Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 6)

112 người thi tuần này 4.6 331 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 24:

 Cho hàm số , có đồ thị (C). Hỏi từ điểm có thể kẻ được tất cả bao nhiêu tiếp tuyến của đồ thị (C)?

Xem đáp án

Câu 26:

Nếu Nếu (2 - căn bậc hai 4)^ (a - 1) < 2 + căn bậc hai 3 (ảnh 1) thì

Xem đáp án

Câu 34:

 Cho số phức z thỏa mãn . Tính môđun của z.

Xem đáp án

Đoạn văn 1

BÀI ĐỌC 1

ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI TRẢ ƠN CHO ĐẠI DƯƠNG

[1] Hàng thập kỉ qua, bằng cách hấp thụ một phần tư lượng khí CO2 ô nhiễm và hơn 90% nhiệt lượng dư thừa từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, các đại dương đã giữ cho nhiệt độ bề mặt đất liền của Trái đất ở mức có thể sống được.

[2] Song, để đáp lại “tấm thịnh tình” ấy, con người lại đổ hàng núi rác thải nhựa xuống biển và đầu độc bờ biển bằng các hóa chất độc hại và những dòng nước công nghiệp.

“Ít nhất một phần ba trữ lượng cá tự nhiên đã bị đánh bắt quá mức, và chỉ còn dưới 10% đại dương là được bảo vệ”, Kathryn Matthews – Giám đốc khoa học tại tổ chức phi chính phủ Oceana chia sẻ với AFP.

“Các tàu đánh cá bất hợp pháp cũng hoạt động mà không bị trừng phạt ở nhiều vùng ven bờ và biển khơi”.

Đồng thời, nước biển cũng bị CO2 làm axit hóa và những đợt nắng nóng kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn cũng đang giết chết các rạn san hô – nơi hỗ trợ sự sống cho 1/4 sinh vật biển và cung cấp sinh kế cho 1/4 tỉ người.

“Chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu về mức độ tàn phá của biến đổi khí hậu lên đại dương mà thôi”, Charlotte de Fontaubert, người đứng đầu toàn cầu chương trình nền kinh tế xanh của Ngân hàng Thế giới, cho biết.

Tương lai đáng sợ

[3] Được đồng tổ chức bởi Bồ Đào Nha và Kenya, Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc kéo dài năm ngày đã quy tụ hàng nghìn quan chức chính phủ, doanh nghiệp, nhà khoa học và tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm giải pháp.

Với xu hướng hiện tại, tình trạng ô nhiễm có thể khiến cho lượng nhựa ở biển nhiều ngang với cá vào giữa thế kỉ này. Thông tin ấy đã được đề cập trong chương trình nghị sự của hội nghị, cùng với các đề xuất giải pháp từ ​​tái chế đến cấm hoàn toàn túi nhựa.

[4] Câu hỏi làm thế nào để nghề đánh bắt cá tự nhiên, từ những con tàu chế biến cá của vùng Đông Á cho đến những chiếc thuyền đánh cá dọc theo bờ biển nhiệt đới, trở nên bền vững hơn cũng là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Lisbon.

Và khẩu hiệu mới được đặt ra ở đây là “thực phẩm xanh” – nguồn dinh dưỡng từ biển đảm bảo được tính bền vững và công bằng.

Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển bùng nổ cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ bởi nó tiềm ẩn rất nhiều vấn đề từ việc phá hủy các khu rừng ngập mặn quý giá đến việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan.

[5] Thúc đẩy chương trình nghị sự

Dù hội thảo ở Lisbon không phải là một phiên đàm phán chính thức, những người tham gia vẫn không ngần ngại thúc đẩy để có một chương trình nghị sự mạnh mẽ về đại dương tại hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng vào cuối năm nay: cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc COP27 vào tháng 11, và cuộc đàm phán về đa dạng sinh học COP15 đã bị trì hoãn từ lâu.

Các đại dương vốn đã là trọng tâm của một dự thảo hiệp ước về đa dạng sinh học với nhiệm vụ ngăn chặn “sự tuyệt chủng hàng loạt” mà nhiều nhà khoa học lo ngại sẽ xảy ra kể từ khi thiên thạch quét sạch loài khủng long trên cạn hơn 65 triệu năm trước.

Một liên minh gồm gần 100 quốc gia cũng ủng hộ một điều khoản nền tảng, trong đó sẽ chỉ định 30% đất liền và đại dương làm các khu vực được bảo vệ.

[6] Tuy nhiên, với vấn đề biến đổi khí hậu, vẫn chưa có nhiều đề xuất như vậy.

Bất chấp tác động nghiêm trọng của hiện tượng nóng lên toàn cầu và vai trò thiết yếu của các đại dương trong việc hấp thụ CO2, bảy vùng biển hầu như chưa được đề cập đến trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc, mãi cho đến gần đây.

Song, các nhà khoa học đã khẳng định rất rõ rằng đại dương và vấn đề biến đổi khí hậu cần phải đi cùng nhau: các đại dương sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng trừ khi nồng độ khí nhà kính được giữ ở mức ổn định, và cuộc chiến chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng sẽ thất bại nếu các đại dương mất khả năng hút CO2 và hấp thụ nhiệt.

(Tạp chí Tia sáng, Mỹ Hạnh dịch)

Câu 41:

PHẦN TƯ DUY ĐỌC HIỂU

Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Xem đáp án

Câu 45:

Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong bài viết có tác dụng gì?

Xem đáp án

Câu 46:

 Qua bài viết, tác giả KHÔNG thể hiện thái độ nào? 

(Chọn 2 đáp án đúng)

Xem đáp án

Câu 49:

Con người đã hành động như thế nào để đối phó với “tương lai đáng sợ” do chính mình gây ra? 

(Chọn 2 đáp án đúng)

Xem đáp án

Đoạn văn 2

BÀI ĐỌC 2

ĐÔI NÉT VỀ BỨC TRANH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2022

[1] Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời; nếu như một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lí nâng cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, né tránh, bớt vô cảm với những khó khăn của doanh nghiệp và người dân.

[2] Trong năm có 208,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng có tới 143,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có gần 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

[3] Nếu như đầu tư công - động lực tăng trưởng của nền kinh tế được giải ngân nhanh hơn. Đối với kinh tế nước ta, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%.

[4] Đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, bù đắp cho suy giảm xuất khẩu.

[5] Xuất khẩu hàng hóa là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm qua và những năm tới. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.

[6] Kim ngạch của 8 nhóm hàng chiếm 70,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn nền kinh tế; kim ngạch của 2 nhóm hàng thuộc khu vực FDI là điện thoại và linh kiện và điện tử máy tính và linh kiện chiếm tới 30,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này phản ánh thương mại quốc tế của nước ta dễ bị tổn thương.

[7] Đặc biệt, tỉ giá thương mại hàng hóa năm 2022 giảm 1,36%, phản ánh nền kinh tế cần nhiều hơn giá trị hàng xuất khẩu để đổi được một lượng hàng nhập khẩu so với năm 2021. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu.

(Theo Tăng trưởng lập kỳ tích và “nét khác biệt đáng tự hào” của kinh tế Việt Nam,

TS Nguyễn Bích Lâm, Báo Điện tử Chính phủ, đăng ngày 29/12/2022, https://baochinhphu.vn/)

Câu 52:

Mục đích chính của ba đoạn cuối bài viết là gì?

Xem đáp án

Câu 53:

Theo đoạn [4], việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế? (Chọn 2 đáp án đúng)

Xem đáp án

Câu 56:

Mục đích chính của văn bản là gì?

Xem đáp án

Câu 59:

Thông tin nào KHÔNG được đề cập đến trong đoạn [1] và [2]?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Bóng đèn sợi đốt còn được gọi là bóng đèn dây tóc hay bóng đèn tròn, là thiết bị chiếu sáng được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay, có cấu tạo được mô tả như hình vẽ.

 - Sợi đốt thường làm bằng wolfram chịu được nhiệt độ cao, là bộ phận quan trọng của đèn để phát sáng.

- Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, có chức năng bảo vệ sợi đốt.

- Đuôi đèn được làm bằng sắt tráng kẽm hoặc đồng, có hai điện cực để cung cấp điện cho đèn. Có hai loại đuôi: đuôi xoáy và đuôi cài. Đèn được nối với dây dẫn điện thông qua đuôi đèn.

Khi được cấp điện, dòng điện qua đuôi đèn, đến sợi đốt làm sợi đốt nóng lên, đến nhiệt độ cao thì phát sáng.

Câu 62:

Cấu tạo của đèn sợi đốt không có bộ phận nào dưới đây ?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Trong những năm gần đây, công nghệ đệm từ trường ("maglev") đã được nghiên cứu để cung cấp thêm một phương án vận chuyển nhanh. Sử dụng lực đẩy của từ trường, tàu đệm từ có thể di chuyển với tốc độ lên đến 300 mph (dặm một giờ). Loại công nghệ “tàu đệm từ” đang được nghiên cứu hiện nay là EDS (Electrodynamic suspension).

Trong EDS, các thanh nam châm được đặt ở dưới đáy của tàu đệm từ và trong đường ray bên dưới tàu. Dòng điện có thể tạo ra từ trường cảm ứng trong các thanh nam châm siêu dẫn của đường ray, kết quả là xuất hiện lực đẩy liên tục giữa các thanh nam châm khiến tàu được nâng lên, duy trì một khoảng cách phía trên đường ray được gọi là “khe không khí” và di chuyển về phía trước. Về mặt lý thuyết, tàu đệm từ trong EDS phải di chuyển cao hơn ít nhất 4 inch so với đường ray, do đó hầu như không có năng lượng bị mất do ma sát. Nếu hệ thống mất năng lượng, nó sẽ ở dạng năng lượng nhiệt.

Các nhà khoa học đã thực hiện 4 nghiên cứu với tàu đệm từ trên đường ray được định hướng từ Đông sang Tây dưới các điều kiện được kiểm soát. Dòng điện I (đo bằng ampe – A) trong đường ray cần thiết để tạo ra vận tốc của tàu trong mỗi thử nghiệm được đo và ghi lại trong các bảng 1, 2, 3 và 4.

Nghiên cứu 1

Năm thử nghiệm được thực hiện với một đoàn tàu đệm từ có các thanh nam châm có chiều dài cố định được di chuyển dọc theo đường ray thử nghiệm từ Đông sang Tây với các vận tốc v khác nhau. Các thông số được ghi lại ở Bảng 1.

Bảng 1

Thử nghiệm

v (m/s)

I (A)

1

40

50

2

80

100

3

120

150

4

160

200

5

200

250

Nghiên cứu 2

Năm thử nghiệm với các tàu đệm từ có thanh nam châm có chiều dài (L) khác nhau nhưng đều chạy với tốc độ không đổi là 40 m/s. Dòng điện I tương ứng các độ dài khác nhau của các thanh đã được ghi lại như trong Bảng 2.

Bảng 2

Thử nghiệm

L (m)

I (A)

6

0,6

50

7

0,8

67

8

1,0

84

9

1,2

100

10

1,4

116

Nghiên cứu 3

Từ trường B, được đo bằng tesla (T), thay đổi trong đường ray đệm từ. Dòng điện chạy qua đường ray đệm từ sau đó được đo trong năm lần thử nghiệm mới. Trong suốt các cuộc thử nghiệm này, độ dài của các thanh nam châm và vận tốc của tàu đệm từ không thay đổi.

Bảng 3

Thử nghiệm

B (T)

I (A)

11

5,90.10−4

300

12

7,87.10−4

400

13

9,84.10−4

500

14

1,05.10−3

600

15

1,2.10−3

700

Nghiên cứu 4

Đoàn tàu đệm từ với các thanh nam châm có chiều dài cố định được di chuyển dọc theo đường ray thử nghiệm từ Tây sang Đông với các vận tốc khác nhau trong từ trường không đổi. Các thông số được ghi lại ở Bảng 4.

Bảng 4

Thử nghiệm

v (m/s)

I (A)

16

40

-50

17

80

-100

18

120

-150

19

160

-200

20

200

-250

Câu 65:

Trong công nghệ “tàu đệm từ” EDS, các nam châm trên tàu được đặt ở

Xem đáp án

Câu 67:

Trong các nghiên cứu: từ Nghiên cứu 1 đến Nghiên cứu 3 đã thực hiện, yếu tố nào sau đây được giữ không đổi?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên gồm nhiều loại hydrocarbon và một số thành phần khác, thường có màu từ nâu đến đen tùy thuộc vào thành phần của nó. Dầu mỏ không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. Mỏ dầu thường có 3 lớp: trên cùng là lớp khí, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, thành phần chính của khí mỏ dầu là methane (chiếm khoảng 75%); ở giữa là lớp dầu lỏng có hòa tan khí, là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocarbon và những lượng nhỏ các chất khác; dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn.

Muốn khai thác dầu mỏ, người ta khoan những lỗ khoan xuống đến lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Ban đầu, dầu sẽ tự phun lên, sau đó, người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.

Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường để tách thành các phân đoạn dầu ứng với các đoạn nhiệt độ sôi khác nhau. (Chưng cất là một phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp lỏng bằng cách nâng nhiệt độ để chuyển các chất thành hơi, dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp sẽ thu được hơi của các chất ở các khoảng nhỏ các chất khác. Với các hydrocarbon, thông thường khối lượng phân tử tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng).

Các phân đoạn dầu thu được khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường gồm: phân đoạn khí và xăng gồm các hydrocarbon có từ 1 – 10 C trong phân tử; phân đoạn dầu hoả gồm các hydrocarbon có từ 10 - 16 C trong phân tử; phân đoạn diesel gồm các hydrocarbon có từ 16 - 21 C trong phân tử; phân đoạn dầu nhờn gồm các hydrocarbon có từ 21 - 30 C trong phân tử; cặn mazut gồm các hydrocarbon có từ 31 C trở lên trong phân tử. Sản phẩm thu được đó sẽ đưa đi sử dụng hoặc chế biến tiếp.

Câu 75:

Những nhận định nào sau đây không đúng khi nói về thành phần trong các lớp thường gặp của dầu mỏ?

Xem đáp án

Câu 77:

Khi xảy ra sự cố tràn dầu trên sông hay trên biển thì thường gây ra ảnh hưởng trên một diện tích rộng do dầu lan ra. Tính chất nào của dầu dẫn đến vấn đề đó?

Xem đáp án

Đoạn văn 6

Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite () vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ngăn ngừa sự đổi màu. Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại trái cây có màu sắc rực rỡ, chẳng hạn như mơ và nho khô, … Việc sử dụng sulfite đang gây tranh cãi vì các nghiên cứu cho thấy rằng sulfite có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho một số người với các triệu chứng như co thắt dạ dày, nổi mẩn đỏ, thậm chí gây khó thở, lên cơn hen suyễn. Học sinh đã thực hiện 2 thí nghiệm sau để đo nồng độ sulfite.

Thí nghiệm 1

Chuẩn bị 4 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một lượng  khác nhau. Một chất tạo màu được thêm vào mỗi dung dịch trên để tạo thành một hợp chất màu đỏ có khả năng hấp thụ mạnh ánh sáng ở bước sóng cụ thể. Sau đó, mỗi dung dịch được pha loãng đến 100 ml. Dung dịch A được chuẩn bị tương tự như 4 dung dịch thử nghiệm nhưng không chứa . Máy quang phổ UV-vis (một thiết bị đo khả năng hấp thụ ánh sáng của mẫu chất) được sử dụng để đo độ hấp thụ của từng dung dịch. Độ hấp thụ hiệu chỉnh được tính bằng cách lấy độ hấp thụ đo được trừ đi độ hấp thụ của dung dịch A (xem Bảng 1 và Hình 1).

Bảng 1

Nồng độ của  (ppm)

Độ hấp thụ đo được

Độ hấp thụ hiệu chỉnh

0,0

0,130

0,000

1,0

0,283

0,153

2,0

0,432

0,302

4,0

0,730

0,600

8,0

1,350

1,220

Hình 1

Thí nghiệm 2

Một mẫu trái cây nặng 100 g được xay nhỏ trong máy xay sinh tố cùng với 50 mL Tiến hành lọc toàn bộ hỗn hợp để thu được dịch lọc. Thêm chất tạo màu vào dịch lọc và pha loãng dung dịch đến 100 mL. Quy trình này được lặp lại đối với một số loại trái cây và xác định độ hấp thụ của từng mẫu. Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2

Loại trái cây

Độ hấp thụ hiệu chỉnh

Nồng độ của  (ppm)

Việt quất khô

0,668

4,4

Mận khô

0,562

3,7

Chuối sấy

0,031

0,2

Nho khô

0,941

6,2

Mơ khô

0,774

5,1

Câu 86:

Nếu một số thành phần hòa tan trong nước được tìm thấy trong tất cả các loại trái cây được thử nghiệm trong Thí nghiệm 2 hấp thụ ánh sáng có cùng bước sóng với hợp chất được hình thành bởi  và chất tạo màu. So với nồng độ  thực tế, nồng độ  đo được sẽ

Xem đáp án

Đoạn văn 7

Chọn lọc tự nhiên có thể làm thay đổi sự phân bố tần số của các đặc điểm di truyền theo ba cách, tùy thuộc vào kiểu hình nào trong quần thể được chọn lọc. Ba mô hình chọn lọc này được gọi là chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa và chọn lọc ổn định.

Câu 89:

Ví dụ nào sau đây thuộc kiểu chọn lọc ổn định?

Xem đáp án

Câu 91:

Các kiểu chọn lọc kể trên được xác định dựa vào ưu thế của

Xem đáp án

Đoạn văn 8

Máu gồm hai thành phần chính là các tế bào máu và huyết tương. Sự có mặt của những thành phần kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương sẽ quyết định sự khác nhau hay giống nhau giữa các cá thể, và sẽ quy định các loại nhóm máu tương ứng: A, B, O, AB.

Hình 1. Loại kháng nguyên kháng thể trong từng nhóm máu

Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu, không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần thực hiện thêm phản ứng trộn chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu chỉ được truyền cho người nhận khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết.

Nhóm máu O được gọi là nhóm máu “cho phổ thông” trong khi nhóm máu AB được gọi là nhóm máu “nhận phổ thông”.

Câu 93:

Máu gồm hai thành phần chính là

Xem đáp án

Câu 94:

Nhóm máu AB có khả năng “nhận phổ thông” vì

Xem đáp án

Đoạn văn 9

Cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 (SARS-CoV-2) đã bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc.Cho đến nay, các bác sĩ dựa trên triệu chứng sốt cao, ho khan, khó thở, kết quả xét nghiệm Real Time-PCR (RT-PCR) và kháng thể miễn dịch (IgM, IgG) để đánh giá, theo dõi tình trạng của bệnh nhân. RT-PCR là xét nghiệm tìm sự có mặt của RNA virus trong mẫu bệnh phẩm. Thường sau khi có triệu chứng Covid từ 3 – 10 ngày thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể IgM chống lại virus, còn kháng thể IgG thì có nồng độ cao nhất trong giai đoạn phục hồi.

Năm bệnh nhân khác nhau (kí hiệu 1 – 5) nhập viện vì các lí do khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện tình trạng biểu hiện triệu chứng và kết quả xét nghiệm của mỗi người.

Bảng 1. Tình trạng và kết quả xét nghiệm

Bệnh nhân

Số cao, ho khan, khó thở

Kết quả xét nghiệm

RT-PCR

IgG

IgM

1

+

2

+

3

+

4

+

+

+

5

Chú thích: (+): Biểu hiện triệu chứng/kết quả xét nghiệm dương tính

(-): Không biểu hiện triệu chứng/kết quả xét nghiệm âm tính

4.6

66 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%