Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 11)

184 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 10

Thế giới tuyệt đẹp…

[1] Trong ý nghĩ của công chúng, hoạt động khoa học thường được coi là một việc làm hoàn toàn duy lí, chỉ dựa trên logic thuần túy và tước bỏ mọi cảm xúc, và vật lí cũng là một môn khoa học nên hoàn toàn không biết đến thưởng ngoạn cái đẹp. Nó không có quyền đưa ra những đánh giá tốt, xấu, mà chỉ tính đến những sự kiện chính xác, lạnh lùng và khách quan. Tuy nhiên, dù là một nhà khoa học nhưng tôi vẫn nhạy cảm với cái đẹp và sự hài hòa của thiên nhiên như một nhà thơ hay một họa sĩ. Trong công việc, ngoài những suy ngẫm, cân nhắc ở cấp độ lí trí ra, tôi vẫn thường để mình bị dẫn dắt bởi những suy ngẫm mĩ học. Ý nghĩ cho rằng công việc của một nhà khoa học hoàn toàn không có xúc cảm là hết sức sai lầm. Con người luôn có lí trí và tình cảm, và nhà khoa học, cũng như bất kì ai, không thể tách rời những cảm xúc của mình ra khỏi lí trí khi tìm cách đối thoại với tự nhiên. Các nhà bác học vĩ đại nhất cũng đều đưa ra ý kiến rõ ràng về vai trò của cái đẹp đối với khoa học. Chẳng hạn, nhà toán học người Pháp Henri Poincaré đã nói: “Nhà khoa học không nghiên cứu tự nhiên vì mục đích vụ lợi. Anh ta nghiên cứu nó vì tìm thấy ở đó niềm vui sướng; và anh ta tìm thấy niềm vui sướng bởi vì tự nhiên rất đẹp. Nếu tự nhiên không đẹp, nó sẽ không đáng để nghiên cứu, và cuộc đời cũng sẽ không đáng sống.” Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến này. Đối với tôi, niềm đam mê nghiên cứu thực tại, không nghi ngờ gì nữa, được thúc đẩy trước tiên bởi sự cảm nhận cái đẹp của thế giới.

[2] Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng ta và làm chúng ta choáng ngợp. Như Mặt Trời không phải chỉ là nguồn sống, là ánh sáng và năng lượng; nó còn là nguồn của sự lộng lẫy và kinh ngạc. Khi đùa giỡn với bụi nước, với các phân tử khí và các tinh thể băng, khi phản xạ trên bề mặt các hạt bụi, cây cối, núi non, khi soi mình trên mặt nước đại dương và ao hồ, hay khi luồn lách giữa các đám mây, trong sương mù, Mặt Trời của chúng ta đã tạo ra những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, làm dịu trái tim và an ủi tâm hồn. Một vẻ đẹp thường xuyên an ủi và đôi khi thậm chí còn cứu rỗi chúng ta.

[3] Thế giới không “bắt buộc” phải đẹp, nhưng nó thực sự là như thế. Chúng ta sống trong một thế giới đầy những kì quan quang học, và bầu trời là mặt bức tranh hoành tráng nơi màu sắc và ánh sáng tác động và phô diễn một cách bất ngờ nhất. Bạn không thể không ấn tượng với cầu vồng - cái vòng cung đa sắc khổng lồ xuất hiện giữa những giọt nước mưa ở cuối một trận mưa dông, sự hài hòa về sắc màu và sự hoàn hảo của các cung tròn đã tạo nên cây cầu nối giữa hai bờ thơ ca và khoa học, khiến người ta phải khâm phục và sùng kính. Rồi cảnh hoàng hôn, một lễ hội của sắc vàng, cam và đỏ chiếu rọi bầu trời ngay trước khi vầng dương biến mất dưới chân trời. Khi chúng ta buồn, đôi khi chỉ cần nhìn bầu trời xanh, đầy nắng không một gợn mây cũng đủ để vơi bớt nỗi muộn phiền. Những cảnh cực quang, khi ánh sáng bị khuếch tán với những sắc màu, hình dạng và chuyển động biến hóa dường như vô tận, mà chúng ta chỉ quan sát thấy ở những vùng vĩ độ cao, quả là một cảnh tượng thần kì khiến ta phải nghẹt thở. Chúng ta sống trong một thế giới cực kì phong phú và đa dạng, với một thiên nhiên không ngừng tự do sáng tạo và đổi mới. Trong các chuyến đi thường xuyên tới các đài thiên văn ở khắp nơi trên thế giới, tôi luôn kinh ngạc trước những rừng xương rồng trong môi trường khô cằn hoang dã và uy nghi của sa mạc Arizona, nơi có đài thiên văn Kitt Peak, hay sự hùng vĩ của dãy Andes ở Chile nơi đặt đài thiên văn Nam Âu. Do không thể cạn kiệt, sự tráng lệ của tự nhiên không bao giờ làm tôi hờ hững.

(Trịnh Xuân Thuận, Vũ trụ và hoa sen, NXB Trí thức)

Text 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11 - 20

Người ở bến sông Châu

[1] Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ. […]

Chú San lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Đám rước đông, Mai phải phụ với ông chèo đò chở mấy chuyến mới hết. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng nay, chưa xin được việc. Chú mặc áo sơ vin, thắt ca ra vát đứng ngay ở mũi đò. Các cô mặc áo cổ lá sen; các bà, các ông mặc áo nâu sồng ngồi ở khoang đò, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Mặt chú San tươi, rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười, răng trắng lấp loá. […]

Đám rước dâu qua sông một lúc thì dì Mây về. Dì đeo chiếc ba lô bạc màu toòng teng ở một bên vai. Dì đứng ở bờ đê xóm Bãi gọi ông. Giọng dì nghèn nghẹn lẫn trong ráng chiều lúc hiện lên rất rõ, lúc nhoè đi. Ông đứng ở cửa lều cỏ dỏng tai nghe. Trong tiếng gió và sóng, Mai cảm nhận tiếng vọng của một thời xa lắc. Và loáng thoáng cả tiếng bọn trẻ chăn trâu: “Cô ... ô... ơi. Lỡ đò rồi”.

Mai cứ ngỡ mình trong mơ. Khi bừng tỉnh, Mai đã thấy ông chèo đò ra giữa dòng sông. Dì Mây bước tập tễnh, tập tễnh xuống bến. Ông quẫy chèo gấp gáp. Mắt ông nhoè đi. Đò kịch bến. Dì Mây nhào xuống đò. Đò ngang tròng trành, tròng trành. Ông ôm lấy dì. Đôi vai rung lên. Ông nói từng hơi đứt quãng: “Mây ơi! Sao đến hôm nay mới về... chậm mất rồi! Con ơi!...Cha cứ tưởng...”[…]

Chập tối.

Gió ở bến sông Châu thổi quằn quặn. Chuối sau túp lều cỏ tàu lá rung lật bật. Nước sông Châu chảy xa xá, vài con két đi ăn về muộn thỉnh thoảng kêu lạc loài giữa không trung. Mai rốn lại neo chặt đò. Ông đi trước, dì Mây thập thễnh theo sau về xóm Trại. Đóng xong cửa túp lều ở bến sông, Mai vội tắt qua đám mạ về nhà. Ba đứa em gái lạ dì, trố mắt đứng nhìn. Ông gỡ tấm ảnh dì Mây viền đen trong khung kính và bằng Tổ quốc ghi công cất vào tủ. Dì Mây đứng trước bàn thờ chịu tang bà. Dì gục đầu cạnh bát hương, nức nở: “Ối u ơi! Là u ơi! Ngày con đi u bảo cầu mong cho bom đạn tránh người. Lúc đi chín, lúc về mười, lấy chồng cho u bế cháu...”.

[2] Bên nhà ông, hàng xóm vẫn chưa biết dì Mây về. Cả nhà nói chuyện thủng thẳng. Ông hỏi bâng quơ những chuyện xưa xa lắc. Bố an ủi dì Mây cao số. Chuyện trò chẳng biết vui hay buồn. Mẹ đụng phải cái gì cũng rơi, cũng vỡ. Tim Mai đập thon thót. Thỉnh thoảng bố hỏi, dì Mây miễn cưỡng trả lời, bụng dạ cứ để ở bên nhà chú San. Dì linh cảm điều bất hạnh đã xảy ra. Trớ trêu quá! Sự thật phũ phàng đã dập tắt niềm vui và khát vọng của dì. Dì Mây bẽ bàng, cô đơn. Dì hận. Dì tủi. Lặn lội khắp nẻo đường Trường Sơn, dì mong mỏi ngày gặp lại. Thế mà người ta có biết dì về đâu. Người ta đang sung sướng, hạnh phúc kìa. Lại còn cười nữa trời ơi. Dì Mây nhắm mắt lại trốn tránh ánh đèn măng sông đám cưới. Đó là thứ ánh sáng hạnh phúc của người tình xưa chiếu vào tận sâu thẳm lòng dì. Nó như muôn vàn mũi kim nhọn châm, chích vào trái tim dì đang rỉ máu... Dì mở mắt. Xót xa nhìn cái chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt... […]

[3] Một lát sau, chú San rẽ hàng dâm bụt, bổ sang. Người chú quấn đầy dây tơ hồng. Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu rít liên tục. Chú San nhận lỗi, xin phép được nói chuyện với dì. Dì Mây nuốt nước mắt vào trong: “Giờ không còn gì để nói nữa. Anh về đi!”. Dì chống nạng gỗ lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ. Chú San đứng phắt dậy đi theo: “Cho anh nói một câu”. “Không!” “Anh chỉ xin nói một câu thôi”. Dì Mây thở hổn hển, tay vin cành dựa hẳn vào cây bưởi. “Anh có lỗi. Anh tệ quá. Mây cứ chửi mắng anh đi”. Chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút lên không trung. Dì Mây tức tưởi: “Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không. Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt”. […]

Mai ra múc nước, gầu va vào thành giếng. Hai người bừng tỉnh. Giọng chú San bồi hồi: “Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu”. Tiếng dì Mây da diết: “Ngày ở Trường Sơn, trang nhật ký nào cũng có tên anh”. Hồi ức trở về những ngày xa nhau. Một thời đã qua ở hai khung trời xa cách lại hiện lên. Người con gái ở Trường Sơn đạn nổ bom rơi, người con trai ở xứ bạn đầy hoa tuyết trắng rơi rơi, êm ả, thanh bình... Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ tình yêu, tình thương lại bùng lên bất chợt, cồn cào, da diết. Chú San đột nhiên vung tay đấm rung cành bưởi: “Mây! Chúng ta sẽ làm lại”. “San! Anh nói gì thế???”. “Anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau”. Dì Mây lặng đi, người rũ ra, mềm oặt. Dì từ từ khuỵu xuống. Chú San sẽ sàng đỡ dì ngồi xuống đống củi xếp cạnh gốc cây bưởi. […]

“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo dì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”. Cô Thanh đứng bên kia hàng dâm bụt mếu máo nói với sang: “Chị ơi! Chúng em ơn chị”. Không đáp lại, dì Mây quay ngoắt lưng, chẳng biết mặt cô Thanh lúc ấy tròn hay méo. Dì ném xoạch đôi nạng gỗ xuống sân, ôm mặt khóc hu hu. Dì khóc như chưa bao giờ được khóC. Bao oan khúc tức tưởi dồn nén chặt vỡ oà ra. Mẹ thút thít dìu dì Mây vào trong nhà. Dì nằm úp mặt vào tường thổn thức.

Đêm dài quá.

[4] Tin dì mây về loang đi khắp xóm Trại. Dì Mây ngượng ngùng tiếp khách. Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa. Nửa buổi, vãn khách, dì Mây lại khoác ba lô ra lều cỏ. Dì ngồi trên bờ đê cao ngẩn ngơ nhìn hoa gạo đỏ rắc đầy bến sông Châu. Mai se sẽ ngồi bên: “Dì ơi! Dì về được nhà là mừng lắm. Người còn là quí nhất, dì ơi”. Dì Mây mơ màng như không nghe Mai nói. Dì khe khẽ, thì thầm: “Ngày xưa, dì và chú San thường ngồi ở bến sông này...” Lặng đi một lát, lại nói tiếp trong hơi thở: “Dì chèo đò đưa chú đi học cũng vào mùa hoa gạo...”. Dì thở dài, nuối tiếc. Đôi mắt nhìn xa xăm.

[5] Dì Mây thỉnh thoảng cũng phụ với ông chèo đò. Dì bỏ chân giả, chống nạng gỗ khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi, hai tay cầm chèo quẫy nước. Lũ bạn Mai đi học cấp ba trường huyện chẳng bao giờ dì lấy tiền đò. Đi nhờ mãi cũng ngại, bọn nó bảo: “Chúng cháu sức dài vai rộng, dì giúp mãi, ngại quá!”. Dì Mây cười: “Đáng là bao, cho chúng mày nợ đến nữa có lương rồi trả”. Bọn nó nhao nhao: “Ứ trả đâu. Chúng cháu dồn lại, dì lấy chồng đi mừng luôn thể”. Dì Mây chợt thoáng buồn. Chúng nó kín đáo nhìn nhau nói lảng sang chuyện khác. Thương dì, mỗi lần qua chúng nó bỏ vào lều có khi thì hoa quả, lúc lại bánh trái. Có đứa còn ngắt cành hoa loa kèn to cắm ở đầu chõng tre dì nằm nữa. Lũ bạn Mai như một đàn chim sẻ chợt ùa đến, thoắt bay đi, làm cho bến sông Châu lúc ồn ào náo động, lúc lại im ắng, buồn tẻ.[…]

[6] Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng. Thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba loay hoay đỡ mãi, cô Thanh không đẻ được. Cô cứ luôn mồm kêu: “Chị Ba ơi... Em chết mất... Em đau quá! ...”. Cô đuối dần không còn sức rặn, một hai phần sống tám chín phần chết. Đường lên huyện xa lắc. Đò ngang cách trở. Mưa gió dầm dề. Người ướt lướt thướt, chú San mặt cắt không còn một hạt máu. Dì Mây khoác áo mưa đến. Chú San đang dở khóc dở mếu. Thím Ba lại vướng thằng Cún. Nó khóc ngằn ngặt không dời thím nửa bước. Thím bực mình đét vào đít nó một cái: “Con với cái. Rõ khổ”. Thím Ba kéo dì Mây ra ngoài hiên, rỉ tai: “Đưa lên huyện không kịp mà động dao kéo vào cũng không cứu nổi. Nhà nó, chồng lêu bêu chưa xin được việc. Ba cái đồng bạc đi nước ngoài về ăn hết rồi tiền đâu thuốc men. Vạ lây. Mày khốn”. Như thể không nghe thím Ba nói, dì Mây tiêm thuốc tê, thuốc trợ sức, rạch rộng rồi bảo cô Thanh cố rặn. Cô Thanh nhìn dì Mây bằng con mắt sợ hãi, cầu cứu. Dì nhỏ nhẹ: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào... Cố lên em... Cố lên...”. Cô Thanh mím môi, oằn mình dồn sức. Khiếp quá! Mai chạy ra ngoài đứng. Lúc sau, nghe loáng thoáng tiếng dì Mây bảo thím Ba băng lại rốn cho đứa bé. Dì Mây khâu xong vừa lúc trời rạng, mưa ngớt từ lúc nào. Mồ hôi dì vã ra như tắm. Dì Mây thở phào. Thím Ba bảo: “Mặt nó tím ngắt mà không khóc”. Dì Mây ghé miệng vào mũi nó mút mút rồi phát nhẹ vào đít nó một cái. Tiếng oe oe bật ra. Chú San ở ngoài nhẩy cẫng lên: “Sống rồi! Con ơi...”. Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ khóc tức tưởi. “Ơ cái con này!”. Thím Ba ngạc nhiên. Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của dì hoà lẫn tiếng oe oe của đứa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn.

Chú San vào, bối rối. Thím Ba bảo: “Tôi hiểu ra rồi. Cứ để con Mây nó khóC. Xúm vào đưa vợ về phòng sau đẻ”. Chú San lóng ngóng vịn vào xe đẩy. Khi chú San quay lại. Dì Mây không còn ở đó nữa. Dưới nền trời bàng bạc là muôn triệu hạt mưa bụi li ti, giăng giăng bay trắng dòng sông Châu. Bóng dì Mây thấp thoáng trong bụi mưa, bước thấp, bước cao, ở phía cuối con đường về bến.

Mấy ngày sau, chú San đặt tên con bé cũng là Mây. Thím Ba lắc đầu lè lưỡi: “Khiếp quá! Gần hai mươi năm tao làm bà đỡ, chưa thấy ca nào khó thế”. Thím bảo dì Mây: “Mày tài thật! Đưa lên huyện là họ mổ toác cái bụng ra ấy chứ”. Dì Mây thơm thơm cái miệng nhỏ xinh xinh của con bé đang chóp chép. Cô Thanh sướt mướt: “Nhà em ơn chị đời đời”. Dì Mây cho con bé ít tiền. Cô Thanh chối đây đẩy. “Tôi cho nó chứ có cho cô đâu”. Dì Mây bảo thế. Chú San đứng im, chả biết chú nghĩ gì.

(Sương Nguyệt Minh, Người ở bến sông Châu)

Text 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 21 - 26

Một sinh viên đã nghiên cứu chiếu sáng bằng cách sử dụng như sau

thiết bị:

- 6 bóng đèn giống nhau (A-F)

- Mạch 1, nguồn phát sáng cho bóng đèn A - E

- Mạch 2, nguồn phát sáng cho bóng đèn

- 2 khối parafin giống nhau

- Một lá nhôm có cùng chiều dài và chiều rộng như một khối parafin

- Một thước đo

Ánh sáng có thể xuyên qua từng khối paraffin và mỗi khối phát sáng khi ánh sáng xuyên qua nó. Lá nhôm được đặt giữa 2 khối. Các thiết bị chiếu sáng, bóng đèn, khối, lá nhôm và thước đo được sắp xếp như trong Hình 1.

Trong các thí nghiệm sau, đế của mạch 2 luôn cách lá nhôm  và L là khoảng cách từ đế của mạch 1 đến lá nhôm.

Khoảng cách giữa các bóng đèn liền kề mạch1 là như nhau đối với tất cả các bóng đèn.

Bóng đèn F luôn sáng.

Thí nghiệm 1:

Học sinh đó tắt đèn trong phòng, thắp sáng Bóng đèn A và thay đổi L cho đến khi 2 khối parafin trông sáng như nhau. Quá trình này được lặp lại với bóng đèn B-E. Các kết quả được thể hiện trong Bảng 1.

Thí nghiệm 2

Quy trình từ Thí nghiệm 1 được lặp lại bằng cách sử dụng các kết hợp các bóng đèn A đến E. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.

Text 4:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 27 - 32:

Xe tàu lượn siêu tốc thường được sử dụng làm mô hình biến đổi năng lượng. Đứng yên tại điểm xuất phát, ô tô có thế năng hấp dẫn. Khi nó di chuyển dọc theo đường ray, thế năng được chuyển thành động năng và sau đó trở lại thành thế năng khi ô tô tiến đến điểm kết thúc của tàu lượn siêu tốc.

Thế năng hấp dẫn của một vật có thể được tính bằng tích của khối lượng của vật, gia tốc trọng trường và độ cao của vật so với mặt đất: Wt = mgh

Trong một hệ không ma sát, thế năng ở đầu và cuối của tàu lượn siêu tốc sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, ma sát giữa tàu và đường ray gây ra sự tiêu hao ma sát để biến một phần năng lượng thành nhiệt và âm thanh. Lượng năng lượng tiêu hao do ma sát có thể được tính bằng tích của lực ma sát tác dụng lên một vật và quãng đường mà vật đó đi được: A = Fmsd

Một nhóm sinh viên đã chế tạo một tàu lượn siêu tốc bằng viên bi với đường ray từ ống cách nhiệt bằng ống xốp và cố gắng xác định các điều kiện có thể tối đa hóa chiều cao của ngọn đồi của tàu lượn siêu tốc. Học sinh tiến hành hai thí nghiệm để nghiên cứu

Thí nghiệm 1:

Hình 1 cho thấy cách thiết lập ban đầu cho tàu lượn siêu tốc bằng viên bi. A biểu thị chiều cao bắt đầu (chiều cao thả) và C biểu thị chiều cao kết thúc (chiều cao đỉnh) của viên bi. B là điểm thấp nhất nằm giữa A và C.

Học sinh bắt đầu với độ cao thả rơi 0,6 m và kéo căng ống tàu lượn siêu tốc ra theo chiều dài nằm ngang 1 m. Sau đó, họ thay đổi độ cao của đỉnh cho đến khi viên bi có thể lên đến đỉnh đồi thành công mà không cần phải vượt qua. Để nghiên cứu ảnh hưởng của thế năng hấp dẫn ban đầu của viên bi, các sinh viên đã tiến hành thêm ba thử nghiệm nữa với các độ cao thả khác nhau. Bảng 5.3 ( bảng 1) trình bày kết quả của từng thử nghiệm.

Thí nghiệm 2:

Học sinh bắt đầu với độ cao thả rơi là 1,2 m và kéo ống tàu lượn siêu tốc ra theo chiều dài nằm ngang là 1,0 m. Sau đó, học sinh thay đổi độ cao của ngọn đồi cho đến khi viên bi có thể lên tới đỉnh đồi thành công mà không cần vượt qua. Để nghiên cứu ảnh hưởng do ma sát, các sinh viên đã tiến hành thêm hai thử nghiệm nữa bằng cách sử dụng các đoạn đường có chiều dài ngang khác nhau. Bảng 2 trình bày kết quả của từng thử nghiệm.

 

Text 5:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 33 - 39:

pH VÀ CUỘC SỐNG

pH được sử dụng như một đại lượng liên hệ trực tiếp với nồng độ H+ để đánh giá độ acid/ base của một dung dịch. Đại lượng pH được định nghĩa qua biểu thức sau:

pH = −lg[H+] hay qua biểu thức tương đương [H+] = 10−pH

Lấy [H+] = 10−7 M làm mốc trung gian, có liên hệ sau đây:

Nhiều quá trình hoá học trong tự nhiên, sản xuất và cơ thể sống xảy ra trong dung dịch nước với sự có mặt của các acid và base. Thông thường, các quá trình này diễn ra trong điều kiện ổn định về thành phần các chất và ion, trong đó có nồng độ H+. Do vậy, một sự thay đổi đáng kể về pH có thể dẫn tới những ảnh hưởng không mong muốn tới những quá trình này.

Chẳng hạn như, dịch vị dạ dày của con người chứa acid HCl với pH dao động trong khoảng từ 2 – 4. Đây là khoảng pH phù hợp để các enzyme tiêu hoá (chất xúc tác sinh học) hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, HCl còn làm nhiệm vụ sát khuẩn, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có trong thức ăn. Trong dịch vị dạ dày còn có pepsin, một chất giúp chuyển hoá protein trong thức ăn thành các chất đạm mà cơ thể hấp thụ được. Pepsin hoạt động tốt nhất ở khoảng pH là 2,0 – 3,0; do vậy ở những điều kiện pH thấp hơn hoặc cao hơn đều gây những ảnh hưởng không tốt tới quá trình chuyển hoá chất đạm bằng pepsin. Hay trong trồng trọt, mỗi loại cây trồng sẽ phát triển tốt nhất trong một khoảng pH của đất xác định: cà chua, xà lách cần giá trị pH khoảng 6,0 – 7,0; khoai tây cần giá trị pH khoản 5,0 – 6,0; khoai lang cần giá trị pH khoảng 5,5 – 6,8… Việc theo dõi và điều chỉnh pH thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng.

Vậy làm thế nào để xác định được khu vực đất này có phù hợp để trồng cà chua hay không? Lúc này phải có một công cụ để giúp cho người nông dân ước chừng được mảnh đất của mình đang có pH bằng bao nhiêu để tiến hành cải tạo đất và gieo trồng. Câu trả lời là có thể sử dụng chẩt chỉ thị pH để làm việc này. Chất chỉ thị pH sẽ có màu sắc khác nhau trong những môi trường có pH khác nhau. Như vậy chỉ cần quan sát sự đổi màu của chất chỉ thị pH rồi so sánh với thang màu tiêu chuẩn người ta cũng đã biết được khoảng pH của môi trường cần dự đoán. Một số chất chỉ thị phổ biến như là quỳ tím, phenolphtalein, methyl đỏ, methyl da cam,… 

Hình 1. Giấy chỉ thị pH và màu của giấy chỉ thị ở các pH khác nhau

Text 6:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 40 - 46

PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG KHOÁNG CHẤT TRONG ĐẤT

Trong nông nghiệp, đất có thể được phân loại dựa trên hàm lượng khoáng chất (lượng kim loại khác nhau có trong đất) và hàm lượng hữu cơ (phần trăm thể tích đất bị chiếm giữ bởi vật chất được tạo ra bởi các sính vật sống). Nồng độ lí tưởng của khoáng chất khác nhau được tính bằng phần triệu (ppm) và được thể hiện trong bảng 1. Nếu hàm lượng của các loại khoáng chất khác nhau là như nhau so với mức tối ưu trong cùng một loại đất thì đất đó được cho là đất được xác định rõ. Ngược lại, nếu hàm lượng các loại khoáng chất khác nhau trong cùng một loại đất thay đổi nhiều so với múc tối ưu thì đất đó được cho là chưa xác định rõ.

Bảng 1. Nồng độ lí tưởng của các loại khoáng trong đất

Thí nghiệm 1:

Người ta thu thập mẫu đất của 5 trang trại khác nhau và mang về phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Đất được làm khô sau đó được pha thành 1L mẫu thử nghiệm. Để đảm bảo rằng không có khoáng chất nào bị giữ lại trong chất hữu cơ của đất, mẫu đất được nung nóng ở nhiệt độ 500oC trong 20 phút, tro của chất hữu cơ được loại bỏ và phần đất còn lại được phân tích nồng độ các loại khoáng chất khác nhau. Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng phần trăm của nồng độ lý tưởng trong bảng 2:

Thí nghiệm 2:

Để xác định phần trăm khối lượng của từng loại đất có chứa chất hữu cơ, quy trình trên được lặp lại, đất được cân trước khi cho vào nung nóng và sau khi loại bỏ tro. Số lượng tế bào sống  (vi khuẩn, nấm,…) trong một mm khối của mỗi loại đất được xác định bằng phân tích kính hiển vi, kết quả được trình bày ở bảng 3:

Text 7:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 47 - 53:

NUCLEOTIDE

Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là nucleotide. Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide: gồm 3 thành phần chính:

(1) một phân tử photphoric acid.

(2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C5H10O4) ở DNA và ribose (C5H10O5) ở RNA.

(3) một trong các loại nitrogenous bases.

   Các nucleotide liên kết với nhau theo kiểu đường deoxyribose của nucleotide phía trước liên kết với photphoric acid của nucleotide phía sau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết este) theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA.

    Khi Erwin Chargaff và cộng sự phân tích thành phần DNA của nhiều sinh vật khác nhau, họ thấy rằng nồng độ của thymine luôn bằng nồng độ của adenine và nồng độ của cytosine luôn bằng với nồng độ của guanine. Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra kết luận: số lượng A = T, G  = C; tỉ số A+T/G+C đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.  

    Watson và Crick đã mô tả mô hình cấu trúc không gian của phân tử DNA như sau:

- Phân tử DNA gồm hai chuỗi polynucleotide xoắn song song ngược chiều quanh một trục chung. Các gốc nitrogenous bases quay vào phía trong của vòng xoắn, còn các gốc H3PO4, pentose quay ra ngoài tạo phần mặt của hình trụ.

- Khoảng cách giữa các cặp nitrogenous base là 3,4 Ao. Cứ 10 nucleotide tạo nên một vòng quay. Chiều cao của mỗi vòng xoắn là 34Ao, gồm 10 bậc thang do 10 cặp nitrogenous bases tạo nên. Đường kính của vòng xoắn là 20Ao.

- Tính chất bổ sung giữa các cặp nitrogenous base dẫn đến tính chất bổ sung giữa hai chuỗi polynucleotide của DNA. Do đó biết thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi này sẽ suy ra thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi kia.

Hình 1. Cấu trúc không gian của phân tử DNA

Text 8:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 54 - 60

VÒNG ĐỜI CỦA SÂU BỘT (Tenebrio molitor)

           Sâu bột (Tenebrio molitor) có vòng đời phát triển qua biến thái hoàn toàn gồm các giai đoạn: trứng; ấu trùng; nhộng và bọ trưởng thành như mô tả trong hình 1. Một nhóm sinh viên đã thực hiện một số nghiên cứu về vòng đời của sâu bột

Hình 1. Vòng đời của sâu bột

        Ở thí nghiệm thứ nhất, nhóm sinh viên nuôi các con sâu bột trong cùng điều kiện và đo khoảng thời gian dài nhất và ngắn nhắt của từng giai đoạn. Kết quả được thể hiện trong hình 2.

Hình 2. Thời gian phát triển của sâu bột

       Trong thí nghiệm hai, các sinh viên chia sâu bột ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm chỉ cho ăn một loại thức ăn và sau đó đo các chỉ số gồm: chiều dài ấu trùng ban đầu, thời gian ở giai đoạn ấu trùng và nhộng, chiều dài trưởng thành. Kết quả được ghi lại trong bảng 1

Bảng 1. Kết quả thí nghiệm 2

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Text 1

Phần tư duy đọc hiểu

Mục đích chính của tác giả trong bài đọc này là gì?

 

Xem đáp án

Câu 10:

Text 1

Thông tin nào được suy ra từ đoạn trích trên? 

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 15:

Text 2

Câu chuyện đã diễn ra trong những không gian nào?

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 18:

Text 2

Từ “đãi bôi” (in đậm, gạch chân) trong đoạn [3] được hiểu là gì?

Xem đáp án

Câu 19:

Text 2

Nhân vật dì Mây nổi bật với những phẩm chất gì? 

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 20:

Text 2

Đâu là nội dung không được suy ra từ câu chuyện? 
 

Xem đáp án

Câu 21:

Text 3

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Điều nào sau đây giải thích đúng nhất tại sao học sinh tắt đèn trong phòng?

Xem đáp án

Câu 24:

Text 3

Giả sử rằng tất cả các bóng đèn trong Vật cố định 1 đã được thay thế bằng một bóng đèn duy nhất. Dựa vào thí nghiệm 1 và 2, nếu 2 khối parafin sáng như nhau khi vật 2 cách lá nhôm 0,200 m và L= 0,446 m thì độ sáng của bóng đèn mới rất có thể là:

 

Xem đáp án

Câu 25:

Text 3

Trong Thí nghiệm 2, giả sử học sinh đã thay Bóng đèn F bằng một bóng đèn sáng hơn nhiều, Bóng đèn G. So với L khi sử dụng Bóng đèn F, L khi sử dụng Bóng đèn G sẽ là:

Xem đáp án

Câu 27:

Text 4

Khi xác định thế năng hấp dẫn của các vật thể khác nhau trên Trái đất, biến nào sẽ được coi là hằng số?

Xem đáp án

Câu 31:

Text 4

Các sinh viên đã sử dụng độ cao thả vật làm biến phụ thuộc trong: 

Xem đáp án

Câu 32:

Text 4

Sự biến đổi năng lượng nào sau đây không được thể hiện bởi tàu lượn siêu tốc bằng đá cẩm thạch trong Thí nghiệm 1 hoặc Thí nghiệm 2?

Xem đáp án

Câu 34:

Text 5

Đâu là khoảng pH phù hợp để trồng cây khoai lang? 

Xem đáp án

Câu 41:

Text 6

Trong nghiên cứu 2, nếu trước và sau khi nung mẫu đất ở nhiệt độ 500oC trong 20 phút và loại bỏ tro, khối lượng của mẫu gần như nhau, kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Câu 42:

Text 6

Trong nghiên cứu 2, trước khi nung mẫu đến 500oC, các nhà khoa học cần làm khô mẫu đất để đảm bảo rằng

Xem đáp án

Câu 46:

Text 6

Hàm lượng P trong nông trại 4 là? 

Xem đáp án

Câu 50:

Text 7

Hình ảnh sau mô tả cấu trúc một đơn phân nucleotit của phân trử AND. Hãy cho biết các thành phần cấu tạo tương ứng trong một nucleotit?

Hình ảnh sau mô tả cấu trúc một đơn phân nucleotit của phân trử AND. Hãy cho biết các thành phần cấu tạo tương ứng trong một nucleotit? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 51:

Text 7

Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các các nuclêôtit là 3'ATGTAXXGTAGG-5'. Trình tự các các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai là

Xem đáp án

Câu 52:

Text 7

Có 2 loài vi khuẩn được tìm thấy ở 2 môi trường sống khác nhau là môi trường suối nước nóng và môi trường bình thường. Khi phân tích ADN, các nhà khoa học thấy loài 1 có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1,3; loài 2 có tỉ lệ này = 0,4. Hãy dự đoán môi trường sống của 2 loài này?

Xem đáp án

Câu 58:

Text 8

Theo bảng kết quả thí nghiệm 2, yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến kích thước trưởng thành của con bọ cánh cứng Tenebrio molitor?

Xem đáp án

Câu 59:

Text 8

Ở thí nghiệm 2, nhóm sâu bột được nuôi bằng lúa mì có thời gian trung bình của giai đoạn ấu trùng là bao nhiêu ngày?

Xem đáp án

Câu 60:

Text 8

Trong vòng đời phát triển, Tenebrio molitor phải trải qua ít nhất 20 ngày ở giai đoạn nào? 

Xem đáp án

Câu 61:

Phần tư duy toán học

Một người đàn ông kiếm được 3.200 USD mỗi tháng khi làm giáo viên trong 10 tháng từ tháng 9 đến tháng 6. Sau đó, anh làm nhân viên pha chế tại một quán cà phê địa phương, nơi anh kiếm được 2.000 USD mỗi tháng trong suốt tháng 7 và tháng 8. Lương trung bình hàng tháng của anh ấy trong 12 tháng là bao nhiêu?

Xem đáp án

Câu 65:

Mật khẩu cho hệ thống máy tính yêu cầu chính xác 6 ký tự. Mỗi ký tự có thể là một trong 26 chữ cái từ A đến Z hoặc một trong mười chữ số từ 0 đến 9. Ký tự đầu tiên phải là một chữ cái và ký tự cuối cùng phải là một chữ số. Có bao nhiêu mật khẩu khác nhau có thể có?

Xem đáp án

Câu 66:

Cho tứ diện SABC có các góc phẳng tại đỉnh S đều vuông. Hình chiếu vuông góc của S xuống mặt phẳng (ABC) là

Xem đáp án

Câu 72:

Đồ thị \(y = f(x + 2)\) thu được bằng cách tịnh tiến đồ thị \(y = f(x)\) 

Xem đáp án

Câu 74:

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng? 

Xem đáp án

Câu 76:

Cho hàm số \(y = f(x)\) liên tục trên R và có bảng xét dấu \(y = f'(x)\) như sau

Cho hàm số \(y = f(x)\) liên tục trên R và có bảng xét dấu \(y = f'(x)\) như sau   Mệnh đề nào sau đây sai? A. Hàm số \(y = f(x)\) có đúng 2 điểm cực trị. B. Hàm số \(y = f(x)\) đạt cực đại tại x = −2. C. Hàm số \(y = f(x)\) đạt cực tiểu tại x = 1. D. Hàm số \(y = f(x)\) đạt cực tiểu tại x = 5. (ảnh 1)

Mệnh đề nào sau đây sai?

Xem đáp án

4.6

37 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%