Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 9)

34 người thi tuần này 4.6 457 lượt thi 63 câu hỏi 120 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

BÀI ĐỌC 1

Sau giây phút nhận giải thưởng vô địch cuộc thi Tìm kiếm Tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2020, anh Phạm Ngọc Duy Liêm (39 tuổi), CGO của GoStream, vội gọi điện cho đồng đội, báo: “GoStream vô địch rồi, làm được rồi”. Anh chia sẻ, việc giành giải Nhất cuộc thi Techfest 2020 là dấu mốc rất quan trọng trong thời điểm GoStream kỷ niệm ba năm thành lập và chuẩn bị cho dự định đưa sản phẩm tới Mỹ và các nước châu Âu.
Từng là kỹ sư viễn thông, nhận thấy tiềm năng phát triển khi nhu cầu người dùng muốn xem video trực tuyến, năm 2014 anh bỏ việc, tự khởi nghiệp về nền tảng cung cấp hạ tầng để phát trực tuyến video. Thời điểm đó, lĩnh vực này còn khá mới tại Việt Nam, song thấy được tiềm năng và lợi ích trong tương lai, nhiều nhà cung cấp nội dung đã hợp tác với công ty anh. Nhưng công ty này chỉ tồn tại được ba năm trước những cạnh tranh khốc liệt với “ông lớn” trên thế giới trong lĩnh vực video trực tuyến.
Tình cờ qua người bạn giới thiệu Liêm biết đến GoStream là một ứng dụng cung cấp dịch vụ chuyển video có sẵn thành những video phát livestream, được anh Nghiêm Tiến Viễn và Nguyễn Trọng Hoàn phát triển tại Vinh đang có ý định tìm kiếm đối tác, mở rộng kinh doanh ra các thành phố lớn. Hai ý tưởng lớn “gặp nhau”. Tháng 6/2017, họ quyết định “về chung một nhà”, đặt hết tâm huyết vào Công ty Cổ phần Công nghệ GoStream, phát triển ứng dụng GoStream giúp biến các video quay sẵn thành các video phát trực tiếp ở thời gian thực trên các mạng xã hội. Đến tháng 10/2018, sản phẩm GoStudio được ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp và người bán hàng tạo ra những buổi livestream tương tác trực tuyến hấp dẫn bằng những thiết bị đơn giản nhất.
Rút ra kinh nghiệm từ thất bại đầu tiên, thay vì cạnh tranh trực tiếp, lần này, anh Liêm chọn cách hợp tác với những “ông lớn” trong lĩnh vực này bằng việc cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng trong quá trình phát video trực tiếp dựa trên hạ tầng có sẵn của Facebook, Youtube, Twitter.
“Với lợi thế là nền tảng livestream tương tác, Gostudio không chỉ là kênh bán hàng qua livestream hiệu quả, mà còn tích hợp những tính năng độc đáo, cho phép quay cùng lúc nhiều camera, chèn hình ảnh, video, văn bản trong quá trình phát trực tiếp. Đặc biệt, GoStudio cho phép người dùng tải toàn bộ bình luận của buổi livestream và xử lý trong thời gian thực, nhờ đó tạo nên nhiều kịch bản trò chơi hấp dẫn ngay trên livestream như trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đuổi hình bắt chữ...”, anh Liêm nói.
Thời gian đầu hoạt động, mặc dù lượng người sử dụng các ứng dụng Gostream, GoStudio tăng đều, nhưng nhóm gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa hạ tầng để phát video trực tiếp. “Một máy chủ chỉ có thể phục vụ cho số ít người sử dụng. Càng nhiều người sử dụng thì càng cần nhiều máy chủ quản lý. “Thời gian đầu chi phí hạ tầng bỏ ra bằng với lợi nhuận thu về. Khó khăn kéo dài, nhiều khi mọi người phải tự làm thêm ở ngoài để duy trì cuộc sống”, anh Liêm chia sẻ.
Vì vậy, bên cạnh cung cấp dịch vụ, công ty liên tục nghiên cứu để tối ưu hóa nền tảng nhằm giảm chi phí hạ tầng. So với ngày đầu thành lập, hiện GoStudio đã được vận hành ổn định, tiết kiệm hơn 70% chi phí hạ tầng, nói cách khác, cùng một máy chủ, nền tảng có thể phục vụ một lượng khách hàng gấp ba lần. “Khi nền tảng được nâng cao hiệu quả, mức lợi nhuận tăng lên, thành quả đầu tiên đáng nhớ nhất là ba anh em đã nhận được tiền lương sau 6 tháng khởi nghiệp”, anh Liêm kể.
Khi sản phẩm đã được tối ưu hóa, nhóm quyết định đưa GoStudio giới thiệu tại thị trường Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tới các thị trường mới nổi như Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. “Nếu tính năng tạo trò chơi và hỗ trợ bán hàng là lợi thế cạnh tranh của GoStudio tại thị trường Đông Nam Á, nơi có nhiều người bán hàng online sử dụng công cụ phát trực tiếp, thì tính năng hỗ trợ tạo hội thảo trực tuyến (webinar) trên các mạng xã hội là lợi thế cạnh tranh tại thị trường Âu - Mỹ, nơi có nhiều người tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến để chia sẻ kiến thức hoặc giới thiệu sản phẩm,” anh Liêm chia sẻ. Hiện hai sản phẩm GoStream và GoStudio đem lại tổng doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/tháng cho Công ty GoStream, với lượng người dùng lên đến hơn 500.000 (bình quân hơn 8.000 người đang trả phí hàng tháng), trong đó 90% khách hàng tại Việt Nam, 10% khách hàng tại khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.

(Theo Nguyễn Xuân, Con đường nền tảng livestream chinh phục thị trường quốc tế,

Báo VnExpress, ngày 8/12/2020)

Câu 1:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 2:

Sản phẩm phát video được anh Phạm Ngọc Duy Liêm xây dựng năm 2014 thất bại vì nguyên nhân gì?

Xem đáp án

Câu 3:

Ứng dụng GoStream được ra mắt khi nào?

Xem đáp án

Câu 4:

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những tính năng của sản phẩm GoStudio?

Xem đáp án

Câu 5:

Khó khăn ban đầu khi sản phẩm Gostudio được triển khai là gì?

Xem đáp án

Câu 6:

Tại đoạn 7 (dòng 37-42), câu “So với ngày đầu thành lập, hiện GoStudio đã được vận hành ổn định, tiết kiệm hơn 70% chi phí hạ tầng, nói cách khác, cùng một máy chủ, nền tảng có thể phục vụ một lượng khách hàng gấp ba lần” minh họa tốt nhất cho ý nào sau dây?

Xem đáp án

Câu 7:

Cụm từ “thị trường mới nổi” ở dòng 44 có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 8:

Từ thông tin tại đoạn cuối (dòng 43-53), nhận định nào sau đây là chính xác?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

BÀI ĐỌC 2

Xuất phát từ chính nhu cầu và mong muốn của các bác sĩ và nhân viên tế trong quá trình tiếp xúc, chăm sóc người bệnh Covid-19, nhóm PGS.TS Phan Trung Nghĩa, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thiết kế và chế tạo sản phẩm mũ thở khí tươi giúp hạn chế sự lây nhiễm virus, và giúp người đeo dễ dàng thao tác và di chuyển.
Cuối tháng 7/2020, Đại học Bách khoa Hà Nội đã kết hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Vietnam Airlines chế tạo và lắp đặt Buồng áp lực dương trên chuyến bay đón các công dân Việt Nam bị nhiễm Covid-19 từ Guinea Xích đạo, hạn chế sự lây nhiễm cho các tiếp viên và y bác sĩ trong toàn bộ hành trình bày.

“Do không khí đối lưu nên việc chỉ trang bị đồ bảo hộ, khẩu trang và kính chưa đảm bảo sự an toàn khỏi nCoV. Từ đó tôi nghĩ tới sản phẩm mũ thở khí tươi này”, PGS Nghĩa nói.

Sau đó PGS Nghĩa tìm hiểu và thiết kế kiểu dáng. Ông và nhóm nghiên cứu nhận được tư vấn của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế, mũ thở khí tươi ngăn nCoV hoàn thiện sau 3 tháng, với các thông số kỹ thuật được kiểm chứng bởi Bộ Y tế.

Sản phẩm có bốn phần chính, gồm màng siêu vi lọc ULPA và quạt hút, phần hệ thống điều khiển và pin sạc, mặt nạ và dây truyền khí và phần dây đeo. Toàn bộ mũ thở được tối ưu, có khối lượng 2 kg, giúp người đeo dễ dàng di chuyển.
Mũ thở được hoạt động theo nguyên lý, quạt hút không khí tươi bên ngoài và siêu màng lọc ULPA lọc hết các hạt có kích thước lớn hơn 0,15 micromet. Màng lọc này khiến virus như nCoV khi bám vào các giọt dịch bị giữ lại và không thể đi qua màng lọc. Vì vậy, không khí sau khi đi qua quạt hút và màng lọc trở thành không khí sạch và an toàn cho người sử dụng.
Phần khí sạch truyền đến phần mũ đeo nhờ hai dây ống dẫn bằng nhựa y tế đường kính 8 mm. Mặt nạ nhựa an toàn và dễ đeo giúp tạo góc quan sát tốt, không làm ảnh hưởng tới khả năng nghe và nói của người sử dụng. Hệ thống được kích hoạt bằng công tắc, có thể hoạt động trong 90 phút và báo hiệu bằng âm thanh và tín hiệu khi pin sắp hết trước 15 phút để người sử dụng kịp thay thế pin hoặc sạc khi cần.
PGS Nghĩa cho biết, hiện nay loại mũ thở khí tươi này chưa được sử dụng rộng rãi trong tế do giá thành nhập ngoại cao. Thông thường, một sản phẩm nhập ngoại có giá hơn 20 triệu, nhưng mũ thở khí tươi do PGS Nghĩa chế tạo có giá thành khoảng 2,5 triệu đồng, trong khi chất lượng lọc khí và khối lượng tương đương nhau.
Theo đánh giá của Viện Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế, sản phẩm có tiêu chuẩn về hiệu suất lọc bụi 0,3 micromet đạt 80%, hiệu suất lọc bụi 0,5 micromet đạt 90%, lưu lượng khí đưa vào đạt tiêu chuẩn 0,15 1/phút. Màng lọc có thể sử dụng liên tục trong 3 tháng. Ngoài ngăn chặn nCoV, sản phẩm còn có thể phòng các loại bệnh truyền nhiễm khác như bệnh bạch hầu, bệnh Ebola...
Hiện sản phẩm này đã được đăng ký sở hữu trí tuệ và phối hợp với các bác sĩ bệnh viện để tiếp tục thử nghiệm và cải tiến. “Nhóm sẽ thay ống dẫn khí 8 mm bằng ống dẫn kích thước 5 mm để tiết chế lượng khí truyền tới người dùng theo tư vấn của các bác sĩ”, PGS Nghĩa nói và cho biết, nhóm nghiên cứu đang chế tạo khoảng 40-50 chiếc mũ thở khí tươi để có thêm góp ý từ bệnh viện. Với số lượng nhiều hơn để hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, nhóm mong muốn nhận được sự đồng hành của doanh nghiệp, nhà đầu tư để có thể thương mại hóa sản phẩm.

(Theo Nguyễn Xuân, Đại học Bách khoa Hà Nội thiết kế mũ thở khí tươi ngăn nCoV,

Báo VnExpress, ngày 6/12/2020)

Câu 9:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 10:

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa tiến hành nghiên cứu chế tạo tạo sản phẩm mũ thở khí tươi dựa trên

Xem đáp án

Câu 11:

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đóng vai trò gì trong nghiên cứu của PGS. Phan Trung Nghĩa?

Xem đáp án

Câu 12:

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một bộ phận của mũ thở khí tươi?

Xem đáp án

Câu 13:

Mũ thở sử dụng cơ chế gì để ngăn chặn sự lây truyền của virus nCoV?

Xem đáp án

Câu 14:

Có thể suy luận gì từ thông tin tại đoạn 7 (dòng 23-27)?

Xem đáp án

Câu 15:

Từ “sản phẩm” ở dòng 35 được dùng để chỉ

Xem đáp án

Câu 16:

Nhóm nghiên cứu mong muốn có thêm sự hỗ trợ của doanh nghiệp để

Xem đáp án

Đoạn văn 3

BÀI ĐỌC 3

Nhận thấy thị trường đang vắng bóng các sản phẩm chế biến từ nấm, nhà cung ứng nấm tươi Công ty TNHH hai thành viên Thực phẩm lý tưởng Việt Nam đã kết hợp với Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ chế biến nấm trên quy mô công nghiệp. Trong vòng 18 tháng, họ đã đưa ra thị trường 4 sản phẩm mới và chuẩn bị ra mắt sản phẩm thứ 5.
Vốn là doanh nghiệp sản xuất và phân phối nấm từ năm 2012, hiện nay công ty đã định vị được thương hiệu “Nấm lý tưởng” trong lòng người tiêu dùng, cũng như chiếm lĩnh thị phần không nhỏ trong hệ thống siêu thị ở miền Bắc và toàn quốc. Suốt một thời gian dài, họ kinh doanh các mặt hàng nấm tươi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sớm nhận ra những hạn chế bởi vòng đời sản phẩm khá ngắn và tính ổn định không cao. Vào thời điểm thu hoạch rộ, lượng nấm tạo ra có thể lên tới hàng chục tấn, nếu không được tiêu thụ hết trong vài ngày sẽ gây ra lãng phí khổng lồ. Trên thực tế, công ty đã vấp phải những lần nguồn cung bị dư thừa đến mức cần cấp đông khẩn cấp chờ xử lý.
“Chính vì vậy, chúng tôi muốn mở rộng sang hướng chế biến lấy nấm làm nguyên liệu 15 chính để tạo ra các sản phẩm sơ chế hoặc ăn liền nhằm khai thác triệt để giá trị của nấm”, chị Vũ Hoài Thu, Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên Thực phẩm lý tưởng Việt Nam chia sẻ.
Thị trường lúc đó hầu như chưa có các sản phẩm nấm chế biến kể cả từ doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Nấm ăn lại được xem là sản phẩm giàu dinh dưỡng và hứa hẹn trở thành xu hướng tiêu dùng xanh cho tương lai. Mặc dù có thể nhìn thấy tiềm năng kinh doanh, những người đứng đầu công ty biết rằng họ không đủ kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực chế biến. Do vậy họ chủ động liên hệ với các chuyên gia ẩm thực và đầu bếp chuyên nghiệp để tìm cách biến nấm tươi thành thực phẩm ăn liền.
Những thử nghiệm đầu tiên bao gồm giò và pate được làm từ nhiều loại nấm. Mỗi công thức đưa ra đều được ban nội bộ của công ty đánh giá cảm quan và tìm cách điều chỉnh thành phần cốt liệu. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm mẫu đều chưa đáp ứng được màu sắc thị hiếu và chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn 1 tuần, mà theo lời chị Thu là “chưa bán được đã bị quay hồi”. Chị chia sẻ để đưa được hàng vào chuỗi cung ứng hiện tại của đối tác, họ buộc phải đáp ứng tất cả những tiêu chuẩn khắt khe về hình thức lẫn chất lượng.
Thông qua giới thiệu, công ty tìm đến Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tại đây, Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển sản phẩm thực phẩm TS. Đỗ Thị Yến và các cộng sự đã giúp họ chuẩn hóa công thức sản phẩm để ổn định chất lượng thực phẩm, cũng như kéo dài thời gian bảo quản lên tới một tháng.
“Chúng tôi đã dành 6 tháng nghiên cứu và thử nghiệm ở cả phòng thí nghiệm và dây chuyền sản xuất để kéo dài thời gian của sản phẩm. Nhóm nghiên cứu phân lập được 2 loại vi khuẩn và 2 loại nấm men là yếu tố gây hư hỏng chính, từ đó sử dụng các chất ức chế được cho phép ở nồng độ tối thiểu để kiềm chế những loại vi sinh vật này phát triển.” TS. Đỗ Thị Yến chia sẻ.
Từ nguồn vốn nhà nước (chiếm khoảng 30%) này, các nhà nghiên cứu thuộc bộ môn Quản lý chất lượng của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã có thêm kinh phí cho việc nghiên cứu, phân tích. Họ lập ra các hội đồng đánh giá chuyên sâu, thực hiện những khảo sát quy mô rộng về thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu thị trưởng, đồng thời phân tích số liệu để quay lại hoàn thiện công thức chế biến cũng như định hướng phát triển kinh doanh cho công ty. Nấm lý tưởng cũng nâng cấp dây chuyền sản xuất của mình nhằm đảm bảo công suất 300kg - 1 tấn nguyên liệu/ngày.
Từ giữa năm 2019 đến nay, công ty đã làm thủ tục tự công bố sản phẩm, cho ra mắt 5 dòng sản phẩm mới bao gồm: pate nấm, giò nấm, ruốc nấm, các sản phẩm từ bột nấm (gồm bột canh nấm, bánh đa nem nấm, nem nấm, chả nấm,...) và sắp tới là nấm kim châm ăn liền.
“Sau nhiều chuẩn bị và điều chỉnh, chúng tôi đã tự tin hơn rất nhiều trong việc đưa các sản phẩm nấm chế biến lên kệ siêu thị lớn như Big C, Aeon hay BRG. Mặc dù chưa phải là sản phẩm chủ lực nhưng doanh thu phân khúc này đang tăng dần”, giám đốc công ty chia sẻ. Chị cho biết thêm công ty mới được chấp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Theo quy định, doanh nghiệp có thể được hưởng các ưu đãi về thuế và hỗ trợ từ nhà nước nếu doanh thu của việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng doanh thu. Chị Thu tin rằng với kế hoạch trước mắt, đến năm sau các sản phẩm chế biến từ nấm sẽ đạt được mục tiêu này.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Hoàn thiện công nghệ chế biến nấm ăn quy mô công nghiệp, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 03/12/2020)

Câu 17:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?.

Xem đáp án

Câu 18:

Công ty Thực phẩm lý tưởng muốn nghiên cứu sản phẩm nấm chế biến do nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 19:

Cụm từ “nguồn cung” ở dòng 12 được dùng để chỉ

Xem đáp án

Câu 20:

Ban đầu, Công ty Thực phẩm lý tưởng tìm kiếm đối tác nào để tiến hành nghiên cứu?

Xem đáp án

Câu 21:

Vì sao sản phẩm nấm chế biến của Thực phẩm lý tưởng “chưa bán được đã bị quay hồi”?

Xem đáp án

Câu 22:

Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã hỗ trợ cho Công ty Thực phẩm lý tưởng theo cách nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 23:

Sản phẩm nấm chế biến nhanh bị hư hỏng do

Xem đáp án

Câu 24:

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một hoạt động do bộ môn Quản lý chất lượng của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm tiến hành?

Xem đáp án

Câu 25:

Sản phẩm nào sau đây chưa được Công ty Thực phẩm lý tưởng đưa vào kinh doanh?

Xem đáp án

Câu 26:

Từ đoạn 10 (dòng 51-59), ta có thể rút ra kết luận nào sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

BÀI ĐỌC 4

Việt Nam có nhiều dược chất tự nhiên hoạt tính kháng ung thư cao, nhưng hầu hết không tan tốt trong nước (là môi trường chính trong cơ thể). Điều này hạn chế khả năng ứng dụng các dược chất tự nhiên trong chữa trị lâm sàng bệnh nhân ung thư.
Nhận thấy hạn chế này, trong thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học UCLA (Mỹ) từ năm 2017, TS. Đoàn Lê Hoàng Tân (34 tuổi) đã tìm hiểu ứng dụng vật liệu nano trong y sinh. Đầu năm 2019, anh về nước và xây dựng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, chế tạo hạt nano xốp phân hủy sinh học, làm chất mang và dẫn truyền chất kháng ung thư đến khối u một cách chính xác và có kiểm soát, hạn chế hoàn toàn tác dụng phụ và tăng hiệu quả dược chất.
Theo TS Tân, nhóm nghiên cứu chọn hạt nano làm chất mang thuốc bởi kích thước hạt (50-400 nanomet) có thể tải được lượng chất lớn, tính tương thích sinh học cao. Cụ thể, hạt nano nhắm vào các mô bị bệnh (khối u) bằng cách kết hợp kháng nguyên mục tiêu và có thể chứa nhiều tác nhân dược chất. “Trong khi các phương pháp thông thường không thể thực hiện được điều này”, TS Tân nói.
Loại nano silica hữu cơ do nhóm nghiên cứu có đường kính trong khoảng 50-300 nanomet. Kích thước siêu nhỏ này giúp phân tán và di chuyển dễ dàng trong môi trường cơ thể. Vật liệu chứa hàng nghìn lỗ xốp tải được lượng lớn dược chất có kích thước phân tử và độ tan trong nước khác nhau.
Để các hạt nano có thể mang dược chất đến chính xác mục tiêu tế bào ung thư ở khối u và ức chế chúng, TS Tần và cộng sự phải tối ưu kích thước hạt sao cho phù hợp với từng loại tế bào ung thư, đặc biệt nghiên cứu kích thước lỗ xốp cho từng loại dược chất cụ thể.
Lỗ xốp có chức năng lưu trữ thuốc chống ung thư (như doxorubicin, camptothecin và taxol), sau đó di chuyển chính xác đến các khối u và dẫn truyền thuốc để ức chế sự phát triển của chúng. Kích thước lỗ xốp có thể được điều khiển trong quá trình tổng hợp dược chất. Một số chất kém bền trong môi trường cơ thể được hạt nano bảo vệ trong lỗ xốp, tránh bị phân hủy trước khi đến khối u.
Ưu điểm nổi trội của các hạt nano do nhóm chế tạo là khả năng phân huỷ sinh học để giảm sự tích tụ ở nồng độ cao. Các hạt nano sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển thuốc có thể tự phân huỷ và giảm kích thước còn vài nanomet để dễ dàng đào thải qua thận. Đây là đặc tính quan trọng của thế hệ mang chất mới khi hạn chế khả năng tích tụ sinh học của chát mang thuốc trong cơ thể.
Để đánh giá khả năng của các hạt nano, TS Tân và cộng sự phối hợp với nhóm chuyên gia nước ngoài (Mỹ) để sử dụng mô hình khối u trứng gà, được tạo ra bằng cách cấy các tế bào ung thư vào màng ối (chorioallantoic membrane) bao quanh phôi bên trong trứng gà đã thụ tinh. TS Tân cho biết, mô hình này có giá thành thấp hơn nhiều so với mô hình trên chuột nhưng lại cho ra kết quả thí nghiệm nhanh chóng.
Do hệ thống miễn dịch chưa phát triển và sự hiện diện của một cấu trúc có mạch máu cao, khối u được hình thành chỉ trong vòng ba ngày, chứa các mạch máu, tế bào ngoại bào và hình khối giống khối u ở người. Kết quả cho thấy vật liệu nano dẫn truyền các dược chất kháng ung thư (nguồn gốc tổng hợp và thiên nhiên) đến đúng mục tiêu khối u, giải phóng có kiểm soát, không gây tác dụng phụ.
Nhờ khả năng dẫn truyền và giải phóng dược chất trúng đích đến khối u và tự phân hủy sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các hạt nano giúp tăng hiệu quả điều trị của dược chất, giảm chi phí điều trị ung thư và hạn chế hoàn toàn các tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh bằng phương pháp hóa trị và xạ trị.
TS Tân cho biết, nhóm đang trong quá trình phối hợp với chuyên gia trong nước và Nhật Bản để ứng dụng hệ chất mang nano trong điều trị lâm sàng và phát triển nền tảng hệ vật liệu nano phân hủy sinh học mang dược chất kháng ung thư nguồn gốc nhân tạo và thiên nhiên.

(Theo Nguyễn Xuân, Tạo vật liệu lưu dược chất kháng ung thư trong cơ thể,

Báo VnExpress, ngày 2/2/2021)

Câu 27:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 28:

Thông tin nào sau đây là KHÔNG chính xác?

Xem đáp án

Câu 29:

Trong quá trình dẫn truyền thuốc, kích thước siêu nhỏ của nano silica hữu cơ mang đến ưu thế gì?

Xem đáp án

Câu 30:

Nhóm nghiên cứu phải nghiên cứu điều chỉnh kích thước lỗ xốp để

Xem đáp án

Câu 31:

Chất nào sau đây KHÔNG phải là một chất kháng ung thư?

Xem đáp án

Câu 32:

Nhờ tính chất phân hủy sinh học, các hạt nano dẫn truyền thuốc có ưu thế gì so với các loại chất dẫn truyền khác?

Xem đáp án

Câu 33:

Ý chính của đoạn 8 (dòng 33-37) là gì?

Xem đáp án

Câu 34:

So với các phương pháp hóa trị, sử dụng hạt nano để dẫn truyền chất kháng ung thư

Xem đáp án

Câu 35:

Trong tương lai gần, nhóm nghiên cứu dự định tiến hành

Xem đáp án

Câu 36:

Đồ thị hàm số y=9x+12020x2 có bao nhiêu đường tiệm cận?

Xem đáp án

Câu 37:

Cho hàm số y=f(x)=ax5+bx4+cx3+dx2+ex+f(a0). Biết hàm số y=f'(x) có đồ thị như hình bên. Đặt g(x)=f(3x1)9x3+92x26x+2021.  Hàm số g(|x|) có bao nhiêu điểm cực trị?

Cho hàm số y= f(x) = ax^5 + bx^4 + cx^3 + dx^2 + ex + f( a khác 0) . Biết hàm số y= f'(x) có đồ thị như hình bên. Đặt (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 39:

Bất phương trình log4(x+7)>log2(x+1) có bao nhiêu nghiệm nguyên?

Xem đáp án

Câu 40:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để bất phương trình m.16x(2m+1).12x+m.9x0 nghiệm đúng với mọi x (0;1)?

Xem đáp án

Câu 43:

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = 1, AD = AA' = 2. Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình tứ diện AB'CD' bằng

Xem đáp án

Câu 46:

Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Lấy N, M lần lượt là trung điểm AB và AC. Tính khoảng cách d giữa CN và DM.

Xem đáp án

Câu 48:

Cho phương trình sin2xcos2x+|sinx+cosx|2cos2x+mm=0. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình có nghiệm thực?

Xem đáp án

Câu 50:

Cho n là số nguyên dương thỏa mãn Cn1+Cn2=55. Số hạng không chứa x trong khai triển của biểu thức x3+2x2n bằng

Xem đáp án

Câu 51:

Cho hàm số y=x2+ax+b khi x2x3x28x+10 khi x<2, biết hàm số có đạo hàm tại điểm x = 2. Giá trị của ab bằng

Xem đáp án

4.6

91 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%