Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 4)

136 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 10

BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG (ĐA-NI-EN GỐT-LI-ÉP)

[1] Sam thương yêu,

Có một người đàn ông nọ, một hôm vì có việc nên trở về nhà khi trời đã khuya. Oái oăm thay, sau khi về tới nhà, ông mới phát hiện đã để quên chìa khoá nhà tại công ty, nên đành lom khom tìm kiếm chiếc chìa khoá dự phòng. Nhìn thấy ông loay hoay cạnh ngọn đèn đường, người hàng xóm nhà bên cũng ra tìm giúp. Chẳng mấy chốc, lại thêm vài người hàng xóm nữa gia nhập “đội tìm kiếm”, nhưng chiếc chìa khoá vẫn không thấy đâu.

[2] Một lúc lâu sau, một người ông đã nhìn thấy chiếc chìa khoá lần cuối cùng là ở đâu.

- Tôi thấy cạnh cửa ra vào ấy! – Ông trả lời

Người hàng xóm ngạc nhiên:

- Vậy tại sao ông lại tìm dưới ngọn đèn đường?

- Bởi vì ở nơi này tôi nhìn thấy rõ hơn!

[3] Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.

[4] Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người. Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta. Một tấm bản đồ có thể cảnh báo: “Cuộc đời này hết sức hiểm nguy, phải chiến đấu hết sức mới mong sống sót”, trong khi tấm bản đồ khác thì hướng dẫn: “Bản chất của con người đều tốt cả. Càng thân thiết với nhiều người bao nhiêu càng tốt cho bản thân ta bấy nhiêu!”.

[5] Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau như thế nào. Hãy thử so sánh tấm bản đồ định hướng: “Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời với tấm bản đồ chỉ dẫn: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng”. Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.

[6] Sam à, tấm bản đồ này còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta. Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường?

[7] Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta trong tâm trí mình. Chính tấm bản đồ này quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình. Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.

[8] Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

[9] Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. Những gì ông thấy không giống như lời bố mẹ ông nói. Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Ông thấy cuộc sống là chốn bình yên và an toàn. Kết quả là ông nhận ra mình khác biệt với chính gia đình mình. Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Mỗi thể nào mẹ ông cũng ngán ngầm: “Cứ chờ mà xem!”.

[10] Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. […] Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững. Không giống như người đàn ông trong câu chuyện ngụ ngôn ở trên, thậm chí ông còn không có một ngọn đèn đường nào để đứng cạnh mà tìm kiếm.

[11] Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à. Nó không có thay đổi gì đáng kể cho đến sau vụ tai nạn. Nằm trên giường tĩnh tâm một thời gian dài, ông đã được rất nhiều người đến thăm. Ông bắt đầu đi vào bóng tối để tìm xem mình là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

[12] Sam, cách duy nhất để tìm một bản đồ khác, đó là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối. Cháu cũng cần phải tìm kiếm bản đồ cho chính mình. Không nhất thiết phải làm tấm bản đồ cháu đã được trao sẵn, hay tấm bản đồ giống hệt bố mẹ mình, mà là tấm bản đồ cháu tự vẽ nên bằng chính kinh nghiệm của mình.

[13] Ông hi vọng rằng, một ngày nào đó, cháu có thể đối mặt với cuộc đời mình một cách hiên ngang, mạnh mẽ, bởi cháu đã có tất cả những điều cháu cần trong tấm bản đồ dẫn đường của mình.

Yêu cháu,

Ông ngoại của cháu

(Da-ni-en Gớt-li-ép. Những bức thư gửi cháu SamThông điệp cuộc sống, Trâm Hoa, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, tr. 229 – 233)

Text 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 11 - 20

LỢI ÍCH CỦA DHA VÀ VITAMIN D3 TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỜI

[1] Bổ sung DHA và D3 sẽ giúp bé phát triển trí não, phòng tránh còi xương và tăng cường hệ miễn dịch.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ. Ngoài ra, trẻ cũng cần được bổ sung một số dưỡng chất quan trọng khác như DHA và vitamin D3. Dưới đây là những lợi ích từ việc cho trẻ hấp thu hai dưỡng chất này.

[2] Cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ

DHA là một thành phần đặc biệt trong hệ thống thần kinh trung ương, chiếm tỉ lệ chính trong chất xám của não bộ. Theo các nhà khoa học, DHA có thể giúp cải thiện khả năng học tập của trẻ nhờ khả năng ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh, chất dẫn truyền thần kinh cũng như quá trình truyền tín hiệu trong não.

[3] PGS.TS.TTUT Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa nhi BV Bạch Mai cho biết: "Việc bổ sung DHA không những tốt cho trí não, thị lực và hệ miễn dịch của trẻ mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng và hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ".

[4] Hỗ trợ mắt khoẻ

Ngoài ra, DHA cũng là thành phần chiếm đến 60% cấu trúc của võng mạc, giúp bé hoàn thiện chức năng nhìn của mắt. Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc bổ sung đầy đủ DHA giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, quá trình tích luỹ DHA diễn ra mạnh nhất từ 3 tháng cuối thai kì cho đến 2 năm đầu đời của trẻ. Do đó, trẻ cần được bổ sung DHA vào thời điểm vàng này.

[5] Củng cố hệ xương khoẻ mạnh

Theo Viện Y tế quốc gia (Mỹ), vitamin D3 là chất dẫn để đảm bảo quá trình hấp thu canxi, cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ. Ngoài ra, dưỡng chất này còn đóng nhiều vai trò khác như: giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển chức năng cơ thần kinh, chuyển hóa glucose, ...

Các nhà khoa học cũng đưa ra khuyến nghị, trẻ 0-12 tháng tuổi nên được bổ sung 400 IU vitamin D3 mỗi ngày ngay từ những ngày đầu sau để cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin cho sự phát triển của bé.

[6] Lưu ý khi bổ sung DHA và vitamin D3 cho trẻ

Bổ sung DHA và D3 cho bé là điều quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý về liều lượng và cách dùng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đúng thời điểm: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, cha mẹ nên cho trẻ uống DHA và vitamin D3 ngay từ những ngày đầu sau sinh, đặc biệt với bé sinh non. Nếu bổ sung riêng DHA, mẹ có thể cho bé uống sau bữa ăn chính. Đối với sản phẩm bổ sung đồng thời DHA và Vitamin D3, trẻ có thể uống vào sau bữa ăn hoặc bất kỳ thời gian nào trong ngày.

[7] Nguồn gốc: Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung DHA, D3 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh cần chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được sản xuất bởi các công ty dược có chứng nhận, cam kết đảm bảo về chất lượng. Đối với hàng nhập khẩu, nên chọn sản phẩm bổ sung DHA và D3 được nhập khẩu chính hãng, có tem nhãn chống hàng giả.

Thành phần: DHA có nhiều trong các loại cá. Tuy nhiên, DHA từ vi tảo biển sẽ là nguồn dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ. Bởi một số nghiên cứu đã cho thấy trong vi tảo có chứa DHA tinh khiết, do đó chúng sẽ phù hợp với cơ địa của trẻ sơ sinh.

[8] Trong các sản phẩm trên thị trường, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ VitaDHA Baby Drops có thể là gợi ý giúp cha mẹ bổ sung DHA và vitamin D3 cho trẻ. Theo Công ty TNHH Dược phẩm Sabina, hàm lượng DHA trong sản phẩm là dưỡng chất từ vi tảo, không mùi tanh, dễ uống.

Ngoài ra, VitaDHA Baby Drops có thành phần gồm: DHA từ vi tảo, vitamin D3 và vitamin E. Trong 1 ml sản phẩm sẽ cung cấp 400 IU vitamin D3, 100 mg DHA từ vi tảo và 5 mg Vitamin E.

Nguồn: Thanh Hy - đăng ngày 09/03/2023, https://vnexpress.net/

Text 3:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 21 - 26

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên một đơn thuốc nhất định, thuốc được phân phối dưới dạng viên nang giải phóng tức thời và viên nang giải phóng kéo dài.

Viên nang giải phóng tức thời (immediate-release) được bào chế nhằm phóng thích nhanh và hoàn toàn hoạt chất ngay sau khi uống hoặc viên được hòa tan, dùng như dung dịch thuốc. Viên nang giải phóng kéo dài (extended-release), hoạt chất không được phóng thích ngay sau khi dùng mà cần một thời gian nhất định hoặc điều kiện phù hợp đến trễ hơn.

Hình 1 cho thấy nồng độ trung bình (nanogram trên mililit [ng/mL]) của hai hoạt chất của thuốc theo toa trong huyết tương của bệnh nhân theo thời gian (giờ).

Hình 1. Mean blood pressure concentrantion (nồng độ trung bình trong huyết tương).

Trong các thử nghiệm lâm sàng về thuốc theo toa, các đối tượng được cho thuốc theo toa đã được phỏng vấn đều đặn về các triệu chứng sau khi dùng.  Sau mỗi cuộc phỏng vấn, các đối tượng được chỉ định một triệu chứng. Điểm số triệu chứng cao tương ứng với cường độ cao của triệu chứng và điểm triệu chứng thấp cho thấy cường độ thấp của các triệu chứng. Hình 2 cho thấy điểm triệu chứng trung bình trên thời gian (giờ) đối với đối tượng dùng thuốc theo đơn.

Hình 2. Mean symptom score (điểm triệu chứng trung bình)

Text 4:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 27 - 29

Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Ha-oai sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình dưới.

Text 5:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 30 đến câu 33:

Thừa cân và béo phì được WHO (tổ chức y tế thế giới) định nghĩa là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức có thể làm giảm sức khỏe. Tại Mỹ, béo phì và các biến chứng của nó gây ra 300.000 ca tử vong sớm mỗi năm, khiến nó là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 có thể phòng tránh được, chỉ đứng sau hút thuốc lá.

Bảng 1. Tỉ lệ mắc bệnh béo phì ở Mỹ ở các lứa tuổi được ghi nhận từ năm 2007 – 2016. (theo NHANES)

Nhóm tuổi

2007-2008

2009-2010

2011-2012

2013-2014

2015-2016

2-5

12,1%

12,1%

8,4%

9,4%

13,9%

6-11

19,6%

18,0%

17,7%

17,4%

18,4%

12-19

18,1%

18,4%

20,5%

20,6%

20,6%

20-74

33,7%

35,7%

34,9%

37,7%

39,6%

Text 6:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 34 đến câu 40:

Một sinh viên muốn nghiên cứu tính axit và tính bazơ của các thành phần và hóa chất gia dụng khác nhau bằng cách sử dụng chất chỉ thị pH tự chế của riêng bạn ấy. Chất chỉ thị pH là chất làm thay đổi màu sắc để biểu thị tính axit hoặc tính bazơ của dung dịch hóa học. Axit có thể được định nghĩa là chất nhường ion hydro hoặc H+, trong khi bazơ là chất nhận ion H+. Độ mạnh của các axit và bazơ này có thể được đo bằng thang đo pH như trong Hình 1.

Thí nghiệm 1:

Sinh viên cho một lá bắp cải tím vào máy xay sinh tố với một lít nước và trộn cho đến khi bắp cải hóa lỏng. Sau đó, bạn lọc hỗn hợp màu tím và đóng chai. Sau đó, sinh viên này đã thêm một giọt chất chỉ thị pH bắp cải tự chế của mình vào nhiều loại hóa chất gia dụng được liệt kê trong Bảng 1. Bạn ấy đã ghi lại độ pH đã biết của những hóa chất này cũng như màu sắc mà chất chỉ thị chuyển sang khi thêm vào những hóa chất này.

Hóa chất gia dụng

Độ pH đã biết

Màu chỉ thị

Nước rửa bồn cầu

1.0

Đỏ

Nước ngọt có gas

2.5

Hồng nhạt

Nước chanh

3.0

Hồng

Giấm

4.5

Hồng đậm

Nước

7.0

Tím

Bột nở

8.0

Xanh lam

Muối nở

10.0

Xanh lam

Bột giặt

12.0

Xanh lục

Nước thông cống

14.0

Vàng

Thí nghiệm 2:

Bạn sinh viên muốn xem baking soda sẽ phản ứng như thế nào khi có các hóa chất gia dụng khác. Bạn ấy đã kết hợp muối nở trong nước riêng biệt với từng hóa chất khác được sử dụng trong Thí nghiệm 1. Một số cách kết hợp sẽ tạo ra bọt khí trong khi một số cách kết hợp khác thì không. 

Text 7:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 41 đến câu 46:

Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra bằng cách đốt cháy vật liệu có chứa carbon, chẳng hạn như than đá hoặc khí tự nhiên. Carbon monoxide là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết do tai nạn do ngộ độc ở Mỹ. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh ước tính rằng ngộ độc khí carbon monoxide đã cướp đi sinh mạng của gần 500 người và khiến hơn 15.000 lượt nhập viện cấp cứu hàng năm. Các thiết bị gia dụng thông thường tạo ra carbon monoxide. Khi không được thông gió đúng cách, khí carbon monoxide thải ra từ các thiết bị này có thể tích tụ. Cách duy nhất để phát hiện carbon monoxide là thông qua thử nghiệm, sử dụng thiết bị cảm biến chuyên dụng. Bếp ga đã được biết là thải ra lượng khí carbon monoxide cao. Mức carbon monoxide trung bình trong những ngôi nhà không có bếp gas thay đổi từ 0,5 đến 5,0 phần triệu (ppm). Các mức gần bếp gas được điều chỉnh phù hợp thường là 5,0 đến 15,0 ppm và những mức gần bếp được điều chỉnh kém có thể là 30,0 ppm hoặc cao hơn. Mức CO từ 0,5 đến 15,0 ppm được coi là an toàn. Bảng 1 cho thấy mức độ khí carbon monoxide tính bằng ppm cho từng ngôi nhà trong số năm ngôi nhà, có và không có bếp gas.

Nhà

Nồng độ CO (ppm)

5

< 1,0

4

1,0 đến 5,0

3

5,0 đến 15,0

2

15,0 đến 25,0

1

> 25,0

Text 8:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 47 đến câu 53:

Mô-men là xu hướng của một lực làm quay một vật quanh một trục. Lượng mô-men xoắn tác dụng lên một vật phụ thuộc vào cả lực tác dụng (F) và chiều dài của cánh tay đòn (r), là khoảng cách giữa lực tác dụng và điểm xoay.

Giả sử lực vuông góc với cánh tay đòn, phương trình mô-men xoắn như sau: τ = F.r

Trọng lượng là một lực thường tạo ra một mô-men xoắn. Trọng lượng của một vật thể được xác định bởi khối lượng của nó (m) và bởi gia tốc do trọng trường (g), trên Trái đất bằng 9,8m/s2. Vì trọng lượng là một loại lực nên nó được đo bằng Newton (N).

Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm khảo sát momen lực và trọng lượng.

Thí nghiệm 1:

Thiết kế một hệ thống đòn bẩy như sơ đồ 1 dưới đây. Quả nặng 30N được treo ở phía bên trái, ở mốc 0,35m. Sau đó, học sinh treo một quả nặng M vào phía còn lại và xác định vị trí của quả nặng đó sao cho thước đo thăng bằng. Kết quả của các lần thực hiện được ghi lại trong bảng 1.

Thí nghiệm 2:

Học sinh dùng 4 khối A, B, C, D. Đầu tiên, treo khối A ở vạch O của thước đo trên đòn bẩy và vật B ở vị trí 1m. Sau đó di chuyển thước đó sao cho đến vị trí hệ cân bằng. Hệ thống được biểu diễn trong Sơ đồ 2. Kết quả vị trí cân bằng của đòn bẩy qua các lần thí nghiệm được ghi lại trong bảng 2:

 

Text 9:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 54 đến câu 60:

Học sinh nghiên cứu các lực bằng cách sử dụng 2 mặt cân phẳng giống hệt nhau, Thang đo A và Thang đo B, một trong số đó được thể hiện trong Hình 1.

Trọng lượng của mặt cân của cân là không đáng kể. Khi một lực (chẳng hạn như lực do trọng lượng tạo ra) tác dụng lên bề mặt của mặt cân, kim sẽ quay theo chiều kim đồng hồ ra khỏi điểm 0 trên mặt số. Lượng quay tỷ lệ thuận với cường độ của lực.

Nghiên cứu 1:

Trước mỗi lần thử nghiệm 1-3, học sinh điều chỉnh kim chỉ thị của cả hai cân A và B về 0. Trong thử nghiệm này, cân A được xếp chồng lên trên cân B (xem Hình 2). Trong Thử nghiệm 1, không có vật nặng nào được đặt trên mặt cân của cân A; trong Thử nghiệm 2, quả cân 5(N) được đặt trên bệ của cân A; và trong Thử nghiệm 3, một vật nặng 10N được đặt trên mặt cân của cân A. Các chỉ số quay số cho 3 thử nghiệm cũng được hiển thị trong Hình 2.

Nghiên cứu 2:

Học sinh đặt bút chì lên bục của mỗi cân và đặt trên đầu bút chì một tấm bảng cách 2 thang đo khoảng cách 0,40 m. Trước mỗi lần thử nghiệm 4-6, học sinh điều chỉnh kim chỉ thị của cân A và B thành 0 (xem Hình 3).

Trong mỗi lần thử nghiệm trong số 3 thử nghiệm này, một quả nặng 10,0N được đặt lên bảng ở các khoảng cách khác nhau so với bút chì trên cân B (xem Hình 4). Trong Thử nghiệm 4, quả nặng cách bút chì 0,10 m; trong Thử nghiệm 5, quả nặng cách bút chì 0,20 m; và trong Thử nghiệm 6, quả nặng cách bút chì 0,30 m. Các chỉ số quay số cho 3 thử nghiệm cũng được hiển thị trong Hình 4.

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Text 1

Tấm bản đồ dẫn đường là gì?

Xem đáp án

Câu 4:

Text 1

Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình là gì?

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 6:

Text 1

Hãy xác định tương quan cách nhìn nhận về cuộc đời của “ông” và của “mẹ ông”:

Xem đáp án

Câu 7:

Text 1

Câu chuyện của “ông” và “mẹ ông” được nêu trong đoạn trích nhằm thể hiện:

Xem đáp án

Câu 10:

Text 1

Nội dung chính của đoạn [5] là gì?

Xem đáp án

Câu 11:

Text 2

Nội dung chính của bài đọc trên là gì?

Xem đáp án

Câu 15:

Text 2

Từ nội dung của đoạn 4, việc bổ sung đầy đủ DHA có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh?

(Chọn các đáp án đúng)

Xem đáp án

Câu 17:

Text 2

Tại sao cha mẹ nên cho trẻ uống DHA và vitamin D3 ngay từ những ngày đầu sau sinh, đặc biệt với bé sinh non?

Chọn ba đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 20:

Text 2

VitaDHA Baby Drops có những lợi ích gì cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Chọn 2 đáp án đúng:

Xem đáp án

Câu 22:

Text 3

Dựa trên dữ liệu trong hình 1 và hình 2, nhận định nào sau đây phù hợp nhất về  nồng độ trung bình trong huyết tương và điểm số triệu chứng trung bình theo thời gian sau khi dùng thuốc?

Xem đáp án

Câu 25:

Text 3

Điểm triệu chứng của một đối tượng thử nghiệm lâm sàng được dùng viên nang dạng giải phóng kéo dài của thuốc theo toa không thay đổi trong 8 giờ. Dựa vào bảng 2, khoảng thời gian đó rất có thể bắt đầu sau bao lâu sử dụng thuốc?

 

Xem đáp án

Câu 26:

Text 3

Giả sử thành phần A có tác dụng phụ là làm người sử dụng có cảm giác buồn nôn và chỉ có tác dụng khi đạt nồng độ trong huyết tương trung bình trên 25 ng/ml. Một người sử dụng thuốc có chứa viên nén nêu trên, nhận định nào sau đây chính xác?

Xem đáp án

Câu 28:

Text 4

Nhận xét nào đúng về kích thước quần thể sau 2 năm bị khai thác?

Xem đáp án

Câu 29:

Text 4

Nếu việc săn bắt dừng lại, thành phần nhóm tuổi của quần thể sẽ như thế nào? Biết khi dừng khai thác thì mật độ quần thể tăng lên?

Xem đáp án

Câu 33:

Text 5

Theo bảng 1, trong giai đoạn nghiên cứu, nhóm tuổi có biến động về tỉ lệ béo phì thấp nhất qua các năm là?

Xem đáp án

Câu 34:

Text 6

Dung dịch nào có tính bazo nhất? 

Xem đáp án

Câu 35:

Text 6

Dãy dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit là

Xem đáp án

Câu 36:

Text 6

Bạn sinh viên sẽ cố gắng tô màu trong hình 1 bằng màu thích hợp mà chất chỉ thị sẽ chuyển sang các độ pH khác nhau. Từ trái sang phải của hình 1, thứ tự màu sắc được thể hiện đúng là

Xem đáp án

Câu 43:

Text 7

Theo đoạn văn, mức độ carbon monoxide nào sau đây sẽ được coi là có hại nhất?

Xem đáp án

Câu 45:

Text 7

Giả sử một ngôi nhà thứ 6 được kiểm tra carbon monoxide và kết quả cho thấy mức carbon monoxide là 10,0 ppm. Theo đoạn văn, kết luận nào sau đây có thể đạt được? 

Xem đáp án

Câu 46:

Text 7

Các nguồn sinh ra khí CO là 

Xem đáp án

Câu 48:

Text 8

Câu nào sau đây so sánh Thí nghiệm 1 với Thí nghiệm 2 là SAI?

Xem đáp án

Câu 52:

Text 8

Đơn vị nào sau đây viết đúng đơn vị của momen lực trong những thí nghiệm này?

Xem đáp án

Câu 53:

Text 8

Giả sử rằng học sinh từ Thí nghiệm 1 tác dụng một lực nhỏ hướng lên trên thước đo ở phía bên trái của đòn bẩy. Điều này có ảnh hưởng gì, nếu có, đối với vị trí cân bằng của các quả nặng trong thí nghiệm này?

Xem đáp án

Câu 56:

Text 9

Giả sử rằng mỗi khi đặt một quả nặng lên mặt cân thì một lò xo bên trong cân bị nén lại. Cũng giả sử rằng trọng lượng thêm vào càng lớn thì lượng nén càng lớn. Lượng thế năng dự trữ trong lò xo của cân A lớn hơn trong Thử nghiệm 1 hay trong Thử nghiệm 3?

Xem đáp án

Câu 59:

Text 9

Phát biểu nào sau đây rất có thể mô tả lý do quan trọng cho việc phải điều chỉnh số chỉ của kim về số 0 sau Nghiên cứu 1, trước mỗi Thử nghiệm 4-6?

Xem đáp án

Câu 61:

Xét tính chẵn lẻ của 3 hàm số sau đây:

\[f(x) = \frac{{|x - 1| - |x + 1|}}{{ - x}}\]

\[g(x) = {x^2}(|x + 1| - |x - 1|)\]

\[h(x) = {x^3} - x + 1\]

Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Câu 62:

Tập hợp các giá trị của tham số m để hàm số \(y = 2{x^2} + 2mx - 2m + 1\) đồng biến trên khoảng (3;+∞) là

Xem đáp án

Câu 63:

Có bao nhiêu giá trị nguyên âm của tham số m để hàm số \({f_{(x)}} = \sqrt {(m + 4){x^2} - (m - 4)x - 2m + 1} \) xác định \(\forall x \in R\)?

Xem đáp án

Câu 64:

Cho \(f(x) = m{x^2} - 2mx + 4\). Tập hợp tất cả các giá trị của tham số \(m\) để \(f(x) > 0,\forall x \in \mathbb{R}\) là

Xem đáp án

Câu 65:

Số nghiệm nguyên của bất phương trình \(\frac{{{x^2} - 4x + 3}}{{{x^2} - 16}} \le 0\) là

Xem đáp án

Câu 66:

Tìm m để phương trình \(\sqrt {{x^2} - 2{\rm{x}} + m}  = 2x + 1\) có nghiệm?

Xem đáp án

Câu 70:

Số điểm biểu diễn nghiệm của phương trình \({\sin ^2}x - 2\cos x.\sin x + 1 = 0\) trên đường tròn lượng giác là

Xem đáp án

Câu 73:

Cho cấp số cộng un = 5n − 1. Tính A = u26 + u27 + ... + u100

Xem đáp án

Câu 77:

Tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} + 2} }}{x}\)

Xem đáp án

Câu 78:

Cho hàm số y = |x − 1|. Chọn phát biểu đúng?

Xem đáp án

Câu 79:

Biết hàm số \(f(x) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d(a > 0)\) có đạo hàm là \(f'(x) > 0\) với \(\forall x \in \mathbb{R}\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Câu 88:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là một hình vuông cạnh \(a\), mặt bên (SAD) là một tam giác đều và \((SAD) \bot (ABCD)\). Tính chiều cao của hình chóp.

Xem đáp án

Câu 89:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh \(a,SA \bot (ABC)\), góc giữa SC và mặt phẳng \((ABC)\) bằng 30°. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và AC.

Xem đáp án

4.6

27 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%