Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
136 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút
Text 1:
BÀI ĐỌC 1:
CÁCH THỨC GIÚP DOANH NGHIỆP GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS HIỆU QUẢ
[0] (TBTCO) - Thay đổi điều kiện bán và mua hàng sang giá CIF, thoả thuận với các hãng vận chuyển áp dụng chính sách “swap container”, kiểm soát các phụ phí hàng xuất/nhập, sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan cùng với vận chuyển nội địa… là những cách thức được khuyến nghị để giảm chi phí logistics. Vì sao chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức cao?
[1] Giảm chi phí liên quan đến logistics là vấn đề đang được các ban ngành đặt ra nhằm giúp doanh nghiệp (DN) mau chóng phục hồi sau dịch. Tại Việt Nam, logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm, đóng góp vào GDP 4-5%. Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á.
[2] Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi trao đổi thương mại với thế giới nói chung và với khu vực châu Âu – châu Mỹ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến các vấn đề như, cơ sở hạ tầng hạn chế, thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics như kho bãi, trung tâm logistics; các DN logistics còn thiếu thông tin; thiếu liên kết, ứng dụng công nghệ lạc hậu... Đây là những hạn chế rất lớn khiến chi phí logistics của Việt Nam luôn ở mức rất cao, được xem là gánh nặng đối với DN.
[3] Trong khi đó, theo ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, tổng chiều dài các bến cảng container khu vực Cái Mép khoảng 5.470m, được chia thành 8 cảng. Các bến cảng được phân bổ rải rác và hầu hết đều hạn chế về chiều dài cầu tàu (trung bình 600m bến/cảng) trong khi kích cỡ tàu cập cảng ngày càng tăng, chiều dài tàu lên tới 400m nên tại mỗi thời điểm, mỗi cảng chỉ có thể tiếp nhận được một tàu mẹ.
[4] Nguyên nhân chính là hạn chế về quy mô doanh nghiệp và vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lí, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động quốc tế. Thêm một nguyên nhân quan trọng nữa là không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu xuất FOB và nhập CIF. Ngoài ra là hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.
[5] Do đó, để chuỗi cung ứng không bị đứt gãy ngay tại cảng biển, cần có cơ chế để liên kết khai thác và luân chuyển hàng hoá giữa các bến cảng trong khu vực Cái Mép - Thị Vải (cơ chế “cảng mở”), nhằm tối ưu hóa công suất khai thác và tận dụng tối đa cầu bến của nhau. Giải quyết được các hạn chế về cầu bến như hiện nay sẽ giảm chi phí logistics cho hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua khu vực này.
[6] Về phương thức vận chuyển, theo báo cáo của Bộ Công thương, đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, chiếm 72,93% tổng lượng hàng hoá được vận chuyển đứng thứ hai là đường thuỷ nội địa với 21,73%. Trong khi đó, đây là phương thức có phí vận chuyển cao hơn hẳn đường thuỷ. Nhiều giải pháp kéo giảm chi phí logistics hữu hiệu “DN cần tăng cường thay đổi phương thức vận tải nội địa từ đường bộ sang đường thuỷ nội địa. Để làm được điều này, cần đầu tư xây dựng các bến sà lan tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương” – ông Lộc khuyến nghị.
[7] Theo Tiến sĩ KC Chang - chuyên gia thủ tục hải quan kiêm pháp chế thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc GEODIS Logistics, khi nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kì, DN phải tuân thủ quy định của mọi pháp luật đặc biệt có thể áp dụng đối với hàng hoá; tìm hiểu kĩ các quy định về đóng gói và dán nhãn tại Hoa Kì trước khi xuất khẩu; phải xin giấy phép nhập khẩu để được nhập khẩu các mặt hàng được kiểm soát… Do đó, nên sử dụng nhà cung cấp dịch vụ hải quan có giấy phép và đủ trình độ để vận chuyển hàng hoá nhằm tiết giảm chi phí.
[8] Chia sẻ về cách thức giảm chi phí logistics, các chuyên gia tại Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022 vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, DN XNK nên thay đổi điều kiện bán hàng, mua hàng sang giá CIF thay vì FOB nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng các lịch vận chuyển phù hợp, tìm kiếm nguồn cung cấp cạnh tranh uy tín nhằm tiết kiệm chi phí cước tàu và các rủi ro trong quá trình vận chuyển.
[9] DN cũng nên thoả thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách “swap container” (mô hình sử dụng hiệu quả container) hàng xuất – nhập nhằm giảm thiểu chi phí vận tải khi mà giá dầu liên tục biến động tăng do ảnh hưởng cuộc chiến tranh Nga – Ucraina; kiểm soát các phụ phí hàng xuất/nhập thu theo định mức tiêu chuẩn tránh thu phí tràn lan.
[10] Đồng thời, nên tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng tích hợp chuỗi dịch vụ khai báo hải quan cùng với vận chuyển nội địa. Nếu DN xuất nhập khẩu sử dụng tích hợp các dịch vụ sẽ tiết kiệm chi phí logistics từ 500.000 đồng/container so với việc sử dụng dịch vụ đơn lẻ.
(Nguồn: Tác giả Đỗ Doãn, Thời báo Tài chính, Bộ Tài chính Việt Nam, đăng ngày 04/01/2023)
Text 2:
BÀI ĐỌC 2:
BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG (ĐA-NI-EN GỐT-LI-ÉP)
[1] Sam thương yêu,
Có một người đàn ông nọ, một hôm vì có việc nên trở về nhà khi trời đã khuya. Oái oăm thay, sau khi về tới nhà, ông mới phát hiện đã để quên chìa khoá nhà tại công ty, nên đành lom khom tìm kiếm chiếc chìa khoá dự phòng. Nhìn thấy ông loay hoay cạnh ngọn đèn đường, người hàng xóm nhà bên cũng ra tìm giúp. Chẳng mấy chốc, lại thêm vài người hàng xóm nữa gia nhập “đội tìm kiếm”, nhưng chiếc chìa khoá vẫn không thấy đâu.
[2] Một lúc lâu sau, một người hỏi ông đã nhìn thấy chiếc chìa khoá lần cuối cùng là ở đâu.
- Tôi thấy cạnh cửa ra vào ấy! – Ông trả lời.
Người hàng xóm ngạc nhiên:
- Vậy tại sao ông lại tìm dưới ngọn đèn đường?
- Bởi vì ở nơi này tôi nhìn thấy rõ hơn!
[3] Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.
[4] Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người. Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta. Một tấm bản đồ có thể cảnh báo: “Cuộc đời này hết sức hiểm nguy, phải chiến đấu hết sức mới mong sống sót”, trong khi tấm bản đồ khác thì hướng dẫn: “Bản chất của con người đều tốt cả. Càng thân thiết với nhiều người bao nhiêu càng tốt cho bản thân ta bấy nhiêu!”.
[5] Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau như thế nào. Hãy thử so sánh tấm bản đồ định hướng: “Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời với tấm bản đồ chỉ dẫn: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng”. Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.
[6] Sam à, tấm bản đồ này còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta. Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường?
[7] Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta trong tâm trí mình. Chính tấm bản đồ này quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình. Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.
[8] Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.
[9] Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. Những gì ông thấy không giống như lời bố mẹ ông nói. Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Ông thấy cuộc sống là chốn bình yên và an toàn. Kết quả là ông nhận ra mình khác biệt với chính gia đình mình. Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thể nào mẹ ông cũng ngán ngầm: “Cứ chờ mà xem!”.
[10] Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. […] Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững. Không giống như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn ở trên, thậm chí ông còn không có một ngọn đèn đường nào để đứng cạnh mà tìm kiếm.
[11] Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à. Nó không có thay đổi gì đáng kể cho đến sau vụ tai nạn. Nằm trên giường tĩnh tâm một thời gian dài, ông đã được rất nhiều người đến thăm. Ông bắt đầu đi vào bóng tối để tìm xem mình là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
[12] Sam, cách duy nhất để tìm một bản đồ khác, đó là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối. Cháu cũng cần phải tìm kiếm bản đồ cho chính mình. Không nhất thiết phải là tấm bản đồ cháu đã được trao sẵn, hay tấm bản đồ giống hệt bố mẹ mình, mà là tấm bản đồ cháu tự vẽ nên bằng chính kinh nghiệm của mình.
[13] Ông hi vọng rằng, một ngày nào đó, cháu có thể đối mặt với cuộc đời mình một cách hiên ngang, mạnh mẽ, bởi cháu đã có tất cả những điều cháu cần trong tấm bản đồ dẫn đường của mình.
Yêu cháu,
Ông ngoại của cháu.
(Đa-ni-en Gốt-li-ép. Những bức thư gửi cháu Sam, Thông điệp cuộc sống,
Minh Trâm – Hoa Phượng – Ngọc Hân dịch,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, tr. 229 – 233)
Text 3:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 7:
Một nhóm học sinh thực hiện đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế ứng với các vật dẫn khác nhau với các dụng cụ: 1 ampe kế, 1 vôn kê, 1 nguồn có thể điều chỉnh được hiệu điện thế (điện trở không đáng kể), hai vật dẫn R1 và R2 khác nhau, dây dẫn và khóa K.
Thí nghiệm được tiến hành như sau:
- Mạch được mắc như Hình 1.
- Đóng khóa K, điều chỉnh hiệu điện thế của nguồn ta thu được các giá trị của cường độ dòng điện I, chạy qua vật dẫn R1, kết quả được ghi trong Bảng 1.
- Thay vật dẫn R2 vào vị trí của vật dẫn R1 và lặp lại thí nghiệm tương tự, ghi kết quả của I và R2 vào bảng 1
*Trích sách giáo khoa Vật lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Text 4:
Truyền nhiệt là một quá trình phức tạp xảy ra đồng thời bởi nhiều phương thức khác nhau: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Dưới đây là một số thông tin được cung cấp về 3 phương pháp truyền nhiệt:
- Dẫn nhiệt: là quá trình truyền nhiệt năng khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các vật (hoặc các phần của vật) có nhiệt độ khác nhau. Các phân tử có nhiệt độ cao hơn có chuyển động dao động mạnh hơn, va chạm với các phân tử lân cận, truyền cho chúng một phần động năng của mình và cứ như thế năng lượng nhiệt được truyền đi mọi phía của vật thể. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Chất lỏng dẫn nhiệt kém chất rắn. Chất khí dẫn nhiệt kém chất lỏng. Trong các chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn cả.
- Đối lưu: là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra khi có sự dịch chuyển của khối chất lỏng hoặc chất khí trong không gian từ vùng có nhiệt độ này đến vùng có nhiệt độ khác. Quá trình đối lưu có thể diễn ra theo 2 cách:
+ Đối lưu tự nhiên: Xảy ra khi giữa các phần tử có nhiệt độ khác nhau và có khối lượng riêng khác nhau.
+ Đối lưu cưỡng bức: Dùng công bên ngoài như bơm, quạt, khuấy trộn,… để tạo đối lưu. Vận tốc của quá trình đối lưu cưỡng bức lớn hơn rất nhiều lần so với đối lưu tự nhiên.
- Bức xạ nhiệt: là kiểu truyền nhiệt đặc biệt bằng tia, tia đó mang năng lượng và vật hấp thụ tia đó chuyển năng lượng thành dạng nhiệt. Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Text 5:
Học sinh làm các thí nghiệm sau để nghiên cứu sự tạo thành
Thí nghiệm 1:
Dẫn hỗn hợp khí gồm hydrogen () và oxygen () vào một ống bơm có thành dày được gắn với thiết bị đánh lửa như trong Hình 1. Sau khi piston được khóa tại chỗ, tiến hành đốt cháy hỗn hợp khí trong ống. Phản ứng xảy ra tạo nên những giọt nước.
Sau phản ứng, khí trong ống được đưa về nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển, thể tích khí được ghi lại. Khí còn lại sau phản ứng (nếu có) được phân tích để xác định thành phần.
Quy trình được lặp lại với các thể tích khí khác nhau và kết quả được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1. Thể tích khí hydrogen và oxygen trước và sau phản ứng
Thử nghiệm |
Thể tích (ml) |
|||
ban đầu |
ban đầu |
sau phản ứng |
sau phản ứng |
|
1 |
20 |
10 |
0 |
0 |
2 |
20 |
20 |
0 |
10 |
3 |
20 |
30 |
0 |
20 |
4 |
10 |
20 |
0 |
15 |
5 |
40 |
20 |
0 |
0 |
6 |
50 |
20 |
10 |
0 |
Một mol của bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau, nên phương trình sau đây đã được đề xuất:
Thí nghiệm 2:
Sơ đồ thiết bị được thể hiện trong Hình 2, dòng khí hydrogen được dẫn qua ống đựng copper(II) oxide (CuO) nung nóng thu được sản phẩm gồm Cu và hơi nước. Hơi nước sinh ra được hấp thụ bởi calcium chloride ().
Sự thay đổi khối lượng của đoạn ống chứa CuO và được sử dụng để tính khối lượng CuO đã phản ứng và khối lượng tạo thành. Người ta xác định rằng 1 phân tử được tạo ra từ 1 phân tử CuO theo phương trình phản ứng:
Text 6:
hường sử dụng các phương pháp nhằm tách biệt và tinh chế các hợp chất hữu cơ.
Phương pháp chưng cất là một phương pháp nhằm tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ rất phổ biến. Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định. Người ta chuyển chất lỏng cần tách sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp. Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn.
Có ba kiểu chưng cất phổ biến trong công nghiệp và đời sống. Phương pháp chưng cất phân đoạn dùng để tách hai hay nhiều chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau không nhiều và tan lẫn hoàn toàn trong nhau. Thiết bị và dụng cụ của phương pháp chưng cất phân đoạn được bố trí như hình dưới đây:
Hình 1. Sơ đồ thiết bị chưng cất phân đoạn
Trong thực tế, việc chưng cất được tiến hành thuận lợi khi chất lỏng có nhiệt độ sôi khoảng đến vì trên nhiều chất lỏng bị phân huỷ; ngược lại hơi của chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp sẽ khó ngưng tụ và sản phẩm bị thất thoát nhiều khi chưng cất thông thường. Để chưng cất được những chất lỏng có nhiệt độ sôi cao, người ta có thể tiến hành chưng cất lôi cuốn hơi nước để hạn chế sự phân huỷ của chất. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước được áp dụng để chưng cất chất lỏng có nhiệt độ sôi cao và không tan trong nước. Trong phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, các chất có nhiệt độ sôi cao và không tan trong nước vẫn có thể tách ra khỏi hỗn hợp ở nhiệt độ sôi xấp xỉ nhiệt độ sôi của nước. Thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước được bố trí như hình 2. Hỗn hợp hơi nước và hơi chất hữu cơ cùng đi qua ống sinh hàn ngưng tụ và được thu ở bình hứng:
Hình 2. Sơ đồ thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước
Nấu rượu gạo truyền thống là một phương pháp nấu rượu hoàn toàn thủ công, đòi hỏi người nấu phải có kinh nghiệm và tuân thủ đúng quy trình chưng cất mới sản xuất được rượu đạt chuẩn. Sau giai đoạn ủ men rượu, người ta thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước (nhiệt độ sôi là ), ethanol () (nhiệt độ sôi là ), acetic acid (nhiệt độ sôi là 117,9oC),... và bã rượu. Chưng cất hỗn hợp này, đầu tiên sẽ thu được một dung dịch chứa nhiều ethanol hơn trước, sau đó hàm lượng ethanol giảm dần.
Các bạn học sinh tiến hành thí nghiệm chưng cất ethanol từ rượu được nấu thủ công như sau:
Bước 1: Cho 60 mL rượu được nấu thủ công vào bình cầu có nhánh (chú ý chất lỏng trong bình không vượt quá 2/3 thể tích bình), thêm vài viên đá bọt.
Bước 2: Lắp bộ dụng cụ như hình dưới đây:
Bước 3: Đun nóng hỗn hợp từ từ đến khi hỗn hợp sôi, quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế thấy tăng dần, khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định, đó chính là nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại, ngừng chưng cất.
Text 7:
Các phân tử hữu cơ ngày nay (carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid) được tổng hợp và sản xuất bởi các sinh vật sống. Các nhà khoa học hiện nay tin rằng các phân tử hữu cơ đơn giản ban đầu được hình thành từ các phân tử vô cơ có mặt trên Trái Đất nguyên thủy. Đây được coi là tiền đề quan trọng cho sự phát triển sự sống trên hành tinh của chúng ta. Dưới đây là hai giả thuyết hàng đầu về nguồn gốc của các phân tử hữu cơ.
Giả thuyết Súp nguyên thủy
Giả thuyết này cho rằng các phân tử hữu cơ trong bầu khí quyển của Trái Đất nguyên thủy được hình thành nhờ năng lượng từ các tia sét. Thí nghiệm của hai nhà khoa học Miller – Urey, đã tái hiện lại bầu khí quyển nguyên thủy trong các bình thủy tinh, nhằm mục đích kiểm chứng sự hình thành nên các phân tử hữu cơ. Các thành phần chính trong bầu khí quyển nguyên thủy được cho là gồm có methane (CH4), ammonia (NH3), hydrogen (H2) và nước (H2O). Những khí này được đưa vào một hệ thống kín và được phóng điện liên tục. Sau một tuần, các mẫu lấy ra từ thiết bị được xác định thu được một số loại chất hữu cơ đơn giản, trong đó có amino acid. Hình dưới đây mô tả thí nghiệm của Miller–Urey.
Thí nghiệm của Stanley Miller
Giả thuyết Lỗ thông thủy nhiệt
Giả thuyết này cho rằng các phân tử hữu cơ ban đầu được hình thành từ trong các đại dương sâu thẳm bằng cách sử dụng năng lượng từ bên trong Trái Đất – từ các lỗ thông hơi – do ánh sáng mặt trời không thể đạt tới độ sâu của các cấu trúc này. Bằng chứng cho giả thuyết này được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của các hệ sinh thái được tìm thấy tồn tại xung quanh các lỗ thông thủy nhiệt ở đại dương sâu thẳm. Các phân tử hữu cơ chỉ bền ở những khoảng nhiệt độ nhất định. Các lỗ thông hơi thủy nhiệt giải phóng các khí nóng (300oC) có nguồn gốc từ bên trong Trái Đất vào vùng nước lạnh (4oC) của đại dương sâu thẳm. Sự giải phóng khí này gây ra sự chênh lệch nhiệt độ xung quanh các lỗ thông hơi dưới biển sâu. Các nhà khoa học tin rằng trong gradient nhiệt độ này tồn tại các điều kiện tối ưu để hỗ trợ sự hình thành các hợp chất hữu cơ.
Text 8:
VIRUS CÚM
Dịch cúm theo mùa cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Hệ gen virus cúm A gồm 8 phân tử RNA mạch đơn mã hoá cho tổng 11 protein virus. Các virus cúm A được phân loại dựa vào 2 kháng nguyên bề mặt: hemagglutinin (H) là kháng nguyên có 18 subtype khác nhau (H1-H18); và neuraminidase (N) là kháng nguyên có 11 subtype khác nhau (N1-N11).
Hình 1. Cấu trúc của virus cúm
Virus cúm A gây bệnh cúm ở chim và một số động vật có vú. Quá trình lây nhiễm của virus cúm A vào tế bào người theo cơ chế nhập bào được mô tả trong hình 2 gồm các giai đoạn:
Hình 2. Chu trình nhân lên của virus cúm
(1) Hấp phụ: các gai glycoprotein của virus sẽ liên kết với các thụ thể trên màng tế bào chủ.
(2) Xâm nhập: tạo thành túi nhập bào (endosome) đưa virus vào bên trong tế bào, túi nhập bào mang virus được dung hợp với túi nội bào chứa các enzyme trong lysosome, làm giảm pH trong túi khiến màng túi nhập bào và vỏ capsid của virus bị phá vỡ, virus được “cởi vỏ” giải phóng vật chất di truyền.
(3) Sinh tổng hợp: virus cúm sử dụng nguyên liệu và năng lượng của tế bào chủ để tổng hợp các thành phần cấu trúc.
(4) Lắp ráp: các thành phần cấu trúc được lắp ráp tạo thành virus hoàn chỉnh.
(5) Phóng thích: virus cúm được phóng thích ra khỏi tế bào chủ, mang theo màng sinh chất có định vị các kháng nguyên bề mặt.
Người ta sử dụng một số hóa chất để ức chế sự sinh trưởng của virus cúm, các chất này có cơ chế tác động như sau: Zanamivir là chất ức chế neuraminidase có vai trò giúp virus giải phóng khỏi tế bào chủ, NH4Cl là chất giúp duy trì pH cao của lysosome làm ức chế hoạt động của enzyme trong lysosome (vốn hoạt động ở pH thấp), từ đó làm vỏ capsid của virus không bị phân giải, không giải phóng được genome virus, virus không sinh tổng hợp được các thành phần virus không nhân lên được.
Danh sách câu hỏi:
27 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%