Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
16030 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí
A. thuộc Châu Á
B. nằm ven biển Đông, phía tây Thái Bình Dương
C. nằm trong vùng nội chí tuyến
D. nằm trong vùng khí hậu gió mùa
Câu 2:
Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng
A. diện tích rừng tự nhiên vẫn giảm
B. diện tích rừng trồng vẫn không tăng
C. độ che phủ rừng vẫn giảm
D. tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái
Câu 3:
Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào sau đây?
A. đai xích đạo gió mùa
B. đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
C. đai nhiệt đới gió mùa
D. đai ôn đới gió mùa trên núi
Câu 4:
Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa ở nước ta, cần
A. hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị
B. ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị
C. giảm bớt tốc độ đô thị hóa
D. tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa
Câu 5:
Ý nào sau đây không phải là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
A. xí nghiệp công nghiệp
B. khu công nghiệp
C. điểm công nghiệp
D. trung tâm công nghiệp
Câu 6:
Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du là do khu vực này có
A. địa hình, đất đai phù hợp
B. cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại
C. nguồn lao động dồi dào, kỹ thuật cao
D. thị trường tiêu thụ lớn, ổn định
Câu 7:
Tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta vẫn trồng được cà phê chè là do
A. có các khu vực kín gió
B. có mùa đông lạnh
C. địa hình cao nên nhiệt độ giảm
D. có hai mùa rõ rệt
Câu 8:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hai bộ phận là
A. phần thượng châu thổ và phần hạ châu thổ
B. phần chịu tác động trực tiếp của sông Tiền, sông hậu và phần nằm ngoài phạm vi tác động đó
C. phần cao không ngập nước và phần trũng ngập nước
D. phần chịu ảnh hưởng của thủy triều và phần không chịu ảnh hưởng của thủy triều
Câu 9:
Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh
A. Quảng Nam, Quảng Ngãi
B. Ninh Thuận, Bình Thuận
C. Phú Yên, Khánh Hòa
D. Khánh Hòa, Ninh Thuận
Câu 10:
Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì
A. có biên giới kéo dài với Lào và Campuchia
B. giáp với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
C. rất gần với TP. Hồ Chí Minh
D. có nhiều rừng núi
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, các tỉnh ven biển ở nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam
B. Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi
C. Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Nam
D. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Ninh
Câu 12:
Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuộc bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
A. 3,1%.
B. 5,1%.
C. 7,1%.
D. 9,1%.
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị loại đặc biệt (năm 2007) ở nước ta là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6 – 7, khu vực nào sau đây có địa hình cao nhất nước ta?
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Đông Bắc
D. Duyên hải miền Trung
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất phù sa sông
B. đất cát biển
C. đất mặn
D. đất phèn
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 nói cửa khẩu quốc tế Lao Bảo với nơi nào sau đây
A. Đồng Hới
B. Đông Hà
C. Huế
D. Cha Lo
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, đá vôi xi măng không có ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tây Nguyên
Câu 18:
Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 24, hai tỉnh (thành phố) có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất nước ta là
A. TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội
B. TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương
C. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu
D. TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai
Câu 19:
Căn cứ vào bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có số lượng trâu bò lớn nhất nước ta là:
A. Quảng Ngãi, Thanh Hóa
B. Thanh Hóa, Nghệ An
C. Thanh Hóa, Bình Định
D. Nghệ An, Quảng Nam
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉ trọng GDP của từng vùng (Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ) so với GDP cả nước (năm 2007) tương ứng là
A. 23,0% và 8,1%.
B. 24,0% và 9,2%.
C. 25,0% và 10,2%.
D. 26,0% và 11,2%.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, nhận xét nào sau đầy là đúng về vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007)?
A. Tất cả các tỉnh đều có khu kinh tế ven biển
B. Tất cả các tỉnh đều có cửa khẩu
C. Tất cả các tỉnh đều có trung tâm công nghiệp
D. Tất cả các tỉnh đều có sân bay và cảng biển
Câu 22:
Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã ừở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
B. cận xích đạo gió mùa
C. cận nhiệt đới hải dương
D. nhiệt đới lục địa khô
Câu 23:
Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên
D. Lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỉ trọng lớn
Câu 24:
Hoạt động nào sau đây thuộc về lâm nghiệp?
A. Trồng và chế biến chè
B. Vận chuyển gỗ đã qua chế biến
C. Xuất khẩu đồ gỗ mĩ nghệ
D. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
Câu 25:
Các thị trường xuất khấu lớn nhất cúa nước ta những năm gần đây là
A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc
B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
C. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản
D. Thái Lan, Lào, Campuchia
Câu 26:
Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong khu vực II ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
B. đầu tư, mở rộng các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động
C. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm
D. phát triển các ngành công nghiệp năng lượng
Câu 27:
Ý nào không đúng khi nói về vai trò của việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của vùng
B. Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán sản xuất, thu hút lực lượng lao động
C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới
D. Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng
Câu 28:
Các nước Đông Nam Á nổi tiếng về ngành khai thác dầu khí là
A. Brunây, Inđônêxia, Việt Nam
B. Xingapo, Inđônêxia, Lào
C. Brunây, Malaixia, Thái Lan
D. Mianma, Thái Lan, Campuchia
Câu 29:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng GDP của Nhật Bản, giai đoạn 2000-2016?
A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản ở mức thấp và ổn định
B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu
C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định
D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao và ổn định
Câu 30:
NĂNG SUẤT LÚA CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỔNG VÀ VÙNG ĐỔNG BẰNG SÔNG cửu LONG, GIAI ĐOẠN 1995 - 2016
(Đcm vị: tạ/ha)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về năng suất lúa của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 - 2016?
A. Vùng Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hon của cả nước và thấp hon vùng Đồng bằng sông Cửu Long
B. Năng suất lúa của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng bằng nhau
C. Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn năng suất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng
D. Năng suất lúa của cả nước và hai vùng tăng là do khai hoang, mở rộng diện tích
Câu 31:
Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sạu đây?
A. Tỉ lệ giới tính của một số nuớc Đông Nam Á, năm 2016
B. Tỉ lệ khu vực I trong cơ cấu GDP củạ một số nước Đông Nam Á
C. Tỉ lệ hộ nghèo của một số nước Đông Nam Á, năm 2016
D. Tỉ lệ dân thành thị của một số nước Đông Nam Á, năm 2016
Câu 32:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở
A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương
B. lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm
C. trong năm có hai mùa rõ rệt
D. tống bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
Câu 33:
Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan họng nhất là
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất
B. mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực
C. đẩy mạnh khai hoang, phục hoá ở miền núi
D. kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp
Câu 34:
Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai phân ngành là
A. thuỷ điện và nhiệt đỉện
B. khai thác than và sản xuất điện
C. thuỷ điện và khai thác nguyên, nhiên liệu
D. khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện
Câu 35:
Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đáo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn chủ yếu do
A. các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lớn
B. đây là cơ sở để khẳng đinh chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
C. các đảo và quần đảo đều nằm xa so với đất liền
D. các đảo và quần đảo có tiềm năng để phát triển du lịch
Câu 36:
Trong đánh bắt hải sản, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do
A. có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ
B. tất cả các tỉnh đều giáp biển
C. bờ biển nông, nhiều vũng vịnh, đầm phá
D. có các dòng biển gần bờ
Câu 37:
Phần lớn diện tích bộ phận Đông Nam Á lục địa cố khí hậu
A. ôn đới
B. cận nhiệt đới
C. xích đạo
D. nhiệt đới gió mùa
Câu 38:
Cho biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016
A. Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, tỉ trọng các thành phần kinh tế khác tăng
B. Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thâp nhất nhưng liên tục tăng
C. Tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng, tỉ trọng các thành phần kinh
D. Tỉ trọng của các thành phần kinh tế trong GDP không thay đổi
Câu 39:
Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì
A. điều kiện tự nhiên của nước ta ít phù họp với sản xuất lương thực
B. nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu
C. do thiếu lao động trong sản xuất lương thực
D. do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng
Câu 40:
Tây Nguyên có thế mạnh để phát triển thuỷ điện do
A. có nhiều sông lớn uốn khúc trên địa hình bằng phẳng
B. sông ngòi nhiều nước quanh năm
C. có các hệ thống sông lớn chảy qua các bậc địa hình khác nhau
D. tài nguyên nước ngầm dồi dào
3206 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com