Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 30)

147 lượt thi 99 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: 

SELFIE – ẨN CHỨA NHIỀU RỦI RO

[0] Người ta có thể nghĩ gì về việc chụp ảnh selfie, khi trong nhiều năm gần đây, hành động tưởng chừng vô hại này lại gắn liền với cái chết thảm khốc của nhiều người đến vậy.

[1] Ảnh selfie (ảnh tự chụp, hoặc ‘dân dã’ hơn là ảnh tự sướng), có lẽ, là một trong những phương thức nhanh gọn nhất để con người ghi lại tức thời khoảnh khắc tồn tại “có một không hai” của mình giữa sự chảy trôi của thời gian. Không ai còn bàn cãi đến điều đó, nhất là khi vào năm 2013, từ “selfie” đã trở nên đủ phổ biến để được đưa vào phiên bản online của Từ điển Oxford. Chỉ một năm sau khi selfie có mặt trong từ điển, năm 2014 trở thành “năm của selfie” thì có đến 33.000 người bị thương trong khi lái xe hoặc làm những việc khác, theo ước tính của Bộ Giao thông Mỹ.

[2] Có lẽ, nếu con người chỉ bị chấn thương thì việc chụp ảnh selfie vẫn còn được coi là một hành vi rủi ro trong cuộc sống hơn là tự hủy. Tuy nhiên trên thực tế, hành động này đã dẫn đến những bi kịch thực sự. TS. Agam Bansal ở Viện Các ngành Khoa học Y học, Ấn Độ, trong bài báo xuất bản trên tạp chí Journal of Family Medicine and Primary Care đã thử nêu câu hỏi “Selfie: A boon or bane?” (Các bức ảnh selfie: Tốt hay xấu?) để đánh giá về những cái chết liên quan đến selfie khắp toàn cầu. Ông và cộng sự đã phát hiện ra từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2017, 137 vụ tai nạn khi đang chụp ảnh selfie đã dẫn tới 259 cái chết của những người ở độ tuổi trung bình 22,94. Số tai nạn selfie cao nhất xảy ra ở Ấn Độ, Nga, Mỹ, Pakistan. Tờ NY Post vào năm 2020 đã so sánh “selfie còn nguy hiểm hơn cá mập tấn công” bởi số người chết vì cá mập thấp hơn nhiều. Gần đây nhất, tháng 8/2022, buổi dã ngoại của một gia đình Ấn Độ ở thác Ramdaha, Chhattisgarh đã trở thành một thảm kịch khi sáu người chết đuối vì cứu một thiếu nữ 14 tuổi trượt chân trong khi selfie.

[3] Dẫu không quá đen tối như những gì diễn ra ở nhiều nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam đã tồn tại tai nạn vì selfie. Tháng 7/2016, hai công nhân làm việc tại một khu công nghiệp ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên khi đi trên đường dân sinh cắt qua đường sắt ở thị trấn Như Quỳnh đã dừng lại selfie trên đường ray bằng điện thoại mà không để ý là đoàn tàu đã tới quá gần. Cái chết ở độ tuổi ngoài đôi mươi của họ, không chỉ thêm vào danh sách những trường hợp gặp nạn vì selfie mà còn cho thấy sự vô lý của rủi ro chực chờ trong hành vi này.

[4] Nhưng tại sao, giữa vô vàn các tình huống đột sinh trong cuộc sống, con người lại chủ động đặt thêm mình vào rủi ro, trong nhiều trường hợp là toàn bộ cuộc đời mình, với một cú chạm trên điện thoại để mong có một bức ảnh hoàn hảo?

Phác họa chân dung của chính… selfie

[5] Nếu đặt câu hỏi “Bạn mong đợi gì ở selfie?” thì ắt hẳn nhiều người sẽ cho là không khó trả lời. Ai mà chẳng thấy sức quyến rũ của việc hiển thị chính mình và bạn bè, người thân… trong sự hấp dẫn của cảnh quan, của thời khắc “một đi không trở lại”, hoặc đơn giản vì cảm thấy vui sướng và hạnh phúc. Có lẽ rồi ai cũng trả lời như vậy khi được hỏi. Tuy nhiên, đằng sau cú chạm nhẹ trên điện thoại còn ẩn chứa nhiều điều hơn chúng ta cảm nhận.

[6] Để đi tìm nguyên nhân sâu xa đằng sau hành vi chụp ảnh selfie, chúng ta hãy thử vẽ chân dung phổ biến của những người thích chụp ảnh selfie. Các nhà nghiên cứu quốc tế đã “khoanh vùng” được những đặc điểm của họ: những người ở độ tuổi 20 – 30 (theo một khảo sát ở Mỹ chỉ 30% thế hệ trước năm 1945 biết selfie là gì); phụ nữ (ở độ tuổi 16 – 27) selfie nhiều hơn nam giới và trung bình 16 phút cho mỗi lần chụp, ba lần một ngày và năm giờ mỗi tuần, 10% lưu trong máy tính và điện thoại ít nhất 150 bức chụp từ phòng tắm, ô tô đến bàn làm việc…; số nam giới chịu đựng rủi ro so selfie lớn hơn nữ (61% dám chấp nhận chụp ảnh trên vách đá, mặc dù 11% đã từng bị thương ở tình thế tương tự, trong một khảo sát ở Mỹ); phần lớn là người cởi mở và tự tin vào tương lai (trong đó có thu nhập); 55% chia sẻ ảnh trên mạng xã hội từ điện thoại thông minh…

[7] Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi selfie của con người nhưng có một khảo sát quy mô nhỏ về xu hướng selfie ở phụ nữ do công ty nghiên cứu thị trường Q&Me thực hiện vào tháng 1/2017 với 300 người độ tuổi 16 – 34. Những thông số rút ra cho thấy, phụ nữ Việt Nam chia sẻ niềm vui tương tự với những người cùng giới quốc tế: chủ yếu ở nhóm 16-22 tuổi; 30% chụp hơn 16 bức mỗi tuần; 90% chụp bằng điện thoại thông minh; chủ yếu sử dụng phần mềm Camera 360; 76% đăng ảnh lên mạng xã hội, trên Facebook, Zalo, Instagram.

[8] Vậy điều gì thôi thúc những người này, đặc biệt là phụ nữ, thực hiện hành vi selfie? Chắc hẳn phải có sự quyến rũ nào đó hơn cả một hành vi đóng băng khoảnh khắc? Giáo sư tâm lý truyền thông Pamela Rutledge, Tổng Biên tập tạp chí Media Psychology Review, tin selfie là hành vi ‘tự tôn’ của những người bình thường trong xã hội. Mỗi bức ảnh là một khía cạnh về bản sắc cá nhân, của cái tôi nhỏ bé, khác với những bức ảnh thông thường mà chúng ta vẫn chụp. Nó nói cho chúng ta nhiều điều về sự tức thời, tính vô nghĩa và cả sự vô thường của thời gian, bên cạnh việc là một trải nghiệm, một cơ hội để người chụp bộc lộ bản thân, đặc biệt với phụ nữ và người yếu thế trong xã hội. TS. Katrin Tiidenberg, Đại học Aarhus (Đan Mạch) – tác giả cuốn Selfies, why we love (and hate) them (Selfie, tại sao chúng ta yêu, và ghét, chúng) – cho rằng trước đây, quyền biểu lộ bản thân trước cộng đồng và xã hội, phần lớn thuộc về đàn ông và người có địa vị. Giờ đây, chiếc máy ảnh hoặc điện thoại thông minh trao quyền để họ tự do thể hiện chính mình trong một trạng thái cảm xúc mà mình mong muốn bộc lộ. Và họ đặt câu hỏi: vậy tại sao chúng ta, những người vô danh, lại không thể làm điều mà những người nổi tiếng như cựu Tổng thống Obama hay ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian vẫn làm?

[9] Ở khía cạnh độ tuổi của số đông người thích selfie, các nhà nghiên cứu cho rằng, những người độ tuổi ngoài 20 và tuổi teen đang ở giai đoạn xây dựng bản sắc cá nhân và các bức ảnh này đem lại cho họ một sự nhận diện mới, một dấu ấn nào đó trong xã hội. Đơn giản, đó là hành trình tự khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Đi sâu hơn về động cơ chụp hình sống ảo của giới trẻ, theo nhà tâm lý học Andrea Letamendi (Đại học California tại Los Angeles) là việc cho phép những người trẻ biểu đạt các trạng thái tâm lý và chia sẻ những trải nghiệm quan trọng đối với họ. Selfie thậm chí còn thúc đẩy lòng tự tin bằng việc cho người khác thấy (người khác ở đây chủ yếu là bạn bè đồng lứa) thấy cái “hay ho”, độc đáo mà chỉ riêng họ có và cách họ tương tác với môi trường xung quanh khác biệt như thế nào.

[10] TS. Tiidenberg chia sẻ trên trang ScienceNordic, selfie là phương thức giao tiếp nối mạng trên nhiều nền tảng công nghệ, tương tự như những việc khác mà chúng ta vẫn làm trên mạng xã hội, một cách trải nghiệm, thể hiện bản thân cũng như xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong thời đại số.

[11] Nhưng có phải selfie chỉ là sản phẩm của thời đại số?

Selfie và tranh tự họa

[12] Nếu nhìn vào xu hướng selfie hiện nay, người ta có thể đi đến kết luận đây là một hiện tượng văn hóa đại chúng của thế kỷ 21, liên quan trực tiếp đến sự phát triển và chiếm ưu thế của điện thoại thông minh tích hợp camera. Nhưng bằng việc truy dấu selfie như một phương thức thực hành của cái tôi cá nhân, GS. Claus-Christian Carbon, Viện Tâm lý học của ĐH Bamberg, Đức, đã kết nối selfie đương đại vào sự phát triển của văn hóa qua năm thế kỷ, từ bức tự họa nổi tiếng “Self-Portrait at 28” của danh họa Dürer đến những phòng trưng bày trên Instagram, Facebook… ngày nay.

[13] Thoạt nhìn không có điểm chung giữa ảnh selfie và tranh tự họa của các họa sĩ trong lịch sử, chúng khác biệt về phương tiện, cách thức thực hành, nguyên liệu… Một bức chân dung tự họa đòi hỏi họa sĩ mất hàng tháng, thậm chí hằng năm còn ảnh selfie thì chỉ trong chớp mắt. Tuy nhiên, GS. Claus-Christian Carbon cho rằng về cơ bản, hai hình thức thể hiện bản sắc cá nhân này đều dựa trên ý tưởng hoặc mong muốn ghi lại một lát cắt đầy biến động nhưng quan trọng trong cuộc sống của mình và trưng bày cái tôi của mình. Do đó, thoạt thì tưởng báng bổ khi so sánh Dürer, Jan van Eyck, Rembant, van Gogh… với những người hay selfie hiện nay nhưng trong chừng mực nào đó thì họ giống nhau ở khoảnh khắc cùng vĩnh cửu hóa cái tôi.

[14] Các bức tự họa, bất chấp trường hợp trước hết do sự thúc bách của tiền bạc, không đủ tiền thuê người mẫu trong khi mặt mình là miễn phí như van Gogh, đều có giá trị cốt lõi là chuyển tải những khát khao thầm kín về bản thân. Việc tạo dựng một bức chân dung của mình là gì nếu không phải để thể hiện bản thân? Một đặc điểm cá nhân, một trạng thái cảm xúc hay nhận thức mới… đều được các họa sĩ bí mật gửi gắm. Mặc dù không xuất hiện trên đời một cách ngẫu nhiên và vô số như ảnh selfie nhưng chân dung tự họa cũng là một cách thể hiện bản chất xã hội của con người nói chung và mong muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của riêng người sáng tạo: một mặt muốn mô tả hết sức cụ thể chính mình, mặt khác lại kích hoạt trí tưởng tượng của người xem, thôi thúc họ chạm vào suy tư và đồng cảm với mình.

[15] Nhưng có người lập luận, dù cùng miêu tả cái tôi nhưng selfie, có lẽ, chỉ thuộc về thời đại công nghệ. Nếu vậy thì họ không biết rằng sự xuất hiện của các bức tự họa gần gũi với quá trình những phát minh và tiên tiến công nghệ xuất hiện ví dụ như kỹ thuật làm ra những tấm gương chất lượng cao đầu tiên – những tấm gương phủ lớp áo thủy tinh và hỗn hống thủy ngân – thiếc (tin-mercury amalgam) ở Đức trong giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng. GS. Claus-Christian Carbon cho rằng, đột phá này đem đến một thị trường rộng lớn hơn là việc thiết lập một trung tâm sản xuất gương hỗn hống thủy ngân thiếc ở Venice vào khoảng năm 1507, song song với quá trình bắt đầu hình thành rõ nét cái tôi trong đời sống văn hóa phương Tây. Một thiết bị phản chiếu tinh vi như gương đã đem lại một hình ảnh rõ ràng và ít bị biến dạng trước đây đã góp phần thúc đẩy các bức tự họa. Và thay vì treo tranh lên các trang mạng xã hội như hiện nay, các họa sĩ kín đáo hơn, treo trong xưởng họa hoặc trong một số triển lãm cá nhân.

[16] Sự bắt rễ từ lịch sử này khiến chúng ta thấy hoang mang và tự hỏi: vậy selfie là tốt hay xấu?

Mặt trái của selfie

[17] Có nhiều bàn cãi xung quanh hiện tượng này. Nhiều người cho rằng, những người quá đắm chìm vào thế giới ảo và selfie thường liên quan đến tính ái kỷ (Narcissism) nhưng cũng có người cho rằng không hẳn như vậy, đó chỉ là cách thức con người kết nối xã hội, ghi nhận sự kiện trong đời theo một cách khác trước đây, vì thế hành động selfie rộng hơn cả tính ái kỷ. Mặt khác, sống trong một xã hội mà tất cả những hình ảnh đều là những phần không thể thiếu về cách người ta giao tiếp, người ta dễ dàng chấp nhận selfie và chờ đợi người khác chia sẻ ảnh selfie hơn.

[18] Nói gì thì nói, mặt trái của selfie không thể chối cãi. Trên phần bình luận của NY Post, có người còn bình luận đó là một đại dịch khác. Ngoài ý nghĩa tích cực, việc đưa các bức ảnh “sống ảo”, “tự sướng” trên mạng xã hội khiến con người dễ bị tổn thương hơn bởi những lời bình luận ác ý về hình thức, con người cũng dễ hoang mang và trở nên thiếu tự tin hơn. Một nghiên cứu thực hiện ở châu Âu cho thấy, thời gian dành cho việc xem ảnh selfie trên mạng xã hội có liên quan đến những suy nghĩ tiêu cực về hình ảnh cơ thể ở các cô gái. Đó là một hệ quả xấu khác của selfie, bên cạnh sự rủi ro tính mạng mà chúng ta đã thấy. Theo nghĩa này, càng đắm chìm vào ảnh selfie trên mạng xã hội thì người ta càng dễ có những suy nghĩ tiêu cực hơn.

[19] Cội nguồn của việc lập các trang mạng xã hội là để người ta có thể kết nối nhiều hơn, bất chấp khoảng cách. Tuy nhiên trớ trêu thay, mạng xã hội là một môi trường gợi ý con người nghĩ về bản thân nhiều hơn, dẫn dụ con người chia sẻ những gì họ làm thường nhật. Do đó, con người càng tham gia mạng xã hội, càng có xu hướng chia sẻ ảnh selfie. Sự so sánh bản thân với người khác và khao khát có những bức ảnh đẹp hơn, thể hiện cái tôi độc đáo hơn đã đưa họ đến với những bức ảnh ở tư thế nguy hiểm hơn, rủi ro hơn.

[20] Sự rủi ro liên quan đến selfie, giờ đây được hiển thị bằng việc chính quyền nhiều nơi đã phải đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ dẫn đến tai nạn. Một số bảo tàng và phòng tranh, lo ngại về sức phá hoại của gậy selfie đã cấm không cho phép khách thưởng lãm được mang nó vào trong các gian trưng bày.

[21] Vậy có cách nào để con người bớt “sống ảo”, bớt selfie? Về bản chất, con người là một sinh vật xã hội, sinh vật cần giao tiếp và trao đổi như cách thức giúp con người tồn tại hàng nghìn năm. Một cách vô thức, con người bị thu hút bởi những khuôn mặt và muốn thu hút những người khác. Có một hiệu ứng diễn tả vấn đề này, đó là hiệu ứng Mona Lisa liên quan đến ấn tượng mà đôi mắt của người được vẽ chân dung dường như theo sát những người xem như khi họ đi qua phía trước bức tranh. Năm 2019, GS. Gernot Horstmann ở Trung tâm xuất sắc Công nghệ tương tác nhận thức, ĐH Bielefeld, Đức, đã thực hiện một nghiên cứu về hiệu ứng Mona Lisa và phát hiện ra đôi mắt nàng thực ra không dõi theo những người say mê ngắm mình mà nhìn sang bên phải. Ông cho rằng, ý nghĩ về bức họa nổi tiếng bậc nhất thế giới đang ngắm nhìn mình chỉ là một phần của bản chất tự nhiên của con người, bởi “nó diễn tả khao khát mãnh liệt được nhìn ngắm và trở thành trung tâm chú ý của ai đó, có liên quan đến ai đó, ngay cả khi bạn không rõ người đó là ai”.

[22] Không gian internet đơn giản phản ánh đúng tính chất đó của con người. Các nghiên cứu đo lường mức độ tương tác trên internet cho thấy, các bài chứa hình ảnh nhận được nhiều tương tác hơn các bài đăng chỉ thuần túy chữ viết, trong đó bài có ảnh selfie còn thu hút nhiều sự chú ý hơn, nhiều lượt thích hơn. Tài liệu trong Chương trình đào tạo chuyển đổi số báo chí Việt Nam năm 2022 do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) mới đây cũng lưu ý đến đặc tính này.

(Đăng trên tạp chí Tia sáng ngày 26/11/2022)

Text 2:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20: 

NGHIÊN CỨU THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG DỰA TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH

[1] Có thể thấy, tắc nghẽn giao thông làm lãng phí thời gian, tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; theo khảo sát năm 2020 thì chi phí do tắc nghẽn gây ra ở các thành phố lớn của Việt Nam là 1 - 2,3 tỉ USD mỗi năm. Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của tắc nghẽn giao thông, ngày càng nhiều các biện pháp được nghiên cứu và áp dụng, việc ứng dụng khoa học máy tính càng được chú ý nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Oak Ridge đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learing) để thiết kế hệ thống thị giác máy tính thu thập và xử lý dữ liệu nhận được từ các camera giao thông giúp tránh xung đột tại các giao lộ, đồng thời giảm thiểu tổng lượng tiêu hao nhiên liệu. Thông qua việc nhận diện và phân loại phương tiện giao thông tại Việt Nam, hệ thống sẽ xác định số lượng phương tiện và tính toán mật độ lưu thông trên đường trong một khoảng thời gian xác định và từ đó đưa các dự báo cần thiết.

[2] Yolo là một mô hình mạng neural tích chập (CNN) dùng cho việc phát hiện, nhận dạng, phân loại đối tượng. Yolo được tạo ra từ việc kết hợp giữa các lớp phức tạp (convolutional layers) cho phép trích xuất ra các đặc tính của ảnh và lớp kết nối (connected layers) dự đoán ra xác suất đó và tọa độ của đối tượng. Yolo phân chia hình ảnh thành một mạng lưới 7x7 ô (grid size=7x7). Từ đó sẽ dự đoán xem trong mỗi ô liệu có đối tượng (object) mà điểm trung tâm rơi vào ô đó không, dự đoán điểm trung tâm, kích thước của đối tượng và xác suất là đối tượng nào trong số các đối tượng cần xác định. Mỗi ô này có trách nhiệm dự đoán hai hộp (boxes number=2) bao quanh, mỗi một hộp mô tả hình chữ nhật bao quanh một đối tượng. Hiện nay phiên bản đang được sử dụng là thế hệ thứ 4, gọi là Yolov4. 

[3] Sort là sự phát triển của khung theo dõi nhiều đối tượng trực quan dựa trên các kỹ thuật ước lượng trạng thái và liên kết dữ liệu thô. Sort là một thuật toán thuộc dạng theo dõi và phát hiện (Tracking-by-detection), được thiết kế cho các ứng dụng theo dõi thời gian thực và phương pháp này tạo ra nhận dạng đối tượng một cách nhanh chóng. Một đặc điểm của lớp các thuật toán Tracking-by- detection là tách đối tượng cần xác định ra như một bài toán riêng biệt và cố gắng tối ưu kết quả trong bài toán này. Công việc sau đó là tìm cách liên kết các hộp giới hạn thu được ở mỗi khung và gán ID cho từng đối tượng. 

[4] Nghiên cứu sẽ dựa trên thuật toán xác định vật thể của Yolo, thuật toán theo dõi vật thể của SORT, từ đó gán địa chỉ nhận dạng ID cho từng phương tiện lưu thông và phân loại chúng, xác định số lượng xe theo từng khoảng thời gian cụ thể. Các phương tiện được gán địa chỉ ở đây là: xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe máy và xe đạp. Mở luồng video trực tiếp từ camera và tiến hành xử lý từng khung hình. Sau quá trình khởi tạo thư viện, khởi tạo các biến và chạy mô hình thuật toán Yolov4, tiến hành phát luồng video trực tiếp từ camera hoặc lựa chọn các tệp video. Từng khung hình sẽ được chụp và kiểm tra theo vòng lặp while, nếu khung đọc được không chính xác, vòng lặp sẽ bị phá vỡ. Do góc nhìn camera ở mỗi đoạn đường được thiết lập là khác nhau nên nhóm nghiên cứu đã tạo ra các điểm chọn thủ công để thiết lập vùng nhận diện nhất định trên toàn bộ khung hình, giúp cho thuật toán tối ưu hơn, loại bỏ các vùng không chứa phương tiện lưu thông.

[5] Sau quá trình thực nghiệm, nhóm nghiên cứu thấy rằng, với xe ô tô, xe tải và xe buýt thì tỉ lệ chính xác tương đối cao và ổn định do đặc điểm kích thước và nhận dạng của chúng; còn với xe máy và xe đạp có kích thước nhỏ, đặc điểm nhận dạng khó khăn hơn thì tỉ lệ chính xác chưa ổn định và giảm mạnh khi mật độ lưu thông tăng cao. Ngoài ra, độ chính xác còn phụ thuộc vào các yếu tố như góc quan sát của camera, điều kiện thời tiết, ánh sáng… Tại Việt Nam, giao thông với đặc thù lượng xe máy lớn và mật độ lưu thông cao, để có thuật toán phân loại chính xác và ổn định là rất phức tạp. Để khắc phục vấn đề, nhóm nghiên cứu sẽ cải thiện về lượng dữ liệu đầu vào cho quá trình tập huấn mô hình Yolov4 với xe máy và xe đạp.

[6] Thông qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm với video thực tế trên các đoạn đường tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, nhóm nghiên cứu nhận thấy khi mật độ lưu thông thấp, thuật toán cho kết quả phân loại và kiểm đếm tương đối chính xác. Với mật độ lưu thông trung bình và cao, kết quả bắt đầu có độ chênh lệch và mất ổn định hơn ở loại phương tiện là xe đạp và xe máy. Các số liệu của từng loại xe lưu thông tại các thời điểm cụ thể có thể được áp dụng vào việc tính toán mật độ lưu thông trên từng khoảng thời gian, từ đó đưa ra các kết luận về mật độ lưu thông thấp, trung bình hay cao để phục vụ quá trình phân tích và điều tiết giao thông nhằm trực tiếp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và các hậu quả của nó gây ra.

(Theo Báo cáo “Nghiên cứu thuật toán phân loại phương tiện giao thông dựa trên thị giác máy tính” của nhóm tác giả của trường Đại học Hàng Hải Việt Nam)

Text 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27: 

Sao chổi bắt nguồn từ các khu vực xa nhất của hệ Mặt Trời, còn được gọi là vùng Oort. Chúng được hình thành từ những mảnh vỡ của các vật thể trong hệ Mặt Trời. Phần lõi của Sao chổi là một khối rắn có thành phần chủ yếu là bụi, khí và nước đóng băng, được bao xung quanh bởi một lớp khí đóng băng. Khi Sao chổi bị lực hấp dẫn kéo vào bầu khí quyển của Trái Đất và có thể nhìn thấy được, chúng được gọi là sao băng. Khi tiếp xúc với khí quyển, sao băng bắt đầu sáng lên do sự ma sát, thường xảy ra ở độ cao từ 50 đến 85 km so với bề mặt Trái Đất. Trước khi tiếp cận khoảng cách nhỏ hơn 50 km so với bề mặt Trái Đất, hầu hết sao băng bị bốc cháy hoàn toàn.

Những cuộc tranh luận về Sao chổi nhỏ tập trung vào việc liệu các đốm tối và vệt sẫm nhìn thấy trong các bức ảnh chụp bầu khí quyển Trái Đất có phải do nhiễu công nghệ ngẫu nhiên hay là do sự rơi liên tục của những Sao chổi nhỏ được tạo thành từ băng. Gần đây, các hình ảnh này được chụp bởi các thiết bị công nghệ cao là UVA và VIS, được đặt trong một vệ tinh quay quanh từ quyển của Trái đất. UVA và VIS được sử dụng để chụp ảnh hiện tượng bắc cực quang, xảy ra trong từ quyển. Công nghệ UVA và VIS có thể cung cấp hình ảnh của các bức xạ mà con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ảnh chụp bầu khí quyển Trái Đất bằng các thiết bị UVA và VIS đều hiển thị các đốm tối và vệt sẫm rất rõ ràng, liệu đây có phải do nhiễu công nghệ, hay do các biến cố tự nhiên, chẳng hạn như Sao chổi nhỏ đi vào bầu khí quyển. Các lớp khí quyển của Trái Đất được thể hiện trong Hình 1.

Hai nhà khoa học đã tranh luận với nhau về việc liệu có một cơn mưa liên tục tạo ra bởi sự bốc cháy của các sao chổi trong từ quyển của Trái Đất hay không?

Nhà khoa học 1

Các Sao chổi nhỏ bị bị lực hấp dẫn kéo vào bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy trong từ quyển. Chúng có đường kính khoảng 20 đến 30 feet và bốc cháy trong từ quyển vì chúng nhỏ hơn nhiều so với các Sao chổi trở thành các sao băng. Các Sao chổi có bán kính lớn hơn sẽ bốc cháy trong các phần của bầu khí quyển gần Trái Đất hơn. Khoảng 30000 Sao chổi nhỏ đi vào từ quyển của Trái Đất mỗi ngày. Các đốm tối và vệt sẫm màu trên ảnh UVA và VIS xảy ra khi các Sao chổi nhỏ bắt đầu bốc hơi trong từ quyển, giải phóng krypton, argon và tạo ra khí H2O tương tác với các gốc hydroxyl, OH-. Các hình ảnh được chụp bởi các thiết bị này tại các thời điểm khác nhau cho thấy các đốm tối và vệt sẫm ở cùng một tần số, đồng thời đưa ra bằng chứng thuyết phục ủng hộ giả thuyết Sao chổi nhỏ. Nếu các đốm tối và vệt sẫm là do sự nhiễu công nghệ ngẫu nhiên, thì tần suất xuất hiện của chúng sẽ dao động.

Nhà khoa học 2

Các đốm tối và vệt sẫm trong ảnh UVA và VIS là do nhiễu công nghệ, không phải là Sao chổi nhỏ. Nếu giả thuyết Sao chổi nhỏ là đúng và cứ mỗi phút có 20 Sao chổi nhỏ rơi xuống bầu khí quyển, thì cứ 5 phút sẽ nhìn thấy một vật thể sáng ít nhất 2 lần. Điều này là do, khi các vật thể đi vào tầng trung lưu của Trái Đất, chúng sẽ bốc cháy, tạo ra những đám mây hạt băng lớn. Khi các hạt băng bốc hơi, độ sáng của chúng trên bầu trời xấp xỉ bằng độ sáng của Sao Kim. Vì Sao chổi hiếm khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất nên những đốm sáng như vậy rất ít khi xảy ra, ít hơn rất nhiều so với hai lần sau mỗi 5 phút, vì vậy giả thuyết Sao chổi nhỏ là không đúng. Hơn nữa, vì Sao chổi bắt nguồn từ các khu vực xa nhất của hệ Mặt Trời, nên chúng chứa argon và krypton. Nếu giả thuyết Sao chổi nhỏ là đúng và và mỗi ngày có 30000 Sao chổi rơi xuống Trái Đất, thì lượng krypton trong khí quyển sẽ gấp 500 lần so với thực tế.

Text 4:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 33: 

Ở người, nguyên nhân gây hội chứng Down sơ cấp là do sự không phân li của cặp NST số 21 trong quá trình hình thành trứng. Trứng mang 2 NST số 21 thụ tinh với tinh trùng bình thường hình thành hợp tử mang 3 NST 21, phát triển thành cơ thể mang hội chứng Down. Quá trình này thường gặp ở những người mẹ sinh con khi lớn tuổi, không mang tính di truyền theo gia đình.

Tuy nhiên, có khoảng 4% người mang hội chứng Down thứ cấp là do di truyền và mang tính chất phả hệ trong gia đình. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đột biến chuyển đoạn NST 14 – 21. Những người mang đột biến chuyển đoạn có 45 NST, trong đó 1 NST 21 gắn với NST số 14 hình thành 1 NST dài (14 – 21), có kiểu hình và sinh sản bình thường.

Trong quá trình hình thành giao tử ở người mang NST chuyển đoạn 14 – 21, các NST 21 và NST 14 phân li theo 3 cách với xác suất như nhau:

Cách 1: NST chuyển đoạn 14 – 21 đi về một giao tử và giao tử còn lại mang đồng thời 1 NST 21 và 1 NST 14.

Cách 2: NST chuyển đoạn 14 – 21 và NST 21 phân ly về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 14.

Cách 3: NST 14 – 21 và NST 14 phân ly về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 21.

Sự thụ tinh giữa giao tử có chứa đồng thời 1 NST 14 – 21, 1 NST số 21 với giao tử bình thường có chứa 1 NST số 14, 1 NST số 21 hình thành hợp tử có 46 NST nhưng dư một phần NST số 21, do đó phát sinh thành thể Down.

Text 5:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 34 đến 40: 

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Trong đó, dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch và chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion. Nước đóng vai trò quan trọng trong sự điện li của một chất. Điều này được giải thích bởi nước là phân tử phân cực (liên kết O – H là liên kết cộng hoá trị phân cực, cặp electron dùng chung lệch về phía oxygen, nên ở oxygen có dư điện tích âm, còn ở hydrogen có dư điện tích dương). Nên khi hoà tan một chất điện li vào nước, xuất hiện tương tác của nước với các ion. Tương tác này sẽ bứt các ion khỏi tinh thể (hoặc phân tử) để tan vào nước. Vì thế khi một chất có liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị phân cực hòa tan vào nước thì phân tử các chất này sẽ bị bao bọc và tương tác với phân tử nước, tách các chất này ra thành các ion, ion dương tách ra bởi nguyên tử oxygen (mang điện âm) còn ion âm được tách ra bởi nguyên tử hydrogen (mang điện dương) của nước. Bản chất của dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện như electron (trong kim loại) hoặc ion (trong dung dịch, trong muối nóng chảy,...). Vì vậy, một số dung dịch chứa chất tan, dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion. Ampe kế là một thiết bị được sử dụng để đo cường độ dòng điện (xem Hình 1).

Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm về khả năng dẫn điện của một số dung dịch

Các thí nghiệm sau đây đã được thực hiện để kiểm tra giả thuyết: việc tăng lượng chất tan hoặc nhiệt độ sẽ làm tăng độ dẫn điện của dung dịch.

Thí nghiệm 1

Các dung dịch bao gồm 5,0 g mỗi chất tan hòa tan trong 100 ml nước tinh khiết ở 20°C. Nước tinh khiết cũng đã được thử nghiệm. Kết quả được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1

Dung dịch

Chỉ số trên ampe kế (mA)

Nước tinh khiết (H2O)

0,0

Hydrogen chloride (HCl)

5,9

Sucrose (C12H22O11)

0,0

Potassium chloride (KCl)

2,9

Sodium fluoride (NaF)

5,0

Magnesium acetate (Mg(C2H3O2)2)

2,1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 1 được lặp lại, trong đó lượng chất tan của mỗi dung dịch được tăng lên 10,0 g trong 100 ml nước tinh khiết ở 20°C. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2

Dung dịch

Chỉ số trên ampe kế (mA)

Nước tinh khiết (H2O)

0,0

Hydrogen chloride (HCl)

11,4

Sucrose (C12H22O11)

0,0

Potassium chloride (KCl)

5,5

Sodium fluoride (NaF)

8,5

Magnesium acetate (Mg(C2H3O2)2)

3,4

Thí nghiệm 3

Thí nghiệm 2 được lặp lại ở 50°C. Kết quả được thể hiện trong Bảng 3.

Bảng 3

Dung dịch

Chỉ số trên ampe kế (mA)

Nước tinh khiết (H2O)

0,0

Hydrogen chloride (HCl)

1,7

Sucrose (C12H22O11)

0,0

Potassium chloride (KCl)

7,4

Sodium fluoride (NaF)

12,0

Magnesium acetate (Mg(C2H3O2)2)

4,7

Text 6:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 41 đến 47: 

Sao Diêm Vương, được phát hiện vào năm 1930 và là vật thể trực tiếp quay quanh Mặt Trời. Đây là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời, với diện tích bề mặt nhỏ hơn Trái Đất hơn 300 lần. Gần đây, việc phân loại Sao Diêm Vương là một hành tinh gây ra những tranh luận. Hai nhà khoa học thảo luận vấn đề Sao Diêm Vương là một hành tinh hay là một thiên thể khác?

Nhà khoa học 1

Sao Diêm Vương chắc chắn là một hành tinh. Một số nhà thiên văn học cho rằng Sao Diêm Vương bị tước bỏ tư cách hành tinh, lập luận cho rằng nó chính xác hơn là một tiểu hành tinh hoặc sao chổi. Tuy nhiên, với đường kính xấp xỉ 1477 Mile, Sao Diêm Vương lớn hơn gần 1000 lần so với một sao chổi trung bình và nó không có đuôi bụi và khí như sao chổi. Một hành tinh có thể được mô tả như một vật thể không quay quanh Mặt Trăng, quay quanh Mặt Trời, không tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân và đủ lớn để bị lực hấp dẫn của chính nó kéo thành hình cầu. Theo đúng định nghĩa, Sao Diêm Vương là một hành tinh. Sao Diêm Vương rõ ràng không phải là một Mặt Trăng, vì nó không quay quanh hành tinh khác. Mặc dù quỹ đạo của Sao Diêm Vương không đều so với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, nhưng rõ ràng là nó quay quanh Mặt Trời. Sao Diêm Vương không tạo ra nhiệt bằng phản ứng phân hạch hạt nhân, giúp phân biệt nó với một ngôi sao. Nó đủ lớn để bị lực hấp dẫn của chính nó kéo thành hình cầu, giúp phân biệt nó với sao chổi hoặc tiểu hành tinh.

Nhà khoa học 2

Có nhiều sự thật về Sao Diêm Vương cho thấy rằng nó thực sự không phải là một hành tinh mà là một thành viên của Vành đai Kuiper, một nhóm sao chổi khá lớn quay quanh Mặt Trời bên ngoài Sao Hải Vương. Đầu tiên, Sao Diêm Vương được tạo thành chủ yếu từ đá với băng, cũng như các sao chổi trong Vành đai Kuiper, trong khi các hành tinh khác của Hệ Mặt Trời thuộc một trong hai loại: đá hoặc khí. Bốn hành tinh bên trong, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa là những hành tinh đá; Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương đều là hành tinh khí. Sao Diêm Vương không phải là đá hay khí mà có sông băng khổng lồ trên bề mặt nhưng sông băng này được tạo thành từ loại băng kỳ lạ. Chúng không phải băng nước như trên Trái Đất mà là băng được tạo ra từ nitrogen và methan, những thứ ở dạng khí trong bầu khí quyển của chúng ta. Ngoài ra, Sao Diêm Vương quá nhỏ để trở thành một hành tinh. Nó nhỏ hơn một nửa đường kính của hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời - Sao Thủy. Mặt Trăng và Trái Đất thậm chí còn lớn hơn Sao Diêm Vương. Cuối cùng, quỹ đạo lệch tâm của Sao Diêm Vương chỉ ra rằng nó không phải là một hành tinh. Sao Diêm Vương thường được coi là hành tinh thứ chín, nhưng trong hai mươi năm trên quỹ đạo 249 năm của nó, nó thực sự ở gần Mặt Trời hơn so với Sao Hải Vương, khiến nó trở thành hành tinh thứ tám trong khoảng thời gian đó. Quỹ đạo lệch tâm của Sao Diêm Vương cũng tương tự như hơn 70 sao chổi của Vành đai Kuiper.

Text 7:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: 

Rệp là loài côn trùng ăn thực vật, trong đó được biết đến là các bụi hoa hồng. Một số thuốc trừ sâu được sử dụng khi phát hiện thấy rệp, nhưng lại gây ảnh hưởng lên hoa, làm cho những bông hoa được xử lý thuốc trừ sâu thì thường không có màu sắc sặc sỡ, và kém thơm hơn những bông hoa không xử lý bằng thuốc trừ sâu. Hai thí nghiệm dưới đây được tiến hành để nghiên cứu tác động của một số loại thuốc trừ sâu lên các bụi hoa hồng.

Thí nghiệm 1

Sử dụng 100 chậu đất loại 1, chia thành 5 nhóm. nhóm 1 không xử lí thuốc trừ sâu, các nhóm còn lại lần lượt xử lý theo các nồng độ nhất định thuốc trừ sâu A hoặc B. Sau 30 ngày, bụi hoa hồng được nhổ lên, phơi khô và đếm tổng số cánh hoa. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1

Nồng độ

thuốc trừ sâu (ppm)

Số cánh hoa

Thuốc trừ sâu A

Thuốc trừ sâu B

0

14

14

5

12

15

15

9

14

25

5

7

35

2

7

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm được lặp lại với 100 chậu đất loại 1 và 100 chậu đất loại 2. Sử dụng cùng liều lượng, loại thuốc trừ sâu và số lượng bụi hoa hồng. Sau 30 ngày, các bụi hoa hồng cũng được nhổ lên và đem cân. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2

Nồng độ

thuốc trừ sâu (ppm)

Khối lượng bụi hoa hồng (oz)

Đất loại 1

Đất loại 2

Thuốc trừ sâu A

Thuốc trừ sâu B

Thuốc trừ sâu A

Thuốc trừ sâu B

5

47,5

51,4

52,7

61,2

15

37,1

42,3

40,3

51,7

25

27,5

32,9

31,1

40,3

35

19,7

22,1

23,6

29,7

Lưu ý: Trọng lượng cây trung bình ở loại đất I chưa được xử lý là 42,1 oz ; trọng lượng cây trung bình ở loại đất loại 2 chưa được xử lý là 24,7 oz.

Text 8:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: 

Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng trong nước không gây hại nhiều cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi tồn tại ở dạng ion thì đây là những chất kịch độc, gây nên những ảnh hưởng bất thường, dẫn tới nhiều bệnh và tật nguy hiểm. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT), hàm lượng Ni2+ trong nước phải nhỏ hơn 0,07 mg/L. Vượt qua con số này sẽ gây ngộ độc cho con người và là nguyên nhân tiềm ẩn các bệnh tim mạch, huyết áp, …

Học sinh nghiên cứu quá trình loại bỏ Ni2+ khỏi nước thải bằng phương pháp kết tủa hóa học. Sản phẩm thu được là chất rắn nên có thể loại bỏ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc. Trong nước, hydroxide (OH) phản ứng với Ni2+ tạo thành nickel hydroxide monohydrate [Ni(OH)2.H2O] theo phương trình phản ứng:

Ni2+ + 2OH + H2O → Ni(OH)2.H2O

Học sinh tiến hành 2 thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng và phương pháp lọc đến quá trình loại bỏ Ni2+ ra khỏi dung dịch.

Thí nghiệm 1: Gồm 3 thử nghiệm 1, 2 và 3, mỗi thử nghiệm được tiến hành theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Cho 32 mL dung dịch OH– 1,0 mol/L và 260 mL dung dịch Ni2+ 0,06 mol/L vào cốc thủy tinh dung tích 500 mL.

Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp ở 22C trong các khoảng thời gian 10 phút, 3 ngày và 7 ngày.

Bước 3: Thu hồi kết tủa rắn bằng phễu lọc thông thường (Hình 1).

Bước 4: Xác định nồng độ của Ni2+ trong dịch lọc (kí hiệu là CNF (mg/kg)).

Thí nghiệm 2: Gồm 3 thử nghiệm 4, 5 và 6. Tiến hành tương tự như thí nghiệm 1, riêng bước 3, chất rắn được thu hồi bằng phương pháp lọc chân không (Hình 2).

Kết quả của thí nghiệm 1 và 2 được thể hiện trong Bảng 1.

(Số liệu theo K. Blake Corcoran và cộng sự công bố năm 2010 trong bài "Chemical Remediation of Nickel (II) Waste: A Laboratory Experiment for General Chemistry Students" trên tạp chí Journal of Chemical Education)

Danh sách câu hỏi:

Câu 3:

Text 1

Từ “đột sinh” trong đoạn [4] có nghĩa là gì? 

Xem đáp án

Câu 4:

Text 1

Từ đoạn [5], dòng nào dưới đây nhận xét đúng về việc nghiên cứu về hành vi chụp ảnh selfie?

Xem đáp án

Câu 6:

Text 1

Theo đoạn [8] và [9], lý do dẫn đến sự hấp dẫn của selfie là gì? 

Xem đáp án

Câu 8:

Text 1

Theo đoạn [15], trong quá khứ, điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của các bức tự họa tại phương Tây?

Xem đáp án

Câu 10:

Text 1

Dòng nào dưới đây KHÔNG nêu mặt trái của selfie? 

Xem đáp án

Câu 11:

Text 2

Đâu KHÔNG phải là hậu quả của việc tắc nghẽn giao thông? 

Xem đáp án

Câu 13:

Text 2

Mục đích của nhóm nghiên cứu khi tìm kiếm giải pháp phân loại phương tiện giao thông là gì?

Xem đáp án

Câu 15:

Text 2

Theo đoạn [3], Tracking-by-dectection là:

Xem đáp án

Câu 16:

Text 2

Đối tượng được nhận dạng ID khi tham gia lưu thông là:

Xem đáp án

Câu 17:

Text 2

Theo nội dung của bài viết, tỉ lệ chính xác của mô hình phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nào?

Xem đáp án

Câu 19:

Text 2

Sau quá trình thử nghiệm tại các thành phố lớn, nhóm nghiên cứu đã thấy kết quả phân loại và kiểm đếm:

 

Xem đáp án

Câu 21:

Text 3

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đê

Các thiên thạch khi nằm trong phạm vi 50 km từ bề mặt Trái Đất thì chúng sẽ

Xem đáp án

Câu 23:

Text 3

Nhà khoa học 1 có thể sẽ đề xuất sử dụng các thiết bị công nghệ cao để chụp ảnh các vật thể trong khí quyển nhằm nghiên cứu và tìm kiếm các sao chổi nhỏ trong khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 25:

Text 3

Giả sử một nghiên cứu về các đốm tối và vệt sẫm trong hình ảnh UVA và VIS cho thấy mức độ krypton trong khí quyển cao gấp 500 lần so với mức bình thường. Những kết quả của nghiên cứu này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của các nhà khoa học như thế nào?

Xem đáp án

Câu 26:

Text 3

Khẳng định nào sau đây về Sao chổi nhỏ là phù hợp nhất với quan điểm của Nhà khoa học 1?

Xem đáp án

Câu 28:

Text 4

Đột biến chuyển đoạn NST là 

Xem đáp án

Câu 29:

Text 4

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cha mẹ của người mắc hội chứng Down sơ cấp?

Xem đáp án

Câu 32:

Text 4

Một người đàn ông bình thường có 45 NST với 1 NST mang đột biến chuyển đoạn 14 – 21 kết hôn với người phụ nữ bình thường. Nếu tất cả các tế bào sinh tinh đều giảm phân theo cách 1 và không xuất hiện đột biến mới thì nội dung nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Câu 39:

Text 5

Theo kết quả của cả 3 thí nghiệm, dung dịch chứa chất tan Mg(C2H3O2)2 trong trường hợpnào sau đây có khả năng dẫn điện tốt nhất?

Xem đáp án

Câu 40:

Text 5

Trên cơ sở kết quả của các thí nghiệm, thử nghiệm tiếp theo nào sau đây là phù hợp để có thêm thông tin về độ dẫn điện của dung dịch?

Xem đáp án

Câu 41:

Text 6

Sao Diêm Vương được phát hiện vào 

Xem đáp án

Câu 44:

Text 6

Theo Nhà khoa học 2, hành tinh nào sau đây không thuộc Hệ Mặt Trời? 

Xem đáp án

Câu 48:

Text 7

Bụi hoa hồng nào sau đây được dùng làm đối chứng trong thí nghiệm 1?

Xem đáp án

Câu 49:

Text 7

Dựa vào kết quả thí nghiệm 2, với cùng một nồng độ thuốc trừ sâu thì khối lượng bụi hoa thấp nhất trong điều kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 52:

Text 7

Tại sao thuốc trừ sâu ở trên được bón vào đất thay vì phun trực tiếp lên bụi hoa hồng?

Xem đáp án

Câu 58:

Text 8

Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1 và 2, sự kết hợp giữa thời gian phản ứng và phương pháp lọc nào làm cho nồng độ Ni2+ trong dịch lọc là cao nhất?

Xem đáp án

Câu 59:

Text 8

Lực tác dụng lên hỗn hợp trong phễu lớn hơn trong thử nghiệm 3 hay trong thử nghiệm 6?

Xem đáp án

Câu 60:

Text 8

Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1 và 2, sự kết hợp giữa thời gian phản ứng và phương pháp lọc nào làm cho nồng độ Ni2+ trong dịch lọc là thấp nhất?

Xem đáp án

Câu 68:

Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số giảm?

Xem đáp án

Câu 71:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác vuông cân tại \(C\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt đáy. Biết \(AB = 2a,SC = \sqrt 3 a\). Thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABC\) bằng

Xem đáp án

Câu 78:

Trong không gian \({\rm{Ox}}yz\), cho ba điểm \(M\left( {1;1;1} \right),N\left( { - 1; - 1;0} \right),P\left( {3;1; - 1} \right)\). Xác định tọa độ điểm \(I\) thuộc mặt phẳng \(\left( {Oxy} \right)\) sao cho \(I\) cách đều ba điểm \(M,N,P\).

Xem đáp án

Câu 88:

Cho hàm số  có đồ thị như hình vẽ.

\(y = f\left( x \right) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + 3{\rm{\;khi\;}}x \le 0}\\{3{\rm{\;\;khi\;}}x > 0}\end{array}} \right.\)

Media VietJack

Xem đáp án

4.6

29 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%