Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 12)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10.
HÀNH VI TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ CỦA PHỤ NỮ KHI MẮC TRẦM CẢM SAU SINH
[1] Ở các nền văn hóa khác nhau, nhiều phụ nữ đã không chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu trầm cảm mặc dù họ thường xuyên liên hệ với các chuyên gia y tế trong thời kỳ hậu sản. Một số ít thì miễn cưỡng cung cấp thông tin liên quan đến dấu hiệu trầm cảm sau sinh để có được sự hỗ trợ từ phía chuyên gia y tế. Một nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy, hầu hết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không tìm sự giúp đỡ từ bất cứ nguồn nào và chỉ có khoảng 25% tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Nhiều bà mẹ đã chia sẻ không biết đến đâu để nhận được sự hỗ trợ hoặc là không biết về khả năng điều trị.
[2] Một số bà mẹ có biểu hiện một số triệu chứng của trầm cảm sau sinh như: tức ngực, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và lo âu ...nhưng vì thiếu kiến thức về vấn đề này nên họ không biết mình bị trầm cảm sau sinh. Vì vậy, họ đã không tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ. Một số phụ nữ khác biết mình bị trầm cảm sau sinh nhưng không chịu chấp nhận điều này vì sợ rằng cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều bất lợi nếu tiết lộ điều này hoặc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ mẹ con.
[3] Bên cạnh đó, có một số phụ nữ nhận ra rằng họ thường không sẵn sàng hoặc không thể tiết lộ cảm xúc của mình với chồng, với các thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc chuyên gia y tế. Họ luôn cố gắng thể hiện cảm xúc bình thường nhằm che giấu triệu chứng của trầm cảm. Hơn thế nữa, một số bà mẹ bị trầm cảm đã tìm cách từ chối điều trị do nhận thức không đầy đủ và thường tạo ra những bất tiện trong các cuộc hẹn với nhân viên y tế. Ví dụ như nhân viên y tế hẹn nhưng họ không đến. Chính vì những lý do này có thể ảnh hưởng đến việc phụ nữ có quyết định tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ hay không.
[4] Nghiên cứu cũng cho thấy các thành viên trong gia đình thường không thể cung cấp, hỗ trợ hoặc giới thiệu giúp đỡ tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ bị trầm cảm do sự thiếu hiểu biết về bệnh này. Trong một số nền văn hóa, các thành viên trong gia đình của họ còn ngăn cản người phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ, vì họ không thừa nhận triệu chứng trầm cảm hoặc không muốn chia sẻ về những khó khăn của họ với người ngoài gia đình vì sợ bị kỳ thị. Một số phụ nữ khác đã rất khó khăn khi tiết lộ tình trạng của họ cho các thành viên trong gia đình. Ví dụ, phụ nữ Bangladesh sống ở Anh cho biết, họ đã nói chuyện một cách thoải mái trong bệnh viện về vấn đề trầm cảm sau sinh nhưng lại gặp khó khăn khi chia sẻ với các thành viên trong gia đình mình. Bên cạnh đó, một số phụ nữ không được chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình khuyến khích, động viên họ tìm kiếm sự giúp đỡ khi họ có các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.
[5] Nhân viên y tế có vai trò quan trọng trong việc hoặc thúc đẩy hành vi tìm kiếm giúp đỡ hoặc cản trở việc tìm kiếm giúp đỡ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm. Nghiên cứu của McGarry năm 2009 cho thấy, phụ nữ sau sinh bị trầm cảm đã tìm kiếm sự trợ giúp từ nhân viên y tế, cán bộ tâm lý nhưng họ cảm thấy thất vọng khi tiếp xúc vì nhân viên y tế tỏ thái độ không tôn trọng, không quan tâm tới cảm xúc, tâm trạng, dấu hiệu trầm cảm của họ.
[6] Ngoài ra, họ không hài lòng hoặc không thỏa mãn với nhân viên y tế, cán bộ tâm lý vì họ bị giới hạn thời gian tư vấn. Nhân viên y tế thường ưu tiên kê đơn thuốc hơn là tư vấn trị liệu tâm lý. Như nghiên cứu trên phụ nữ ở Bangladesh năm 2006 cho thấy: họ phàn nàn rằng nhân viên y tế không có đủ thời gian để tham vấn cho họ; họ không được khám bệnh một cách nghiêm túc; họ không được kiểm tra đúng cách.
[7] Những chuẩn mực văn hóa xã hội cũng đặt ra cho phụ nữ có liên quan đến việc họ có quyết định tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ hay không. Như ở Hoa Kỳ, họ quan niệm "người mẹ tốt" là có thể cảm nhận được tình yêu, sự tôn trọng và chăm sóc vô điều kiện với con cái. Chính vì quan niệm này nên họ không tiết lộ họ bị trầm cảm vì hai lý do: một là, họ sợ bị kỳ thị do chính bệnh tâm thần của họ. Hai là, họ sợ không thể đáp ứng tiêu chí "người mẹ tốt". Đặc biệt, phụ nữ bị trầm cảm nhận thấy rằng họ thường bị kỳ thị và gặp phải định kiến, phân biệt đối xử. Như vậy, phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể cảm nhận xã hội sẽ đánh giá họ là "bà mẹ xấu”. Do đó, nhận biết và hiểu được quan niệm của phụ nữ về vai trò của họ, về bối cảnh văn hóa để có thể cung cấp những hiểu biết đa dạng về rào cản nhận thức và các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến việc ra quyết định tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ là rất quan trọng.
(Theo Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng, Trần Thơ Nhị, 2018)
Câu 4:
Theo đoạn [4], phụ nữ luôn gặp khó khăn khi chia sẻ về vấn đề trầm cảm sau sinh, đúng hay sai?
Theo đoạn [4], phụ nữ luôn gặp khó khăn khi chia sẻ về vấn đề trầm cảm sau sinh, đúng hay sai?
Câu 6:
Theo đoạn [5], điều gì đã cản trở việc tìm kiếm giúp đỡ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh?
Đoạn văn 2
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 11 đến 20.
TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
(Trích)
[1] Suy thoái kinh tế (STKT) là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (Thiện, 2009).
[2] Trong giai đoạn 2006 - 2009, tình hình tài sản/nguồn vốn của doanh nghiệp (DN) có những biến động rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 7,36%. Tuy nhiên, con số này lại không đều qua các năm. Năm 2007 có tốc độ tăng trưởng cao nhất với gần 11%, năm 2009 là thấp nhất với xấp xỉ 4%. Tốc độ tăng trưởng của năm 2008 tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn. Trong khi đó, các nghiên cứu khác về tác động của STKT đều chỉ ra rằng tài sản của DN có xu hướng giảm hay chí ít là tốc độ tăng trưởng cũng giảm so với thời kỳ nền kinh tế không bị suy thoái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 số DN được điều tra gặp những khó khăn về vốn trong thời kỳ STKT. Sự khó khăn này là do tồn kho và các khoản phải thu của DN tăng lên đáng kể so với thời kỳ không suy thoái. Trong thời kỳ suy thoái, thời gian trung bình để thu toàn bộ tiền hàng từ khách hàng và nhà phân phối cũng như các khoản hoàn ứng của nhân viên là dài hơn.
[3] Trong thời kỳ suy thoái, DN gặp nhiều khó khăn nhưng theo kết quả điều tra, có tới gần 58% DN cho rằng khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của DN. Bên cạnh đó, DN cũng chịu áp lực không nhỏ về giá bán. Theo kết quả điều tra, có tới 35/57, chiếm 61% DN điều tra chịu áp lực rất lớn về giá bán. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp chế biến (DNCB) chịu áp lực về giá là lớn nhất với khoảng 75%. Con số này của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) lần lượt là 70% và 48%. Đối với DN, vì giá đầu vào tăng lên gần 20%, để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, DN phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán. Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, với nguồn ngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước. Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, DN phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn.
[4] STKT có ảnh hưởng lớn tới thu nhập của người tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN. Để duy trì và mở rộng thị trường, DN cần tiếp tục và mở rộng chính sách giá linh hoạt đối với các sản phẩm và dịch vụ để thu hút thêm khách hàng; thực hiện niêm yết giá mới mỗi khi có sự thay đổi giá sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách bán hàng trả chậm cũng hết sức quan trọng đối với DN trong thời kỳ suy thoái; tìm kiếm và phát triển thị trường mới nhằm tăng thị phần và tạo sức mua mới cho DN đặc biệt là đối với các sản phẩm, dịch vụ có sức mua bị giảm sút ở thị trường hiện tại; xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh các hoạt động Marketing, PR tạo thương hiệu cho DN.
[5] Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu sống còn để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ STKT. Để tồn tại và phát triển, DN cần có các chính sách hợp lý nhằm thu hút, giữ chân lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thông qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm giảm bớt áp lực về việc làm trong thời kỳ STKT. DN nên gắn việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn kết hợp với việc xây dựng kế hoạch về nhân sự nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng, ổn định. DN cần rà soát lại đội ngũ nhân sự để có kế hoạch tuyển dụng và sử dụng hợp lý.
[6] Giảm chi phí sản xuất là cách ứng phó quan trọng và là ưu tiên số một của DN trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, DN cần chắc chắn rằng việc giảm chi phí này chỉ là đối với những chi phí không hiệu quả và đảm bảo cho các khoản đầu tư cốt yếu trong cả hiện tại và tương lai của DN. Vì vậy, DN phải rà soát nhằm giảm bớt các khoản mục chi phí không cần thiết nhằm giảm giá thành sản phẩm bằng cách tổ chức hợp lý các quá trình sản xuất, lược bớt những khâu không mang lại hiệu quả.
[7] Trong điều kiện STKT, DN cần giữ vững các nhà cung cấp hiện có và tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới có uy tín; chủ động đàm phán lại với các nhà cung ứng về giá đầu vào; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; xây dựng chính sách quản lý tồn kho hợp lý để giảm bớt chi phí tồn kho và đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và tránh những rủi ro trong cung cấp đầu vào cho sản xuất. DN cần tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, thực hiện vay vốn ngân hàng để đảm bảo vốn cho sản xuất - kinh doanh.
(Tác động của suy thoái kinh tế đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc, Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Hải Núi, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11)
Đoạn văn 3
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 21 đến 26
Tàu đệm từ hay xe điện đồng cực từ tính (Magnetic levitation transport) là một phương tiện chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và chuyển động bởi lực từ hoặc lực điện từ.
Tàu đệm từ
Tàu đệm từ có thể đạt đến tốc độ ngang với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt hay phản lực; tức là tới khoảng từ 500 đến 600 km/h. Bởi vì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa đường ray và tàu, nên chỉ có lực ma sát giữa con tàu và không khí. Do đó, tàu đệm từ có khả năng di chuyển với tốc độ rất cao, tiêu tốn ít năng lượng và có thể gây ra ít tiếng ồn.
Để tàu đạt được tốc độ cao như vậy, các tính toán phải đảm bảo đạt 3 yếu tố gồm: cơ chế nâng, đẩy và dẫn lái để tàu không bay khỏi bề mặt đường ray.
Cơ chế đẩy: Tàu sử dụng loạt các cuộn dây nam châm điện đặt ở hai bên thành đường ray. Khi từ trường của nam châm điện tương tác với từ trường của nam châm siêu dẫn đặt trên thành tàu sẽ sản sinh ra lực đẩy. Khi các cực của hai nam châm cùng dấu sẽ tạo ra lực đẩy tàu hướng lên phía trước.
Cơ chế nâng: Cơ chế này tương tự như cơ chế đẩy nhưng lực là lực nâng tàu lên. Tốc độ tàu càng nhanh lực nâng lên càng lớn. Điều này có nghĩa là sẽ không còn lực nâng khi tàu dừng. Vì vậy, ở tốc độ thấp, tàu đệm từ vẫn dùng bánh xe thông thường. Bánh xe sẽ được nâng lên khi tàu đạt tới tốc độ tới hạn. Lực điện từ lúc này đủ mạnh để làm tàu bay trên đường ray giống như máy bay cất cánh.
Dẫn lái: Có nhiệm vụ luôn làm tàu cân bằng, ổn định giữa các đường ray khi di chuyển. Các kỹ sư cũng sử dụng nguyên lý các nam châm cùng cực thì hút nhau và trái cực thì đẩy nhau để đạt được điều này.
Đoạn văn 4
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 27 đến 31.
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi sét còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi.
Sét
Khi có cơn giông, các đám mây gần mặt đất thường tích điện âm và mặt đất tích điện dương. Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế lớn. Sét là tia lửa điện hình thành giữa đám mây mưa và mặt đất nên thường đánh vào các mô đất cao, ngọn cây,...
Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36 000 km/s. Sự phát tia lửa của sét làm áp suất không khí tăng đột ngột, gây ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm (nếu phóng điện giữa hai đám mây), hoặc tiếng sét (nếu phóng điện giữa đám mây và mặt đất).
Đoạn văn 5
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 32 đến 36.
Để dẫn điện từ nhà máy phát điện đến hộ tiêu thụ cần phải có đường dây tải điện. Nếu khoảng cách từ nơi sản xuất điện đến hộ tiêu thụ lớn, một vấn đề đặt ra là việc truyền tải điện năng đi xa làm sao cho kinh tế nhất.
Cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu điện áp truyền tải cao thì dòng điện chạy trên đường dây nhỏ, do đó trọng lượng và chi phí dây dẫn sẽ giảm xuống, đồng thời tổn hao năng lượng trên đường dây sẽ giảm. Vì thế, muốn truyền tải công suất lớn đi xa ít tổn hao và tiết kiệm kim loại màu, người ta phải dùng điện áp cao, thường là 35, 110, 220, 500 kV. Thực tế các máy phát điện chỉ phát ra điện áp trong khoảng 3 - 21 kV, do đó phải có thiết bị tăng điện áp ở đầu đường dây. Mặt khác các hộ tiêu thụ thường yêu cầu điện áp thấp, từ 0,4 - 6 kV, vì vậy cuối đường dây phải có thiết bị giảm điện áp xuống. Thiết bị dùng để tăng điện áp ở đầu đường dây và giảm điện áp cuối đường dây gọi là máy biến áp.
Máy biến áp
Đoạn văn 6
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 37 đến 39.
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm.
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hoá giữa axit hữu cơ và ancol thu được este và nước.
Nhưng đối với các este đặc biệt như este của phenol, người ta phải thực hiện phản ứng giữa anhiđrit axit và phenol, hay este vinyl axetat...
Đoạn văn 7
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 40 đến 44.
Axit sunfuric có nhiều ứng dụng và nó được sản xuất với lượng lớn hơn bất kì chất hoá học nào, ngoại trừ nước. Sản lượng của thế giới năm 2001 là 165 triệu tấn, với giá trị xấp xỉ 8 tỷ USD. Ứng dụng chủ yếu của nó bao gồm sản xuất phân bón, chế biến quặng, tổng hợp hóa học, xử lý nước thải và tinh chế dầu mỏ.
Có ba công nghệ thông dụng để sản xuất axit sunfuric là công nghệ tiếp xúc, công nghệ NOx và công nghệ CaSO4. Nguyên lý chung của các công nghệ này đều là thu SO2 từ các nguyên liệu đầu vào khác nhau như lưu huỳnh, quặng pirit sắt, chalkopyrit, sphalerit, galenit, CaSO4, các loại khí rửa, khí thải chứa lưu huỳnh oxit…Tiếp theo, SO2 được oxy hóa thành SO3 trong các thiết bị tiếp xúc có sử dụng xúc tác. Cuối cùng, SO3 được hấp thụ trong axit loãng để thành H2SO4.
Trên thế giới, công nghệ tiếp xúc là công nghệ hiện đại và được áp dụng phổ biến nhất. Về nguyên liệu, ở Mỹ người ta chủ yếu sử dụng nguyên liệu lưu huỳnh, còn các nước khác phần lớn đều sử dụng quặng pirit để sản xuất axit sunfuric.
Câu 53:
Hiện tượng nào dưới đây phản ánh dạng biến động số lượng của quần thể sinh vật không theo chu kì?
Hiện tượng nào dưới đây phản ánh dạng biến động số lượng của quần thể sinh vật không theo chu kì?
Câu 81:
Số hạng không chứa x trong khai triển \({\left( {2x + \frac{1}{{{x^2}}}} \right)^6},x \ne 0\) là
Đoạn văn 8
Dựa vào những thông tin bên dưới và trả lời câu hỏi từ 46 đến 48.
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.
Đoạn văn 9
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ 49 đến 51.
Quan niệm hiện đại trên cơ sở của các thành tựu nghiên cứu vật liệu di truyền cho rằng, đột biến là những biến đổi gián đoạn trong vật chất di truyền, có liên quan rất phức tạp với môi trường trong và ngoài cơ thể. Đột biến là những biến đổi gián đoạn, đột ngột về số lượng, chất lượng và cấu trúc vật chất di truyền không phải do sự phân ly và trong tuyệt đại đa số trường hợp không phải do sự tổ hợp lại gen. Đột biến khi đã biểu hiện thành kiểu hình thì gọi là thể đột biến.
Đột biến có thể xảy ra trong nhân hoặc phần di truyền ngoài nhân, có thể xảy ra ở mức độ gen (đột biến gen) hoặc mức độ nhiễm sắc thể (đột biến nhiễm sắc thể). Trong cơ thể đa bào, đột biến có thể xảy ra trong tế bào phát sinh giao tử, tạo ra những giao tử đột biến (đột biến giao tử) hoặc phát sinh trong tế bào sinh dưỡng (đột biến soma). Các đột biến giao tử có thể di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. Đột biến soma có thể đưa đến những trực trặc về chức năng, hoặc làm chết tế bào và có thể gây ung thư. Các đột biến soma được nhân lên trong mô và thường tạo thể khảm. Một số trường hợp đột biến phát sinh trong tế bào ở giai đoạn phôi 2 - 8 tế bào, có thể di truyền qua sinh sản hữu tính.
Các gen riêng rẽ có thể bị ảnh hưởng bởi đột biến điểm, dẫn đến sự trao đổi hoặc thay thế cặp bazơ nitric theo kiểu thay thế đồng hoán (đột biến thay thế nucleotit xảy ra trong mỗi nhóm purin hoặc pirimidin...), hoặc thay thế dị hoán (đột biến thay thế nucleotit của nhóm purin bằng nucleotit thuộc nhóm pirimidin và ngược lại...), hoặc đột biến có thể đưa đến mất nucleotit (đột biến mất nucleotit) hoặc thêm (đột biến thêm nucleotit), hoặc đảo vị trí của các nucleotit của gen.
Đột biến thay thế một cặp bazơ nitơ này bằng một cặp bazơ nitơ khác có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến chức năng của gen, nhưng đột biến làm mất hoặc thêm một hoặc vài cặp nucleotit thường đưa đến làm mất chức năng gen.
47 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%