pư:              10.10–3 → 2,5.10–3

Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nên nNO(TN3) = 2nNO (TN1) → VNO(TN3) = 2VNO (TN1) hay V= 2V1


Bài thi liên quan:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận