Đọc hiểu chủ đề y học - Đề 4

  • 599 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HOÀNG LIÊN CHÂN GÀ – DƯỢC LIỆU QUÝ ĐA TÁC DỤNG

(1) Hoàng liên chân gà ( Coptis  chinensis  Franch) là cây  thân thảo, sống lâu năm,  ưa sống  ở vùng núi cao  1.000-2.500 m, mưa nhiều,  ẩm ướt.  Hiện  nay,  loài  dược  liệu  này  được  trồng nhiều tại Trung Quốc, chủ yếu  ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Hồ  Bắc,  Thiểm  Tây,  Hồ  Nam,  Giang  Tây, Triết Giang, Sơn Tây. Tại Việt  Nam,  Hoàng  liên  chân  gà  phân  bố  chủ yếu ở huyện Sa Pa (Lào Cai) và  huyện Quản Bạ (Hà Giang). Hoàng  liên chân gà thuộc diện quý hiếm, đã  được đưa vào Sách đỏ của Liên minh  bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)  năm 1980, Sách đỏ  Ấn Độ 1980 và  Sách đỏ Việt Nam năm 1996.  

(2) Trong y học cổ truyền, Hoàng liên  chân  gà  có  vị  đắng,  tính  hàn.  Quy  kinh vào tâm, can, đởm, tiểu trường.  Có  tác  dụng  thanh  nhiệt  táo  thấp,  chủ trị các bệnh vị tràng thấp nhiệt  dẫn đến chứng lỵ, tiêu chảy; thanh  tâm  trừ  phiền:  tâm  hỏa  thịnh  gây  phiền muộn, mất ngủ, miệng lưỡi lở  loét; giải nhiệt độc ung nhọt, sốt cao,  phiền táo, chóng mặt, nói nhảm, mê  cuồng, lưỡi đỏ, mạch sác; thanh can  sáng mắt, điều trị các bệnh do can  hỏa gây đau mắt, đỏ mắt, chảy nước  mắt; giải độc ba đậu, khinh phấn.

(3) Ngày nay, dược liệu này đã được  nhiều  nhà  khoa  học  trên  thế  giới  nghiên cứu về thành phần hóa học  và tác dụng dược lý.

Thành  phần  hóa  học:  thân,  rễ  Hoàng  liên  chân  gà  có  chứa  nhiều  alcaloid  (5-8%),  với  các  thành  phần  chính  là  berberin,  palmatin,  jatrorrhizin,  coptisin,  epiberberin,  columbamin,  worenin,  magnoflorin...  Các thành phần alcaloid của Hoàng  liên  chân  gà  được  tìm  thấy  trong  hầu  hết  các  bộ  phận  của  cây,  tuy  nhiên  tỷ  lệ  alcaloid  trong  các  bộ  phận của cây thay đổi theo các giai  đoạn sinh trưởng và mùa. Vào tháng  9-10, ở thân và rễ nhỏ có hàm lượng  berberin cao; ở lá già trước khi rụng  (tháng 7-10) hàm lượng alcaloid cũng  thường cao; ở hoa có khoảng 0,56%  và hạt chứa 0,23% berberin. Ngoài  ra,  trong  thân,  rễ  của  Hoàng  liên  chân gà còn có tinh bột, acid hữu cơ  như acid ferulic... Trong số các thành  phần  hóa  học  nêu  trên,  berberin  được y học quan tâm nhiều nhất, tiếp  đến là palmatin.

Tác  dụng  dược  lý:  các  kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy,  Hoàng  liên  chân gà có nhiều tác dụng dược lý  khác nhau:

- Kháng khuẩn, kháng virus, kháng  nấm: nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc  do Bae EA (1998) đứng đầu đã đánh  giá tác dụng của Hoàng liên chân gà  trên vi khuẩn  Helicobacter pylori , kết  quả  cho  thấy,  nước  sắc  từ  loài  cây  này có tác dụng làm giảm 16% hoạt  tính men urease và ức chế mạnh sự  phát triển của vi khuẩn  Helicobacter  pylori .  Các  nghiên  cứu  khác  cũng  đã chứng minh nước sắc Hoàng liên  chân  gà  và  hoạt  chất  berberin  có  phổ  kháng  khuẩn  rộng  đối  với  một  số chủng gram (+) và gram (-). Nước  sắc  thể  hiện  tác  dụng  ức  chế  một  số  vi  khuẩn  tùy  theo  độ  pha  loãng  khác nhau như:  Shigella shigac ,  Sh.  dysenteriae ,  Bacillus  tuberculosis ,  Bacillus  cholera ,  Staphylococcus  aureus ,  Bacillus  paratyphi ,  Bacillus  coli ,  Bacillus proteus ,  Streptococcus  hemolyticus ,  Vitrio cholera ,  Baccillus  subtilis ...  Cơ  chế  tác  dụng  kháng  khuẩn được giải thích là do berberin  ức chế tổng hợp ARN, ADN và protein  đối  với  vi  khuẩn.  Ngoài  ra,  Hoàng  liên chân gà còn có tác dụng kháng  nấm  và  virus.  Kết  quả  nghiên  cứu  cho thấy, nước sắc Hoàng liên chân  gà với nồng độ 50% khi thí nghiệm  trên phôi gà có tác dụng ức chế sự  phát triển của virus cúm chủng PR8,  56S8, P.M.

- Giảm hội chứng ruột kích thích  và điều trị viêm đường tiêu hóa: năm  2011,  Yungwui  Tjong  và  cộng  sự  (Hồng Kông, Trung Quốc) đã nghiên  cứu chiết xuất rễ Hoàng liên chân gà  và nhận thấy chúng có tác dụng giảm  những  cơn  đau  nội  tạng  trên  động  vật thực nghiệm, cơ chế có thể là do  làm  giảm  hormon  cholecystokinin  và serotonin - là những chất làm co  cơ  trơn  dẫn  tới  tăng  nhu  động  đại  tràng.  Cũng  trong  năm  này,  nhóm  nghiên  cứu  của  Qian  Zhang  và  cộng sự (Trung Quốc) đã cho thấy  tác  dụng  điều  trị  viêm  đường  tiêu  hóa của dược liệu Hoàng liên chân  gà. Theo đó, dịch chiết nước Hoàng  liên chân gà với liều 300 mg/kg cân  nặng và berberin với liều 120 mg/kg  cân nặng đã có tác dụng làm giảm  tổn thương đường tiêu hóa gây ra bởi  lip oposaccharose  theo  cơ  chế  làm  tăng hoạt động của SOD và GSH-Px, ức chế hoạt động của TLR4 và NF-jB  ở hồi tràng.

(4)  Đặc biệt, một số nghiên cứu được  công bố năm 2018 cho thấy, Hoàng  liên chân gà có tiềm năng để điều trị  bệnh  Alzheimer,  bảo  vệ  thần  kinh,  thận. Cụ thể, nhóm nghiên cứu của  Cao Thảo Nguyên và cộng sự (Việt  Nam)  đã  điều  tra  thành  phần  hóa  học  một  chiết  xuất  nước  của  dược  liệu  Hoàng  liên  chân  gà  và  xác  định  được  2  protoberberines  bậc  bốn (1, 2) và 1 amide ba vòng mới  (3), cùng với 5 hợp chất đã biết (4,  5, 6, 7, 8). Các hợp chất 4, 5 và 7  cho  thấy  sự  ức  chế  mạnh  đối  với  acetylcholinesterase  (AChE)  tương  ứng với các giá trị IC 50  là 1,1; 5,6 và  12,9 μ M. Hợp chất 2 và 4 cho thấy sự  ức chế butyrylcholinesterase (BChE)  tương ứng với giá trị IC 50  là 11,5 và  27,8 μ M. Qua nghiên cứu này, các tác  giả kết luận Hoàng liên chân gà là  dược liệu tiềm năng để điều trị bệnh  Alzheimer.  Tại  Trung  Quốc,  Yujuan  Li và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng  bảo vệ thần kinh của polysaccharide  Hoàng liên chân gà trên mô hình giun  tròn  ( Caenorhabditis  elegans )  biến  đổi gen bị bệnh Alzheimer được gây  độc bằng amyloid-beta (A β ). Những  dữ liệu nghiên cứu chứng minh rằng  polysaccharide Hoàng liên chân gà  có thể làm giảm độc tính do A β  gây  ra bằng cách trì hoãn sự lão hóa, làm  giảm tốc độ tê liệt, ức chế sự lắng  đọng của A β , và tăng mức biểu hiện  của gen HSP trong giun tròn biến đổi  gen. Bên cạnh đó, Ying-Ying Wang và  cộng sự (Trung Quốc) đã chứng minh  rằng berberine (thành phần hoạt chất  chính của Hoàng liên chân gà) có thể  bảo  vệ  chức  năng  của  podocytes  thông qua ức chế chuyển TGF- β 1 từ  các tế bào Mesangial cầu thận sang  podocyte. Đây là một trong những cơ  chế tiềm năng của tác dụng bảo vệ  đối với bệnh thận do tiểu đường.  

(5) Không chỉ dừng lại ở đó, Hoàng  liên chân gà còn được các công trình  nghiên cứu khoa học gần đây chứng  minh là dược liệu tiềm năng để điều trị  các bệnh về sa sút trí tuệ, tiểu đường,  phòng ngừa xơ vữa động mạch, lợi  mật, chống ung thư, hạ huyết áp, an  thần... Những tác dụng này đã được  Đỗ Huy Bích và cộng sự ghi chép lại  trong bộ sách  Cây thuốc và động vật  làm thuốc ở Việt Nam  do Nhà xuất  bản Khoa học và Kỹ thuật phát hành.

(6) Việt Nam là một quốc gia sở hữu  nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức  sử  dụng  cây  thuốc  vô  cùng  phong  phú, đa dạng. Nhu cầu sử dụng dược  liệu phục vụ cho việc chăm sóc sức  khỏe cộng đồng tương đối cao. Trước  tình trạng cạn kiệt nguồn Hoàng liên  chân gà ở nước ta cùng với việc xác  định  được  những  vai  trò  phòng  và  chữa bệnh hết sức quan trọng của vị  thuốc này trong y dược học cổ truyền  và y dược học hiện đại, cần phải có  những hướng nghiên cứu mới về cây  Hoàng liên chân gà nhằm phát triển  nguồn dược liệu và tiềm năng chữa  bệnh từ dược liệu quý này.

(7) Để bảo tồn các cây thuốc quý nói  chung, Hoàng liên chân gà nói riêng,  cách tốt nhất là hình thành nên chuỗi  giá trị cho chúng để bảo tồn và phát  triển bền vững trong thực tiễn cuộc  sống. Một số hoạt động nghiên cứu  cơ bản trong chuỗi giá trị như sau:  nghiên cứu quy trình kỹ thuật nhân  giống,  sản  xuất  giống  Hoàng  liên  chân  gà;  nghiên  cứu  quy  trình  kỹ  thuật  trồng  và  xây  dựng  mô  hình  trồng  Hoàng  liên  chân  gà;  sơ  chế,  chế biến tại vùng nguyên liệu để tạo  dược liệu Hoàng liên chân gà; nghiên  cứu  đánh  giá  các  thành  phần  hóa  học, tác dụng dược lý của dược liệu  trồng được so với dược liệu thu hái tự  nhiên và dược liệu nhập khẩu; nghiên  cứu bào chế sản phẩm bảo vệ sức  khỏe có sử dụng Hoàng liên chân gà  và các dược liệu khác đảm bảo được  tính an toàn, hiệu quả, đủ điều kiện  đưa ra thị trường.

(8) Nói  cách  khác,  nghiên  cứu  xây  dựng  cơ  chế  bảo  tồn  giống,  cơ  sở  sản xuất giống, hình thành các vùng  chuyên  canh  trồng  nguyên  liệu,  cơ  sở chế biến tại vùng nguyên liệu, tạo  ra những sản phẩm được bào chế từ  Hoàng liên chân gà là việc làm thiết  thực và cần thiết để bảo tồn nguồn  gen, tạo dược liệu quý cho y học cổ  truyền Việt Nam, góp phần chăm sóc  sức khỏe cộng đồng.

(Nguồn: “Hoàng liên chân gà – dược liệu quý đa tác dụng”, Phùng Tuấn Giang, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 12, năm 2018)

Hoàn liên chân gà là gì?

Xem đáp án

Hoàn liên chân gà là một loại thực vật.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Hoàn liên chân gà phát triển trong môi trường nào?

Xem đáp án

Hoàn liên chân gà phát triển trong môi trường núi cao, mưa nhiều, ẩm ướt

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

Tác dụng của Hoàng liên chân gà  trong y học cổ truyền là gì?

Xem đáp án

Tác dụng của Hoàng liên chân gà  trong y học cổ truyền là thanh nhiệt, giải độc, bổ mắt

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Trong số các thành  phần  hóa  học  của Hoàng liên chân gà, thành phần nào được quan tâm nhiều nhất?

Xem đáp án

Berberin thành phần nào được quan tâm nhiều nhất.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Hoàng liên chân gà không có tác dụng dược lí nào dưới đây?

Xem đáp án

Cầm máu cho phụ nữ không phải là tác dụng của Hoàng liên chân gà.

Đáp án cần chọn là: D


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận