ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 3)

  • 13410 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh thái nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. (sgk Địa lí 12 trang 38)


Câu 2:

Địa hình nước ta có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và trẻ hóa, có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao => nhận xét A đúng

- Địa hình chủ yếu là đồi núi -> địa hình thấp và bằng phẳng là không đúng => nhận xét B sai

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung => hướng bắc – nam là không đúng =>. Nhận xét C sai

- Địa hình nước ta có hướng nghiêng tây bắc – đông nam -> Địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam là không đúng => nhận xét D sai


Câu 3:

Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ địa hình đều có hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam. Do trong Tân kiến tạo lãnh thổ nước ta được nâng lên mạnh ở phần tây bắc, vùng ven biển phía nam và đông nam hình thành các miền đồng bằng thấp.


Câu 4:

Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhật Bản là đất nước quần đảo, lãnh thổ gồm 4 đảo lớn với địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích (nhiều núi lửa), dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

=> Nhận xét địa hình Nhật Bản chủ yếu là đồng bằng là không đúng.


Câu 5:

Thiên nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, vào gió mùa đông bắc gần như không hoạt động => do vậy nhận xét gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, mùa đông lạnh nhất cả nước  không đúng với đặc điểm khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận