Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 14)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 21:
Biết giá trị lớn nhất của hàm số trên bằng 60. Tính tổng tất cả các giá trị của tham số thực m.
Đoạn văn 1
GIỚI TRẺ VÀ CHUYỆN ĐỌC SÁCH THỜI HIỆN ĐẠI
[0] Đọc sách là cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy tri thức, tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo. Thế nhưng, ngày nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ, nhất là văn hóa đọc sách.
[1] Thực tế, thói quen truy cập mạng trở nên phổ biến, khi muốn có thêm thông tin có thể tìm trên những trang báo mạng, muốn tra cứu vấn đề gì đều có thể vào các trang chuyên về tìm kiếm trên mạng. Điều đó khiến giới trẻ dường như ngày càng tìm đến sách báo ít hơn. Thói quen đọc sách cũng không còn được duy trì thường xuyên.
[2] Theo một khảo sát gần đây, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Còn theo số liệu khảo sát của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường về việc sử dụng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách. Và trong một khảo sát đối với sinh viên TP.HCM, có 47,26% sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của sách, 26.37% nghĩ rằng đọc sách là cần thiết, 25,15 cho rằng việc đọc sách là bình thường, có hay không cũng được và 1,22% nghĩ rằng việc đọc sách là không cần thiết.
[3] Nhà báo Phong Điệp, báo Nhân dân cho rằng, đây là một thực trạng rất đáng báo động trong giới trẻ. Một phần nguyên nhân là do các bạn trẻ phải dành thời gian cho việc học quá nhiều nên những nhu cầu giải trí trong đó có đọc sách cũng bị hạn chế. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn át văn hóa đọc của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng. Và còn một thực tế cũng nguy hại không kém, đó là việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay hầu như chỉ theo phong trào chứ không thực chất và nếu có đọc thì thường chọn những loại truyện ngôn tình, những loại sách đen. “Điều đó dẫn đến tình trạng ăn xổi, không phải là nhu cầu của bản thân, không phải mục tiêu, ước vọng của người đọc khiến lệch lạc về thị hiếu, thẩm mỹ thậm chí là kiến thức xã hội, nhận thức xã hội của các bạn trẻ hạn chế rất nhiều”, nhà báo Phong Điệp nhấn mạnh.
[4] Chính vì vậy, những năm qua, các dự án, chương trình, các cuộc vận động của nhiều tổ chức diễn ra dưới nhiều hình thức như: Sách hóa nông thôn, Sách cho em, Trạm đọc, We love reading… Hay tại kì họp Quốc hội khoá 14 đã thông qua Luật Thư viện quy định ngày 21/4 hằng năm là “Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam”. Đây là những hoạt động có ý nghĩa, giúp tăng thêm niềm đam mê, và sự yêu thích đọc sách của các bạn trẻ. Nhưng thực tế lại chưa diễn ra đồng đều ở tất cả các tỉnh thành cũng như ở các trường học. “Có nơi thì nhộn nhịp, có nơi lại im ắng như tờ”, nhà báo Phong Điệp khẳng định.
[5] Khi xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ cũng thay đổi rất nhiều. Thời xưa người ta thường hay nói đến “sách gối đầu giường”, nhưng thời nay “gối đầu giường” của đại đa số bạn trẻ lại là Smartphone. Trong thời đại mới, cách đọc sách, truyện không còn theo truyền thống như trước nữa. Thay vì lật giở từng trang sách, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các trang web hoặc phần mềm để nghe sách, nghe truyện. Đương nhiên, đọc sách in hay đọc sách điện tử, cũng là đọc. Không phải ngồi cầm quyển sách, lật từng trang mới là đọc sách. Tuy nhiên, với cách đọc mới này, những cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang được tóm gọn trong vài chục trang. Những cuốn sách nâng cao kiến thức, câu chuyện lịch sử cũng chỉ gói gọn trong 3 – 4 phút trên mạng. Điều đó đòi hỏi những nhà sáng tạo nội dung cần đặc biệt lưu ý để văn chương không bị biên tập, cắt gọn tới mức biến dạng nội dung, nhà báo Phong Điệp cho biết thêm.
[6] Có thể nói, việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là một xu thế tất yếu. Sách điện tử có thể sẽ là hình thức của sách trong tương lai. Điều đó đòi hỏi những người viết sách cũng cần phải đổi mới về phong cách viết, hình thức truyền tải để phù hợp với xu thế hiện nay. Cùng với đó, những nhà quản lí trang mạng cũng như cơ quan quản lí nhà nước cũng cần chú ý hơn trong việc rà soát nội dung để sách điện tử đến với bạn đọc một cách ý nghĩa nhất.
[7] Văn hóa đọc có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ nâng cao nhận thức mà còn hình thành nhân cách con người. Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc đối với mỗi cá nhân và sự phát triển của xã hội. Bất cứ thời đại nào, cũng coi trọng việc đọc và đọc sách chính là phương pháp tự học hiệu quả nhất. Vì vậy, ngay từ khi ở bậc tiểu học, cha mẹ và thầy cô giáo hãy khuyến khích, hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả. Điều đó sẽ giúp hình thành thói quen đọc sách và có thể khuyến khích giới trẻ đến với sách nhiều hơn.
(Thu Hằng, https://vov2.vov.vn)
Câu 48:
Theo bài viết, những đối tượng cần lan tỏa và hình thành thói quen đọc sách là:
Chọn đối tượng đúng:
Theo bài viết, những đối tượng cần lan tỏa và hình thành thói quen đọc sách là:
Chọn đối tượng đúng:
Đoạn văn 2
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
Không ai biết tên thật của gã là gì. Mười mấy năm về trước, gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ này. Gã sống đơn độc một mình, đến con chó để làm bạn cũng không có. Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm. [...] Một buổi trưa, gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. Bất thần gã tỉnh dậy. Gã vớ luôn cái mác bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổ chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người. Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất. Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không há họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ. Không biết có phải do đấy mà gã mang tên “Võ Tòng” hay không? Chứ theo như một vài ông lão đa sự, thì ngày xưa, gã là một chàng trai hiền lành, ở tận một vùng xa lắm. Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai. Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt. Chị ấy, lúc có chửa đứa đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng. Gã đàn ông hiền lành, quý vợ rất mực ấy bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn. Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. “Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà…. thì số mày tới rồi!”. Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba toong lên đầu gã đến cái thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu. Nhưng gã không trốn chạy. Gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bỏ tay chịu tội. Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ thì nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh. Người trong xã vốn ghét tên địa chủ hống hách, khấp khởi chờ xem cuộc rửa thù bằng máu lần thứ hai. Nhưng họ đã thất vọng. Gã chỉ kêu trời một tiếng rồi cười nhạt bỏ làng ra đi. Những người đa sự quả quyết rằng chính gã đã mang tên “Võ Tòng” từ lúc xách dao đến nhà việc chịu tội. Còn như những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người gã, và gã trở nên một người giỏi võ từ lúc nào, thì có kẻ nói đó là dấu vết trong những năm gã ở tù, lại có người bảo đó là mới có từ lúc gã đi giang hồ. Hơn mười năm sống trơ trọi giữa rừng, mặc dầu, cũng có nhiều người đánh tiếng mối mai cho gã, nhưng tuyệt nhiên Võ Tòng không để mắt tới một người đàn bà nào nữa. Ở trong rừng lâu năm chầy tháng, gã ngày càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng ai cũng mến gã ở cái tính tình chất phác, thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại mình không. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết, nói một cách chắc chắn như vậy...
(Trích Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)
Câu 53:
Đoạn trích tập trung khắc hoạ nhân vật Võ Tòng từ các phương diện nào sau đây?
Chọn 2 đáp án đúng:
Đoạn trích tập trung khắc hoạ nhân vật Võ Tòng từ các phương diện nào sau đây?
Chọn 2 đáp án đúng:
Đoạn văn 3
Momen là xu hướng của một lực làm quay một vật quanh một trục. Lượng momen xoắn tác dụng lên một vật phụ thuộc vào cả lực tác dụng (F) và chiều dài của cánh tay đòn (d), là khoảng cách giữa lực tác dụng và điểm xoay.
Giả sử lực vuông góc với cánh tay đòn, phương trình mô-men xoắn như sau: M = F.d
Trọng lượng là một lực thường tạo ra một mô-men xoắn. Trọng lượng của một vật thể được xác định bởi khối lượng của nó (m) và bởi gia tốc do trọng trường (g), trên Trái Đất bằng 9,8 m/s2. Vì trọng lượng là một loại lực nên nó được đo bằng Newton (N).
Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm khảo sát momen lực và trọng lượng.
Thí nghiệm 1:
Thiết kế một hệ thống đòn bẩy như sơ đồ 1 dưới đây. Quả nặng 30 N được treo ở phía bên trái, ở mốc 0,35 m. Sau đó, học sinh treo một quả nặng M vào phía còn lại và xác định vị trí của quả nặng đó sao cho thước đo thăng bằng. Kết quả của các lần thực hiện được ghi lại trong bảng 1.
Bảng 1 |
|
Trọng lượng quả nặng M (N) |
Vị trí cân bằng (m) |
10 |
0,95 |
20 |
0,725 |
30 |
0,65 |
40 |
0,6125 |
50 |
0,59 |
60 |
0,5750 |
Thí nghiệm 2:
Học sinh dùng 4 khối A, B, C, D. Đầu tiên, treo khối A ở vạch O của thước đo trên đòn bẩy và vật B ở vị trí 1m. Sau đó di chuyển thước đó sao cho đến vị trí hệ cân bằng. Hệ thống được biểu diễn trong Sơ đồ 2. Kết quả vị trí cân bằng của đòn bẩy qua các lần thí nghiệm được ghi lại trong bảng 2:
Bảng 2 |
|
Các khối |
Vị trí cân bằng (m) |
A và B |
0,2 |
A và C |
0,429 |
A và D |
0,6 |
B và C |
0,75 |
B và D |
0,858 |
C và D |
0,6667 |
Đoạn văn 4
Học sinh nghiên cứu các lực bằng cách sử dụng 2 mặt cân phẳng giống hệt nhau, Thang đo A và Thang đo B, một trong số đó được thể hiện trong Hình 1.
Trọng lượng của mặt cân của cân là không đáng kể. Khi một lực (chẳng hạn như lực do trọng lượng tạo ra) tác dụng lên bề mặt của mặt cân, kim sẽ quay theo chiều kim đồng hồ ra khỏi điểm 0 trên mặt số. Lượng quay tỷ lệ thuận với cường độ của lực.
Nghiên cứu 1:
Trước mỗi lần thử nghiệm 1-3, học sinh điều chỉnh kim chỉ thị của cả hai cân A và B về 0. Trong thử nghiệm này, cân A được xếp chồng lên trên cân B (xem Hình 2). Trong Thử nghiệm 1, không có vật nặng nào được đặt trên mặt cân của cân A; trong Thử nghiệm 2, quả cân 5 (N) được đặt trên mặt cân của cân A; và trong Thử nghiệm 3, một vật nặng 10 N được đặt trên mặt cân của cân A. Các chỉ số quay số cho 3 thử nghiệm cũng được hiển thị trong Hình 2.
Nghiên cứu 2:
Học sinh đặt bút chì lên mặt cân của mỗi cân và đặt trên đầu bút chì một tấm bảng cách 2 thang đo khoảng cách 0,40 m. Trước mỗi lần thử nghiệm 4-6, học sinh điều chỉnh kim chỉ thị của cân A và B về vị trí 0 (xem Hình 3).
Hình 3
Trong mỗi lần thử nghiệm trong số 3 thử nghiệm này, một quả nặng 10,0 N được đặt lên bảng ở các khoảng cách khác nhau so với bút chì trên cân B (xem Hình 4). Trong Thử nghiệm 4, quả nặng cách bút chì 0,10 m; trong Thử nghiệm 5, quả nặng cách bút chì 0,20 m; và trong Thử nghiệm 6, quả nặng cách bút chì 0,30 m. Các chỉ số quay số cho 3 thử nghiệm cũng được hiển thị trong Hình 4.
Đoạn văn 5
Độ tan hay độ hòa tan là đại lượng đặc trưng cho khả năng hòa tan của một chất vào dung môi để tạo thành dung dịch đồng nhất. Hay còn được hiểu là số gam chất đó tan được trong 100 gam dung môi (thường là nước) để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất như sau:
Nhiệt độ
- Đối với chất khí, độ tan của nó trong dung môi tỷ lệ nghịch với nhiệt độ. Vì vậy, chúng ta có thể loại bỏ các chất khí như ra khỏi dung môi bằng cách tiến hành đun nóng mà không làm biến đổi hay phân hủy các chất.
- Đối với chất rắn thu nhiệt, nhiệt độ càng cao thì độ tan sẽ càng lớn. Còn đối với chất rắn tỏa nhiệt, nhiệt độ càng cao thì độ tan càng giảm.
Áp suất (đối với chất khí)
Theo định luật Henry, các chất khí với độ tan nhỏ và áp suất không quá cao thì lượng chất khí hòa tan trong một thể tích chất lỏng xác định sẽ tỷ lệ thuận với áp suất của nó trên một bề mặt chất lỏng ở nhiệt độ không đổi. Vì vậy, nếu tăng áp suất, độ tan của chất khí sẽ được tăng lên và ngược lại.
Đồ thị sau biểu diễn độ tan của một số chất theo nhiệt độ.
Hình 1. Độ tan của một số chất
Câu 75:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Từ đồ thị cho biết các chất có độ tan tăng khi nhiệt độ tăng.
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Từ đồ thị cho biết các chất có độ tan tăng khi nhiệt độ tăng.
Đoạn văn 6
Iron(III) oxide thường được biết đến là gỉ sét. được tạo ra do phản ứng của sắt – một kim loại rất phổ biến – với nước
Bảng 1 cho biết lượng được tạo ra theo thời gian từ 15 gam Fe ngâm trong các chất lỏng khác nhau: 100 mL nước cất, dung dịch muối được tạo ra từ việc hoà tan 20g muối trong 100 mL nước cất và dung dịch đường được tạo ra từ việc hoà tan 20 g đường trong 100 mL nước cất.
Bảng 1 |
||||
Dung dịch |
Số gam Fe2O3 được tạo ra |
|||
Ngày 2 |
Ngày 4 |
Ngày 6 |
Ngày 8 |
|
Nước cất |
0,34 |
0,40 |
0,59 |
0,72 |
Nước muối |
0,56 |
0,81 |
1,23 |
1,84 |
Nước đường |
0,00 |
0,05 |
0,11 |
0,19 |
Thử nghiệm trên với nước cất được lặp lại 4 lần. Với mỗi thử nghiệm, 100 mL nước lại được đưa đến một pH khác nhau được tạo ra bởi dung dịch đệm.
Câu 84:
Dựa vào bảng 1, lượng được tạo ra bởi dung dịch nước đường tính từ ngày 6 đến ngày 8 là bao nhiêu?
Đoạn văn 7
NUCLEOTIDE
Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là nucleotide. Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide: gồm 3 thành phần chính:
(1) một phân tử photphoric acid.
(2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C5H10O4) ở DNA và ribose (C5H10O5) ở RNA.
(3) một trong các loại nitrogenous bases.
Hình 1. Cấu tạo nucleotide cấu tạo nên ADN hoặc ARN
Các nucleotide liên kết với nhau theo kiểu đường deoxyribose của nucleotide phía trước liên kết với photphoric acid của nucleotide phía sau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết este) theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA.
Khi Erwin Chargaff và cộng sự phân tích thành phần DNA của nhiều sinh vật khác nhau, họ thấy rằng nồng độ của thymine luôn bằng nồng độ của adenine và nồng độ của cytosine luôn bằng với nồng độ của guanine. Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra kết luận: số lượng A = T, G = C; tỉ số A+T/G+C đặc trưng cho mỗi loài sinh vật. Watson và Crick đã mô tả mô hình cấu trúc không gian của phân tử DNA như sau:
- Phân tử DNA gồm hai chuỗi polynucleotide xoắn song song ngược chiều quanh một trục chung. Các gốc nitrogenous bases quay vào phía trong của vòng xoắn, còn các gốc H3PO4, pentose quay ra ngoài tạo phần mặt của hình trụ.
- Khoảng cách giữa các cặp nitrogenous base là 3,4 Å. Cứ 10 nucleotide tạo nên một vòng quay. Chiều cao của mỗi vòng xoắn là 34 Å, gồm 10 bậc thang do 10 cặp nitrogenous bases tạo nên. Đường kính của vòng xoắn là 20 Å.
- Tính chất bổ sung giữa các cặp nitrogenous base dẫn đến tính chất bổ sung giữa hai chuỗi polynucleotide của DNA. Do đó biết thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi này sẽ suy ra thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi kia.
Hình 3. Cấu trúc không gian của phân tử DNA
Đoạn văn 8
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
Ung thư có thể hình thành ở bất kì tế bào nào trong cơ thể và sẽ hoạt động rất khác so với một tế bào bình thường. Thay vì chết đi khi đã không còn hữu ích, tế bào ung thư lại tiếp tục phát triển và phân chia vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng cũng không thể trưởng thành như các tế bào khỏe mạnh khác mà vẫn ở mãi trạng thái chưa hoàn chỉnh.
Tế bào ung thư cũng có nhu cầu về oxi và chất dinh dưỡng từ máu như những tế bào bình thường khác để phát triển và tồn tại. Khi các tế bào ung thư không ngừng tăng sinh, khối u cũng dần hình thành. Một khối u nhỏ có thể dễ dàng phát triển nhờ được các mạch máu gần đó nuôi dưỡng.
Các nhà khoa học thực hiện để xác định ảnh hưởng của nồng độ glucose và calcium đối với sự phát triển của ba loại tế bào ung thư khác nhau. Mỗi đĩa nuôi cấy chứa 0,5 triệu tế bào, được thêm vào một dung dịch chứa nồng độ glucose hoặc calcium đã biết.
Hình 1. Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nồng độ glucose và calcium
đối với sự phát triển của ba loại tế bào ung thư khác nhau
Khi khối u trở nên lớn hơn, các tế bào ung thư có thể lan đến các mô xung quanh bằng một lực đẩy. Tế bào ung thư cũng tạo ra các enzyme khiến những tế bào và mô khỏe mạnh khác bị phá vỡ. Ung thư xuất hiện tại các mô lân cận vị trí cũ ban đầu được gọi là tế bào ung thư xâm lấn hoặc ung thư ác tính. Tế bào ung thư cũng có thể tiến đến các bộ phận khác ở vị trí xa hơn nơi bắt đầu khởi phát của chúng. Quá trình này được gọi là di căn. Các tế bào ung thư di căn là khi chúng tách ra khỏi khối u và di chuyển đến một khu vực mới trong cơ thể thông qua hệ thống máu hoặc bạch huyết.
56 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%