Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 15)
133 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút
Text 1:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 10:
CÁCH THỨC GIÚP DOANH NGHIỆP GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS HIỆU QUẢ
[0] (TBTCO) - Thay đổi điều kiện bán và mua hàng sang giá CIF, thoả thuận với các hãng vận chuyển áp dụng chính sách ‘swap container’, kiểm soát các phụ phí hàng xuất/nhập, sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan cùng với vận chuyển nội địa… là những cách thức được khuyến nghị để giảm chi phí logistics. Vì sao chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức cao?
[1] Giảm chi phí liên quan đến logistics là vấn đề đang được các ban ngành đặt ra nhằm giúp doanh nghiệp (DN) mau chóng phục hồi sau dịch. Tại Việt Nam, logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm, đóng góp vào GDP 4-5%. Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á.
[2] Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi trao đổi thương mại với thế giới nói chung và với khu vực châu Âu – châu Mỹ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến các vấn đề như, cơ sở hạ tầng hạn chế, thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics như kho bãi, trung tâm logistics; các DN logistics còn thiếu thông tin; thiếu liên kết, ứng dụng công nghệ lạc hậu... Đây là những hạn chế rất lớn khiến chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức rất cao, được xem là gánh nặng đối với DN.
[3] Trong khi đó, theo ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, tổng chiều dài các bến cảng container khu vực Cái Mép khoảng 5.470m, được chia thành 8 cảng. Các bến cảng được phân bổ rải rác và hầu hết đều hạn chế về chiều dài cầu tàu (trung bình 600m bến/cảng) trong khi kích cỡ tàu cập cảng ngày càng tăng, chiều dài tàu lên tới 400m nên tại mỗi thời điểm, mỗi cảng chỉ có thể tiếp nhận được một tàu mẹ.
[4] Nguyên nhân chính là hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc tế. Thêm một nguyên nhân quan trọng nữa là không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu xuất FOB và nhập CIF. Ngoài ra là hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.
[5] Do đó, để chuỗi cung ứng không bị đứt gãy ngay tại cảng biển, cần có cơ chế để liên kết khai thác và luân chuyển hàng hoá giữa các bến cảng trong khu vực Cái Mép - Thị Vải (cơ chế “cảng mở”), nhằm tối ưu hóa công suất khai thác và tận dụng tối đa cầu bến của nhau. Giải quyết được các hạn chế về cầu bến như hiện nay sẽ giảm chi phí logistics cho hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua khu vực này.
[6] Về phương thức vận chuyển, theo báo cáo của Bộ Công thương, đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, chiếm 72,93% tổng lượng hàng hoá được vận chuyển đứng thứ hai là đường thuỷ nội địa với 21,73%. Trong khi đó, đây là phương thức có phí vận chuyển cao hơn hẳn đường thuỷ. Nhiều giải pháp kéo giảm chi phí logistics hữu hiệu ‘‘DN cần tăng cường thay đổi phương thức vận tải nội địa từ đường bộ sang đường thuỷ nội địa. Để làm được điều này, cần đầu tư xây dựng các bến sà lan tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương’’ – ông Lộc khuyến nghị.
[7] Theo Tiến sĩ KC Chang - chuyên gia thủ tục hải quan kiêm pháp chế thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc GEODIS Logistics, khi nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, DN phải tuân thủ quy định của mọi pháp luật đặc biệt có thể áp dụng đối với hàng hoá; tìm hiểu kỹ các quy định về đóng gói và dán nhãn tại Hoa Kỳ trước khi xuất khẩu; phải xin giấy phép nhập khẩu để được nhập khẩu các mặt hàng được kiểm soát… Do đó, nên sử dụng nhà cung cấp dịch vụ hải quan có giấy phép và đủ trình độ để vận chuyển hàng hoá nhằm tiết giảm chi phí.
[8] Chia sẻ về cách thức giảm chi phí logistics, các chuyên gia tại Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022 vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, DN XNK nên thay đổi điều kiện bán hàng, mua hàng sang giá CIF thay vì FOB nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm nguồn cung cấp cạnh tranh uy tín nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và các rủi ro trong quá trình vận chuyển.
[9] DN cũng nên thoả thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách ‘swap container’ (mô hình sử dụng hiệu quả container) hàng xuất – nhập nhằm giảm thiểu chi phí vận tải khi mà giá dầu liên tục biến động tăng do ảnh hưởng cuộc chiến tranh Nga – Ucraina; kiểm soát các phụ phí hàng xuất/nhập thu theo định mức tiêu chuẩn tránh thu phí tràn lan.
[10] Đồng thời, nên tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan cùng với vận chuyển nội địa. Nếu DN xuất nhập khẩu sử dụng tích hợp các dịch vụ sẽ tiết kiệm chi phí logistics từ 500.000 đồng/container so với việc sử dụng dịch vụ đơn lẻ.
Nguồn: Tác giả Đỗ Doãn, Thời báo Tài chính, Bộ Tài chính Việt Nam, đăng ngày 04/01/2023
Text 2:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 - câu 20:
Người đàn ông cô độc giữa rừng
Không ai biết tên thật của gã là gì. Mười mấy năm về trước, gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ này. Gã sống đơn độc một mình, đến con chó để làm bạn cũng không có. Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm. [...] Một buổi trưa, gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. Bất thần gã tỉnh dậy. Gã vớ luôn cái mác bên người, cũng không kịp ngồi dậy nữa, cứ nằm ngửa thế mà xóc mũi mác lên đâm thẳng một nhát vào hàm dưới con hổ chúa, hai chân gã đá thốc lên bụng nó, không cho con ác thú kịp chụp xuống người. Con hổ chúa lộn vòng, rơi xuống đất. Lưỡi mác đâm từ hàm dưới thấu lên tận óc, làm nó không hả họng được, nhưng vẫn còn cố vớt cái tát cuối cùng, để lại trên mặt gã một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ. Không biết có phải do đấy mà gã mang tên “Võ Tòng” hay không? Chứ theo như một vài ông lão đa sự, thì ngày xưa, gã là một chàng trai hiền lành, ở tận một vùng xa lắm. Gã cũng có gia đình đàng hoàng như ai. Vợ gã là một người đàn bà trông cũng xinh mắt. Chị ấy, lúc có chửa đứa đầu lòng, cứ kêu thèm ăn măng. Gã đàn ông hiền lành, quý vợ rất mực ấy bèn liều xách dao đến bụi tre đình làng xẳn một mụt măng. Khi về qua ngang bờ tre nhà tên địa chủ, tên này bắt gã bỏ mụt măng xuống và vu cho gã lấy trộm măng tre của hắn. Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba toong đánh lên đầu gã. “Đánh đâu thì còn nhịn được, chứ đánh lên đầu là nơi thờ phụng ông bà…. thì số mày tới rồi!”. Lưỡi dao trên tay gã không cho phép tên địa chủ ngang ngược kia giơ tay đánh ba toong lên đầu gã đến cái thứ hai. Nhát dao chém trả vào mặt đã gí tên bóc lột và hống hách này nằm gục xuống vũng máu. Nhưng gã không trốn chạy. Gã đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bỏ tay chịu tội. Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ thì nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh. Người trong xã vốn ghét tên địa chủ hống hách, khấp khởi chờ xem cuộc rửa thù bằng máu lần thứ hai. Nhưng họ đã thất vọng. Gã chỉ kêu trời một tiếng rồi cười nhạt bỏ làng ra đi. Những người đa sự quả quyết rằng chính gã đã mang tên “Võ Tòng” từ lúc xách dao đến nhà việc chịu tội. Còn như những chữ bùa xanh lè xăm rằn rực trên người gã, và gã trở nên một người giỏi võ từ lúc nào, thì có kẻ nói đó là dấu vết trong những năm gã ở tù, lại có người bảo đó là mới có từ lúc gã đi giang hồ. Hơn mười năm sống trơ trọi giữa rừng, mặc dầu, cũng có nhiều người đánh tiếng mối mai cho gã, nhưng tuyệt nhiên Võ Tòng không để mắt tới một người đàn bà nào nữa. Ở trong rừng lâu năm chầy tháng, gã ngày càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng ai cũng mến gã ở cái tính tình chất phác, thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại mình không. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết, nói một cách chắc chắn như vậy...
(Trích Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)
Text 3:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 21 - câu 26:
Giả sử rằng 1 gam (g) Vật liệu A, ban đầu là chất lỏng, được giữ trong một xi lanh có gắn một pít-tông ở áp suất không đổi 1 atm (atm). Bảng 1 và Hình 1, tương ứng, cho thấy thể tích và nhiệt độ của Vật liệu A thay đổi như thế nào theo thời gian khi Vật liệu A hấp thụ nhiệt với tốc độ 10 calo mỗi giây (cal/giây). Bảng 2 đưa ra các điểm sôi của Chất lỏng B,C và D ở 1 atm; nhiệt hấp thụ cho biết lượng nhiệt cần thiết để biến 1 g chất lỏng ở điểm sôi thành khí.
Text 4:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 27 - câu 32:
Tụ điện là một thiết bị để lưu trữ điện tích. Học sinh trong lớp khoa học đã xác định điện tích trên một tụ điện bản song song có điện dung cố định (tỷ lệ giữa điện tích trên mỗi bản với điện áp giữa các bản). Các phép đo được thực hiện trong khi tụ điện đang được tích điện và trong khi nó đang phóng điện.
Nghiên cứu 1:
Các sinh viên đã chế tạo một mạch điện bao gồm tụ điện, ban đầu không được tích điện, một pin 4V, một điện trở 1011Ω và một công tắc (xem Hình 1).
Họ đóng công tắc và sạc tụ điện. Trong quá trình sạc, điện áp trên tụ điện, ε, tính bằng V, được theo dõi bằng vôn kế. Một máy tính được kết nối với vôn kế được vẽ đồ thị ε theo thời gian, t , tính bằng giây. Kết quả được thể hiện trong Hình 2.
Khi tụ điện được sạc đầy, ε bằng điện áp do pin cung cấp. Sử dụng dữ liệu trong Hình 2, máy tính đã tính điện tích Q trên tụ điện ở các thời điểm t khác nhau (pC; 1pC = 10−12C). Kết quả được thể hiện ở Bảng 1.
Nghiên cứu 2:
Khi tụ điện đã được sạc đầy, sinh viên mở công tắc, tháo pin ra khỏi mạch điện và thay thế bằng 1 ampe kế ( đo bằng pA) có khả năng đo dòng điện nhỏ tới 1pA = 10−12A. Sau đó, họ đóng công tắc lại, cho tụ điện phóng điện qua điện trở.
Trong khi tụ phóng điện, học sinh đo cường độ dòng điện I chạy qua điện trở. Máy tính vẽ đồ thị I theo t (xem Hình 4) và sau đó, sử dụng các giá trị được vẽ đồ thị, tính Q cho các t khác nhau (xem Bảng 2).
Text 5:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 33 - câu 39:
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Hợp kim kẽm được ứng dụng trong sản xuất tiền xu vì chứa hàm lượng kẽm rất cao. Khi cho dòng điện chạy qua kẽm trong dung dịch bạc nitrat, đồng sunfat hoặc vàng kali xyanua thì kim loại quý tương ứng sẽ bao phủ lên bề mặt của kẽm. Để mạ bạc cho đồng xu, người ta sử dụng dung dịch bạc nitrat (AgNO3), mạ đồng với dung dịch với đồng sunfat (CuSO4) và mạ vàng với dung dịch KAu(CN)2.
Một nhà hoá học thực hiện thí nghiệm mạ kim loại quý như sau:
Thí nghiệm 1:
Nhà hoá học đã thu được 4 mẫu hợp kim kẽm có hàm lượng kẽm cao như trong đồng xu. Tất cả các mẫu này đều có hình tròn, bán kính 1 cm và có cùng độ dày. Khối lượng của mỗi đồng xu đã được ghi lại. Mỗi đồng xu được nối qua pin tới một dải kim loại bạc hoặc đồng nguyên chất. Những đồng xu nối với bạc được đặt trong axit nitric loãng và những đồng xu nối với đồng được đặt trong axit sunfuric loãng. Dòng điện sử dụng trong thí nghiệm này là 1 000 mA hoặc 2 000 mA với thời gian mạ điện là 30 phút. Sau 30 phút, đồng xu được lấy ra khỏi dung dịch và sự tăng khối lượng trên mẫu hợp kim được cân lại bằng mg. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong Bảng 1:
Thí nghiệm 2:
Nhà hoá học đã hoà tan hoàn toàn lượng bạc nguyên chất bằng nhau trong 4 cốc axit nitric. Sau đó ông đặt các mẫu kẽm giống như đồng xu tương vào các cốc thuỷ tinh trong những khoảng thời gian khác nhau tính bằng phút. Bề mặt đồng xu đã phát triển một lớp phủ kim loại màu bạc mà không sử dụng bất kỳ dòng điện nào. Nồng độ lớp bạc phủ trên đồng xu và kẽm nitrat trong dung dịch xung quanh được xác định theo phần tỷ (ppb) và ghi trong Bảng 2:
Text 6:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 40 - câu 46:
Khí nhà kính như khí mê-tan (CH4) làm ấm khí hậu Trái đất. Hình 1 cho thấy nồng độ CH4 trong bầu khí quyển của Trái đất và cường độ bức xạ mặt trời trên bề mặt Trái đất đối với vùng nhiệt đới Châu Âu và Châu Á trong 250.000 năm qua. Như hình cho thấy, nồng độ CH4 và cường độ bức xạ mặt trời tăng và giảm đồng thời trong hầu hết thời kỳ này. Hình 2 cho thấy các loại dữ liệu giống nhau cho cùng một khu vực trong 11.000 năm qua. Con số này phù hợp với giả thuyết rằng khí nhà kính từ các hoạt động của con người có thể đã bắt đầu làm khí hậu Trái đất nóng lên sớm hơn hàng nghìn năm so với người ta từng nghĩ.
Text 7:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 47 - câu 53:
SỰ HẤP THỤ GLUCOSE Ở CHUỘT LANG
Trong chuyển hóa năng lượng, glucose là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào.
Ở tế bào động vật, glucose được vận chuyển vào máu bằng cơ chế vận chuyển thụ động nhờ một loại protein vận chuyển và được dự trữ dưới dạng glycogen trong gan.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm để kiểm tra sự hấp thụ glucose vào máu phụ thuộc vào độ tuổi. Đối tượng thí nghiệm là tế bào hồng cầu của chuột lang 15 ngày tuổi và chuột lang 1 tháng tuổi. Người ta ủ tế bào hồng cầu của chuột lang trong dung dịch glucose phóng xạ ở độ pH 7,4 và 25oC. Cứ sau 10 hoặc 15 phút, họ lại lấy mẫu tế bào ra và đo nồng độ glucose phóng xạ bên trong tế bào đó.
Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên sơ đồ dưới đây:
Hình 1. Sơ đồ kết quả thí nghiệm kiểm tra sự hấp thụ glucose vào máu phụ thuộc vào độ tuổi ở chuột lang.
(Nguồn: Reece, J.; Meyers, N.; Urry, L.; Cain, M.; Wasserman, S.; Minorsky, P.; Jackson, R.; Cooke, B. Cambell Biology, 9th Edition. Pearson. p. 136.)
Text 8:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 54 - câu 60:
THUỐC KHÁNG SINH DIỆT VI KHUẨN
Mặc dù nhiều dạng vi khuẩn rất hữu ích cho sức khỏe con người, nhưng chúng cũng có thể gây bệnh và thậm chí tử vong do nhiễm trùng nặng. Thuốc kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng để chống nhiễm trùng do vi khuẩn, nó ức chế hoạt động sống của vi khuẩn và giết chết tế bào vi khuẩn.
Bảng 1. Đặc điểm, cơ chế hoạt động và chỉ định sử dụng của một số nhóm kháng sinh.
Hiệu quả của một số loại kháng sinh chống lại một loại vi khuẩn được biết là gây nhiễm trùng da thông thường đã được thử nghiệm. Thuốc được đưa vào nuôi cấy vi khuẩn hoặc kết hợp với sulfamethoxazole (tạo thành các hợp chất SMX) và được đưa vào nuôi cấy vi khuẩn.
Danh sách câu hỏi:
27 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%