Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
283 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút
Text 1:
BÀI ĐỌC 1:
CÁI CHẾT CỦA CON MỰC
[1] Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn ấy là cái khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. Thoạt tiên người ta định ngày chết cho nó vào dịp Thanh Minh. May cho nó hôm ấy bà chủ nhà bị ốm.
[2] Rồi thì là Tết tháng năm. Bỗng nhiên đứa con út của bà ươn mình: bà phải kiêng để lấy sữa lành cho con bú. Sau cùng người ta nhất định thịt nó vào rằm tháng bảy ai ốm mặc. Nhưng lần nầy Mực vẫn còn thoát nạn là vì nhờ có Du. Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳng bao lâu sẽ về. Bà mẹ mừng như tìm được một vật quý bị rơi và bà nhất định lùi ngày xử con Mực lại.
[3] Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đứng thẳng hơn lên để chào chàng. Rồi đến lũ em ầm ỹ đẩy mành chạy oà ra, và bà mẹ mừng quá cười và khóc. Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực. Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Du. Bà mẹ thét lên và lũ em chửi những câu thô tục. Du bỡ ngỡ nhìn mọi người.
[4] Hình như mẹ không được khoẻ, ồ các em đã lớn cả rồi: Thanh, Tú, đứa nào đây? À, Thảo con chuột nhắt, trông Thảo xinh quá nhỉ? À! Con Mực, vẫn con chó ngày ấy đấy à?… Trông nó già đi tệ!…
[5] Con chó đã nhận ra người chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ươn ướt nhìn đất như tủi phận. Du thương hại: đó là người bạn lặng lẽ thui thủi bên chàng những năm xưa khi đêm vắng, chàng ngồi nhìn trăng mà mơ mộng. Chàng muốn cúi xuống vuốt ve. Nhưng nó bẩn ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa. Dáng điệu thì già nua, có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực. Du thấy lòng nằng nặng.
[6] Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ. Và tức khắc nó vặn vẹo mình và rít lên một tiếng ngắn và to; đứa em tưởng anh đá hụt trả thù cho anh bằng một cái đá mạnh vào sườn con vật. Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa.
[7] Sáng hôm sau lúc ăn cơm chàng thoáng thấy nó đi qua, đầu cúi mắt nhìn nghiêng như những người giả trá. Chàng muốn gọi nó vào kẹp nó vào giữa hai bàn chân và vừa ăn vừa vẩy cho nó miếng cơm chung một bát. Nhưng mà không thể được: dịu dàng quá là yếu tâm hồn, và ai hiểu được rằng mình lại có thể yêu thương một con chó bẩn ghê gớm như thế được?
[8] Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sự bình tĩnh của tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?
[9] Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa. Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị Hoa úp được.
[10] Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu.
– Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy!
[11] Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước, chân sau và buộc mõm rồi thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa.
Du nghẹn ngào nén khóc…
(Trích Cái chết của con mực, Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội, 1977)
Text 2:
BÀI ĐỌC 2:
MÁU MUỖI TIẾT LỘ LỊCH SỬ NHIỄM BỆNH Ở NGƯỜI
[0] Mới đây, các nhà khoa học đã đưa ra một phương pháp sáng tạo, phân tích mẫu máu muỗi hút lần cuối để tìm bằng chứng nhiễm bệnh ở người hay động vật. Trình bày tại Đại hội quốc tế về bệnh truyền nhiễm tại Kuala Lumpur vào 20/11, các nhà khoa học cho biết có thể dùng phương pháp này để nghiên cứu trước đây người và động vật đã tiếp xúc với những mầm bệnh nào, đồng thời tránh được các vấn đề đạo đức và thực tiễn khi xét nghiệm trực tiếp.
[1] “Đây là một phương pháp thú vị và mới lạ, cho thấy những cách sáng tạo khi nghiên cứu các yếu tố môi trường xung quanh chúng ta để hiểu thêm về việc tiếp xúc với bệnh tật”, nhà khoa học về vaccine Shelly Bolotin tại Đại học Toronto ở Canada, cho biết.
[2] Phương pháp này cũng có thể hỗ trợ việc phát hiện sớm ở động vật những căn bệnh như Ebola và SARS-CoV-2, Niels Verhulst, nhà nghiên cứu các mầm bệnh truyền từ côn trùng tại Đại học Zürich, Thụy Sĩ, cho biết. Và nó có thể giúp các nhà khoa học xác định động vật nào là vật chủ của một loại virus mới, Verhulst nói thêm, ông đã thử nghiệm phương pháp này.
[3] Các nghiên cứu trước đã phát hiện việc tiếp xúc với mầm bệnh trước đây bằng cách xét nghiệm máu để tìm kháng thể, những dấu hiệu nhiễm bệnh trong quá khứ có thể tuần hoàn trong máu hàng tháng tới hàng năm trời, từ các vật chủ cụ thể. Phương pháp này từng được nhà sinh thái học bệnh tật Carla Vieirra tại Viện Nghiên cứu Y khoa QIMR Berghofer ở Brisbane, Úc sử dụng, nó có thể phát hiện kháng thể trong máu từ một loạt động vật và người.
[4] Vieirra tập trung vào virus sông Ross, một bệnh do muỗi lây truyền có thể gây suy nhược, đây là căn bệnh đặc thù ở Úc và các đảo nam Thái Bình Dương. Virus này thuộc về một họ gồm sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản và sốt vàng da.
[5] Vieira cùng các cộng sự đã bẫy khoảng 55.000 con muỗi trong các công viên ở Brisbane vào năm 2021 và 2022. Từ những con muỗi vừa hút máu, họ vắt ra vài mililit máu và xét nghiệm nó để tìm kháng thể có thể liên kết với virus sông Ross.
[6] Trong các kết quả sơ bộ trình bày tại hội nghị, Vieira báo cáo bắt được 480 con muỗi đã hút no máu. Hơn một nửa trong số này đã hút máu ở người, khoảng 9% ở bò, và 6% ở kangaroo, ngoài ra còn có các con vật khác. Trong 253 mẫu từ người, hơn một nửa có kháng thể với virus sông Ross, đây là một con số rất cao. Gần ba phần tư các mẫu từ bò và kangaroo cũng có bằng chứng về việc tiếp xúc với mình trong quá khứ.
[7] Trong một nghiên cứu riêng biệt được đăng vào tháng Một, Verhulst cùng đồng nghiệp đã phát hiện các kháng thể với SARS-CoV-2 và kí sinh trùng Toxoplasma gondii trong máu mà muỗi hút từ động vật, bao gồm cả lạc đà không bướu và mèo.
[8] Về lí thuyết, phương pháp này có thể được dùng “đối với hầu hết mọi mầm bệnh gây ra phản ứng miễn dịch trong vật chủ”, nhà côn trùng học và kí sinh trùng Carl Lowenberger tại Đại học Simon Fraser ở Vancouver, Canada, cho biết.
[9] Kĩ thuật này rất thú vị và có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu một số bệnh mà chúng ta chưa hiểu rõ, chẳng hạn bệnh viêm não Nhật Bản ở Úc, một nhà sinh thái học bệnh tật Eloise Skinner tại Đại học Griffith ở Gold Coast, cho biết. “Nhưng nó cũng có những giới hạn lớn”. Ví dụ, dữ liệu thiếu chi tiết về vị trí của người và động vật phơi nhiễm, và khi nào họ nhiễm bệnh. Đây là những hạn chế khi sử dụng phương pháp này để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm virus.
[10] Một nhược điểm khác của kĩ thuật này là nó không làm rõ tỉ lệ mẫu máu chứa kháng thể phản ánh tỉ lệ người nhiễm bệnh chính xác thế nào, nhà dịch tễ học y tế David Harley tại Đại học Queensland ở Brisbane, cho biết. Nhiều con muỗi có thể đã cắn cùng một người.
[11] Cũng rất khó bắt được những con muỗi đã hút no máu, điều này hạn chế việc sử dụng kĩ thuật này để giám sát bệnh bùng phát. Dựa trên việc muỗi bị thu hút bởi khí carbon dioxide, Verhulst và đồng nghiệp đã tạo ra một hỗn hợp được sản xuất bằng cách lên men mật mía để bắt được nhiều muỗi đã hút máu hơn so với khi không dùng hỗn hợp này. Họ hi vọng sẽ sớm có thể thử nghiệm phương pháp này ngoài phòng thí nghiệm.
(Nguồn: Phương Anh lược dịch, Tạp chí Tia sáng,
Bộ Khoa học và Công nghệ, đăng ngày 11/12/2022)
Text 3:
Để chuẩn bị cho giải bóng đá, một số câu lạc bộ đã thực hiện nghiên cứu để tính lực căng đặc hiệu (lực căng tối đa trên một đơn vị diện tích) của cơ bắp chân trên một trong những cầu thủ giỏi nhất của họ. Đầu tiên, họ ghi lại một số dữ liệu giải phẫu như sau:
Cho biết:
- Khối lượng cơ thể của cầu thủ là 72 kg.
- Diện tích mặt cắt ngang bắp chân (trung bình) là 23,0 cm2
- Khoảng cách từ gan bàn chân tới khớp mắt cá chân (khớp cổ chân) là 13,5 cm
- Khoảng cách từ xương gót chân đến khớp cổ chân là 5,20 cm
Có thể quan sát số liệu trên hình B:
Lực căng đặc hiệu: một cầu thủ được yêu cầu nâng người lên cao nhất có thể để giữ thăng bằng trên gan của bàn chân trong hình A.
Text 4:
Solenoid – một thiết bị điện từ là một dụng cụ được tạo ra bởi một vòng dây dẫn điện quấn theo dạng hình trụ. Khi cho dòng điện chạy qua dây thì sẽ xuất hiện từ trường khá đều trong lòng ống. Cường độ từ trường sinh ra phụ thuộc vào cường độ dòng điện đi qua dây, số vòng dây trên một đơn vị đo chiều dài của ống dây và phụ thuộc vào kích thước của ống dây.
Các nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm trên thiết bị điện từ như trong Hình 1.
Một dây dẫn mang dòng điện từ nguồn điện áp được cuộn thành một hình trụ rỗng tạo thành một cuộn dây điện có chiều dài XY. Một thanh nam châm hình trụ đặc được treo gần đầu cuộn dây điện từ như trong Hình 2.
Thí nghiệm 1: Khi bật nguồn điện áp, cuộn dây điện từ tác dụng một lực có thể đo được lên thanh nam châm treo lơ lửng. Thanh nam châm được gắn vào một chiếc cân treo kỹ thuật số để đo trọng lượng tính bằng newton (N). Khi tắt nguồn điện áp, thang đo đọc được 4,7 N. Trước khi bắt đầu mỗi thử nghiệm, thang đo được điều chỉnh để đọc 5,0000 N.
Bảng 1 |
|
Điện áp (V) |
Trọng lượng (N) |
7,25 |
5,0078 |
8,00 |
5,0095 |
8,75 |
5,0113 |
Thí nghiệm 2: Các nhà khoa học đã tháo thanh nam châm ra, đảo ngược chiều (2 cực) và gắn lại nó vào cân treo sao cho đầu đối diện giờ đối diện với cuộn dây điện từ. Các quy trình của Thí nghiệm 1 được lặp lại và kết quả được ghi vào Bảng 2
Bảng 2 |
|
Điện áp (V) |
Trọng lượng (N) |
7,25 |
4,9922 |
8,00 |
4,9905 |
8,75 |
4,9887 |
Thí nghiệm 3: Thanh nam châm được đưa trở lại vị trí thẳng hàng ban đầu trong Thí nghiệm 1. Chiều dài XY của cuộn dây điện từ thay đổi khi đặt điện áp 8,00 V vào mạch. Trọng lượng được ghi lại trong Bảng 3.
Bảng 3 |
|
Chiều dài cuộn dây XY (cm) |
Trọng lượng (N) |
9,50 |
5,0105 |
8,50 |
5,0131 |
7,50 |
5,0169 |
Text 5:
Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng trong nước không gây hại nhiều cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi tồn tại ở dạng ion thì đây là những chất kịch độc, gây nên những ảnh hưởng bất thường, dẫn tới nhiều bệnh và tật nguy hiểm. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT), hàm lượng trong nước phải nhỏ hơn 0,07 mg/L. Vượt qua con số này sẽ gây ngộ độc cho con người và là nguyên nhân tiềm ẩn các bệnh tim mạch, huyết áp, …
Học sinh nghiên cứu quá trình loại bỏ khỏi nước thải bằng phương pháp kết tủa hóa học. Sản phẩm thu được là chất rắn nên có thể loại bỏ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc. Trong nước, hydroxide () phản ứng với tạo thành nickel(II) hydroxide monohydrate theo phương trình phản ứng:
Học sinh tiến hành 2 thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng và phương pháp lọc đến quá trình loại bỏ ra khỏi dung dịch.
Thí nghiệm 1: Gồm 3 thử nghiệm 1, 2 và 3, mỗi thử nghiệm được tiến hành theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Cho 32 mL dung dịch 1,0 mol/L và 260 mL dung dịch 0,06 mol/L vào cốc thủy tinh dung tích 500 mL.
Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp ở trong các khoảng thời gian 10 phút, 3 ngày và 7 ngày.
Bước 3: Thu hồi kết tủa rắn bằng phễu lọc thông thường (Hình 1).
Bước 4: Xác định nồng độ của trong dịch lọc (kí hiệu là CNF (mg/kg)).
Thí nghiệm 2: Gồm 3 thử nghiệm 4, 5 và 6. Tiến hành tương tự như thí nghiệm 1, riêng bước 3, chất rắn được thu hồi bằng phương pháp lọc chân không (Hình 2).
Kết quả của thí nghiệm 1 và 2 được thể hiện trong Bảng 1.
(Số liệu theo K. Blake Corcoran và cộng sự công bố năm 2010 trong bài "Chemical Remediation of Nickel (II) Waste: A Laboratory Experiment for General Chemistry Students" trên tạp chí Journal of Chemical Education)
Text 6:
Ammonia () có thể được sản xuất theo phương trình hóa học:
Mũi tên cân bằng () chỉ ra rằng phản ứng này tiến hành theo cả hai hướng cho đến khi nó ở trạng thái cân bằng, do đó cả phản ứng thuận (sản xuất ) và phản ứng nghịch (sản xuất và ) xảy ra ở cùng một tốc độ. Trạng thái cân bằng có thể được dịch chuyển về phía phản ứng thuận hoặc phía phản ứng nghịch bằng cách thay đổi nhiệt độ, áp suất hoặc nồng độ của các chất phản ứng hoặc sản phẩm.
Hai thí nghiệm đã được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị sau để sản xuất
Hình 1. Sơ đồ thiết bị
Trong mỗi thí nghiệm, các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Một chất xúc tác mới (chất xúc tác W, X, Y hoặc Z), 160 kg và 745 kg được đưa vào lò phản ứng.
Bước 2: và phản ứng ở nhiệt độ và áp suất không đổi cho đến khi cân bằng được thiết lập.
Bước 3: Một hỗn hợp gồm và chưa phản ứng đi qua ống A đến bình ngưng tụ ở 1 atm.
Bước 4: Khí ngưng tụ và thoát ra khỏi thiết bị. (còn và không ngưng tụ ở ) và chưa phản ứng đi vào ống B, quay trở lại lò phản ứng. Các bước 2, 3 và 4 lặp lại theo chu kì cho đến khi không còn và quay trở lại lò phản ứng từ thiết bị ngưng tụ.
Thí nghiệm 1
Một bộ gồm 9 thử nghiệm đã được tiến hành với mỗi chất xúc tác trong số 4 chất xúc tác. Các thử nghiệm được thực hiện ở áp suất 150 atm và trong mỗi bộ, nhiệt độ cho mỗi thử nghiệm là khác nhau. Hình 2 cho thấy số chu kì của mỗi thử nghiệm.
Hình 2. Số chu kì của mỗi thử nghiệm
Thí nghiệm 2
Một bộ gồm 9 thử nghiệm đã được tiến hành với chất xúc tác Z. Mỗi thử nghiệm được thực hiện ở các nhiệt độ và áp suất khác nhau. Hình 3 cho thấy lượng được sản xuất trong chu kì đầu tiên.
Hình 3. Lượng NH3 được sản xuất trong chu kì đầu tiên
Text 7:
Quang hợp là quá trình thực vật, tảo và vi khuẩn lam chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học. Diệp lục là sắc tố được các sinh vật tự dưỡng sử dụng để hấp thụ các bước sóng khác nhau của ánh sáng khả kiến từ mặt trời để sử dụng cho quá trình quang hợp. Có nhiều loại sắc tố quang hợp, chúng có các cấu tạo đặc biệt để hấp thụ được nhiều phạm vi khác nhau của quang phổ ánh sáng khả kiến và phản xạ các phạm vi còn lại. Phổ hấp thụ của chất diệp lục và các sắc tố phụ có thể thu được thông qua phép đo quang phổ và được sử dụng trong các phân tích về sự phát triển của thực vật, nhằm xác định sự phong phú của các sinh vật quang hợp trong nước ngọt hoặc nước mặn và đánh giá chất lượng nước.
Số liệu trong hình và bảng dưới đây được thu thập bởi các nhóm sinh viên khi đo phổ hấp thụ của ba sắc tố quang hợp thường gặp.
Hình 1. Mức độ hấp thụ ánh sáng của các sắc tố quang hợp
Màu |
Đỏ |
Cam |
Vàng |
Lục |
Lam |
Tím |
Bước sóng nm |
620 – 750 |
590 – 620 |
570 – 590 |
495 – 570 |
450 – 495 |
380 – 450 |
Bảng 1. Bước sóng của các tia đơn sắc trong phổ ánh sáng khả kiến
Text 8:
Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Ha-oai sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình dưới.
Text 9:
Bệnh Sốt vàng da trong rừng xảy ra ở những rừng mưa nhiệt đới. Virus gây sốt vàng da là một virus RNA thuộc họ Flaviridae, có khả năng lây truyền từ khỉ sang người qua vật chủ trung gian là muỗi. Hình 1 sau đây cho thấy vòng đời của muỗi mang mầm bệnh.
Hình 1. Vòng đời của muỗi
Trứng của những con muỗi này sẽ không nở, trừ khi có đủ nước cho hai giai đoạn tiếp theo trong vòng đời của chúng. Bệnh Sốt vàng sẽ lây lan khi một con muỗi trưởng thành của những con muỗi này hút máu một con khỉ nhiễm virus và sau đó tiếp tục chuyển sang đốt một người.
Một nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm các nhà sinh thái thường xuyên đi vào rừng nơi những con khỉ mang virus Sốt vàng sinh sống. Nhóm được kiểm tra bệnh Sốt vàng hàng tháng. Hình 2 cho thấy số ca mắc bệnh Sốt vàng mới và lượng mưa trong rừng. Bảng 1 cho biết số lượng nhà sinh thái trong mỗi nhóm, số lần bị muỗi đốt và tỉ lệ phần trăm của mỗi nhóm mắc bệnh Sốt vàng.
Nhóm |
Số người |
Số lượng khỉ nhìn thấy |
Số lần bị muỗi đốt |
Tỉ lệ mắc bệnh Sốt vàng trong nhóm |
A |
10 |
36 |
100 |
10% |
B |
12 |
20 |
156 |
18% |
C |
10 |
43 |
210 |
29% |
D |
11 |
38 |
220 |
38% |
E |
13 |
58 |
338 |
52% |
Bảng 1. Kết quả nghiên cứu
Hình 2. Tương quan lượng mưa và số ca mắc bệnh sốt vàng
Danh sách câu hỏi:
57 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%